NguyetVien


Trở lại   Nguyệt Viên > Vườn Thơ > Thơ Quán
Nạp lại trang này Bích Khê, “thi sĩ thần linh” - “thơ lơa thể”

Thông Báo
Hướng dẫn cách đăng kư nick tham gia Nguyệt Viên
Cuộc thi thơ Đường Luật "T́nh yêu 2020""
Lời cảm ơn và h́nh ảnh của chuyến đi "Thương về Miền Trung 2010"

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 06-01-11, 10:31 AM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.803
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định Bích Khê, “thi sĩ thần linh” - “thơ lơa thể”

Bích Khê, “thi sĩ thần linh” - “thơ lơa thể”
Thi sĩ Bích Khê (1916-1946)

Bích Khê đă đặt Dâm ngang hàng với Đẹp, và như thế với ông đó là một phạm trù thơ. Tên phạm trù đó, loại thơ đó Bích Khê cũng đă đặt: thơ lơa thể. Và ông tự nguyện hiến ḿnh cho loại thơ này.

I. Xác thịt lên ngôi thần

Nàng Thơ của Bích Khê là một người “đẹp và dâm”. Chân dung nàng luôn được thi nhân tŕnh bày ở dạng lơa thể, khỏa thân. Nh́n vào đó ta thấy Nàng đẹp.

Đẹp một cách tổng quát:
Nàng là tuyết hay da nàng tuyết điểm
Nàng là hương hay nhan sắc lên hương
Mắt ngời châu rung ánh sóng nghê thường
Lệ tích lại sắp tuôn hàng đũa ngọc
Đêm u huyền ngủ mơ trên mái tóc
Vài chút trăng say đọng ở làn môi (I)
(Lơa thể)
Đẹp ở “cặp đùi non, một vẻ tơ mơ một vẻ ngon”.

Đẹp ở cặp mắt “xanh tợ ngọc”, “đa t́nh ngời sắc kiếm”, “kho tàng muôn châu báu”. Bích Khê thấy Hai mắt ấy chói hào quang sáng ngợp / Dẫn ta vào thế giới thiêng liêng. Đó là ánh sáng soi đường thơ cho nhà thơ. Cặp mắt và bầu vú là hai ám ảnh thơ của Bích Khê, xuất phát từ cách nh́n lơa thể thơ của ông. Nhiều nhà thơ mới đă ca ngợi đôi mắt phụ nữ, nhưng nói đến vú th́ h́nh như chỉ Bích Khê là một.

Đẹp ở đôi bầu vú:
Những vú nơn: đồi cong thon, nho nhỏ
Với đôi ḍng suối sữa trắng như tinh

(Sắc đẹp)
Vẻ chi mănh liệt nhưng êm ái
Trong cặp tuyết lê ướm dậy th́

(Châu)
Bích Khê nói nhiều đến đôi vú Người Nữ, của Nàng Thơ. V́ với ông đó là nguồn thơ. Ông làm thơ tức là ông “nút” vú, “nút” tinh chất của Người Nữ, của Nàng Thơ, là t́m chất quư thơm tinh mùi khoái lạc. Động từ “nút” của tiếng địa phương miền Trung được dùng nhiều trong thơ Bích Khê là liên quan đến cảm hứng cảm xúc này của nhà thơ. Thêm một trạng từ địa phương nữa thường được dùng đi cùng động từ này - “nư”. Nút cho nư, đă nư, tức là nút đến no nê, tràn đầy, thỏa măn. (Hàn Mặc Tử cũng hay dùng những từ này).

