Xem bài viết riêng lẻ
  #2  
Cũ 28-01-14, 10:57 PM
Avatar của Phiêu Dao
Phiêu Dao Phiêu Dao đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Feb 2011
Bài gửi: 541
Thanks: 85
Thanked 1.634 Times in 521 Posts
Mặc định

PHẦN THỨ HAI

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHOA HỌC ĐÊ TIỆN

1. KHÁI NIỆM ĐÊ TIỆN HỌC

[align=justify]Đê tiện học là một môn học chuyên đào tạo các kỹ năng tổng hợp về truyền đạt thông tin, giao tiếp nhóm, tranh luận, thuyết phục, chuyên sâu t́m hiểu những đặc tính của con người, nghiên cứu những điều mà cá nhân nghĩ và làm dựa trên cơ sở là tư duy logic, nghiên cứu t́m hiểu việc cá nhân hoặc nhóm người thực hiện những hành vi thủ pháp lừa đảo và phương thức thủ đoạn như thế nào?

Đê tiện học là môn khoa học luôn gắn liền với lư thuyết xă hội học, phận tích, mô tả hiện tượng bên ngoài thế giới khách quan, nơi luôn xảy ra những cuộc tranh chấp, đụng độ vô cùng gay gắt và khốc liệt xuất phát từ khát vọng bên trong của con người

Đê tiện học là môn nghệ thuật. Dựa trên một hệ thống thông tin thu thập được từ quá khứ, đê tiện học ngày càng được mở rộng, nâng cao và hoàn thiện hơn, nhằm để phù hợp với quá tŕnh hội nhập thế giới.

2. ĐÊ TIỆN VÀ H̀NH THÁI CUẢ ĐÊ TIỆN

2.1 ĐÊ TIỆN

Đê tiện, hay c̣n gọi là "tiện lợi đê!", hoặc "phương tiện đê!", là một phương tiện, cách thức, biện pháp vô cùng hợi hại trong việc triển khai hiệu quả và thực thi một hoặc một số hành vi, mang tính chất nguy hiểm cao, nhằm đạt được mục đích của ḿnh. Do một nhà chợ búa học, mang tên là Tiện Đê sáng tạo ra khoảng hơn 2000 năm trước công nguyên, ông ta đă tổng kết những phương thức thủ đoạn của hàng triệu năm trước đó. Ông ta đă dùng tên ḿnh để đặt cho môn khoa học này nhưng sau một thời gian phát triển, một số người thất thời đă đảo tên thành "Đê tiện" nhằm để sĩ vả những kẻ đă làm cho họ đau khổ.

2.2 H̀NH THÁI CUẢ ĐÊ TIỆN

Đê tiện được biểu hiện với 3 dạng h́nh thái cơ bản, đó là: suy luận đê tiện, ngôn ngữ đê tiện và hành vi đê tiện. Xuất phát từ bản chất và nội dung của Đê Tiện, tương ứng với 3 nội dung: lối tư duy, lối diễn đạt và lối hành động

Suy luận đê tiện là một kiểu tư duy mà cá nhân hoặc nhóm người đó biết rằng nó sẽ có tác động tiêu cực đến đối tượng cần tác động. Một cách bóng bẩy hơn, nó chính là mặt tối của con người. Ví dụ: một chàng trai có ư đồ xấu với cô gái, kế toán ngân quỹ có ư đồ xấu với công ty,...Hoặc một cô gái biết rơ chàng trai có ư đồ xấu với ḿnh nhưng không khai báo, có thái độ để mặc cho hậu quả xảy ra. Trong trường hợp này, đó cũng là suy luận đê tiện vậy!. Trường hợp khác, khi kế toán ngân quỹ có ư đồ xấu với két sắt công ty, vị chủ tịch công ty dùng những thủ đoạn cơ bản để phát hiện ư đồ của kế toán th́ thủ đoạn cơ bản đó có thể xuất phát từ suy luận đê tiện. Như phần 1 đă nói, chỉ có đê tiện mới hiểu đê tiện mà thôi!

Ngôn ngữ đê tiện là kết quả của quá tŕnh tư duy đê tiện, được biểu hiện qua lời nói hay ngôn ngữ viết. Ngôn ngữ đê tiện là thứ lợi hại hơn cả hành vi đê tiện, bởi lẽ chúng không phải gắn liền với trách nhiệm h́nh sự nặng nề như là hành vi, nhân gian nói "lời thoảng gió bay". Lời nói có thể giết chết một con người. Với lập luận rằng: "Tất cả người bị HIV cũng là con người. Xin đừng kỳ thị họ!. Ông A cũng là con người. Vậy suy ra rằng, ông A là người bị HIV". Thật vậy, ngôn ngữ là một kết quả của quá tŕnh tư duy liên tục, ngôn ngữ đủ khả năng tạo ra những điều kỳ diệu.

