Chủ đề: Chùm thơ Xuân -2013
Xem bài viết riêng lẻ
  #6  
Cũ 09-04-13, 05:51 PM
nguyenxuan nguyenxuan đang ẩn
CM Tứ Thập Nhị Xuân
 
Tham gia ngày: Dec 2012
Bài gửi: 2.268
Thanks: 5.987
Thanked 5.058 Times in 1.645 Posts
Mặc định

Chấm chung khảo thơ dự thi "Thơ Xuân - 2013"
(Phần nhận xét của Quân Tấn)


Bài 1: TX 2013 - 01
XUÂN MƠ ...

Vin cành lộc biếc mộng ḷng khơi
Hạnh phúc giao thoa giữa đất trời
Vạn cánh hoa xinh ngào ngạt nở
Muôn làn gió mát nhẹ nhàng rơi
Tim hồng hóa chữ t́nh lên tiếng
Ư đẹp thành thơ nghĩa kết lời
Nắng tỏa ngàn phương đời rộn bước
Vin cành lộc biếc mộng ḷng khơi.

Chấm bài:
Ngay từ khi bắt đầu chọn bài vào chung khảo, bài thơ đầu tiên được đánh số thứ tự 01 này đă làm tôi ấn tượng. Không chỉ v́ đây là một bài thủ vĩ ngâm mà c̣n v́ câu thơ được tác giả chọn làm câu mở và kết bài đầy sức gợi, nhiều chất thơ, hứa hẹn nhiều lư thú. Tiếc rằng sau khi đọc trọn cả bài tôi cảm giác bị hụt hẫng. Bài thơ bố cục hoàn chỉnh, phối thanh tốt, về mặt h́nh thức gần như hoàn hảo. Nhưng ngoài câu thơ dùng để mở và kết, những câu c̣n lại làm tôi có cảm giác như đọc những câu thơ kiểu: “đường quê ta hôm nay điện sáng lên rồi, đường trải nhựa bao trẻ em đến lớp” hay: “Ôi thành phố đang gồng ḿnh thay đổi, bao công tŕnh bao nhà máy mọc lên”. Bởi nó sáo và nông, nhiều thêm một phần hô hào, lại kém đi một ư vị. Thiếu hẳn nội hàm. Nhưng tác giả cũng tốn nhiều công phu, về h́nh thức xứng đáng được chiêm ngưỡng.


Bài 2: TX 2013 – 02
MƯỢN...

Mượn cảnh giao mùa tỏ ư thơ
Mượn xuân cánh nhạn nối đôi bờ
Mượn hoa thắm đỏ tô vườn mộng
Mượn nắng tươi hồng trải bến mơ
Mượn khúc đ̣ đưa da diết gọi
Mượn câu ví dặm xốn xang chờ
Mượn đời cái kén tơ ḷng nhả
Mượn kiếp dương trần chữ vẩn vơ.

Chấm bài:
Tôi chọn bài thơ này vào chung khảo không v́ tôi đánh giá quá cao tính nghệ thuật của nó. Dù ở bài thơ này tác giả sử dụng nghệ thuật “thủ nhất thanh”. Và tôi cũng không nghĩ nó sẽ được sự chọn lựa của hai vị giám khảo khác nên khi thấy “Mượn” nằm trong danh sách những bài vào chung khảo tôi có phần bất ngờ. Bài thơ tương đối lưu loát, mượt mà, dẫn dắt bố cục khéo léo nhưng cái làm nên giá trị cho bài thơ chính là sự ám ảnh. ở hai câu đề và hai câu thực tác giả sử dụng những sáo từ khá cũ: ư thơ, vườn mộng, bến mơ không có nhiều chất thơ nhưng có tác dụng khơi gợi liên tưởng một giai đoạn, một phần đời xinh tươi nhiều ước mơ, nhiều hy vọng lấp lánh một màu hồng. Trong tất cả chúng ta có lẽ ai cũng có một phần đời như vậy nhỉ!
Đến hai câu luận th́ đă qua một phần đời khác. Mơ mộng đă qua rồi, hành nhân “gọi” và “chờ” một cách xốn xang, da diết. Gọi có ai nghe và chờ có ai đến không th́ tơ ḷng vẫn nhả. Không trách phiền, không giận dỗi, không ai oán. B́nh lặng mà đi qua kiếp dương trần. Đây là một “tâm cảnh” không dễ đạt của kiếp người. Lúc mới đọc tôi tiếc cho hai chữ cuối của bài thơ. “Vẩn vơ” có cảm giác như tác giả bí từ phải dùng vậy. Nhưng đọc thêm vài lần, lại càng thấy nó hợp với chữ “Mượn” làm sao, ám ảnh làm sao. Tác giả ắt là một người từng trải lắm!


