NguyetVien


Trở lại   Nguyệt Viên > Vườn Thơ > Thơ Quán
Nạp lại trang này Mùa xuân bí ẩn trong thơ Văn Cao

Thông Báo
Hướng dẫn cách đăng kư nick tham gia Nguyệt Viên
Cuộc thi thơ Đường Luật "T́nh yêu 2020""
Lời cảm ơn và h́nh ảnh của chuyến đi "Thương về Miền Trung 2010"

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 11-01-11, 02:24 PM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.803
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định Mùa xuân bí ẩn trong thơ Văn Cao

Mùa xuân bí ẩn trong thơ Văn Cao
Theo www.cand.com.vn – 2 năm trước

Trong những ca khúc viết về mùa xuân như bài "Mùa xuân đầu tiên" ta nghe thấy những giai điệu vui, lảnh lót, êm đềm như điệu nhảy trong vũ hội. Thật lạ lùng: có một sự khác biệt giữa mùa xuân trong thơ và nhạc Văn Cao rất rơ rệt.

Ở ca khúc, mùa xuân trong sáng, có thể nói là "trong suốt". C̣n mùa xuân trong thơ Văn Cao luôn mang một vẻ u uất - có lẽ đó cũng là nét khác thường so với cái "mă" của mùa xuân thông thường được coi là khoảnh khắc tươi trẻ nhất trong sự luân hồi của thời gian.

Vào một sáng mùa xuân, khi nói với người yêu "Em ở đây với anh/ cho bớt lạnh sáng mùa xuân náo níu" Văn Cao đă khép lại bài thơ bằng một lời mời mọc "Chúng ta đi vào bí mật của mùa xuân". Bí ẩn ấy, trước hết vẫn là nỗi buồn.

Chiếc xe xác đi qua phường dạ lạc viết vào mùa xuân 1945, thực sự là mùa chết chóc của cả dân tộc. Ngă Tư Sở, xóm ăn chơi, lại là điểm gặp của "bốn ngả âm u". Mưa phùn thơ mộng của xuân Hà Nội trở thành "Tàn xuân nhễ nhại mưa cô tịch".

Có những câu thơ điểm theo nhịp phách của ca nhi, nhưng lại vẳng lên âm thanh của chết chóc: "…Khúc thanh xuân hờ ơi phấn nữ/ Thanh xuân hờ thanh xuân". Hăm hai tuổi, giữa độ tuổi xuân, vậy mà bóng dáng Văn Cao điệp lại h́nh ảnh ông già Đỗ Phủ: "Nhà ta thuê mái gục tự mùa thu/ Gác cô độc hướng về phường Dạ Lạc"…

Cùng một giai đoạn sáng tác trước cách mạng 1945, trong ca khúc, ta lại thấy Bến xuân "réo rắt oanh ca"…, "mùa xuân cùng xây nhà bên suối", mùa xuân của Thiên Thai, nơi "hoa xuân chưa gặp bướm trần gian" và không bao giờ tàn xuân: "Có một mùa đào ḍng ngày tháng chưa tàn qua một lần"… Sau cách mạng, sự khác biệt với thơ càng rơ.

Nhà thơ đă viết một thiên trường ca chiếm hết "cả mùa xuân 1956"- như lời ghi ở cuối bài Những người trên cửa biển. Chương IV mang tên "Những ngày báo hiệu mùa xuân" kết thúc bài thơ có thể coi là vui nhất của Văn Cao. Nhưng đă xuất hiện những tiên cảm u uất, những dự báo.

Bên "những con bói cá/ Đậu trên những dây buồm" nhà thơ thấy "những con bạch tuộc/ Bao tay chân cố d́m một con người"… "Ta muốn gói cuộc đời gọn gàng như trái vải/ Đă thấy loài sâu nằm tṛn trong cuống (…) Làm rỗng những con người lụi dần niềm hi vọng".