Với cô gái trong một bức tranh lơa thể:

Hai vú nàng! Hai vú nàng! Chao ôi!
Cho tôi nút một ḍng sâm ngọt lộng
Với “người em lăng mạn” trong một bức ảnh:
Anh tính ôm chầm lấy mắt mơ
Lấy môi lấy má... lấy ngây thơ
Để anh nút ớn mùi hương ấm
Của một t́nh yêu giận hững hờ
Với “một cô đào hát bộ”:
Tôi chợt ôm cô trong giấc mộng
Nút bao thanh khí, đă nư thèm...
Cả với một cảnh vật mùa xuân Bích Khê cũng “vú hóa” theo cảm hứng này: “Nâng lên núm vú đồi / Sữa trăng nhi nhỉ giọt”. Từ đó mùa xuân mới chảy vào thơ ông thành xuân tượng trưng. (So sánh với Hàn Mặc Tử cũng viết về đồi và trăng: Ngả nghiêng đồi cao bọc trăng ngủ / Đầy ḿnh lốm đốm những hào quang. Hai cách viết thơ khác hẳn nhau, một bên là đi vào liên hệ bên trong, một bên là nhân hóa cảnh tượng bên ngoài).

Đẹp ở da thịt “nức một đường thơm một điệu êm”, tỏa một mùi hương “c̣n thơm hơn chất xạ”, khiến thi nhân muốn “Cho ta xin trong một tối du dương / Muôn thớ đàn run trên da thịt tuyết”. Da thịt tuyết này c̣n hiện ra ở tràng cánh trắng của đồ mi hoa, trong khi Đài nộn nhụy hóa nguồn trinh tinh khiết. Và Bích Khê phổ cả cảm hứng nhục thể vào bầu trời khi từ đỉnh Ngũ Hành Sơn nh́n lên:
Có ai biết trên cao
Da trời màu thịt sứa
Da trời se chất sữa
Truyền cảm hứng mênh mông

(Ngũ Hành Sơn - bài hậu)
Đến cả mộng của ông cũng là “mộng lạ”. Các nhà thơ mới hay mộng, mà mộng gặp tiên, gặp người đẹp, chuyện ấy đă thường. Bích Khê cũng mộng, trong mộng cũng gặp các nàng “giai nhân hiện dưới bóng hằng nga” (một motiv quen thuộc, như đă thành một cliché của thơ lăng mạn), rồi cũng tả sắc đẹp của người đẹp ở mắt môi dáng đứng dáng đi. Đột một cái, hai câu kết bài “Mộng lạ”: Ôi đi! Đoàn tiên lột khỏa thân / Hoan hô xác thịt chiếm ngôi thần. Thế là tiên đă thành người trần. Mộng đă thành thực. Thơ tiên đă thành thơ phàm. Ở một bài khác (Hiện h́nh) trước khi thấy Một người thiếu nữ hiện trong trăng th́ thi nhân đă ngửi thấy Thơm tho mùi thịt bắt say ngà! Ông tự nhận Hồn tôi mất cả đồng trinh v́ mê luyến những h́nh thiên nga. Cho nên trong một lần Mơ tiên ông đă những muốn đi cướp mây trời / vén ra cho thấy một vài nường tiên để coi hồn đương say nghiền / đă nư khoái lạc trong miền chiêm bao. Khoái cảm nhục thể của Bích Khê quả là mạnh trong thơ ông. Đến mức một trái cây như trái măng cụt cũng thành ra da thịt người dưới mắt ông, múi mát tợ thịt thơm, và ăn nó như là bú vú vậy, mùi sữa mớm vô răng.

Bích Khê có hẳn một bài thơ đặt tên là Xác thịt:
Tôi vồ người như một miếng mồi ngon
Miệng ngậm hờn riết chặt lấy môi son
Mắt đổ lửa lườm qua làn sóng sắc...
Tôi giật nẩy rồi cười lên sặc sặc
Hai tay cào đôi vú trắng như bông
Hàn Mặc Tử cho rằng đọc những vần thơ ấy “giây thần kinh và gân huyết ta rung động say mê bởi những làn khoái lạc của xác thịt nóng, thơm, ran ran lên cả người” (II).

Như vậy, xác thịt được đặt lên ngôi thần, được đưa vào ngôi chủ thơ. Đó là Bích Khê. Ông “hoan hô” cái sự đó, nghĩa là ông thấy ở đó nên thơ và đáng thơ.

Nàng thơ của Bích Khê hiện h́nh trong thơ ông qua tên gọi phiếm chỉ những người phụ nữ khác nhau. Duy chỉ có một nàng được ông gọi thẳng tên và nhắc đến nhiều lần với niềm yêu thương, trân trọng. Đó là nàng Xuân Hương.

