Xem bài viết riêng lẻ
  #2  
Cũ 13-07-10, 06:30 AM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.797
Thanks: 45.828
Thanked 83.810 Times in 21.712 Posts
Mặc định

Sau đó, đến câu “Khúc đâu Tư Mă phượng cầu” th́ ai cũng biết rằng bản đàn đó là “Phụng cầu hoàng” mà một nhà danh cầm đời Hán, Tư Mă Tương Như đàn cho Trác Văn Quân nghe. Chúng tôi chỉ muốn nói rơ thêm là bài Phụng cầu hoàng trong nhạc Trung Quốc rất khác xa hai bản “Phụng hoàng” và “Phụng cầu” trong âm nhạc tài tử miền Nam trong loạt bốn bài Tứ oán. Có rất nhiều trường hợp bản đàn trùng tên mà nét nhạc chẳng giống nhau. “Danh tương như thực bất tương” như: Bản Nam Ai trong hai truyền thống Ca nhạc Huế và đàn tài tử, bản “B́nh sa lạc nhạn” trong cổ nhạc Trung Quốc và trong truyền thống ca nhạc Huế.

Tư Mă Tương Như người ở đất Lâm Cùng, một hôm, đến chơi nhà Trác Vương Tôn và dự tiệc rượu. Con gái của Vương Tôn tên Văn Quân nhan sắc tuyệt vời, nổi tiếng làm thơ hay, ca hát giỏi. Nàng mới góa chồng và ư định thủ tiết thờ chồng. Nàng cũng biết tiếng Tư Mă Tương Như là một người tài hoa, phong nhă nên khi giữa tiệc mọi người yêu cầu Tư Mă Tương Như đánh đàn th́ nàng đứng sau cửa nh́n trộm. Tư Mă Tương Như nổi tiếng đàn cổ cầm rất hay. Hôm đó, chẳng những chàng so dây cây Ỷ cầm lại c̣n sáng tác ra hai khúc ca. Vừa đàn, vừa ca như có ư nhắn nhủ với người đẹp không có mặt ở tiệc rượu nhưng vẫn ở đâu đó trong tư thất để nghe. Ca rằng:

Phượng hề, phượng hề qui cố hương
Du ngao tứ hải cầu kỳ hoàng


Có nghĩa là:

Chim phượng về quê
Sau khi đi ngao du bốn biển để t́m chim hoàng đẹp


Hữu nhứt diễm nữ đại thức tương
Thất nhi nhân hà độc ngă trang
Hà do giao tiếp vị uyên ương


Có nghĩa là:

Có một người con gái đẹp ở nơi đây, ngay trong nhà này
Pḥng gần, người xa làm khô héo ruột gan ta
Biết làm sao gặp gỡ được nhau để trở thành đôi uyên ương.


Sau khi nghe bài ca và tiếng đàn của Tư Mă Tương Như, Trác Văn Quân vô cùng xúc động và đêm đó đă thu xếp hành lư bỏ nhà theo chàng.

Tiếp theo từ câu 477 đến câu 478

“Kê Khang này khúc Quảng Lăng
Một rằng lưu thuỷ hai rằng hành vân”.


Kê Khang, theo sách Thông chí là người ở nước Ngụy sống vào đời Tam quốc, thuộc hạng hào hoa phong nhă, diện mạo khôi ngô, thấm nhuần đạo Lăo Trang, được người xưa tôn làm một trong bảy vị hiền trong phái Trúc Lâm Thất hiền. Một đêm, ở trọ trong Hoa Dương Đ́nh, vùng Lạc Tây, lấy đàn cầm ra gẩy. (Đàn cầm là một nhạc khí theo tương truyền do vua Phục Hy chế ra. Mặt đàn cong như ṿm trời, lưng đàn phẳng như mặt đất (quan điểm của người xưa). Đàn có năm dây tượng trưng cho ngũ hành. Sau Văn vương thêm một dây, Vơ vương thêm một dây nên đàn có tất cả là bảy dây. Cây đàn này đă được ở trong tay của những danh cầm như Khổng Tử, người đă sáng tác bản U Lan (Bông Lan trong bóng tối) để bày tỏ ḷng ḿnh khi rời nước Lỗ muốn ẩn dật như bông Lan ở trong bóng tối, không ánh sáng mặt trời mà sắc vẫn đẹp, hương vẫn nồng. Bá Nha cũng dùng cổ cầm đàn cho Chung Tử Kỳ nghe đến khi người bạn tri âm quá văn, đạp cây đàn của ḿnh để không bao giờ đàn nữa v́ trên đời này nếu không c̣n người tri kỷ, tri âm th́ tiếng đàn của ḿnh có c̣n ai hiểu được nữa mà đàn. Đàn cổ cầm cũng là cây đàn mà Tư Mă Tương Như sau khi biểu diễn được nàng Trác Văn Quân bỏ nhà đi theo ḿnh - giải thích thêm của người viết).

