|
|
#1
|
||||
|
||||
♥ Bé học làm thơ
Bé học làm thơ Vơ Hồng Bài 1: Thể thơ Lục Bát Nguyễn Thị Hạ Uyên là cô bé láng giềng ở kề sát nhà tôi. Một hôm ngày tháng Mười, cô bé từ bên sân nhà nói với sang: - Thầy ơi! (tôi vốn làm nghề thầy giáo nên thường được tặng không tiếng Thầy) cô giáo Như Nguyện bắt bọn con làm báo tường nhân ngày 20 tháng 11. Phải làm văn, làm thơ, viết truyện. - Làm thơ nữa hả ? Nếu muốn, qua đây thầy bày cho. Tôi giảng cho em thế nào là Bằng (những chữ không có dấu giọng), thế nào là Trắc (những chữ có dấu sắc, hỏi, ngă, nặng), thế nào là hiệp vần (ví dụ: Heo, Mèo hiệp với nhau, Lương, Trường, Phường hiệp với nhau). Tôi viết lên tấm bản đen nhỏ: b B t T b B(hiệp vần 1) b B t T b B(hiệp vần 1) t B(hiệp vần 2) b B t T b B(hiệp vần 2) b B t T b B(hiệp vần 2) t B(hiệp vần 3) Tôi giảng: Chữ B và T viết hoa th́ phải tuân theo răm rắp, c̣n chữ b và t viết thường th́ không bắt buộc y theo. Để dễ nhớ có thể mượn câu này "Nhất tam ngũ bất luận. Nhị tứ lục phân minh" nghĩa là chữ thứ 1-3-5 th́ sao cũng được, c̣n chữ thứ 2-4-6 th́ phải thật đúng. Trong câu Bát (câu 8 chữ), tuy cùng Bằng nhưng một chữ có dấu huyền và một chữ không dấu : Trăm năm trong cơi người ta Chữ Tài chữ Mệnh khéo là ghét nhau .... Những điều trông thấy mà đau đớn ḷng Tôi bảo Hạ Uyên lấy tên các bạn trong lớp mà lắp vào dưới các chữ Bằng (B) và Trắc (T). - Dễ lắm! Cứ Trâm là Bằng, Hải là Trắc. Khoa hiệp vần với Thoa với Ḥa với Ṭa .... Nào, em chép tên các bạn lên tờ giấy này. Gắng nhớ và chép cho đủ. Hạ Uyên ngồi lặng lẽ ghi. Nơi trán khoảng giữa hai mắt hằn lên một nếp nhăn. Sau mươi phút em trao cho tôi tờ giấy. Tôi lẩm nhẩm đọc. Rồi nói : - Thầy chọn giúp em mấy cái tên hiệp vần với nhau:Trang hiệp với Hoàng. Chương hiệp với Tường và Hường. C̣n những tên khác th́ hễ Trắc th́ ghi dưới T, Bằng th́ ghi dưới B. Nhớ: dưới chữ t và b th́ không bắt buộc phải đúng Bằng Trắc. Kết quả sau 15 phút lắp ghép: b B t T b B(vần 1) Ân B́nh Cảnh Chức Dung Trang b B t T b B(vần 1) t B(vần 2) Danh Đa Gia Huấn Hiệp Hoàng Hội Chương b B t T b B(vần 2) Kim Khôi Lan Mạnh Nam Tường b B t T b B(vần 2) t B(vần 3) Oanh Phùng Quư Toản Xuân Hường Vũ Uyên Trước khi chia tay tôi mới cho em biết rằng em vừa làm thơ Lục Bát. Ông Nguyễn Du cũng làm vậy. Chắc chắn cô bé không dám tin rằng đó là sự thực. Nếu bài này làm ở lớp th́ khi đọc lên cả lớp sẽ thích thú vỗ tay reo liền. Nhưng không phải là học sinh của lớp th́ đọc lên rời rạc vô nghĩa. Nên tôi ra thêm một đề khác " những trái cây bày bán trong chợ". Kết quả chắc chắn sẽ vui hơn. Hôm sau em trao cho tôi kết quả: b B t T b B(vần 1) Hành Ng̣ Ớt Tỏi Tiêu Dừa b B t T b B(vần 1) t B(vần 2) Mít Cam Quít Ổi Chuối Dưa Kiệu Hành b B t T b B(vần 2) Gừng Riềng Nghệ Sả Bưởi Chanh b B t T b B(vần 2) t B(vần 3) Sầu riêng Vú sửa Cam sành Chôm chôm Rơ ràng là kết quả rất ... ngon miệng... Bài thơ lục bát đầu tiên gửi ba Trên tờ báo tường của lớp Năm A trường Tân Lập kỷ niệm ngày Hiến chương các nhà giáo có đăng bài thơ Lục bát của Hạ Uyên: T́nh thầy tṛ đẹp huy hoàng Như bông hoa Huệ, hoa Lan thắm màu Phận tṛ luôn nhớ làu làu những lời cô dạy trước sau nằm ḷng Tôi khen: - Hay quá há. Hiệp vần đúng. Chữ dùng chính. ..... Thấy Hạ Uyên yên lặng, tôi nói: - Đó như em thấy đó, làm thơ cũng không nổi quá khó. Câu nhập đề em có thể viết bằng nhiều cách, chẳng hạn "T́nh thầy tṛ đẹp muôn màu ... t́nh thầy tṛ đẹp mhư hoa..." Có thể viết cách khác "Nhân ngày kỷ niệm Hiến chương " hoặc "Nhớ ơn cô giáo dạy ḿnh" hoặc "Công cha nghĩa mẹ ơn thầy" ... Các câu sau cũng vậy. Biết bao nhiêu cách đặt câu, miễn đúng Luật Bằng Trắc và câu sau phải hiệp vần với câu trước. Cái khó là t́m cho được ư hay, chọn cho được lời hay. Làm thơ thiệt hay mới khó chớ làm thơ cho có th́ dễ. Hôm sau tôi bảo Hạ Uyên: - Ba em đang làm vườn ở măi Long Khánh. Em thường viết thư thăm. Lần này em hăy viết thư dưới dạng thơ Lục bát đi. Hạ Uyên le lưỡi: - Ai dám! Con biết ǵ mà dám làm thơ ? Tôi khuyến khích: - Th́ cứ bắt đầu làm ... dở dở. Cứ viết như thường. Sau đó ḿnh ngắt ra làm 4 câu. Chú ư chữ thứ 2-4-6-8 phải Bằng. Rồi chữ thứ 6 của câu Lục và chữ thứ 6 của câu Bát phải hiệp vần với nhau. Nào, bắt tay ngay. Em viết thư ngắn cho Ba em đi. Muốn thăm, muốn chúc, muốn hứa ǵ, tùy ư, như em vẫn viết. Hạ Uyên nghe lời, - tánh dễ thương ở chỗ đó, - cầm giấy bút h́ hục ngồi viết. Sau mười phút trao cho tôi tờ giấy. Nội dung: Nay con kính gởi lời thăm ba thân thương được mạnh giỏi. Cầu mong vườn cà - phê xanh tốt và đàn heo gà phát triển. Năm qua con có cố gắng siêng học. Cuối niên khóa được lên lớp thẳng và conđược tuyên dương toàn trường. Tôi chỉ lên tấm bản đen nhỏ, nơi đó có Luật Bằng Trắc c̣n ghi rơ, chưa xoá. Góp ư với Hạ Uyên bỏ bớt đôi chữ. Đổi chữ "phát triển" (T) bằng chữ "b́nh yên" (B) cho đúng vần Bằng. Lộn chữ "siêng học" thành "học siêng" để hiệp vần: yên và siêng. Thay chữ "tuyên dương" bằng chữ "khen" cho hiệp đúng vần (siêng và khen). Kết quả cuối cùng: Nay con ... gởi lời thăm ba ... ... mong vườn ... xanh tốt ... heo gà b́nh yên. Năm qua con ... gắng học siêng. ... được lên lớp thẳng ... được khen toàn trường. Hạ Uyên lẩm nhẩm đọc lại rồi hít mũi, có vẻ như mắc cỡ . Riêng tôi thầm nghĩ: chắc chắn là ở Long Khánh, ông Nguyễn Hanh, cha của Hạ Uyên sẽ nghi ngờ đôi mắt ḿnh khi đọc bài thơ, bởi không biết đây là sự thật hay là chuyện giả, chuyện chiêm bao. V́ thật khó mà tin rằng con gái nhỏ của ḿnh đă làm được ... như vậy. Nó mới mười một tuổi thôi mà. Mới nhơng nhẽo bắt ḿnh ẵm chạy quanh sân đây mà... Lần sửa cuối bởi hoatigon208410; 11-03-12 lúc 01:44 PM |
The Following User Says Thank You to hoatigon208410 For This Useful Post: | ||
Cá chuồn (12-03-12)
|
#2
|
||||
