NguyetVien


Trở lại   Nguyệt Viên > Giao Lưu - Kết Bạn - Làm Quen - Tâm T́nh > Chị Em To Nhỏ
Nạp lại trang này Những thái giám trong hậu cung triều Nguyễn

Thông Báo
Hướng dẫn cách đăng kư nick tham gia Nguyệt Viên
Cuộc thi thơ Đường Luật "T́nh yêu 2020""
Lời cảm ơn và h́nh ảnh của chuyến đi "Thương về Miền Trung 2010"

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 26-05-11, 11:05 AM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.804
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định Những thái giám trong hậu cung triều Nguyễn

Ở Huế, kinh đô cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam, trải qua những biến cố của lịch sử, câu chuyện về những thái giám triều Nguyễn lặng thầm như chính nghĩa trang lạnh ngắt nơi chùa Từ Hiếu.

Như những triều đại phong kiến khác, triều Nguyễn ở Việt Nam cũng tuyển chọn thái giám để giám sát đội ngũ phi tần, cung nữ, hoàng hậu, công chúa. Những người nam giới phục vụ trong cung phải chấp nhận thân phận “không đàn ông cũng chẳng đàn bà”.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, người bỏ nhiều công sức thu thập tài liệu lịch sử và viết sách về triều Nguyễn, việc tuyển chọn thái giám vào cung chủ yếu từ hai nguồn. Một là những cậu bé sinh ra đă không có bộ phận sinh dục nam giới (thái giám tự nhiên). Làng nào có cậu bé như vậy được xem như một điềm tốt, dành để tiến cử cho vua và cả làng đó sẽ được bổng lộc vua ban.

Tuy nhiên, những đứa trẻ “bất lực bẩm sinh” thường khó phát hiện và không an toàn tuyệt đối nên việc tuyển chọn từ nguồn thứ hai khá phổ biến. Đó là những gia đ́nh sinh con nhưng hoàn cảnh quá nghèo khổ, tự nguyện cho con làm thái giám sau khi đă trải qua đau đớn để loại bỏ bộ phận sinh dục nam. Từ đó, những người b́nh thường sẽ mang thân phận thái giám đến suốt đời.

Qua ṿng tuyển chọn, những thái giám nhí được đưa vào cung để một thái giám có thâm niên dạy các nghi thức khắt khe của cung đ́nh, từ việc đi đứng cho đến cách ăn mặc, bẩm, thưa... Có nhiều đứa trẻ mới lên 7 đă được đưa vào cung học phép tắc thái giám và sống trong cung cấm cho đến già.

Tuy là người để vua sai vặt nhưng trong lịch sử phong kiến Việt Nam có những thái giám được triều đ́nh trọng dụng và nhờ có tài, họ nổi tiếng trong chuyện triều chính như Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832). Ông là công thần trụ cột của triều Nguyễn, nhà quân sự tài ba, không những giữ vững bờ cơi miền Nam mà c̣n phát huy uy lực với các nước láng giềng, tạo quan hệ buôn bán với người Tây ở Gia Định.

Tuy nhiên, sau khi ông mất, nhiều người ghen ghét đố kỵ đă dựa vào việc con nuôi của ông là Lê Văn Khôi khởi binh chống Nguyễn mà ông bị kết án 7 tội trảm, 2 tội xử giảo, một tội phát quân, cho san bằng và xiềng mộ. Măi đến thời vua Tự Đức ông mới được phục hồi danh dự.

Thời vua Minh Mạng (1820-1841), nhằm tránh t́nh trạng thái giám nổi loạn chuyên quyền trước đó, vua đă ban hẳn một chiếu chỉ riêng dành cho thái giám. Họ chỉ chuyên việc hầu hạ, sai khiến, không được tham dự việc triều chính, không được phẩm hàm quan chức. Ai vi phạm phải trừng trị nặng, không khoan tha…

Từ đó công việc của thái giám chủ yếu để vua sai vặt và quan trọng nhất là làm liên lạc cho vua và các bà vợ trong việc “chăn gối”. Khi vua có ư ngủ với bà vợ nào th́ thái giám sẽ nhận lệnh vua đến thông báo cho bà vợ đó. Việc tuy đơn giản nhưng thái giám phải tuyệt đối giữ bí mật để không xảy ra việc đố kỵ giữa các bà vợ.

Hàng đêm, thái giám lặng lẽ đến pḥng bà vợ được vua chọn ngủ để hộ tống bà đến cung vua. Trong lúc vua và vợ ân ái, thái giám đứng canh gác. Khi cuộc vui đă tàn, thái giám lại hộ tống vợ vua về cung. Công việc trong đêm được các thái giám làm một cách lặng lẽ và mọi hoạt động trong cung cấm diễn ra b́nh thường vào sáng sớm hôm sau.