Trong lúc Kê Khang đang ch́m trong tiếng nhạc th́ có người khách lạ đến xin gặp Kê Khang để bàn luận về âm luật. Ngay buổi đó, Kê Khang và vị khách đă trở thành hai người bạn tâm giao. Vị khách quí lấy đàn và soạn ra được một khúc Quăng Lăng. Kê Khang được truyền bản đó và nổi tiếng là người đàn bản Quăng Lăng hay nhứt. Vị khách có tiên phong đạo cốt có dặn Kê Khang là không nên truyền bản đó cho người đời sau. Lúc cuối đời, Kê Khang bị kẻ thù ám hại nên có giai đoạn bản Quảng Lăng bị thất truyền. Nhưng ngày nay, có nhiều nhà nhạc học Trung Quốc t́m đâu được dấu vết của bản Quảng Lăng nên hiện giờ tại Trung Quốc lục địa hay ở Đài Loan, bản Quảng Lăng được các danh cầm tŕnh bày trong những buổi ḥa nhạc.

Sau đó là câu:

“Một rằng lưu thuỷ hai rằng hành vân”

Lưu Thủy và Hành Vân, trong nhạc sử của Trung Quốc không thấy nhắc đến hai bản đàn liền nhau như một cặp mà chỉ có tên Lưu Thủy và bản Cao san lưu thủy đều là những bản đàn đặt riêng cho cổ cầm.

Vậy khi cụ Nguyễn Du nói đến “lưu thủy” và “hành vân” có thể là cụ nghĩ tới cách đàn lưu loát và êm dịu như trong Tống sử có một nhân vật là Tô Thức thường ví lời văn hay như “mây trôi nước chảy” (hành vân, lưu thủy).

Sau đó có hai câu:

“Quá quan này khúc Chiêu quân
Nửa phần luyến chúa nửa phần tư gia”


là cụ Nguyễn Du muốn nhắc lại nàng cung nữ nhà Hán tên là Vương Tường nhưng được người đời biết tên là Chiêu Quân, con nhà lương thiện ở đất Tường Qui, nhan sắc tuyệt vời, tài nghệ xuất chúng được tuyển vào cung dưới thời vua Hán Nguyên Đế. Số cung phi rất đông nên vua nhà Hán sai một họa sĩ tên Mạc Duyên Thọ vẽ lại các cung nữ. Nhà vua chỉ nh́n trên bức họa đó mà chọn những người nào vào hầu nhà vua. Các cung tần mỹ nữ đều lo lót cho Duyên Thọ tô điểm thêm để vẽ ḿnh thêm đẹp. Riêng Chiêu Quân không lo lót nên họa sĩ khi vẽ nàng có thêm một nốt ruồi sát phu v́ thế mà Chiêu Quân không bao giờ được gọi vào cung. Đến khi Thiền Vu là vua Hung nô đem hậu lễ cống cho vua Hán để mong được chức chư hầu và xin vua cho ḿnh một cung nữ đẹp để đem về làm hoàng hậu th́ coi theo h́nh vẽ vua chọn Chiêu Quân. Đến khi đem Chiêu Quân ra mắt nhà vua trước khi gả cho Hung nô th́ nhà vua giựt ḿnh trước sắc đẹp lộng lẫy của nàng và không hề có nốt ruồi sát phu. Nhà vua muốn lưu Chiêu Quân ở lại nhưng việc đă rồi, không thể nào thay đổi. Chiêu Quân khi phải lên đường để đi đến nước Hung nô, lúc qua cửa ải ḷng vô cùng xúc động v́ rời bỏ quê hương, đất nước nên ôm tỳ bà khảy một khúc đàn để nói lên sự đau khổ của ḷng ḿnh và sau đó có rất nhiều nhạc sĩ phỏng theo câu chuyện đó mà đặt ra nhiều bản đàn. Tại Quảng Đông, đầu thế kỷ 20, có một danh ca tên Hồng Tuyến Nữ được cả nước say mê khi cô hát bài “Chiêu Quân xuất tái” và trong một bản đàn Triều Châu truyền sang nước Việt Nam có bản “Quá ngũ quan” c̣n được thông dụng. Trong các bài ca vọng cổ có bài mà nghệ sĩ Bạch Tuyết trong vai Dương Quí Phi trách An Lộc Sơn không về kịp để cứu ḿnh có dùng bản “Quá ngũ quan” giữa hai đoạn vọng cổ. Bản của Thúy Kiều đàn có lẽ là bản “Quá quan” trong những bản văn khúc đặt cho đàn T́ bà.

Trả lời với trích dẫn