Ông gặp nàng ở bến sông Ngân:
Ô! Nàng Xuân Hương ngực để trần
Ngâm bài “Vấn nguyệt” tiếng trong ngần
Nh́n xuống nhân gian cười như điên

(Nghê thường)
Ông muốn xuống địa ngục trong cơn ăn mày cảm hứng “Đặng ngủ nhờ một đêm với Xuân Hương”. Ông nằm mộng “Th́ mộng: Xuân Hương nường đă đến / Thưa cô, dáng nguyệt tuyết c̣n vương”.

Và ông có hẳn một bài thơ nhan đề Hồ Xuân Hương mời nàng nữ sĩ về làm vợ ḿnh, gọi bà là người vợ trong thơ. Ông đồng điệu tri âm với nữ sĩ trong loại thơ đặc sắc của bà mà chắc ông muốn học theo: Văn chương quán thế không ai biết / Trong mộng ḿnh về thưởng với tôi. Xuân Hương trong mắt Bích Khê vẫn măi đẹp.
Đêm nay nửa gối nghiêng nghiêng mộng
Muôn dặm người xa đă thấy về
Xanh liễu ngoài sân vừa đổi biếc
Màu thi sắc lá đọ dung nghi
Phải chăng Bích Khê thấy ở Hồ Xuân Hương sự đồng điệu với ông trong quan niệm thơ lơa thể - đẹp và dâm? Nàng thơ là người đẹp, nhưng cái đẹp đó phải được thức dậy, được sống động ở nhục thể, ở da thịt, ở ân ái. Có là mộng, là thiên tài, th́ cũng phải Trên hỗn độn khỏa thân. Thơ, với Bích Khê, là da thịt biến ra thơm, là Bắn tinh ra trộn trạo giữa nguồn hương khi Cả địa ngục đi vào trăm lỗ hổng, là Hợp tinh khí chảy ra thành chất ngọc. Ông nói thẳng ra những điều Hồ Xuân Hương thể hiện lấp lửng hai mặt. Ông tuyên bố:
Ôi! say khướt mới dào muôn ư tứ
Ôi! điên rồ mới ngợp ánh chiêm bao
Ôi! dâm cuồng mới biết giá trăng sao! (III)
Duy tân thơ của Bích Khê, v́ thế, là thơ lơa thể.

II. Thơ lơa thể

Sự đậm đặc những h́nh ảnh, cách nói về thân xác và hoạt động thân xác ở thơ Bích Khê như ta đă thấy không hề là ngẫu nhiên. Bích Khê có lẽ là nhà thơ ‘ca tụng thân xác” say sưa và nồng nhiệt nhất thơ Việt. Có thể có yếu tố phân tâm học bệnh lư của Bích Khê ở đây. Nhưng cái chính, đó là một quan niệm thơ của ông.
Sau khi tắm, tác phẩm của Auguste Renoir (1841-1919)

