Xem bài viết riêng lẻ
  #4  
Cũ 28-01-14, 11:03 PM
Avatar của Phiêu Dao
Phiêu Dao Phiêu Dao đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Feb 2011
Bài gửi: 541
Thanks: 85
Thanked 1.634 Times in 521 Posts
Mặc định

CHƯƠNG 2: SUY LUẬN ĐÊ TIỆN

1. NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ ĐẶC ĐIỂM CUẢ SUY LUẬN ĐÊ TIỆN

Ở các chương trước, tôi đă đề cập các h́nh thức của đê tiện, có 3 h́nh thức cơ bản: Suy luận đê tiện, ngôn ngữ đê tiện và hành động đê tiện. Trong đó, suy luận đê tiện là tiền đề cho các hoạt động c̣n lại, đóng vai tṛ quan trọng trong việc đưa ra các phương án lựa chọn, các hoạt động của con người trước khi thực hiện một hành vi đê tiện cụ thể nào đó.

Suy luận đê tiện là sự tổng hợp những ǵ xảy ra bên trong con người, căn cứ trên những khát vọng thù thắng, những cảm xúc có thật và được thúc đẩy bởi các sự kiện của không gian của thế giới vật chất bên ngoài

Về bản chất, suy luận đê tiện chưa hẳn là một hành vi. Xét trên góc độ tác động với thế giới bên ngoài, suy luận đê tiện không có ảnh hưởng đáng kể, v́ nó là toàn bộ những ǵ xảy ra bên trong con người, được giới hạn và ngăn cách bởi tấm thân trần tục với môi trường sống xung quanh.Mặc khác, nếu căn cứ trên góc độ sinh học th́ hoạt động có ư thức của bộ năo cũng được xem là một hành vi. Bởi lẽ, các tế bào năo hoạt động, các dây thần kinh đưa máu lên đầu để nuôi sống năo bộ,...giúp chúng ta đưa ra những quyết định, hành động và triển khai ư tưởng. Do đó, suy luận đê tiện được coi là một bán hành vi

Về h́nh thức, suy luận đê tiện luôn là một hành vi không đầy đủ.Bởi, suy luận đê tiện là những ǵ xảy ra bên trong, c̣n các hoạt động tổ chức thực hiện là biểu hiện bên ngoài của sự vật. Các hoạt động này không phải là suy luận đê tiện, mà là hành động đê tiện và nếu không có hành động đê tiện th́ suy luận đê tiện không có ư nghĩa.Thứ hai, nếu suy luận đê tiện chỉ dừng lại ở vấn đề tư duy, mà không triển khai, không đưa vào thực tế bằng một hành động cụ thể, th́ chủ thể thực hiện nó cũng là chủ thể chưa có hành vi đê tiện thực thụ, tức là chưa hoàn tất ở giai đoạn triển khai, lên kế hoạch và tổ chức thực hiện.

2. YÊU CẦU CUẢ MỘT SUY LUẬN ĐÊ TIỆN

2.1 SỰ BIẾN ĐỔI VỀ CHẤT CUẢ CHỦ THỂ ĐÊ TIỆN

Suy luận đê tiện tuân theo quy luật lượng-chất. Một cá thể luôn chịu sự tác động của nhiều nhân tố, với mức độ liều lượng khác nhau. Khi sự tích luỹ về lượng đă đủ, chủ thể thực hiện hành vi đê tiện sẽ có sự biến đổi về chất, sau một khoảng thời gian nhất định.Ví dụ: Sau khi, anh A bị nhiều kẻ đê tiện chơi xỏ, anh A đă biến đổi về chất. Sự chịu đựng đă như ly nước tràn, sự tích luỹ về lượng ngày càng nhiều khiến anh A biến chất và không thể như cũ

Sự biến đổi về chất luôn là một hiện tượng khách quan trong thế giới vật chất, là kết quả của quá tŕnh tác động qua lại, một cách ngẫu nhiên, có tính quy luật

Sự biến đổi về chất là giai đoạn buộc phải có trong tŕnh tự của một suy luận đê tiện.Chủ thể thực hiện hành vi đê tiện không thể nóng vội, duy ư chí và chủ quan, không thể tự ḿnh đưa ra các suy luận đê tiện mà không có sự tích luỹ đầy đủ về lượng. V́ ta không thể thực hiện hành vi đê tiện khi không có đủ các nhân tố và điều kiện thúc đẩy, mà mặt lượng là "điều kiện cần" nhằm để thực hiện một hành vi đê tiện hoàn hảo.