|
||||
Bài 2: Thể Tứ Tuyệt (luật Bằng vần Bằng)
Hôm nay Hạ Uyên tập làm thơ Tứ Tuyệt, luật Bằng vần Bằng. Nhắc lại: Căn cứ vào chữ thứ 2 của câu đầu, nếu là Bằng th́ gọi là luật Bằng, nếu là Trắc th́ gọi là luật Trắc. Chẳng lẽ cứ Gà Vịt Heo Ḅ lôi ra hoài, tôi đề nghị lấy tên những loài hoa cho nó ... nên thơ một chút. Kết quả: b B t T T B B(vần) Sen Đào Huệ Cúc Trúc Mai Lan t T b B t T B(vần) Vạn Thọ Hồng Nhung Thược Dược Trang t T b B B T T Mỏm sói Tầm xuân Lài Cẩm Chướng b B t T T B B(vần) Phù dung Dạ lư Bụt Ngâu Xoan Coi vậy chớ kiếm cho ra 3 tên hoa có cùng vần "an" để hiệp vần không phải dễ, nên không thể không khen Hạ Uyên. Đă quen làm hai lần, lần này Hạ Uyên cũng tự động làm bài "Chân dung em bé Nu". Bé Nu là em bé láng giềng lên một tuổi rưỡi, đang tập đi, mới tập nói. Cũng lại bắt đầu viết bằng văn xuôi: "Bé Nu thấp lùn, chân cụt ngủn, cái bụng tṛn vo. Mới một tuổi rưỡi mà bé thuộc được chữ O. Bé ưa vặn cái khóa cửa, ưa ngồi vọc cát, ưa ăn mứt gừng rồi hít hà. Người bé yếu nên trở trời là hay sốt với ho". Sau đó tới việc sắp xếp, lật tới trước, lộn ra sau, bớt chữ thêm chữ sao cho hợp với luật Bằng Trắc và luật hiệp vần. Cuối cùng tạm thoả thuận với nhau rằng: Tả bé Nu: Bé Nu chân ngắn bụng tṛn vo Tuổi rưỡi mà đă thuộc chữ O Rất thích mứt gừng, ưa vặn khóa Trở trời hết sốt lại ngồi ho. Nghe cũng được! Tôi bảo Hạ Uyên: - Thể thơ này gọi là Tứ Tuyệt. Ông Lê Thánh Tôn cũng làm y vậy. Cố nhiên là em chẳng biết Lê Thánh Tôn là cái ông nào, làm ǵ, ở đâu. Chỉ biết có đường Lê Thánh Tôn chạy thẳng từ Ngă sáu Nhà Thờ xuống biển. Vậy th́ ông này ắt cũng làm chức lớn. |
The Following User Says Thank You to hoatigon208410 For This Useful Post: | ||
Cá chuồn (12-03-12)
|
#3
|
||||
|
||||
Bài 3: Thể Tứ Tuyệt (luật Trắc vần Bằng)
Tôi viết cấu trúc 4 câu Tứ Tuyệt, luật Trắc vần Bằng và bảo Hạ Uyên lấy tên những con vật lắp vào dưới những chữ B chữ T. Nhắc lại: những chữ không dấu hoặc có dấu Huyền là Bằng (B), có dấu Sắc, Hỏi, Ngă, Nặng là Trắc (T). Chữ thứ 2 của câu đầu, nếu là Bằng th́ gọi là luật Bằng, nếu là Trắc th́ gọi là luật Trắc. Để thêm thích thú, tôi đề nghị: Câu 1: Những con thú sống trên rừng Câu 2: Những con vật nuôi trong nhà Câu 3: Những con chim bay trên trời Câu 4: Những con vật sống dưới nước Hạ Uyên làm y theo. Và sau đây là kết quả: Trong vườn Địa đàng: t T b B t T B(vần) Gấu Sói Nai Voi Cá Cọp Beo b B t T T B B(vần) Trâu Ḅ Chó Chuột Ngựa Dê Heo b B t T b B T Vịt Gà Ngan Ngỗng Cu C̣ Cút t T b B t T B(vần) Cá Ốc Cua Tôm Cá Mực Mèo Thật thoải mái khi t́m tên các loài chim bay thú chạy. Nhưng sang phần những con vật sống dưới nước th́ kiếm hoài chẳng thấy tên con nào hiệp vần "eo". Bí quá đành lấp ẩu con ... mèo! Hy vọng trong tương lai khoa học sẽ phát hiện một giống Mèo nước như đă từng có: Ngựa nước (Hà mă), Chó nước (Hải cẩu). Rút kinh nghiệm lần trước làm bài thơ Lục Bát gởi thăm cha, lần này tôi đề ra đề "chân dung tự họa" bằng cách lắp chữ vào cái sườn Bằng Trắc tôi đă bày. Chân dung tự họa: Mới đó mà tôi đă lớn hung Nhớ hồi năm tuổi chạy lung tung Tết đi theo mẹ ra coi chợ Tiếng nói inh tai, pháo nổ đùng Thú thật là tôi cũng có "viện trợ". Nhưng cũng chủ cỡ mười lăm phần trăm. |