Cũng vào năm ấy, ở một bài thơ khác, Văn Cao viết: "Cửa đóng lại từ chín giờ/ Không một cuốn sách chờ đợi/ Dù những ngôi sao đang nở trên trời/ Dù đêm xuân bắt đầu trở lại".
Mùa xuân bí ẩn trong thơ Văn Cao

Bút tích của Văn Cao và Thuư Băng trên bản in tập thơ Lá (1988).

Năm 1957, có một bài thơ dành riêng cho Mùa xuân không nở. Văn Cao nói về ḿnh bằng một câu thơ u ám: "Có bao giờ tôi sống thật mùa xuân của tôi". Tuy nhiên - và điều này cũng minh chứng lại t́nh cảm đối với "tuổi trẻ ngày sau" mà nhiều bạn bè vong niên đă nói về con người ông - dẫu "Mùa xuân qua đi không nở được/ C̣n giữ lại cái mầm trong suốt đời tôi (…) Để phải mọc lên trên mồ hôi những bông hoa trắng nhất/ cho tuổi trẻ ngày sau thấy một mùa xuân đă mất"…

Như để lư giải v́ sao "mùa xuân không nở", năm 1959, bài Trong mùa xuân đời tôi viết về "Những đêm đi trong những ngọn đèn lửa đốt nhà dài từng cây số (…) Tôi đă nh́n thấy chung quanh tất cả/ những con người và con vật/ Dũng cảm và hèn nhát"…

Lạ lùng nhất là mùa xuân năm 1960 trong Năm buổi sáng không có trong sự thật. Ám ảnh phố phường, là những chiếc mặt nạ. "Mọi người đeo mặt nạ đi chơi (…) Những mặt nạ gặp nhau chào hỏi (…) Từng con người/ Vội vàng lau mồ hôi và nước mắt/ Trên những mặt nạ giấy bồi". Đối lập lại, là "gian pḥng trong suốt thuỷ tinh/ Em ở đây với anh/ cho bớt lạnh sáng mùa xuân náo níu".

Dường như càng về sau, mùa xuân ở thơ Văn Cao càng thu lại ở thế giới của hai người: "tạm biệt em/ mùa xuân bỗng thu lại dần ánh sáng" (Mùa xuân, em - 1988). Đây cũng là bài thơ xuân bí ẩn nhất của Văn Cao. Khi nói đến độ dài của mùa xuân, dư vị của câu thơ lại là một cảm giác nặng nề: "Có lẽ cuộc đời chúng ta c̣n đi/ dài như mùa xuân đă đến". Phải chăng v́ nó gắn với cảm nhận mệt mỏi về thế giới bên ngoài?

Nhưng cảm giác về cái khoảnh khắc chốc lát, bay biến của mùa xuân lại chan hoà màu xanh, ánh sáng: "Vừa nghe qua mùa/ tràn vào ngưỡng cửa màu xanh/ chợt em đến/ có lẽ bên ngoài hơi lạnh (…)/ bất ngờ/ một con chim bay qua cửa sổ/ tự nhiên ánh sáng bay đi/ em của anh - nói ǵ được bây giờ/ nói ǵ được bây giờ?”.

Mùa xuân, em, v́ thế, hàm chứa một nghịch lư bí ẩn. Ngay cả h́nh ảnh "em" cũng khác với h́nh ảnh quen thuộc của người đàn bà có "khuôn mặt sáng trong và b́nh lặng" (Khuôn mặt em), giữa mùa xuân lạnh "Thịt da em cho anh sưởi (…) Nghe nhựa mùa xuân/ Những nụ hồng mới nở/ Và mật vừa thơm và ong đă tới" (Năm buổi sáng…); Nàng cũng là người đă dẫn dắt ông đi qua sự huỷ diệt của thời gian: "Và đôi mắt em/ như hai giếng nước" (Thời gian).