2.2 TÍNH BẢO MẬT PHẢI CAO

Việc thực hiện một suy luận đê tiện đ̣i hỏi phải có độ bảo mật cao, nhằm để tạo điều kiện một cách tốt nhất, thuận lợi nhất cho việc triển khai các ư tưởng vào thực tế bằng một hành vi đê tiện cụ thể. Như đă tŕnh bày, suy luận đê tiện là một khâu quan trọng trong quá tŕnh thực hiện hành vi đê tiện, nó được xem là "bào thai chưa thành h́nh" của mọi hoạt động đê tiện sau này. Mọi chủ thể đều có khả năng tư duy và đề ra những phương hướng, sách lược, thủ đoạn đê tiện nhưng để cho chúng được thành h́nh, được triển khai, được đẻ ra một cách an toàn, buộc phải đảm bảo tính bảo mật tuyệt đối

Ví dụ như: Vào thời Hán Sở tranh hùng, Hán Vũ Đế-Lưu Ban bị Tây Sở Bá Vương -Hạn Vũ đầy đi làm sứ ở vùng đất Thục Trung. Trương Lương đă gởi cho Lưu Ban một mảnh vải, và căn dặn ông:" Khi vào Thục, th́ hăy mở quán Chiêu Anh và hỏi sách lược trị quân. Nếu ai trả lời đúng nội dung trong mảnh vải th́ phong cho người đó làm Tướng Soái". Ít lâu sau, Hàn Tín đầu quân cho Lưu Ban. Lưu Ban hỏi ông về sách lược trị quân. Hàn Tín đă trả lời giống như nội dung trong mảnh vải: " Ngoài sửa đường núi, trong đi Trần Thương". Ngay lập tức, Lưu Ban phong cho ông làm Tướng Soái.

Tính bảo mật quân cơ đại sự được Trương Lương viết kỹ càng vào mảnh vải và chỉ có người trả lời giống th́ mới phong Tướng. Tại sao?

Thứ nhất, sự tuyệt mật được bảo vệ bởi mảnh vải. Giúp tránh được gian trá. V́ nếu câu chuyện trên có nhiều người biết th́ đại nghiệp khó thành công được.

Thứ hai, câu chuyện này chỉ có 2 người biết, đó là: Lưu Ban và Trương Lương. Tuyệt đối, không có người thứ 3 biết. Nhờ vậy, có thể tránh được tai mắt của địch. Nhưng Hàn Tín lại biết. Chứng tỏ người này là người tài giỏi và có ḷng đầu quân, tương trợ. Người này có suy nghĩ cùng với 2 người trên, tức là tri âm, tri kỷ, có thể tin tưởng mà giao phó trọng trách.

Thứ ba, Khi áp dụng kế sách trên, Lưu Ban đă phải hy sinh gần như 1 phần 3 quân số cho việc xây đường núi. Việc này làm cho Hạn Vũ tin rằng: Lưu Ban đang cố thoát ra Ba Thục bằng đường núi.

Do đó, việc bảo vệ tính tối mật cho các hoạt động suy luận đê tiện là vấn đề có tầm quan trọng lớn lao. Việc bảo mật một suy luận đê tiện c̣n bao gồm bởi các hoạt động tạo hiện tượng giả, trong hư có thật và tuỳ nghi biến hoá nhằm để che mắt thiên hạ nói chung và đối tượng bị tác động nói riêng.

2.3 TÍNH QUYẾT ĐOÁN TRONG TƯ DUY, SUY LUẬN

Tốc độ của một suy luận đê tiện là điều kiện tiên quyết cho sự thành công khi thực hiện các hành vi đê tiện nói chung và suy luận đê tiện nói riêng.

