|
|
#1
|
||||
|
||||
Khúc tâm t́nh của người với hoa
KHÚC TÂM T̀NH CỦA NGƯỜI VỚI HOA
(Nhân đọc bài thơ “HOA HUỆ” của tác giả Hồng Hà) Nắng Xuân Vẻ đẹp của thiên nhiên luôn là đề tài bất tận của thi nhân. Một nhành huệ trắng tươi xinh, tinh khiết, mịn màng như hoa tuyết, d́u dịu tỏa hương phảng phất canh khuya đă đánh thức tác giả Hồng Hà (Nguyễn Tam Lược). Thưởng hoa và ngây ngất vị đời đă thôi thúc nhà giáo về hưu ở lứa tuổi thất tuần này cầm bút viết bài thơ “HOA HUỆ”. Bài thơ đă được đăng trên tạp chí Văn Nghệ Cần Thơ số 29 và tuyển chọn trong Thơ Luật Đường Cần Thơ Tập đầu của Chi nhánh UNESCO Thơ Đường Cần Thơ, do NXB Văn Nghệ TP. Hồ Chí Minh cấp giấy phép phát hành năm 2005. Bài thơ vừa nói lên cảm xúc được ḥa quyện trong cỏ cây hoa lá, vừa nói lên khát vọng về một cuộc sống thanh b́nh, thảnh thơi, an hưởng tuổi già. Quí vị hăy tạm quên đi những lo toan đời thường, hướng về đây, để lắng nghe khúc tâm t́nh của người với hoa. "Mảnh mai cành huệ trắng tươi xinh Giữa vạn ngàn hoa, khép nép ḿnh" Bố cục bài thơ rất chặt chẽ, mẫu mực như một bài thơ Đường cổ. Câu phá đề thật khéo, vừa cho biết tên, vừa gói gọn những nét đặc trưng rất ấn tượng của loài hoa trắng, nhỏ nhắn, xinh tươi. Câu thừa đề tiếp tục cung cấp thêm vẻ khiêm tốn và nét e lệ thầm kín rất nữ tính của hoa thể hiện sự quan sát tinh tế và nghệ thuật ẩn dụ của tác giả. Nếu để ư thật kỹ sẽ thấy chữ “nhành” được sử dụng thay chữ “cành” nghe giàu chất thơ hơn. "D́u dịu hương trinh, khuya tỏa ngát Mịn màng màu tuyết, sớm lung linh" Có một sự logic hài ḥa giữa nội dung và h́nh thức ở hai vế đối, “d́u dịu hương trinh” diễn tả tính nết dịu dàng, “mịn màng màu tuyết” lại ngợi ca vẻ đẹp thuần khiết, kiêu sa. Đặc biệt cặp từ láy “d́u dịu”><”mịn màng” không những đối rất đắt, rất chỉnh mà việc chọn và sử dụng từ có thể nói là đạt mức tối ưu. Ở đây không thể chọn thay thế được hai cặp từ nào có lư hơn thế. Giá như “phảng phất” được chọn để đối với “lung linh” thay cho “tỏa ngát” th́ quả là trác tuyệt. Động từ “tỏa” trở nên quá “lộ liễu” nếu so với nghệ thuật sử dụng động từ ẩn rất cao siêu ở câu sau. "Hiền ḥa, rạng rỡ ngời dương ánh Thùy mị, đoan trang rạng nguyệt h́nh" Cặp câu luận vừa tiếp tục ngợi ca vẻ đẹp nội tâm vửa sử dụng thủ pháp so sánh để nâng lên ư nghĩa mà hoa đă đem đến cho đời. Nếu được đóng góp cho tác giả th́ suy nghị mạo muội của tôi là: “Hiền ḥa” sử dụng để bổ nghĩa cho “ánh” th́ chưa đắt, hơn nữa ở câu sau trong “Thùy mị, đoan trang” tưởng như đă chứa đựng “hiền ḥa”, có thể “nguy nga” hoặc “huy hoàng” sẽ hợp lư hơn chăng. “Dương ánh” và “nguyệt h́nh” nghe khá cổ kính và gượng ép chút đỉnh bởi sử dụng từ Hán Việt và đảo ngữ. Giả sử thay đổi đôi chút nghe như có vẻ khiêm nhường hơn,bài họa (Dịu dàng, lịch lăm, đoan trang nết/ Duyên dáng, mảnh mai, yểu điệu h́nh), lại không đạt được bút pháp so sánh. Ở câu 6 rất khó có thể chọn được cặp tính từ nào đẹp hơn “thùy mị, đoan trang” v́ vậy, nếu phải cân nhắc giữa đối cho thật “xuya” và ư cho thật đắt th́ thông thường, mọi người vẫn nghiêng về ư hơn. Tôi hoàn toàn tán thành và trân trọng quyết định này của tác giả. “Dương ánh” và “nguyệt h́nh” đối nghe chan chát, nâng hoa lên ngang tầm vũ trụ, sánh với hai tinh cầu được xem là công tŕnh tuyệt diệu của tạo hóa. Điều đó thể hiện sự lăng mạn đang ở mức cao trào. “Mong được hồn thơ như huệ nhỉ Thỏa ḷng trao bạn gửi tâm t́nh” Hai câu kết như lời thỏ thẻ gửi gắm ḷng biết ơn ư nhị chỉ với riêng hoa. Thế mới biết sự khát khao cháy bỏng của đam mê! Huệ bây giờ đă thoát tục, Huệ bây giờ là bạn, Huệ bây giờ đâu chỉ c̣n là hoa. Hoa hay bóng h́nh cô gái ẩn trong hoa? Cho phép tôi được khép lại ḍng cảm nhận của ḿnh bằng một câu hỏi mà biết chắc rằng khó nhận được lời hồi đáp. N.X.
|
|
|