Theo nhà nghiên cứu Huế Hồ Tấn Phan, vào giai đoạn đầu triều nhà Nguyễn, mỗi triều đại thường có khoảng 200 thái giám. Con số này tùy thuộc vào sự hưng thịnh của từng triều vua. Thời vua Khải Định, công việc của thái giám có phần bận rộn bởi ông vua này mang tiếng “bất lực”, vua thường giao cho các thái giám chăm sóc 12 bà vợ của ḿnh.

Đêm đến, thay v́ đến pḥng các bà vợ, vua lại lệnh cho các thái giám và đội nhạc trong cung đến hầu chuyện, chơi đàn cho vua nghe. Ngày ngày, vua có thói quen đi dạo, ngắm cảnh và bao giờ cũng có thái giám đi theo hầu chuyện.

Khi vua Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn, chính thức lên ngôi, việc tuyển thái giám không c̣n nữa. Các thái giám được tuyển từ những đời vua trước đó sống ở trong cung chỉ lo việc quét dọn sân vườn, chơi cây cảnh chứ không phải lo việc “chăn gối” cho vua.

Khi về già hoặc đau ốm, các thái giám không được ở trong nội cung. Hết thời gian phục vụ, họ nhận lương của triều đ́nh và chuyển ra ngoài hoàng thành, cư trú tại một căn nhà gọi là Cung giám viện. Để chống chọi lại sự cô quạnh, nhiều thái giám đă kết nghĩa anh em hoặc nhận con nuôi. Số khác chọn cách lấy vợ, do mất khả năng sinh con, họ lấy phụ nữ già để bầu bạn những tháng ngày cuối đời. Số ít thái giám may mắn hơn th́ về quê sống với họ hàng.
Thai Giam

Trong xă hội phong kiến, thái giám không thuộc về một giai cấp nào, gần như suốt đời chỉ ở trong cung cấm. Chính v́ thế mà theo hai nhà nghiên cứu Huế, tên tuổi của thái giám triều Nguyễn ít khi được nhắc đến. Những sách sử viết về thái giám cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay, trong đó chủ yếu viết bằng tiếng Pháp. Những ǵ của thái giám triều Nguyễn c̣n lại cho đến ngày nay chỉ là nghĩa trang tại chùa Từ Hiếu (xă Thủy Xuân, thành phố Huế).

Trong cuốn sách giới thiệu về chùa Từ Hiếu ghi rất rơ nguồn gốc việc thái giám được chôn cất tại đây. Lo lắng sự cô đơn nơi mộ phần khi nằm xuống, dưới thời vua Thiệu Trị (1807-1847), thái giám Châu Phước Năng đă đứng ra quyên tiền trùng tu chùa Từ Hiếu, ngôi chùa cổ cách thành phố Huế chừng 5 km, và chọn nơi đây làm nơi yên nghỉ. Từ đó, các thái giám đă công đức tại chùa sau khi chết được nhà chùa mai táng và cúng giỗ.

Trong khuôn viên nhà chùa, nghĩa trang thái giám nằm ở phía bên trái, cách chùa khoảng 30 m với diện tích gần 1.000 m2. 23 ngôi mộ được chôn theo 3 hàng, ở giữa có tấm bia khắc ghi công lao đóng góp của các thái giám.

Ngoài ngày giỗ chung do chùa Từ Hiếu tổ chức vào rằm tháng 11 hàng năm, khu nghĩa trang này vắng lặng không một bóng người qua lại. Cuộc đời của thái giám khi sống phải chịu thân phận hầu hạ trong bốn bức tường của hoàng cung th́ khi "về trời” cũng phải chịu số kiếp cô đơn, lặng lẽ nơi bốn bức tường của nghĩa trang này.

Theo một sư cụ trong chùa, thỉnh thoảng có một vài người họ hàng của thái giám lên nghĩa trang thắp hương. Nhưng họ vội đến rồi lại vội về, mất hút dưới những tán cây. Dường như họ không muốn ai biết ḿnh có bất cứ mối quan hệ nào với thái giám hay nghe ai hỏi về cuộc đời của những con người “sinh ra chẳng được mấy ai chấp nhận”.

Văn Nguyễn
Vnexpress
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to phale For This Useful Post:
CM4Q (11-06-11)
Trả lời


Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của ḿnh

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 04:32 AM

© 2007 - 3.8.7 - BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ bài viết của thành viên.