Văn học lăng mạn Việt Nam (Tự Lực Văn Đoàn và Thơ Mới) có một đóng góp cách tân lớn là xác lập và đề cao cái đẹp thể chất của con người. “Dâm” trong “đẹp và dâm” của Bích Khê có thể hiểu theo nghĩa này, như những câu thơ, đoạn thơ tôi dẫn ra trên đây đă cho thấy. Nhưng như đă nói, mệnh đề này c̣n là quan niệm thơ của Bích Khê, và như thế để hiểu rơ nó th́ cần đặt nó vào hệ thống của “trường thơ B́nh Định”. Hàn Mặc Tử chủ trương thơ Điên. Chế Lan Viên làm thơ Loạn. Thơ Điên, thơ Loạn, “cái ǵ của nó cũng tột cùng”, “cái ǵ nó nói đều có cả” (Chế Lan Viên). Bích Khê ở trong môi trường này cũng sẽ làm thơ theo không khí và tinh thần đó. Tập Tinh huyết của Bích Khê là do Hàn Mặc Tử đề tựa sau khi đă “khích” bạn ḿnh sáng tác “đợt hai” và Hàn đă rất ca ngợi đợt sản phẩm mới này của bạn (IV). Tinh huyết có ba phần: Nhạc và lệ, Đẹp và dâm, Cuồng và ánh sáng, nhưng tôi thấy tinh thần của phần giữa là quán xuyến cả tập. Như vậy có thể nói Bích Khê làm thơ Dâm, hiểu theo nghĩa ông phơi mở và đề cao thân thể phụ nữ và các hoạt động thân thể mà ông tụng ca là Đẹp, là Thơ. Giống như thơ Hồ Xuân Hương bị coi là dâm nhưng đó thực là thơ ca ngợi vẻ đẹp cơ thể phụ nữ và đ̣i quyền sống cho thân xác con người trong t́nh yêu đôi lứa. Ở đây không cần phải biện hộ ǵ cho chữ Dâm cả, Bích Khê đă đặt Dâm ngang hàng với Đẹp, và như thế với ông đó là một phạm trù thơ. Tên phạm trù đó, loại thơ đó Bích Khê cũng đă đặt: thơ lơa thể. Và ông tự nguyện hiến ḿnh cho loại thơ này.
Thơ lơa thể! Giai nhân tuần trăng mật
Nữ thần ơi! Ta nô lệ bên người
Điên - Loạn - Dâm, có thể coi đó là đặc trưng của “trường thơ B́nh Định” với nghĩa bộc lộ hết ḿnh và tột cùng, cả thể chất và tinh thần, trong cơn sáng tạo quyết liệt. Bởi thế, đọc thơ họ, một nhà phê b́nh nhạy cảm và tinh tế như Hoài Thanh cũng phần nhiều chịu bó tay. Ông “mệt lả” khi theo Hàn Mặc Tử. Ông thấy Chế Lan Viên là “niềm kinh dị”. Với Bích Khê ông thú nhận là đành “kính nhi viễn chi”. Tất nhiên, phải nói thêm ở đây, mỹ cảm của Hoài Thanh là nằm trọn trong chủ nghĩa lăng mạn, mà các nhà thơ “trường thơ B́nh Định” th́ ít nhiều đă vượt sang chủ nghĩa tượng trưng.

Thơ lơa thể, đó là hồn và xác. Đó là lăng mạn và tượng trưng. Thơ Mới đến Bích Khê và nhóm thơ B́nh Định đă vượt qua những cảm xúc lăng mạn thời kỳ đầu để tiến tới những biểu hiện của tượng trưng, siêu thực về sau. Theo nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu, Thơ Mới Việt Nam (xét dưới góc độ: “Sự tương hợp giữa Thơ Mới và Thơ Pháp trong cuộc giao thoa của hai văn hóa Việt Nam và Pháp nửa đầu thế kỷ XX”) có hai làn sóng. Làn sóng thứ nhất “chịu ảnh hưởng chủ yếu của thơ lăng mạn Pháp nửa đầu thế kỷ XX”. Lớp nhà thơ thuộc làn sóng này viết diễn cảm. Làn sóng thứ hai “chịu tác động sâu sắc của Baudelaire và những nhà thơ tượng trưng chủ nghĩa Pháp”. Lớp nhà thơ của làn sóng này viết diễn đạt cái tương hợp (V). Bích Khê là nhà thơ mới thuộc làn sóng thứ hai. Đẹp và dâm, vừa là sự đối nghịch, vừa là sự tương hợp. Thơ cũng vậy. Thơ lơa thể của Bích Khê là vậy.

Có hiểu thế ta mới hiểu v́ sao bài thơ nhan đề Trái tim của Bích Khê lại kết thúc bằng hai câu thơ có hai gạch đầu ḍng, trong đó câu cuối cùng rất gây “sốc” khi mới đọc qua (và có thể là “tục” nữa nếu ai muốn nghĩ thế).

- Yêu bằng mộng là mơ tim sáng láng

- Đây sự thực trần truồng nằm giữa háng!