C̣n trong bài Mùa xuân, em có lẽ là bài thơ cuối cùng của Văn Cao, năm 1988, ta thấy giữa thi nhân và người đàn bà trong thơ có một khoảng cách: "Ta nói ǵ với nhau không nhớ/ em ra đi (…) ta đợi nhau/ như chờ mùa xuân/ h́nh như/ chỉ c̣n kỷ niệm/ giữa chúng ta/ không c̣n ǵ ở anh". Nhịp thơ đứt găy, ngay kỷ niệm cũng là bức rào chắn. Nàng chợt đến chợt đi, tan biến với "mùa xuân thả trên bàn tay em", khác hẳn với h́nh ảnh người đàn bà măi đọng lại ở những bài thơ kia: "Dĩ văng giữ trong tôi như một mùi cỏ/ Thơm ủ trong tóc người yêu".

Thường khi, người đàn bà trở đi trở lại trong thơ ông gắn với h́nh ảnh sâu thẳm, lắng đọng nhưng cũng tràn đầy, trọn vẹn, trong sáng dường như để bù đắp sự viên măn cho những ǵ khiếm khuyết trong "những ngày dài dằng dặc (…) những đau khổ" của đời thi nhân. Đó là "mảnh trăng những đêm rừng cháy"… là "khuôn mặt em làm giếng/ Để anh t́m đáy ngọc châu".

Bởi vậy, hai h́nh ảnh song song Mùa xuân/ Em đă khiến cho bài thơ này trở thành bí ẩn nhất trong thơ xuân của Văn Cao. Gần như cùng mùa xuân ấy, trong bài thơ Trôi (bài này được ghi đủ ngày và tháng: 16/1/88), h́nh ảnh người đàn bà cũng gợi lại âm hưởng đứt găy, bay biến ấy: "Tôi ôm em trong tay/ em vẫn trôi". Sau đó, không c̣n mùa xuân, chỉ có Ba biến khúc của tuổi 65, Trần trụi, Mùa thu, và "mùa gió Nam thổi" (Tôi ở) - lúc ấy đă là năm 1994, trong "Tuyển tập thơ Văn Cao" đây là bài thơ cuối cùng ông viết.

Trở lại mùa xuân trong ca khúc, v́ sao mỗi lần vút lên, nhạc Văn Cao lại cuốn ta vào những cung bậc dặt d́u, êm đềm, giống như những điệu valses của Brahms, điệu "Tango màu biếc" của Andersen - ngay từ trước Cách mạng tháng Tám? Và tới những ngày chiến tranh chống Pháp, mùa xuân của Sông Lô tràn trề tuôn chảy như một vũ khúc của J. Strauss: "Mùa xuân tới, nước băng qua ngàn, núi in ven bờ xanh ôm bóng tre"…

Như vậy, không thể đơn giản giải thích không khí u uẩn bao trùm thơ xuân Văn Cao bằng hoàn cảnh xă hội. Có thể nói v́ nhạc của Văn Cao chủ yếu được sáng tác thời trẻ, c̣n sau này ông coi "Nhạc là mối t́nh đầu bị phản bội" chăng? Cũng có thể v́ nhạc của Văn Cao hướng ngoại, c̣n thơ là nơi "tôi đi qua tôi", là "một nửa mặt" của thi nhân đầy mâu thuẫn như biển trong thơ ông, tràn ngập mênh mông nước, vậy mà vẫn "thành người khổng lồ kêu khát suốt ngày đêm"?

Một tác phẩm nghệ thuật lớn luôn chứa đựng nét bí ẩn. Vẻ đẹp ở Mona Lisa, là ở nụ cười bí ẩn. Gợi lên vẻ u uẩn của mùa xuân không nói hết, thơ ông là "ngàn đáy sâu tới đáy không cùng", là "Vô cùng biển cả/ những tiếng vang không bao giờ đáp lại"

(St)
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to phale For This Useful Post:
hoatigon208410 (11-01-11)
Trả lời


Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của ḿnh

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 02:24 PM

© 2007 - 3.8.7 - BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ bài viết của thành viên.