Bài 3: TX 2013 – 05
THƯ GỬI MẸ

Mẹ hỡi con đang đợi Tết về
Theo tàu lối cũ ngược thăm quê..
Nh́n hoa đất khách ḷng hơ hải
Nhấp rượu người dưng dạ bộn bề
Bếp vẫn mùi xưa? mong mỏi quá!
Tường c̣n sắc cũ? nhớ nhung ghê!
Em chờ áo mới nh́n ra cửa
Gởi cánh thư đi chữ lệ đề.

Chấm bài:
Có bài thơ đọc xong ta phải đọc đi đọc lại ngẫm ngợi v́ tính triết lư ẩn chứa nhiều tầng ư nghĩa. Có bài thơ đọc xong ta cảm thấy thích thú lâng lâng v́ câu chữ đẹp mượt mà. Có bài thơ không triết lư cao xa, không tài hoa bay bướm nhưng ngay khi vừa đọc xong ta cảm thấy ḷng ḿnh run rẩy, hai ḍng lệ không biết từ lúc nào đă rơi trên giấy. Thư Gửi Mẹ là bài thơ thuộc loại này. Đơn giản không thể đơn giản hơn là những ǵ chân thật nhất tự đáy ḷng lan tỏa và cộng hưởng những tấm ḷng đồng điệu khác. Không cần phải phân tích dài ḍng, không cần phải viện dẫn lư luận này khác. Chỉ một từ: “Cảm” mà thôi!


Bài 4: TX 2013 - 10
ĐƯỜNG XUÂN

Vẳng tiếng nàng xuân hát dịu dàng
Mây hồng nhẹ lướt nhạc dồn vang
Mưa quàng hạnh phúc nhành tươi mượt
Nắng dệt niềm tin nụ óng vàng
Gửi bạn bùa yêu say chất ngất
Dâng đời nhựa sống trỗi mênh mang
Vầng dương rực rỡ soi ngày mới
Thả mộng đường hoa bước ngỡ ngàng.

Chấm bài:
Bài thơ nhẹ nhàng. Đọc xong cảm giác vô cùng thanh thoát dễ chịu. Bố cục hoàn chỉnh. Đối tốt. Tôi rất thích hai câu luận, tràn đầy sức sống, niềm tin yêu cuộc đời. Rất phù hợp với “Tâm t́nh mùa xuân”. Tiếc một chút ở hai chữ “ngỡ ngàng” ở cuối bài làm tứ thơ bị hẫng đi.


Bài 5: TX 2013 - 16
DUYÊN QUÊ

Xuân hồng rải ngọc khắp quê hương
Áo trắng tung bay ửng nụ hường
Gió thoảng hôn lên nhành trúc mượt
Mây sà đậu xuống dáng đào thương
T́nh thơ dệt mộng ngời khuôn lá
Nắng lụa ươm hoa rực nẻo đường
Thiếu nữ cười duyên nghiêng nón thẹn
Trăng vành bất chợt níu tơ vương.
Chấm bài:
Chọn tựa bài cho phù hợp, khái quát được nội dung bài thơ là việc mà mỗi tác giả phải làm nhưng không phải ai cũng làm tốt. Ở đây tác giả của Duyên Quê đă làm tốt được điều này. Cả tám câu thơ mỗi câu là một nét “duyên”. Mỗi câu có một nhăn tự làm nên cái “duyên”. Ở câu đầu có một nhăn tự “Ngọc” làm một cái duyên chung. Sau đó là: ửng; hôn; đậu; ngời; rực; nghiêng; níu, hàng loạt những nét duyên tạo nên một bức tranh duyên quê vừa quen, vừa lạ. Quen mà không quê mùa. Lạ mà không trơ trẽn. Đặt biệt, hai câu thực không chỉ duyên dáng mà thêm phần t́nh tứ. Tiếc là ở câu 7, cái cười duyên của thiếu nữ lộ ra ngoài làm bài thơ bớt duyên đi.


Bài 6: TX 2013 - 18
HUẾ XUÂN

Dạ khúc bây chừ gợi Huế xưa
Xuân quê đậm sắc kể răng vừa
Trên ni tấu nhạc ḥa bông trổ
Dưới nớ bơi thuyền dậy sóng đưa
Áo tím tươi ri… nh́n phải thích
Trời xanh đẹp rứa… thấy mà ưa
Đi mô chẳng thể quên thời đă…
Sợi nắng em tề! Quyện dưới mưa.