Hai cái gạch đầu ḍng cho phép hiểu hai câu thơ này như một cặp câu đối thoại. Ở đoạn hai của bài thơ đă có cuộc đối thoại của “tôi” với “cô”. Tôi ăn mày chỉ một trái tim thôi / Lạy tứ hướng cô mới chịu cho tôi / Cô vùng vằng là tôi không có thả... Tiếp đó là hai câu độc thoại: Ḿnh say chưa? Ḿnh đă thật say sao / Có lảo đảo, có điên cuồng đấy chứ? Và sau ba câu để trong ngoặc đơn vừa như giải thích, vừa như tuyên ngôn mà tôi đă dẫn ở trên (Ôi! say khướt...) là đến hai câu gạch đầu ḍng này kết thúc bài thơ. Có thể hiểu câu Yêu bằng mộng... là lời cô gái chăng, và câu Đây sự thực... là lời “tôi”-chàng trai chăng. Cũng có thể hiểu cả hai câu là hai ư nghĩ vật lộn, đan xen trong tâm trí của ‘tôi” chăng. Hiểu cách ǵ th́ cũng thấy toát lên một ư là Bích Khê trong thơ rất ám ảnh và ám gợi thân xác, nhục thể. Ngay trong bài này đă có câu Đây xác thịt ớn lên v́ đă mệt. Đọc kỹ cả bài thơ Trái tim th́ thấy đó như không phải nói trái tim, mà nói chuyện thân xác.

Yêu thực là yêu bằng cả t́nh cảm và nhục thể. Có lẽ đối với Bích Khê thơ đẹp là thơ phải có dâm, là mộng cộng sự thực. Có thể thấy rơ điều này qua một phép so sánh hai bài thơ của Bích Khê và Hàn Mặc Tử, hai người bạn thơ gần gũi thân thiết và có nhiều điểm tương đồng. Cả hai bài cùng viết về đề tài tân hôn, cùng đều bốn khổ. Nhưng cảm hứng th́ khác hẳn. Hàn Mặc Tử nghiêng về mộng nhiều hơn, sợ khi đă qua đêm tân hôn rồi th́ Không c̣n ư nhị ban đầu nữa / Sẽ chán chường và sẽ chán chê.
Cho nên tôi tưởng tối tân hôn
Chưa tới, c̣n xa để được buồn
Để sống trong niềm thương nhớ đă
Để c̣n mường tượng đến giai nhơn (VI)
Một tâm trạng rất lăng mạn chủ nghĩa! Tâm trạng này của Hàn Mặc Tử cũng là của Vũ Hoàng Chương trong bài thơ cũng có tên là Tối tân hôn. Họ Vũ coi đó là sự bắt buộc rời xứ Mộng, là từ thiên giới thanh cao phải quay về hạ giới nhơ bẩn. Tối tân hôn là thời điểm mộng chết.
Hai xác thịt lẫn vào nhau mê mải
Chút thơ ngây c̣n lại cũng vừa chôn
Khi tỉnh dậy, bùn nhơ nới Hạ giới
Đă dâng lên ngập quá nửa linh hồn (VII)
Bích Khê th́ khác, ông nh́n thẳng và phơi bày sự thực: Họ tưởng tân hôn êm ấm lạ / Không hay sao ốm lả hoa tàn... / Họ tưởng tân hôn êm ấm lạ / Không hay xuân kín vỡ màn trinh... Và thi nhân chúc mừng đôi lứa tân hôn:
Mộng rớt đêm nay như chất ngọc:
Người ta say nghiến những men t́nh
Tôi hoan hô - phút giây thần diệu
Chết giả nhưng cười trắng thủy tinh
Có ẩn ức tâm lư ǵ ở đây không, nhưng về thơ th́ rất baudelaire! Và cũng như lần đầu hoan hô xác thịt, lần này ông lại hoan hô tối tân hôn. Với ông, những ǵ liên quan đến nhục thể là đáng ngợi ca và đáng làm thơ.