The Following User Says Thank You to hoatigon208410 For This Useful Post: | ||
Cá chuồn (12-03-12)
|
#4
|
||||
|
||||
Bài 4: Thể Tứ Tuyệt vần Trắc
Một hôm sau tôi bảo Hạ Uyên: - Luôn trong mấy kỳ, em thấy hợp vần th́ phải là vần Bằng. Thông thường là như vậy chớ không nhất thiết. Vẫn có thể hiệp vần Trắc, như bài sau đây mà nhiều người thuộc Nùng Nhị từ xưa mở đất cơi Ngh́n năm vượng khí nơi đô hội Người đủ hạng người, tṛ đủ tṛ Đua nhau thanh lịch cũng lắm lối Người ta gọi thể này là Luật Trắc(Nhị) Vần Trắc (Cơi) Tôi liền viết cấu trúc một bài Tứ Tuyệt Luật Trắc vần Trắc và mời Hạ Uyên lắp chữ. Hai hôm sau em luồn qua khe cửa trao tờ kết quả: Chị thân thương của em: Chị cả ở nhà quen gọi Trúc Học về chịu khó lo bếp núc Cơm, canh, xào, nấu, luộc, quay, ram ... Bưng lên anh Hải tha hồ xúc Anh Hải hoàn toàn không ngờ con em tinh nghịch đang "chọc quê" ḿnh. Cứ tay rỉa ghi-ta miệng ê a hát "em ơi nếu mộng không thành th́ sao ..." |
The Following User Says Thank You to hoatigon208410 For This Useful Post: | ||
Cá chuồn (12-03-12)
|
#5
|
||||
|
||||
Bài 5 : Thất ngôn bát cú Đường Luật và Song Thất Lục Bát
Đă trót đa mang, đă lỡ sanh sự bày làm thơ Lục bát và Tứ tuyệt rồi th́ - phóng lao phải theo lao, - đành bày tiếp thể Thất ngôn bát cú. Chớ không th́ sao nó cứ ấm ức, làm như ḿnh mắc nợ. Vả chăng cứ biết "Heo là Bằng Chó là Trắc" rồi th́ có thể loại nào dám tự xưng là khó? Cái khó là chọn được ư hay, chọn được lời hay chớ với cái lối tiếp xúc làm quen thô thiển này th́ đến các thể Sớ, Tấu, Cáo, Biểu ... e rằng Hạ Uyên cũng chẳng ngán. Nghĩ vậy, tôi liền lặng lẽ viết b B t T theo cấu trúc một bài Thất ngôn bát cú Đường luật rồi trao cho Hạ Uyên. Kèm theo trái xoài. Có chú thích, nhưng chỉ chú thích phần trái xoài: "Xoài Cát đó, ngọt lắm". C̣n phần thơ văn th́ cứ coi theo tờ giấy mà lắp chữ, mà thực hiện. Cứ theo đơn đặt hàng - dựa theo chú thích bên tay phải - "Các món nàng ăn, những thức uống ..." mà tùy nghi lắp chữ Bằng hay Trắc. Như do một phép lạ nho nhỏ, hai ngày sau, tờ giấy được đưa lọt qua khe cửa. Tôi đọc: Nghĩ về một người b B t T T b B(vần) Chiên Xào Kho Nướng Luộc Cơm Canh (Các món nàng ăn) t T b B t T B(vần) Bia rượu Cà Phê Nước đá chanh (Những thức uống) t T b B B T T Son phấn Nước hoa Keo xịt tóc (Món trang sức) b B t T T B B(vần) Thun Len Xoa xuưt Lụa tơ Lanh (Hàng may mặc) b B t T b B T(vần) Xi nê Nhạc hội Ban khiêu vũ (Món tiêu khiển) t T b B t T B(vần) Tứ sắc Bài cào Xóc dĩa sành (Môn bài bạc) t T b B B T T