Chấm bài:
Bài thơ đậm chất Huế nhờ… phương ngữ. Những: Bây chừ; răng; ni; nớ; ri; rứa; mô; tề giúp cho bài thơ không lẫn được vào những địa phương khác. Nhưng “tấu nhạc”, “bơi thuyền”, “áo tím”, “trời xanh” th́ e không chỉ có ở mùa xuân nơi xứ Huế. Và cũng e, những thứ này chưa đủ miêu tả trời đất Huế vào xuân. Tuy nhiên sử dụng thuần thục phương ngữ cũng đă tạo nên một nét riêng về Huế.


Bài 7: TX 2013 - 20
MAI

Cánh mỏng lung linh gọi nắng về
Ánh vàng nhuộm thắm cả trời quê
Chào xuân lộc trẩy muôn hàng nối
Đón tết chồi bung những lớp kề
Sắc lá tưng bừng nuôi khát vọng
Màu hoa rạng rỡ cháy đam mê
Tiền nhân khéo đặt tên mai nhỉ
Thắp sáng niềm tin giữa bộn bề.

Chấm bài:
Thật khó cho tác giả khi chọn một đối tượng miêu tả mùa xuân quá quen thuộc và xưa nay đă có nhiều người viết: Mai. Hơn nữa c̣n là một đối tượng duy nhất. Nhưng không sao. Tác giả không có ư t́m sự khác lạ hay miêu tả vẻ đẹp thông qua việc miêu tả h́nh dáng cây Mai, mà hướng tới ư nghĩa biểu trưng của loài hoa xuân này và lư giải nó. Ngay hai câu đề dù miêu tả một chút để giới thiệu Mai tác giả cũng không miêu tả một cách sao chép đơn điệu bằng cách sử dụng hai động từ “gọi” và “nhuộm”. Hai câu thực là hướng tới ư nghĩa biểu trưng: tuần hoàn - gắn bó - bất diệt: “muôn hàng nối” và “những lớp kề”. Đến hai câu luận là lư giải biểu trưng đó theo kiểu của tác giả: “nuôi khát vọng”, “cháy đam mê”. Cuối cùng hai câu kết mượn việc đặt tên của tiền nhân để làm chỗ dựa cho lập luận thêm vững chắc. Lần cuối cùng khẳng định nét đẹp, giá trị cốt lơi của Mai là niềm tin, là chỗ dựa tinh thần, là hy vọng tương lai giúp cho ta đứng vững và không lạc lối giữa cuộc sống bộn bề.



Bài 8: TX 2013 - 21

NẮNG XUÂN

Nà nuột nắng xuân biển tiếp trời
Nắng ḥa xuân gội sóng đầy vơi
Hoa bừng cội nắng xuân vời vợi
Lá trổ cành xuân nắng ngợi ngời
X̣a nước rải xuân trao nắng ngọt
Trải mùa ươm nắng đón xuân tươi
Ta chờ nắng thắm nồng xuân mộng
Ngà ngọc chiếu xuân nắng mỉm cười.

Cười mỉm nắng xuân chiếu ngọc ngà
Mộng xuân nồng thắm nắng chờ ta
Tươi xuân đón nắng ươm mùa trải
Ngọt nắng trao xuân rải nước x̣a
Ngời ngợi nắng xuân cành trổ lá
Vợi vời xuân nắng cội bừng hoa
Vơi đầy sóng gội xuân ḥa nắng
Trời tiếp biển xuân nắng nuột nà.

Chấm bài:
Tôi luôn kính nể các tác giả làm thơ Thuận nghịch độc. Ngoài tài năng ra đ̣i hỏi sự kiên nhẫn rất lớn mới đáp ứng được sự t́m ṭi, sửa chữa công phu. Tác giả của bài Nắng Xuân đă đem cái “Nắng Xuân” lột tả đến tận cùng khả năng có thể cho phép của khuôn khổ bài thơ Thất ngôn bát cú. Tám câu thơ là 8 vẻ khác nhau của cái nắng mùa xuân thể hiện sức quan sát mạnh của tác giả. Bên cạnh đó việc sử dụng các từ láy ở cặp câu thực tạo nên một nét lạ. Tuy nhiên, có lẽ v́ để đáp ứng yêu cầu khắc nghiệt về mặt h́nh thức của một bài Thuận nghịch độc th́ ngoài việc đă tạo nên một bài thuận nghịch độc hoàn chỉnh về h́nh thức th́ bài thơ chưa nhiều chất thơ. Câu thơ nhiều chất thơ nhất của bài này làm tôi thích là câu 7 của chiều thuận.