Khi suy luận đê tiện th́ chủ thể thực hiện cần phải đạt tốc độ nhanh chóng và kịp thời, nắm bắt mọi cơ hội khi đă có sự tích luỹ đầy đủ về lượng nhằm để tạo bước nhảy vọt hợp lư về chất, mà không duy ư chí, chủ quan và nóng vội. Việc nóng vội trong suy luận đê tiện có thể dẫn đến tư duy sai và hành động sai, gây tổn thất nặng nề cho bản thân khi triển khai thành một hành vi cụ thể nào đó.

3. TR̀NH TỰ CUẢ MỘT SUY LUẬN ĐÊ TIỆN

Suy luận đê tiện là khâu đầu tiên trong quá tŕnh thực hiện một hành vi đê tiện cụ thể, có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Có 3 bước sau đây:

3.1 XÁC ĐỊNH RƠ MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG TÁC ĐỘNG BỞI CÁC HÀNH VI ĐÊ TIỆN

Dựa trên các nguyên tắc định hướng cho hoạt động đê tiện đă nêu ở chương trước và sự tuân thủ nghiêm ngặt của bản thân người thực hiện hành vi đê tiện, th́:

+Chủ thể thực hiện hành vi đê tiện phải xác định rơ đối tượng cần phải bị tác động bởi các hành vi đê tiện của ḿnh

+Đề ra phương hướng, kế hoạch và làm rơ mục tiêu cần hướng tới là xoá bỏ hoặc chống lại đối tượng cần bị tác động

Ư nghĩa:
Việc làm rơ đối tượng nhằm tránh trường hợp áp dụng suy luận đê tiện lên một đối tượng khác mà không phải là đối tượng cần bị tác động bởi các hành vi đê tiện. Việc áp dụng sai lầm đối tượng có thể gây ra những mối ân oán, dây dưa và kéo dài khủng khiếp, khó thể ngăn chặn bằng các biện pháp khẩn cấp tạm thời được.

3.2 T̀M HIỂU, NGHIÊN CỨU VÀ THU THẬP THÔNG TIN VỀ ĐỐI TƯỢNG

T́m hiểu đối tượng là việc tiếp cận có tính mục đích. Sau khi chủ thể thực hiện hành vi đê tiện xác định rơ mục tiêu của kẻ cần bị tác động, cần bị xử lư là ai, chủ thể cần phải ra sức t́m hiểu về nhân thân, gia đ́nh, nghề nghiệp, chức vụ, địa vị xă hội,... của đối tượng cần bị tác động và xử lư. Việc này có ư nghĩa rất lớn trong việc lựa chọn giữa quyết định có hoặc không thực hiện một hành vi đê tiện nào đó, nó giúp ta trả lời câu hỏi: "Có nên thực hiện hành vi đê tiện này hay không?". Một điều hiển nhiên là ta không thể đê tiện với cấp trên hay bố vợ của ta được. Tuy nhiên, trong cuộc sống, đôi khi, chúng ta không biết mặt mũi của sếp ta là ai? hoặc giả, người từng bị ta chơi xỏ lại là bố vợ tương lai của ta chẳng hạn.

Thu thập thông tin về đối tượng là việc t́m hiểu lịch tŕnh sinh hoạt, lối sống, cá tính và cách hành xử của đối tượng cần bị tác động bởi các hành vi đê tiện của ta. Việc thu thập thông tin của đối tượng mang tầm quan trọng tối hậu trong việc xác định biện pháp đê tiện cụ thể tương xứng với đối tượng, giúp làm rơ các điểm mạnh, điểm yếu của đối tượng. Nếu đối tượng là người có tính cách hung hăn th́ ta nên sử dụng mưu mẹo, tránh dùng sức lực để đối phó. Nếu đối tượng là người khôn khéo th́ ta phải biết lợi dụng những điểm yếu để chiến thắng, nếu đối tượng là kẻ sợ chết và nhát gan th́ ta phải dùng biện pháp hù doạ...