Nói tục Ăn hàng Chôm Chỉa Chửi (Những tật xấu) b B t T T B B(vần) Ngu Khờ Khôn Dại Láu Tinh ranh (Đủ loại tính nết) Thừa thắng xông lên, hôm sau tôi lại đưa một bản b B t T nữa. Và khi hồi âm, tờ giấy mang nội dung này: Ngôi nhà em B b T t B b T(vần 1) Đường vô xóm có con mương nhỏ b B b T T(vần 1) b B(vần 2) Hai bên đường mọc cỏ cùng cây b B t T b B(vần 2) Nhà em mái ngói cổng xây b B t T b B(vần 2) t B(vần 3) Trong sân vịt chạy thành bầy thiệt vui Tôi vuốt tóc em, khen: - Giỏi lắm. Thầy định không nói, sợ làm rộn óc em, nhưng cuối cùng không giữ được. Đó là: bài "Nghĩ về một người" là theo thể Thất ngôn bát cú Đường luật. Bài "Ngôi nhà em" là theo thể Song thất lục bát. Nghe có oai không ? Nhưng thôi, biết đại khái cho vui vậy thôi, để lên lớp 9, lớp 10 em sẽ học. |
The Following User Says Thank You to hoatigon208410 For This Useful Post: | ||
Cá chuồn (12-03-12)
|
#6
|
||||
|
||||
Bài 6: Thể thơ Ngũ ngôn Hạ Uyên kêu tôi: - Thầy ơi, có cái bài thơ này đây, trong cuốn Giảng văn cũ của má con. Thơ ǵ mà ngó ốm nhách. - Sao lại có thơ ốm nhách ? Thơ hay thơ dở chớ sao lại có thơ mập ốm ? Mỗi câu chỉ có 5 chữ nên bài thơ ngó dài ngoẵng. Đây con đọc cho thầy nghe: Giỏi thay Trần Quốc Toản Tuổi trẻ dư can đảm Dốc bụng báo hoàng ân Cả gan b́nh quốc nạn - À, biết rồi. Tại mỗi câu chỉ có năm chữ. Đây thầy hỏi em: bảy chữ, chữ Nho gọi là Thất ngôn, vậy năm chữ gọi là ... ? - Tứ ngôn. - Trật lất. Tứ mới có bốn. Ngũ mới là năm. Thể thơ vừa rồi là thơ Ngũ ngôn. Hạ Uyên nài nỉ: - Thầy bày cho con đi! Thầy dạy con ... - Không dạy cũng biết. Dễ lắm. Cứ bài Thất ngôn, con cắt bỏ hai chữ đầu của mỗi câu. Thử lấy bài "Heo...Gà" làm thí nghiệm. Hạ Uyên chạy lục kiếm bài thơ. Rồi dơng dạc đọc: Trong vườn Địa đàng: Gấu Sói Nai Voi Cá Cọp Beo Trâu Ḅ Chó Chuột Ngựa Dê Heo Vịt Gà Ngan Ngỗng Cu C̣ Cút Cá Ốc Cua Tôm Cá Mực Mèo Tôi không ngờ kết quả hấp dẫn hơn tôi đă nghĩ, nên tôi bảo: Ngũ ngôn hóa nuôn bài tả bé Nu. Hạ Uyên không đợi nài: Tả bé Nu: Bé Nu chân ngắn bụng tṛn vo Tuổi rưỡi mà đă thuộc chữ O Rất thích mức gừng, ưa vặn khóa Trở trời hết sốt lại ngồi ho. Sang bài "Trăm hoa khoe sắc". Đang ở thể Thất ngôn luật Bằng vần Bằng mà cắt thành Ngũ ngôn th́ hoá thành luật Trắc vần Bằng. Hạ Uyên đọc: Trăm hoa khoe sắc Sen Đào Huệ Cúc Trúc Mai Lan Vạn Thọ Hồng Nhung Thược Dược Trang Mỏm sói Tầm xuân Lài Cẩm Chướng Phù dung Dạ lư Bụt Ngâu Xoan. Không bỏ lỡ bài thơ tặng, Hạ Uyên cố ư đọc to cho chị và anh nghe: Chị thân thương của em Chị cả ở nhà quen gọi Trúc Học về chịu khó lo bếp núc Cơm, canh xào, nấu, luộc, quay, ram ... Bưng lên anh Hải tha hồ xúc. Sau một giây im lặng, tôi nói: - Vậy đó, muốn làm thơ Ngũ ngôn th́ cứ theo cái cấu trúc Thất ngôn, cắt bỏ 2 chữ đầu. Hôm nay thầy thêm 3 cách hiệp vần khác, do ảnh hưởng của cách hiệp vần trong thơ Pháp. Đó là: 1: Chữ chót của câu 1 hiệp vần