Bài 9: TX 2013 - 29

SẮC XUÂN

Vàng rực sắc mai nắng ngập đầy
Ngát thơm nồng ấm má hây hây
Vang âm trống hội vào thôn xóm
Rạng ánh xuân th́ đến đó đây
Nhang khói quyện ḥa hương tỏa cuộn
Rượu trà nâng chúc ư mê say
Tràn dâng chữ nghĩa t́nh ngây ngất
Làng bản kết thân măi tháng ngày.

Ngày tháng măi thân kết bản làng
Ngất ngây t́nh nghĩa chữ dâng tràn
Say mê ư chúc nâng trà rượu
Cuộn toả hương hoà quyện khói nhang
Đây đó đến th́ xuân ánh rạng
Xóm thôn vào hội trống ấm vang
Hây hây má ấm nồng thơm ngát
Đầy ngập nắng mai sắc rực vàng.

Chấm bài:
Tác giả đă đem đến cho chúng ta một Sắc Xuân b́nh dị, phong phú. Ngôn ngữ thơ khá thuần phác, đơn giản. Ngoài việc là một bài thơ Thuận nghịch độc, tác giả đă tương đối thành công tạo ra một không gian xuân của người dân vùng cao. Thế nhưng chất thơ vẫn c̣n khiêm tốn.



Bài 10: TX 2013 - 30
ĐÓN XUÂN TÂY NGUYÊN

Hăy nhớ về đây uống rượu cần
Ngắm cà phê nở đón mùa xuân
Trong chiều gió lộng mùi thơm ngát
Giữa chốn đồi cao sắc trắng ngần
Tấu nhạc chiêng rền vang núi thẳm
Nghe lời khan đẹp kết t́nh thân
Men nồng quyện toả hồn ngây ngất
Cảm xúc trào tuôn thắm đượm vần.

Chấm bài:

Không phải “Mời bạn về đây” hay “Anh hăy về đây” mà “Hăy nhớ về đây uống rượu cần”. Câu thơ không phải là một lời mời mà là một lời nhắc làm cho ta cảm giác như ta đă là người thân, người trong gia đ́nh, là người con của rừng núi Tây Nguyên rồi vậy. Hăy nhớ về để uống rượu cần, giữa đồi cà phê nở trắng ngần thơm ngát cho say bờ môi, cho no con mắt rồi thả hồn vào tiếng nhạc lời khan. Bài thơ không chỉ miêu tả vẻ đẹp núi rừng Tây Nguyên mà c̣n t́nh người Tây Nguyên nữa. Lời thơ giản dị mà nồng hậu. Chỉ tiếc là hai câu luận c̣n “thực” quá chưa đạt được “luận”, nên bài thơ khó thăng hoa.


Bài 11: TX 2013 - 36

XUÂN

Xuân hoà nghĩa quyện thắm đời xuân
Toả sắc thêm hồng rạng nét xuân
Xuân đến cảnh ngời bông hé nhụy
Gió lồng hương dịu vẻ tràn xuân
Xuân dào dạt ư khơi nồng rượu
Mắt chứa chan t́nh ngấm đượm xuân
Xuân ánh trải đều soi sáng măi
Xuân đầy nguyện ước mộng tṛn xuân.

Xuân tṛn mộng ước nguyện đầy xuân
Măi sáng soi đều trải ánh xuân
Xuân đượm ngấm t́nh chan chứa mắt
Rượu nồng khơi ư dạt dào xuân
Xuân tràn vẻ diụ hương lồng gió
Nhụy hé bông ngời cảnh đến xuân
Xuân nét rạng hồng thêm sắc toả
Xuân đời thắm quyện nghĩa hoà xuân.

Chấm bài:
Trong 3 bài thơ Thuận nghịch độc vào chung khảo tôi thích nhất bài “Xuân” này. Ca ngợi Xuân nhưng không quá hô hào. Vẫn sử dụng những ước lệ để miêu tả mùa xuân nhưng nhờ kỹ thuật khéo léo nên không thấy sáo rỗng. Đặt biệt, đảm bảo được h́nh thức Thuận nghịch độc nhưng không quá gượng ép để câu thơ thiếu chất thơ như những trường hợp khác. Khi miêu tả xuân, tác giả lồng vào một số h́nh ảnh mang tính ẩn dụ làm cho câu thơ có chiều sâu. Và lạ hơn, Tôi cảm giác bài nghịch lại hay hơn bài thuận!
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to nguyenxuan For This Useful Post:
Phidiep5 (09-04-13)