Hành vi đê tiện là kết quả của quá tŕnh tư duy đê tiện, được biểu hiện dưới dạng một hoặc nhiều hành động cụ thể. Hành vi đê tiện luôn gắn liền với trách nhiệm h́nh sự, luôn bị chế tài bởi các quy định pháp luật. Cho nên, việc thực hiện hành vi đê tiện sẽ bị xử lư h́nh sự nếu bị phát giác. Khi ấy, cá nhân hoặc nhóm người sẽ dễ dàng bóc lịch. Tuy nhiên , pháp luật chỉ quy định những điều mà công dân không được làm, cho nên công dân được phép làm những điều mà pháp luật không cấm. Nh́n chung, pháp luật không thể điều chỉnh hết các quan hệ xă hội

2.3 PHÂN LOẠI ĐÊ TIỆN

2.3.1 Căn cứ vào số lượng người đê tiện

Ta có: Đê tiện cá thể và Đê tiện quần thể

Đê tiện cá thể, hay c̣n gọi là đê tiện đơn nhất, là hiện tượng mà một cá nhân thực hiện hành vi đê tiện hoặc hành vi xử lư kẻ đê tiện khác, không có mối liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với bất kỳ ai, bất kỳ cá nhân, bất kỳ nhóm người nào. Đối tượng tác động là một thành viên, một nhóm người, một tổ chức tồn tại bên ngoài hoặc bên trong các mối quan hệ xă hội mà cá thể đó tham gia. Do đó, với loại đê tiện này c̣n được gọi là đê tiện cá biệt

Đê tiện quần thể hay c̣n gọi là đê tiện tập thể, là hiện tượng mà một nhóm người có từ 2 thành viên trở lên, cùng một phương thức thủ đoạn hoặc dùng nhiều phương thức thủ đoạn khác nhau, tác động đồng bộ hoặc không đồng bộ, một cách trực tiếp hoặc không trực tiếp đến một cá nhân, một nhóm người, một tổ chức tồn tại bên trong hoặc bên ngoài các mối quan hệ mà nhóm người đó tham gia

2.3.2 Căn cứ vào tính chất người đê tiện

*Đối với cá thể

Ta có: Đê tiện tuyệt đối và đê tiện không tuyệt đối

Đê tiện tuyệt đối là hiện tượng mà cá nhân đê tiện, thực hiện hành vi đê tiện hoàn toàn, từ khâu định hướng tư duy cho đến động cơ và mục đích bên trong, từ ư nghĩ cho đến hành động, luôn trong trạng thái kích động, quyết tâm thực hiện và không dao động ở bất kỳ giây phút nào.

Đê tiện không tuyệt đối là hiện tượng mà cá nhân đê tiện, thực hiện hành vi đê tiện chưa hoàn toàn. Tuy có định hướng tư duy, có động cơ và mục đích bên trong nhưng lại chưa đủ quyết tâm để thực hiện hành vi đó và luôn trong trạng thái dao động

*Đối với quần thể

Ta có: Đê tiện nhất quán và đê tiện không nhất quán

Đê tiện nhất quán, hay c̣n gọi là đê tiện đồng bộ, là hiện tượng mà các tổ chức, tập thể và nhóm người, không có mâu thuẫn nội bộ, cùng một phương thức thủ đoạn giống nhau, thực hiện cùng một hành vi và hoàn toàn đê tiện như nhau

Đê tiện không nhất quán, hay c̣n gọi là đê tiện không đồng bộ, là hiện tượng mà các tổ chức, tập thể và nhóm người, có thể không cùng phương thức thủ đoạn, có thể có hoặc không có mâu thuẫn trong cách thức, có thể đủ hoặc chưa đủ quyết tâm thực hiện, nhưng động cơ và mục đích hoàn toàn giống nhau, không trái ngược nhau. Họ thật sự chưa hoàn toàn đê tiện như nhau

Lưu ư: Chúng ta cần nên phân biệt giữa hai khái niệm là "hoàn toàn đê tiện" và "đê tiện hoàn toàn"

Khi nói "hoàn toàn đê tiện", là phản ánh mặt số lượng của sự vật và hiện tượng. Ví dụ: Một tập thể có 5 người, th́ cả 5 người đó là hoàn toàn đê tiện. Tương tự, khi nói "không hoàn toàn đê tiện", ngầm hiểu rằng: số người không đê tiện là dưới 5 và lớn hơn 1 người