với chữ chót của câu 2 Chữ chót của câu 3 hiệp vần với chữ chót của câu 4 2: Chữ chót của câu 1 hiệp vần với chữ chót của câu 3 Chữ chót của câu 2 hiệp vần với chữ chót của câu 4 3: Chữ chót của câu 1 hiệp vần với chữ chót của câu 4 Chữ chót của câu 2 hiệp vần với chữ chót của câu 3 Nghe th́ rùm beng. lộn đầu. Áp dụng ngay th́ thấy dễ. Nào, nói là làm. Em làm 4 câu Ngũ ngôn, hiệp vần theo cách thứ nhất (tạm gọi là Vần liền). Đề: "Tả em Cuội". Tả em Cuội Da trắng và mắt trong Tóc nâu và môi hồng Nhỏ mà ưa chải chuốt Chữ O đọc không thuộc. Áp dụng hiệp vần theo cách thứ hai (tạm gọi là Vần chéo). Đề: "Tả con chó nâu". Con chó nâu của em Vừa sủa vừa chạy lui Giữ nhà cái kiểu đó Tối: xó bếp ngủ vùi Vậy cũng lănh chức chó. Áp dụng hiệp vần theo cách thứ ba (tạm gọi là Vần ôm). Đề: "Ngày rằm lên chùa". Kết quả: Ngày rằm lên chùa Rằm theo Ngoại lên chùa Nghe tiếng kinh tiếng mơ Xạc xào nghe tiếng gió Chốc chốc tiếng chuông khua. Khi sắp chia tay Hạ Uyên bảo tôi: - Thầy bày luôn cho con thể Tam ngôn. - Là cái ǵ ? - Tam nghĩa là ba. Thơ Thất ngôn cắt đi 2 chữ thành Ngũ ngôn. Nay thơ Ngũ ngôn ta cắt đi 2 chữ th́ ắt thành Tam ngôn. Tôi cười: - Em có ư hay đó. Nhưng tổ tiên ḿnh th́ gọi nôm na nó là Ḥ vè b́nh dân. Như ở quê thầy trẻ nhỏ thường hát: Tập tầm vông Chị lấy chồng Em ở vá Chị ăn cá Em ăn xương Chị nằm giường Em nằm đất Chị mút mật Em nút ve Chị ăn chè Em liếm chén Nh́n xuống đồng hồ thấy đă năm giờ rưỡi, tôi liền cười vừa cuối đầu chào: Thôi, em về Lo cơm tối Nói say mê Ta cũng mỏi. Lần sửa cuối bởi hoatigon208410; 11-03-12 lúc 01:55 PM |
The Following User Says Thank You to hoatigon208410 For This Useful Post: | ||
Cá chuồn (12-03-12)
|
#7
|
||||
|
||||
Bài 7: Thể thơ mới
Lần này th́ không phải là Hạ Uyên, mà là Trúc, người chị rất thân thương của Hạ Uyên. Trúc rụt rè trao tôi tờ giấy, vừa nói: - Thầy coi dùm, bài thơ kiểu ǵ vậy ? Tôi chuẩn bị để đọc một lời đe dọa "khát máu", kiểu thách đấu gươm của thế kỷ thứ 16. Nhưng không. hiền ḥa. thơ mộng: Ḿnh nhớ hoài: một buổi sáng tàn Đông Ai đó đơn sơ màu áo len hồng Mái tóc xỏa dài, ngồi đùa với cháu Sau lưng, vạn thọ chớm nở vài bông Đợi tôi ngẩng lên, Trúc hỏi: Bài thơ kiểu ǵ vậy thầy ? Thể ǵ vậy ? Con có hỏi con Hạ Uyên, nó lên mặt khôn, nói: "Đường luật đây chớ ǵ. Thất ngôn luật Trắc (nhớ) vần Bằng (Đông). Nhưng khi đếm lại thấy ḷi dư một chữ. Bà nhỏ nghẹn họng. Tôi không nén được tiếng cười "hà hà" vừa nói: - Tưởng nó đính chính ngay: "thơ Bát ngôn chớ ǵ". Chuyên viên đếm chữ đặt tên là nó. Vẻ mặt Trúc trầm ngâm: - Con muốn hiểu cách đặt loại thơ này. - Để chi ? Thi tốt nghiệp trung học đâu có đ̣i hỏi ? - Nhưng mà con muốn làm. - À, biết rồi. Bài này của "ảnh" chớ ǵ. Muốn họa lại ảnh chớ ǵ. Được. Chắc Hạ Uyên đă bày lại cho em căn bản luật thơ rồi. Chữ chót của câu 1-2-4 hiệp vần với nhau: Đông, Hồng, Bông. Mỗi