Hàn Mặc Tử gọi Bích Khê là “thi sĩ thần linh”. Ông cho thơ Bích Khê ở tập Tinh huyết có ba tính cách: 1) Thơ tượng trưng, 2) Thơ huyền diệu, và 3) Thơ trụy lạc. Nhận xét về thơ trụy lạc của bạn ḿnh, Hàn viết: “Ở địa hạt dâm cuồng này, ta thấy thi sĩ Bích Khê hoàn toàn là Baudelaire. V́ trong tác phẩm chàng, gợi dục t́nh th́ ít, mà làm cho người ta ghê rợn đến gớm guốc cái cảnh trần truồng khả ố th́ nhiều” (VIII).

Điều này không hẳn đúng. Loại thơ nhục thể của Bích Khê một mặt, thể hiện niềm khát sống, niềm hoan lạc trần thế của con người nói chung, của chính nhà thơ nói riêng. Mặt khác, Bích Khê đă nâng khoái cảm nhục thể ấy lên thành một nguồn cảm hứng, một mỹ học thơ. Thơ “lơa thể” của ông đọc lên không thấy gợi dục t́nh theo hướng xấu xa, điều này Hàn Mặc Tử nói đúng, nhưng cũng không hề gợi cảm giác ghê rợn, gớm guốc. Đọc chúng, ta được khoái cảm tổng hợp của sự tương giao âm thanh, màu sắc, hương thơm như một đặc tính cốt yếu của thơ tượng trưng. Tính chất “thần linh” của Bích Khê, nếu có, th́ không chỉ ở những bài thơ huyền diệu, siêu thoát, mà ở cả chỗ này nữa: ông nói tục mà thanh, ông nói những điều khó nói mà nói được một cách tự nhiên, thanh thoát. Ta hiểu thêm một lư do nữa v́ sao ông thích thú và gần gũi với Hồ Xuân Hương đến vậy. Và ta cũng hiểu v́ sao Bích Khê lại gọi Baudelaire là “Vua Thi Sĩ”, v́ ông đă học được bao nhiều mùi thi vị ở tác giả Hoa Ác (Les Fleurs du Mal):
Có những mùi hương mát như da thịt trẻ con
Êm nhẹ như tiếng sáo, xanh mướt như cỏ non
Và những mùi hương oanh liệt, phong phú và trụy lạc
- Tỏa khắp không gian như những cái vô hạn, vô cùng
Như nhựa thơm, như xạ, như hương trầm
Hát ca những khoái lạc của tinh thần và thể xác (IX)

(Bản dịch của Vũ Đ́nh Liên)
và ông muốn phà hơi lên cho mùi thi vị đó từ Baudelaire truyền nhiễm thấu trần ai (Ăn mày).

Cuối cùng, tất cả tan ḥa, khi Nàng bước tới...
Nàng! nàng! nàng! không có nữa châu thân
Xác là mộng mà t́nh là tuyệt đích
Hỡi không gian! hăy tan ra tiếng địch
Của ḷng yêu ca ngợi tuyệt vời cao
Hỡi trần gian! hăy chết ngột trong sao
Cho chân lư ngời ra như lưỡi kiếm
Cho t́nh ta xô dồn sang cực điểm
Và hào quang khiêu vũ với hào quang...
Thân xác, nhục thể tắm gội trong một tâm hồn mang khí vị thần linh của thi sĩ đă biến thành hào quang lung linh. Thơ lơa thể của Bích Khê đă phát quang như vậy. Và đó là phép thơ riêng của ông. Một phép thơ đă để lại những lời thơ đầy hơi hám, nghĩa là có mùi vị, nghĩa là không bị tiệt trùng, nghĩa là sống, mà Bích Khê tin chắc là tay khách đa t́nh sẽ chuyển trao. Niềm tin của ông đă thành sự thực. Thơ lơa thể của ông một thời gian dài bị im lặng, nay được đem ra đọc, và c̣n nói được nhiều điều cho thơ và các nhà thơ hôm nay.

Hà Nội rằm Giêng Bính Tuất (2006)
Phạm Xuân Nguyên (báo điện tử Vietnamnet)

Ghi chú: Bài này đă đọc tại hội thảo Thơ Bích Khê do Hội Nhà văn Việt Nam và Hội văn học nghệ thuật Quảng Ngăi tổ chức tại thị xă Quảng Ngăi (20-21/2/2006) và đă đăng tạp chí Nghiên Cứu Văn Học (Viện Văn Học) số 4/2006.

