Xem bài viết riêng lẻ
  #4  
Cũ 02-09-11, 04:14 PM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.797
Thanks: 45.828
Thanked 83.810 Times in 21.712 Posts
Mặc định

Những tṛ chơi tẻ nhạt, những chương tŕnh tivi dở tệ và các mặt hàng giảm giá không dùng được lại có đặc tính tự nó sẽ có lúc đi đến kết thúc. Tuy nhiên không phải tất cả các hoạt động đều tự chấm dứt. Một công việc, một cuộc hôn nhân hoặc một thói quen có thể là măi măi. Khi một thực thể bất định mất đi giá trị của nó, chúng ta có thể bị ch́m vào trạng thái cố chấp vĩnh viễn. Thời gian cứ trôi qua và chúng ta vẫn không thoát ra khỏi chúng. Chúng ta đang trong một tṛ chơi Cờ Tỉ Phú không bao giờ kết thúc.

Ta có thể cố chấp măi với những mối quan hệ không thể cứu văn, với một công việc không thỏa đáng và không có tương lai, với những sở thích không c̣n mang lại vui thú, với những thông lệ thường nhật chỉ đem đến gánh nặng và làm giới hạn cuộc sống của chúng ta. Ta thường tiếp tục duy tŕ một quá tŕnh không mang lại kết quả ǵ với lư do đơn giản là v́ không nghĩ đến việc tái đánh giá những mục tiêu của bản thân. Chúng ta đă sống như thế quá lâu – với con người này, làm công việc này, ở căn nhà này bên cạnh những người láng giềng này, mặc kiểu áo này, theo chế độ ăn kiêng này và thực hành những công việc vệ sinh theo tŕnh tự riêng như thế này – đến nỗi không thể khác được. Sự tồn tại đều đều, tẻ nhạt bị áp đặt trong một t́nh trạng tuyệt đối không thay đổi, giống như h́nh dáng của cái đầu trên cổ chúng ta. Có thể ta không thích, song nó vẫn cứ tồn tại. Nếu ta ngừng tự hỏi bản thân rằng có nên tiếp tục t́nh trạng hiện tại hay không, câu trả lời có thể sẽ rất rơ ràng. Nhiều khả năng việc thực hiện công việc này trong 8 giờ một ngày, 5 ngày một tuần, 50 tuần một năm cho đến khi ta chết. Nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng luôn tự hỏi ḿnh. Ta kêu ca, song lại bất đắc dĩ phải giữ nguyên trạng. V́ vậy ta cố chấp dưới h́nh thức duy tŕ nó. Do khả năng từ bỏ không tự nó nảy sinh nên khả năng thay thế sẽ là “làm cho xong”, cũng giống như một tṛ chơi Cờ Tỉ Phú tẻ nhạt vậy. Thật không may, tṛ chơi chán ngắt này lại là thứ tạo nên cuộc sống của chúng ta.

Sở dĩ ta từ bỏ một t́nh trạng tồi tệ một cách miễn cưỡng có thể v́ cho rằng lựa chọn thay thế thậm chí c̣n tồi tệ hơn. Chúng ta có thể đói nếu rời bỏ công việc hiện tại. Nh́n nhận của ta về sự việc có thể đúng, có thể không đúng. Đối với cả hai trường hợp, việc ta vẫn tiếp tục v́ lư do này không phải là một cái bẫy tư duy. Đó là chọn lựa tốt nhất ta có thể đưa ra dựa vào việc thông hiểu t́nh huống. Tuy nhiên cần phải chú ư rằng ta không dùng lư lẽ này để giải thích cho sức mạnh của quán tính. Đôi lúc chúng ta không thể thay đổi, bất chấp mọi dấu hiệu đang cố thuyết phục ta nên thay đổi. Ta cảm thấy bị buộc phải tiếp tục t́nh trạng cũ như khi bị buộc phải hoàn thành tṛ chơi Cờ Tỉ Phú. Chừng nào c̣n duy tŕ t́nh trạng tiến thoái lưỡng nan, chừng đó ta c̣n hy vọng phá vỡ sự bế tắc. Tuy nhiên, một khi một t́nh huống đă được hợp lư hóa, được xem là chọn lựa tốt nhất, th́ chẳng c̣n ǵ phải bàn nữa.

Trường hợp rơi vào trạng thái vĩnh viễn của h́nh thái cố chấp phủ định rất dễ xảy ra. Trong trạng thái này, ta cố chấp không chịu làm một việc đáng phải làm. Ta không bao giờ chịu mở ḷng ḿnh với một mối quan hệ thân thiết bởi ta đă từng làm thế trước đây và nhận lấy những kết quả thảm hại. Ta không bao giờ ăn quả ôliu v́ hai mươi năm trước ta đă nếm thử và đă phun hết ra ngoài. Ta không bao giờ thảo luận những vấn đề liên quan đến toán học bởi ngày c̣n đi học, ta học toán vô cùng tệ.