câu thường được ngắt làm 3 nhịp như ở thơ Thất ngôn. Nhưng khác là số chữ ở mỗi nhịp không bắt buộc (khi th́ 3, khi th́ 2) miễn sao mỗi câu có đúng 8 chữ. - Sao có loại thơ "khỏe" vậy ? - Nó chịu ảnh hưởng ở thơ Pháp, mà chặng 1940 ta gọi là thơ Mới. Tiếng Pháp không có thanh Bằng thanh Trắc, chỉ cần hiệp vần ở thanh chót của mỗi câu. Như đen (chandelle: cây đèn) hiệp với ben (belle: đẹp). Như lăng (filant: kéo sợi) hiệp với giăng (émerveillant: ngạc nhiên) (1). Các chữ ở giữa câu th́ tha hồ, chỉ cần đếm đủ 12 âm hay 8 âm (họ gọi là chân: pied). - Nhưng đọc luôn một hơi 12 tiếng th́ mệt lắm, hụt hơi. Phải ngắt nhịp chớ. - Đúng vậy. Tiếng ta giàu âm thanh nên ta giữ cái ưu điểm của ta, ta ngắt làm 3 nhịp. Và thường là ..B..T..B(vần) hoặc ...T..B..T(vần). Uấy, nói ra th́ nó dài ḍng, lôi thôi, rối rắm. Bắt tay cụ thể th́ dễ hơn. Nào, em làm bài trả lời. Đặt câu đầu: 8 chữ. Ngắt làm 3 nhịp. Chữ chót vần Bằng. Vẻ mặt Trúc nghiêm trang. Ngồi xoay qua trở lại. Ngần ngừ rồi rụt rè xoá bỏ. Ngó ra sân rồi ngó xuống sàn nhà. Một lát sau, bẽn lẽn đọc: - Xuân đang về chậu Cúc đă đơm hoa - Hay đó. "hoa" vần oa. Nếu kiếm không ra th́ dùng vần a cũng được. Trúc tiếp liền: - Thược dược rung rinh trước những hiên nhà - Hay lắm, câu thứ 3 th́ dễ hơn v́ không cần phải hiệp vần. Nào... Trúc loay hoay. Lạ. Không cần hiệp vần, bất chấp Bằng Trắc, chỉ kiếm đủ 8 chữ nói về chuyện Tết chuyện Xuân. Dễ quá mà. À, có thể v́ dễ quá mà con người không thích. Phải t́m cho ra cái khó để có nét độc đáo. Nhưng ḱa, Trúc trao tờ giấy cho tôi. Có viết câu thơ thứ 3: Tết sẽ đem về niềm vui phấn khởi. - Tuyệt! Có thể thay chữ phấn khởi bằng chữ rộng khắp chẳng hạn. Cho nó giản dị, bớt công thức: Tết sẽ đem về niềm vui rộng khắp. Chữ khắp cũng bắt đầu bằng KH như chữ Khởi. Biết tôi chọc quê, Trúc mĩm cười, tôi dục: - C̣n câu chót ? - Vui ở thôn gần, vui măi làng xa Bỗng có tiếng chuông gọi cổng. Tôi vội vàng đứng dậy. - Vậy là em hiểu đại cương. Áp dụng ngay đi. về hỏi Hạ Uyên 3 cách hiệp vần (vần liền, vần chéo, vần ôm) rồi em làm theo. Đề tự chọn (cũng như đánh số Đề vậy mà !). Rồi em đưa thầy coi. Bây giờ để thầy đi mở cổng tiếp khách. -------------------------------------------------------------------------------- (1) Bài thơ à Hélène của Ronsard : Quand vous serez bien vieille, au soir, à la chandelle Assise auprès du feu, devidant et filant Lisant, chantant mes vers en vous émerveillant Ronsard me célébrait du temps que j'etais belle Tạm dịch: Khi em già đi, buổi tối dưới ánh đèn Ngồi cạnh ḷ sưởi vừa quay tơ kéo sợi Em đọc thơ anh, ngâm nga và ngạc nhiên Ronsard đă ca tụng ta khi ta đang đẹp. Buổi chiều Hạ Uyên được chị phái cầm tờ kết quả (lại y như kết quả xổ số kiến thiết). Tôi đọc: Hai người bạn nhỏ (vần liền) Sát nhà tôi, có Thanh Hải, Nhật Thành Đứa mập, đứa gầy, nhưng rất thông minh Sáng