....................

Chú thích:

(I) Tất cả thơ Bích Khê dẫn trong bài này đều rút từ sách Thơ Mới 1932 - 1945, tác giả và tác phẩm, Nxb Hội Nhà văn, H. 1999, tr. 265 - 346.

(II) Hàn Mặc Tử. Bích Khê, thi sĩ thần linh, in trong sách: Tuyển tập phê b́nh, nghiên cứu văn học Việt Nam (1900 - 1945), Nxb Văn Học, 1997, tập IV, tr. 140 - 141. Đây là bài Hàn Mặc Tử viết tựa cho tập Tinh huyết. Điều đáng chú ư là bài thơ Xác thịt này không thấy có trong Tinh huyết in ở sách Thơ Mới 1932 - 1945, tác giả và tác phẩm. Mấy câu thơ trên tôi lấy từ bài của Hàn Mặc Tử.

(III) Trong bài tựa Tinh huyết của Hàn Mặc Tử (Sđd, tr. 142) mấy câu này được dẫn khác:

Có say khươt mới dào muôn tứ ngọc

Có điên rồ mới hớp ư trăng sao

Có dâm cuồng mới dâng cả lên cao

Nơi chu lưu một nguồn thơ bất tuyệt

Theo bản này th́ càng thấy rơ ư của Bích Khê hơn.

(IV) “Suốt trong một năm 1938, tôi hết sức khích lệ chàng, mong mỏi ở chàng một thi sĩ xuất sắc, cao cường. Cái hy vọng của tôi sốt sắng quá, nóng nảy quá, đă một lần đưa tôi vào sự chán chê và tức bực. Gần cuối năm ấy, chàng gửi ra cho tôi nhiều thơ, mà tôi chẳng lựa được bài nào cả. Tôi gửi trả lại chàng kèm với bức thư mà tôi dùng rất nhiều lời khiêu khích mỉa mai (cốt làm cho chàng tức). Quả nhiên chàng giận run người lên và vội trả lời, thề với tôi rằng: Trong sáu tháng sẽ trở nên một thi sĩ phi thường, bằng không sẽ chẳng bao giờ nghĩ đến làm thi sĩ nữa. Ngờ đâu sự hằn học của chàng bật nẩy thiên tài của chàng ra. Không đợi đúng sáu tháng, chỉ trong ṿng ba tháng thôi, chàng đă viết được một tập thơ, viết bằng máu huyết tinh tủy và châu lệ, và tất cả say sưa, đắm đuối của một hồn thi sĩ” (Hàn Mặc Tử. Bích Khê, thi sĩ thần linh, Sđd, tr. 130 - 131).

(V) Đỗ Đức Hiểu. Đổi mới đọc và b́nh văn, Nxb Hội Nhà văn, H. 1999, tr. 153 - 154.

(VI) Thơ Mới 1932 - 1945, tác giả và tác phẩm, Sđd, tr. 154.

(VII) Thơ Mới 1932 - 1945, tác giả và tác phẩm, Sđd, tr. 447.

(VIII) Hàn Mặc Tử. Bích Khê, thi sĩ thần linh, Sđd, tr. 141.

(IX) Il est des parfums frais comme des chairs d'enfants,
Doux comme les hautbois, verts comme les prairies,
— Et d'autres, corrompus, riches et triomphants,

Ayant l'expansion des choses infinies,
Comme l'ambre, le musc, le benjoin et l'encens,
Qui chantent les transports de l'esprit et des sens.

(Correspondances)

Lần sửa cuối bởi phale; 06-01-11 lúc 10:37 AM
Trả lời với trích dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to phale For This Useful Post:
hoatigon208410 (06-01-11), Nguyễn Việt Hà (22-02-11), Nhím con (06-01-11)
  #2  
Cũ 06-01-11, 10:33 AM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.803
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định

PL đọc xong, bó tay.com luôn...
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to phale For This Useful Post:
hoatigon208410 (06-01-11)
Trả lời


Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của ḿnh

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 12:53 PM

© 2007 - 3.8.7 - BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ bài viết của thành viên.