Nghiên cứu đối tượng là việc xử lư tất cả thông tin thu thập được, giúp đề ra các kế hoạch, sách lược, thủ đoạn, phương thức, trợ giúp một cách nhanh chóng cho các hành vi đê tiện, giúp triển khai tư tưởng và đưa tư tưởng vào thực tiễn một cách hiệu quả nhất

3.3 TÍNH TOÁN, LÊN KẾ HOẠCH DỰ KHUYẾT

Sau khi t́m hiểu, nghiên cứu và thu thập thông tin về đối tượng. Chủ thể thực hiện hành vi đê tiện tiến hành phân tích, đánh giá khách quan, rồi triển khai các tư tưởng đê tiện thành nhiều phương án khác nhau. Trong đó, chủ thể buộc phải chọn ra một phương án chính thức.

Phương án chính là phương án sẽ dùng để thực hiện một hành vi đê tiện cụ thể. Tất cả phương án c̣n lại là phương án phụ

Trong số các phương án phụ, chủ thể thực hiện hành vi đê tiện, dựa trên cơ sở thực tế khách quan mà dự pḥng thêm các phương án dự khuyết

Các phương án dự khuyết không được đi sai mục tiêu so với phương án chính. Các phương án dự khuyết sẽ được sử dụng trong trường hợp phương án chính thất bại.Tuy nhiên, các phương án dự khuyết luôn mang tính hồi hoàn, tức là trở lại trạng thái ban đầu, lúc chưa thực hiện nhằm để bảo vệ cho cá nhân hoặc tổ chức thực hiện hành vi đê tiện.

Phương án dự khuyết gồm nhiều cấp được đánh số:
+Phương Án 01A. Tức là phương án phụ A thay thế cho phương án chính 01
+Phương Án 01B. Tức là phương án phụ B thay thế cho phương án dự khuyết 01A
+Phương Án 01C. Tức là phương án phụ C thay thế cho phương án dự khuyết 01B
....................
Ở đây, phương án dự khuyết 01C có tính hồi hoàn cao hơn phương án 01A. Bởi lẽ, càng nhiều phương án dự khuyết về sau để thay thế cho phương án dự khuyết lúc đầu th́ mục tiêu của kế hoạch không c̣n như trước nữa, ư tưởng và niềm mong muốn của chủ thể không c̣n khả năng hoàn thành, mức độ toại nguyện ngày càng giảm dần và tỷ lệ nghịch với số lượng phương án dự khuyết đă áp dụng. Bên cạnh đó, khi chủ thể thay đổi nhiều phương án dự khuyết th́ đối tượng ngày càng đề pḥng và có biện pháp ứng phó. Do đó, tính hồi hoàn trong các phương án sau cùng sẽ tăng, chủ thể sẽ phải tạm dừng các hoạt động đê tiện đó và đợi chờ cơ hội lần sau.

Ư nghĩa:
Mang tính pḥng trừ rủi ro.Bảo vệ cho các chủ thể thực hiện hành vi đê tiện có cơ hội quay trở lại, mà tiếp tục đeo đuổi con đường đê tiện của ḿnh.

4. MỤC ĐÍCH, Ư NGHĨA CUẢ SUY LUẬN ĐÊ TIỆN

4.1 MỤC ĐÍCH

Suy luận đê tiện chính là chủ thể của mục đích. V́ suy luận đê tiện xuất phát từ khát vọng thù thắng bên trong con người. Đơn giản v́, con người ta muốn ǵ th́ con người ta sẽ nghĩ và làm như vậy.Do đó, tư tưởng, ư nghĩ là mũi tên và suy luận đê tiện là cái chết của kẻ bị bắn. Suy luận đê tiện thường có luận cứ, có căn cứ, trong trường hợp chủ thể thực hiện hành vi đê tiện hoàn toàn tự chủ được bản thân.

4.2 Ư NGHĨA

+Trợ giúp cho các hoạt động ngôn ngữ và hành động đê tiện

+Là tiền đề không thể thiếu khi triển khai các hoạt động đê tiện

+Giúp các kế hoạch, phương án, sách lược được thực thi có hiệu quả
Signature: Mỗi khi, tớ định bỏ thơ
Hốt nhiên, ư tứ bất ngờ bay cao
pd
Trả lời với trích dẫn