Xem bài viết riêng lẻ
  #12  
Cũ 10-01-11, 02:14 PM
Avatar của hoatigon208410
hoatigon208410 hoatigon208410 đang ẩn
CM Tứ Thập Nhất An
 
Tham gia ngày: Oct 2010
Đến từ: Nơi sự sống nảy sinh từ cái chết....
Bài gửi: 3.436
Thanks: 36.522
Thanked 8.963 Times in 3.491 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo! tới hoatigon208410
Mặc định

*
* *
* * *

Tiệm nhảy Li-đô nằm ở góc đường cửa Bắc - Hàng Bún. Sau dãy tường song sắt bịt tôn xám xịt, mỗi khi hai cánh cổng thép mở rộng, người ta thấy có hai tên lính Âu Phi súng lăm lăm đứng gác. Nơi kín cổng cao tường ấy dành riêng cho sĩ quan địch lui tới rượu chè nhảy nhót - một loạt câu lạc bộ nhà binh được bảo vệ hết sức cẩn mật.

Trước và sau mỗi trận đi càn, chúng kéo nhau đến đây ăn uống phè phỡn, bàn tán đủ chuyện rồi say rượu, chửi bới, đập phá lung tung.

Mới đây, người ta hết lời ca ngợi tấm lòng từ thiện của vợ ngài quan ba Giô-dép Pê-tơ-ri - chủ tiệm Li-đô. Thời buổi “gạo châu củi quế” bà Pê-tơ-ri Hường đã nhận nuôi một lũ bốn trẻ mồ côi. Bây giờ thì cả bốn đứa đã trở thành những chú bé bồi bàn thạo việc. Người ta bảo bà Pê-tơ-ri cùng với chồng phải lên tận Sở mật thám để xin cưu mang lũ trẻ. Người ta còn nói: Đích thân quan thiếu tá Giắc chỉ huy Phòng nhì Hà Nội đứng ra bảo lĩnh việc này.

Sự thực, việc bà Pê-tơ-ri Hường thu nhận bốn đứa trẻ vào làm bồi bàn cũng chẳng có gì đáng ca tụng. Tiệm nhảy Li-đô khai trương, Sở mật thám liên bang và cơ quan Phòng nhì Hà Nội không cho phép bà Pê-tơ-ri thuê bồi bàn đàn ông, chỉ chấp nhận mười cô gái nhảy vốn là gái điếm cũ. Dùng gái nhảy kiêm hầu bàn thì không ổn. Thuê một số cô gái nữa sẽ tốn kém, do chỗ phải chọn gái đẹp mới vừa lòng các quan, như vậy phải trả lương cao để họ đủ tiền trang điểm. Tóm lại, đằng nào cũng không thể dùng bồi bàn người lớn được. Đúng vào lúc đang tính toán hơn thiệt, Pê-tơ-ri Hường được một “bà xơ” đến nhờ nuôi giúp bốn đứa trẻ mồ côi đã đến tuổi làm việc được.

Như bắt được của, Pê-tơ-ri Hường cuống lên tìm gặp quan thiếu tá Giắc để nhờ cậy. Giắc và Pê-tơ-ri Hường là đôi nhân tình kín đáo. Vào cái tuổi băm nhăm, được ăn ngon mặc đẹp, lại thêm phấn son tô vẽ, Pê-tơ-ri Hường không phải loại đàn bà kém hấp dẫn. Được người tình năn nỉ, Giắc vui vẻ nhận lời. Song, vốn là con người có đầu óc thực tế, nhạy bén và biết phòng xa, Giắc cử trung uý Phòng nhì Mi-sen Dần, sĩ quan thân cận của hắn, tiến hành điều tra lai lịch bọn trẻ. Theo tài liệu do Mi-sen Dần báo cáo, bốn đứa trẻ đúng là trẻ mồ côi đã học trường “bà xơ” từ năm một ngàn chín trăm bốn ba. Nhật đảo chính Pháp, chúng bị đuổi ra khỏi trường và trở thành kẻ “cầu bơ cầu bất”. Mi-sen Dần nhấn mạnh một điều là: tuy lai lịch như vậy, nhưng dù sao cũng không nên để bọn trẻ này lọt vào nơi quan trọng như tiệm Li-đô. Giắc khen Mi-sen Dần quá cẩn thận và quyết định tự mình đứng ra bảo lĩnh. Hôm “bà xơ” đưa bốn chú bé về tiệm Li-đô, Giắc đã khôn ngoan cử Mi-sen Dần thay hắn đến chứng kiến và nhận mặt lũ trẻ. Vài ngày sau, có tin “bà xơ” giàu lòng bác ái kia đã đáp máy bay chuyển vào tu viện Sài Gòn. Nghe đồn trung uý Mi-sen Dần đã nhân danh thiếu tá Giắc đi tiễn “bà xơ” tận sân bay Gia Lâm.
Bốn chú bé bồi bàn ngoài giờ hầu hạ các ngài sĩ quan đã bỏ công sức xây dựng nên một vườn hoa nhỏ trên nền sân sau ngôi nhà. Pê-tơ-ri Hường lấy làm hãnh diện về cái công trình này lắm. Bà ta thường khoe “Hà Nội vừa qua cơn binh lửa, đến như làng Ngọc Hà còn chưa kịp trồng hoa, vậy mà tại vườn “Luyến nhớ” của tôi, các loại cúc vạn thọ, thược dược, vi-ô-lét, lay-ơn, hồng nhung đã tưng bừng khoe sắc”. Các chú bồi bàn còn làm một con đường rải sỏi lượn vòng ôm lấy vườn hoa cho vườn “Luyến nhớ” càng thêm mơ mộng.