sáng đèo xe đem gởi nhà trẻ Mặt mày buồn thiêu v́ phải xa mẹ. Nhớ Ba (vần chéo) Con nhớ lắm, con nhớ nhiều ... Ba đó Ở nơi xa, Ba có nhớ con không ? Những buổi trưa mưa, những chiều lộng gió Con nhớ Ba, nhớ quá, nhớ vô cùng Ḍng sông quê hương (vần ôm) Sáng hôm nay em đứng lặng nh́n sông Ḍng nước trắng mênh mông im lặng chảy Hai bên bờ, gió lay hàng lau sậy Nằm xa xa, xanh mướt những ruộng đồng Tôi nói vói qua rào: - Vậy là Trúc đă giàu rồi. Biết 4 cách để làm thơ Mới. Mà phàm cái ǵ đă gọi là Mới th́ nó có quyền và có bổn phận phải mới hoài. Như có một cách này ông Xuân Diệu hay dùng: chữ chót của câu 4 vần Trắc sẽ hiệp vần với chữ chót câu 1 của đoạn thơ tiếp sau. Đây: Là thi sĩ nghĩa là ru với gió Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây Để linh hồn ràng buộc với muôn dây Hay chia xẻ bởi trăm t́nh yêu mến ..... Đây là quán tha hồ muôn khách đến ...... Có ông đặt câu thơ chỉ 2 chữ: Sương rơi nặng trĩu trên cành dương liễu ...... Có ông xếp bài thơ thành h́nh thoi: Mưa Lưa thưa Ai khóc tả tơi Giọt lệ t́nh đau xót ..... Long lanh trong tim hoa Ai ươm mơ sầu Ôi mong manh Trong tim Ta - Nhưng thôi, biết chơi đại khái vậy là đủ rồi. Im lặng một giây. Chợt giọng Trúc bên kia rào: - Thầy này. .... Khi t́m chữ để hiệp vần, nhiều ư ḿnh định nói th́ chữ dùng lại không chịu hiệp đúng vần, nên con chắc người làm thơ nhiều khi đành nói sai sự thiệt. Buổi sáng chia tay nghe tiếng b́m bịp kêu, nhưng v́ câu trên là "lệ buồn hoen mắt người đi", phải hiệp vần i nên đành lấy con chim họa mi thay con chim b́m bịp: "Thôn xa vẳng tiếng họa mi đổ dồn". Đi trong vườn phải vạch lách nhánh lá, nhưng v́ cần vần Bằng mà đành đổi lại là nâng niu cành hoa ! Do vậy khi đọc thơ, con khen tác giả có tài, khéo lựa chữ hay, tạo dựng h́nh ảnh đẹp chớ con chưa tin đó là sự thấy thiệt, cảm xúc thiệt. Tôi thật không ngờ cô bé giỏi Toán giỏi Lư mà lại cũng tinh tế về văn chương như vậy. Cô Hélène trong bài thơ của Ronsard, khi già ngồi bên ḷ sưởi dưới ánh đèn, có thể vừa quay tơ vừa đập muỗi, nhưng v́ chữ đập muỗi trong tiếng Pháp chiếm tới 3-4 âm chẳng hạn mà số âm c̣n thiếu chỉ có 2, nên ông phải dùng chữ kéo sợi, 2 âm để thay. Nh́n Trúc hôm nay làm dáng có băng đô hồng, tôi đùa: - Nhưng khi làm thơ tặng "ảnh" th́ không được v́ kẹt vần, dùng chữ vụng mà làm ảnh buồn. Chẳng hạn: Yêu anh, em nhớ giọng ḥ Nghe du dương tựa ... tiếng ḅ đ̣i rơm Trúc và tôi cùng cười. Tôi tiếp: - Chỉ v́ kẹt vần thôi, nhưng mà "ảnh" đâu có chịu hiểu dùm. Em muốn ví giọng "ảnh" du dương như giọng Ngọc Sơn, giọng Tú Trinh, nhưng âm ƠN (Sơn) âm INH (Trinh) đâu có hiệp vần được với O (ḥ) ? Khổ quá ! Trúc mắc cỡ: - Thầy thiệt ! HẾT |
The Following 2 Users Say Thank You to hoatigon208410 For This Useful Post: | ||
Cá chuồn (12-03-12),
VỀ MIỀN TRUNG (11-03-12)
|
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|