Khi nói "đê tiện hoàn toàn", là đang phản ảnh mặt chất lượng của sự vật, hiện tượng. Ví dụ: Anh A là kẻ đê tiện hoàn toàn, v́ trong suy nghĩ, tư duy, lời nói và hành động của anh, không có chỗ nào là không đê tiện cả. Tương tự, khi nói "đê tiện không hoàn toàn", nên hiểu ngầm rằng: Tuy anh A có đê tiện nhưng chưa đến mức gọi là đề tiện hoàn toàn. V́ trong các khâu: Tư duy suy nghĩ, ngôn ngữ và hành động của anh, có chỗ chưa được đê tiện lắm!

2.3.3 Căn cứ vào số lần thực hiện

Ta có: Đê tiện một lần và đê tiện nhiều lần

Đê tiện một lần là hiện tượng mà cá nhân thực hiện hành vi đê tiện chỉ có một lần, trước đó cá nhân chưa thực hiện hành vi nào và sau đó cá nhân cũng không thực hành vi nào nữa. Đê tiện một lần mang tính bất ngờ cao, khó lường trước được. Một người trước đây không thực hiện hành vi đê tiện nào, nhưng đột nhiên họ đê tiện. Cho nên, đệ tiện này c̣n được gọi là đê tiện có yếu tố bất ngờ.

Đê tiện nhiều lần, hay c̣n gọi là đê tiện tái diễn, là hiện tượng mà cá nhân hoặc tập thể người, cùng hoặc không cùng nhau thực hiện hành vi đê tiện trên 2 lần. Với dạng đê tiện này th́ không mang tính bất ngờ. Cho nên, đê tiện này c̣n được gọi là đê tiện không mang yếu tố bất ngờ

2.3.4 Căn cứ vào cường độ thời gian

Ta có: Đê tiện nhất thời và đê tiện dài lâu

Đê tiện nhất thời, hay c̣n gọi là đê tiện một lúc, đê tiện một lát, đê tiện một chốc là hiện tượng mà các cá nhân, nhóm người, tập thể người thực hiện hành vi đê tiện trong một khoảng thời gian nhất định, tương đối ngắn. Đê tiện nhất thời có hoặc không có tính chất tái diễn

Đê tiện dài lâu, hay c̣n gọi là đê tiện trong khoảng thời gian dài, là hiện tượng mà các cá nhân, nhóm người, tập thể người thực hiện hành vi đê tiện trong một khoảng thời gian dài, mang tính chất luân phiên, tái diễn nhiều lần. Trong khoảng thời gian thực hiện đó th́ có vài khắc mà người thực hiện nghỉ ngơi, nhưng không có nghĩa là không thực hiện

2.3.5 Căn cứ vào mức độ hoàn thành

Ta có: Đê tiện đến cùng và đê tiện giữa chừng

Đê tiện đến cùng là hiện tượng mà cá nhân, tổ chức, tập thể, nhóm người quyết tâm thực hiện hành vi đê tiện cho đến cùng và đă thực hiện xong hành vi đó.

Đê tiện giữa chừng là hiện tượng mà cá nhân, tập thể, nhóm người thực hiện chưa xong hành vi đó, do điều kiện khách quan hoặc do khả năng người thực hiện hành vi không cho phép thực hiện đến cùng. Ví dụ: Anh B có ư định muốn gạt đời con gái của chị A, anh B chở chị A đi khách sạn Hoa Hồng sau khi rời khỏi nhà hàng, nhưng đi được một đoạn th́ ô tô của anh B bị bể bánh. Sự kiện khách quan này đă khiến anh B không thể thực hiện hành vi đê tiện của ḿnh đến cùng được.

Lưu ư:
Có một số quan điểm cho rằng: nên phân loại đê tiện thành đê tiện thấy được và đê tiện không thấy được
Theo quan điểm của Phiêu Dao, đă là đê tiện th́ không thể thấy được. Nếu đê tiện bị phát hiện ra th́ cá nhân, nhóm người thực hiện hành vi đó không c̣n cơ hội để thực hiện hành vi đê tiện nào nữa
[/align]
Signature: Mỗi khi, tớ định bỏ thơ
Hốt nhiên, ư tứ bất ngờ bay cao
pd

Lần sửa cuối bởi Phiêu Dao; 28-01-14 lúc 11:00 PM
Trả lời với trích dẫn