Có lần đến tiệm Li-đô, thiếu tá Giắc nói bằng giọng bỡn cợt với Pê-tơ-ri Hường:
- Từ nay lũ bồi nhóc của đại uý phu nhân sẽ dưới quyền giám sát của trung uý Mi-sen Dần. Phu nhân đừng thưởng công tôi cả mười phần, hãy dành năm phần cho ông trung uý.

Thực ra chẳng chờ Giắc bảo, nhiều lần Pê-tơ-ri Hường đã gửi thiếp mời tiệc Mi-sen Dần, nhưng trung uý chỉ đáp lại bằng thiếp cảm ơn do viên hạ sĩ tuỳ tùng đem tới. Quan hệ giữa Mi-sen Dần và tiệm Li-đô không lấy gì làm gắn bó cho lắm.

Là sĩ quan mật vụ có uy tín, cánh tay đắc lực của thiếu tá Giắc chỉ huy Phòng nhì Hà Nội, Mi-sen Dần sống theo đạo thuyết khổ hạnh, không rượu, không gái, tính trầm lặng và thuộc loại đàn ông khó quyến rũ. Đó là tất cả sự hiểu biết của bà chủ tiệm Li-đô về trung uý Dần.

Phía sau tiệm Li-đô, bên kia hàng rào hoa ti-gôn là ngôi nhà một tầng của đại uý Lăm-be.

Pê-tơ-ri Hường và Ma-ri Thuý, vợ Lăm-be cùng chung một cảnh ngộ: có chồng mà không con cái. Song ý nguyện về cuộc sống của hai người đàn bà lại hoàn toàn khác nhau. Pê-tơ-ri Hường muốn dựa vào uy thế chồng để kinh doanh làm giàu; Ma-ri Thuý mong ước một mụn con - dù là con nuôi.

Trong đám trẻ bồi bàn bên tiệm Li-đô, Ma-ri Thuý đặc biệt chú ý tới chú bé có đôi mắt một mí. Thằng bé thật dễ thương, lúc nào cũng bẽn lẽn như con gái. Mỗi lần Ma-ri Thuý giặt quần áo ở vòi nước cạnh hàng rào, thằng bé lại nhanh nhảu chạy sang giúp một tay vò vò, giũ giũ. Tính nết chăm chỉ, ngoan ngoãn của chú bồi bàn trắng trẻo, khôi ngô ấy trở thành niềm hi vọng canh cánh bên lòng Ma-ri Thuý. Cuộc sống hiu quạnh của người đàn bà không sinh đẻ được bỗng trào lên một ước muốn mãnh liệt: đứa con nuôi.

Thuý sinh ra và lớn lên trong một gia đình công chức ở phố chợ Hàng Da. Năm một nghìn chín trăm bốn lăm, máy bay Mỹ ném bom Hà Nội. Bom đạn của nước đồng minh Hoa Kỳ không rơi trúng nơi đóng quân của phát xít Nhật, mà lại nhằm vào khu phố chợ Hàng Da vô tội. Bố mẹ Thuý chết vùi thê thảm dưới gạch vụn cùng hàng chục bà con dân phố. Thuý trở nên bơ vơ không nơi nương tựa. Là con một, được nuông chiều từ bé, Thuý không biết làm gì để sống, đành bán mình cho nhà chứa Ngã Tư Sở. Vài tháng sau, từ một cô gái xinh tươi hai mươi ba tuổi, Thuý trở thành một phụ nữ xanh xao gầy yếu và già đi đến mười tuổi.


Cách mạng tháng Tám như một cơn lốc thần kì quét sạch mây mù, rác rưởi, cứu Thuý thoát khỏi bùn nhơ xã hội cũ. Cô được xếp việc làm ở xưởng xà phòng Hàng Bột. Rồi kháng chiến bùng nổ, Thuý tham gia cứu thương tự vệ chiến đấu khu phố, và suốt hai tháng ròng rã Thuý đã từng chăm sóc các chiến sĩ bị thương trong mặt trận liên khu 1. Đã tưởng người con gái ấy sẽ đi xa trên con đường rộng mở thênh thang. Nhưng khi trung đoàn Thủ đô rút khỏi thành phố, Thuý không đủ nghị lực dấn thân vào cuộc chiến đấu gian khổ. Cô ta đào ngũ, ở lại thành phố tạm chiếm.

..........
Signature:
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to hoatigon208410 For This Useful Post:
phale (10-01-11)