Xem bài viết riêng lẻ
  #15  
Cũ 25-11-11, 02:04 PM
Avatar của Hansy
Hansy Hansy đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gửi: 4.508
Thanks: 454
Thanked 5.204 Times in 3.374 Posts
Mặc định

ĐOÀN NAM ĐẾ


2

Xứ châu Phi có câu chuyện cổ rất đơn giản nhưng ư nghĩa lại vô cùng sâu sắc. Có một người thợ săn vào rừng rồi mất tích, để lại người vợ và ba đứa con trai c̣n nhỏ dại. Dân làng cho rằng anh ta đă bị sư tử ăn thịt, câu chuyện lâu rồi cũng bị lăng quên.

Đứa con đầu lớn lên và học thành nghề nặn tượng như thật, người con thứ hai học nghề phù thủy và có phép biến một vật chết thành một vật sống, người con út chỉ ở nhà làm lụng chăm lo cho mẹ.

Một hôm, cả nhà đang ăn cơm người con út bỗng hỏi: “Bố mất tích đă lâu, sao anh em ta không đi t́m bố?”. Ba anh em bèn vào rừng. Người con út t́m thấy một bộ xương và biết đó là xương của bố ḿnh. Người con cả bèn lấy đất sét nặn lại thành người bố trông giống như thật. Cuối cùng, người con thứ hai làm phép cho bố sống lại. Bốn cha con ôm nhau mừng rỡ và cùng về nhà.

Cả nhà đoàn tụ, hai người con đầu tranh công với nhau về việc đă cứu bố sống lại, nhưng người bố ôn tồn bảo: “Chính con út mới có công lớn nhất v́ đă nhắc đến bố. Khi ta c̣n nhớ đến ai th́ người ấy vẫn c̣n sống!”.

Câu kết luận quả đầy minh triết và đẹp như một bài thơ. Chỉ có trí tuệ dân gian mới có thể đúc kết được ư nghĩa sâu sắc như thế trong một câu nói cùng cực giản đơn. Cỏ cây, sỏi đá… đều có thể tồn tại độc lập với ư thức con người, trừ chính con người, có lẽ bởi chỉ có con người mới có cảm thức về cô đơn, và xao xuyến trước cơi hư vô!

Con người chỉ cảm nhận một cách thỏa măn về sự tồn tại của ḿnh khi con-người-tồn-tại-trong-thân-xác tồn tại đồng thời với con-người-tồn-tại-trong-sự-nhớ-tưởng-của-người-khác . Bị lăng quên có nghĩa là không c̣n tồn tại trong ư thức của người khác, điều đó quả là một nỗi kinh hoàng, nhất là đối với những người đă “lỡ” nổi tiếng.

Tránh được hệ lụy từ cái danh là vấn đề vô cùng vi tế. Và chỉ có các bậc chân nhân mới có thể cảm nhận được sự tĩnh lặng mênh mông trong cơi vô danh, nghĩa là trong sự quên lăng của người đời.





Cụ Nguyễn Du nhà ta viết về ngôi chùa của Giác Duyên bằng hai câu bí hiểm, mà ngoài nhà thơ Bùi Giáng ra, chưa thấy ai quan tâm đến: “Chùa đâu trông thấy nẻo xa. Rành rành Chiêu Ẩn am ba chữ bài”.

Nghĩ cũng lạ, đă một mực “Chiêu ẩn” rồi, nghĩa là đă muốn gọi con người lánh xa cơi hồng trần rồi nhưng lại vẫn cứ phải mang cái sự “Chiêu ẩn” để “rành rành” bày ra đấy, cho cả bàn dân thiên hạ, dù ở thật xa cũng đều trông cho rơ! Tại sao cụ không viết là “Lờ mờ Chiêu Ẩn am ba chữ bài” hoặc “Chiêu Ẩn am thấp thoáng ba chữ bài”… hoặc những câu đại loại như thế để phù hợp với ư nghĩa của hai chữ Chiêu ẩn?

Câu thơ đó dĩ nhiên mang nhiều ư nghĩa mênh mông trên b́nh diện ontologique, mà chỉ có những tâm hồn thượng đạt không bị vướng víu vào cái tṛ tranh luận rối rắm và vô ích về ngôn ngữ truyện Kiều, như Bùi Giáng, mới cảm nhận ra. Ở đây chỉ mạn phép thiên tài Nguyễn Du xin dời hai câu lục bát kỳ diệu đó xuống b́nh diện ngữ ngôn.

Cơi người ta có biết bao nhiêu kẻ muốn sống bất cần đời, nhưng trong thâm tâm lại muốn đời cần đến ḿnh. Rất cần nữa là khác. Lại có không ít kẻ luôn luôn muốn đám đông kia phải biết rằng ḿnh là kẻ đang sống cô đơn, xa lánh đám đông để đắm ch́m trong những nỗi cô liêu trầm mặc! Những kẻ đó thường phải “triển lăm” sự cô đơn v́ e ngại rằng không có ai biết rằng ḿnh đang cần cô đơn!

Đó cũng là loại: “Rành rành Chiêu Ẩn am ba chữ bài” v́ ba chữ “lụy phù danh”.



Trả lời với trích dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to Hansy For This Useful Post:
Nhím con (25-11-11), phale (26-11-11), pumanew (27-11-11)