Một công việc không được thực hiện có nghĩa là nó sẽ chẳng có kết thúc. Ta không bao giờ chấm dứt được việc tránh ăn quả ô-liu. Thói quen không hoàn thành công việc sẽ dẫn đến khả năng xảy ra t́nh trạng cố chấp vĩnh viễn. Thật ra, thói quen đó đặc biệt có khả năng trở thành cố chấp. Chúng ta tương đối dễ nhận ra thời điểm nên ngừng làm một việc ǵ đó, chẳng hạn như việc chỉ ăn một loại ngũ cốc có mùi vị nhạt nhẽo vào mỗi sáng. Ta chỉ cần xem lại những kinh nghiệm của ḿnh trước đây. Nhưng làm thế nào ta có thể khám phá ra thời điểm để ngưng làm một việc ǵ đó, như việc tránh ăn ô-liu chẳng hạn? Rất có thể ta sẽ thích nếu chịu ăn thử ngay bây giờ. Thế nhưng chừng nào c̣n cố chấp một cách tiêu cực, chừng đó kinh nghiệm sẽ không mách bảo ta làm thế.

Sự cố chấp tiêu cực là một dạng cấu trúc tư duy cơ bản của sự sợ hăi. Do đă từng có kinh nghiệm đau thương khi bị nhét vào trong một đám đông đầy nghẹt người là người, khi phải lái xe trên những con đường dẫn lên núi hay khi đứng phát biểu trước công chúng nên về sau ta sẽ tránh không bao giờ lặp lại nỗi đau đó nữa. Kinh nghiệm ban đầu có thể bị ảnh hưởng bởi một số tác nhân đặc biệt. Với một đám đông khác, những con đường khác, khán giả khác hay thậm chí cũng với những đối tượng đó nhưng lại ở trong một thời điểm khác có thể sẽ không làm ảnh hưởng ǵ đến chúng ta. Nhưng do cố tránh né chúng nên ta không có điều kiện để khám phá ra điều này. Tất nhiên, vấn đề c̣n tệ hại hơn bởi trên thực tế, nỗi sợ hăi của chúng ta có khuynh hướng được bản thân tiên đoán trước. Và đó lại là một chiếc bẫy khác.

Nếu cố tránh né một hoạt động, làm sao ta biết được rằng giá trị của nó đă thay đổi? Chỉ có một đáp án duy nhất là đừng từ bỏ bất kỳ điều ǵ có thể đến vào bất cứ lúc nào. Đây là một ư tưởng hay để ta có thể xem xét những ǵ chúng ta đă loại bỏ ra khỏi cuộc sống của ḿnh với lư do là chúng quá vô vị, quá khổ nhọc hoặc quá khó khăn. Có thể những khẩu vị, động cơ, khả năng, sự may mắn và cả thế giới đă thay đổi mà chúng ta không hề biết. Rất có thể việc nhấm nháp ôliu hoặc mở ḷng ḿnh với một mối quan hệ thân thiết sẽ mang đến cho chúng ta một kết cục tốt đẹp.

Chúng ta xây dựng những kiểu ư nghĩ vô ích theo từng biểu thời gian có thể nhận thức được. Một chiếc bẫy tư duy có thể trói buộc chúng ta chỉ trong một khoảnh nào đó khắc hoặc cũng có thể là suốt cuộc đời. Tác hại của cả hai loại bẫy này là như nhau. Do tính chất ngắn ngủi nên sự lăng phí thời gian và sinh lực mà những chiếc bẫy tạm thời gây ra rất khó nhận biết và điều chỉnh. Chúng đến và đi trước khi ta nhận thức được những hành vi của ḿnh. Kết quả là chúng càng xuất hiện nhiều hơn. Một công dân thành thị của thế kỷ XXI có thể hoàn toàn thoát khỏi cái bẫy tư duy kéo dài hơn vài phút trong một khoảng thời gian nhất định hay không vẫn c̣n là một nghi ngờ. Tác hại tích lũy trong suốt một ngày từ những cái bẫy nhỏ này sẽ gây ra sự suy kiệt khó lường

Khuếch đại

Bẫy khuếch đại là khi chúng ta làm việc chăm chỉ hơn mức cần thiết để đạt được mục đích, như khi lấy một chiếc búa tạ để đập chết một con ruồi. Đây là sai lầm trái ngược với việc bỏ ra quá ít công sức để nhận lại nhiều hơn. Sự thái quá cũng là một sai lầm. Đối với mỗi loại công việc sẽ có một mức công sức tương xứng phải bỏ ra. Nếu bỏ quá ít công sức, ta sẽ không đạt được mục tiêu. Và nếu bỏ ra quá nhiều, ta sẽ lăng phí những nguồn lực của ḿnh.
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to phale For This Useful Post:
hoatigon208410 (02-09-11)