NguyetVien


Trở lại   Nguyệt Viên > Giao Lưu - Kết Bạn - Làm Quen - Tâm T́nh > B́nh thiên, Luận địa
Nạp lại trang này Đê Tiện Huyết Kỳ Thư-Phiêu Dao

Thông Báo
Hướng dẫn cách đăng kư nick tham gia Nguyệt Viên
Cuộc thi thơ Đường Luật "T́nh yêu 2020""
Lời cảm ơn và h́nh ảnh của chuyến đi "Thương về Miền Trung 2010"

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 29-11-13, 01:31 PM
Avatar của Phiêu Dao
Phiêu Dao Phiêu Dao đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Feb 2011
Bài gửi: 541
Thanks: 85
Thanked 1.634 Times in 521 Posts
Mặc định Đê Tiện Huyết Kỳ Thư-Phiêu Dao

LỜI PHI LỘ

Tác phẩm là một công tŕnh nghiên cứu về những quan điểm đê tiện khá mới mẻ, với phân tích tiên nghiệm đóng vai tṛ làm nền móng cho sự phát triển của công tŕnh khá đồ sộ này. Phiêu Dao đă vô cùng tâm đắc với quyển Đê Tiện Bí Lục Toàn Tập, của tác giả: Hothiethoa và tôi đă xem đó như là một nguồn cảm hứng dạt dào cho mọi sự nỗ lực của ḿnh. Có thể nói, Đê Tiện Bí Lục Toàn Tập đóng vai tṛ là tiên phong trong việc nghiên cứu và nhận thức lại sự đê tiện như là một nghệ thuật, Có thể nói, nó như là một quyển sách giáo khoa đầu tay, cần phải đọc, cần phải biết để có thể áp dụng vào cuộc sống, "dùng đê tiện để đối phó với kẻ đê tiện" là một điều cần thiết để tồn tại trong thế giới. Hy vọng với phiên bản mới này sẽ có thể nối tiếp bước đi c̣n dang dở của đàn anh và tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp theo...

PHẦN THỨ NHẤT

1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÊ TIỆN


[align=justify]Vào thời xa xưa, khi con người c̣n sống trong bầy đàn. Tuyệt nhiên, đă có "đê tiện", nhưng sự Đê tiện chỉ mang tính nhen nhóm ở một số ít cá thể. Vào thời đó, đê tiện không phổ biến và c̣n trong giai đoạn sơ khai. Bởi lẽ, do điều kiện hoàn cảnh sống khắc nghiệt khiến con người phải nương tựa vào nhau. Nếu một cá nhân nào đó đê tiện quá th́ cá nhân đó chắc chắn sẽ bị tẩy chay ra khỏi đàn. Sự đê tiện trong thời kỳ này chỉ xoay quanh việc thức ăn, đồ uống và bạn t́nh. Câu hỏi thường được đặt ra một cách chất phát như là: "Làm sao có thật nhiều thức ăn và được quan hệ với bạn t́nh mà ḿnh thích?". Câu hỏi này cũng là một câu hỏi muôn thủa của mọi thời đại. Vậy th́, Đê tiện đă ra đời, nó đóng vai tṛ là những phương thức, thủ đoạn để dành lấy những thứ tốt nhất

Nếu nh́n Đê Tiện như là một kẻ xấu xa với h́nh hài dị hợm th́ bạn không thể khá lên được. Đê tiện ví như là một chiếc dao, với những công năng và nhiệm vụ khác nhau. Dao có thể dùng để cứu người đang trong cơn nguy kịch và nó cũng có thể giết chết người. Những kẻ xấu lợi dụng đê tiện như một phương thức thủ đoạn để thoả măn khát vọng bên trong bản thân, th́ những người tốt sử dụng đê tiện để chống lại những kẻ đê tiện.

Khi con người c̣n sống trong bầy đàn, một số cá thể do ḷng tham đă nghĩ ra nhiều phương kế để dành rất nhiều thức ăn và bạn t́nh. Trong khi đó, một số cá thể trong bầy đă bị chết đói. Điều này được hiểu như là một quy luật của sự vận động.Kẻ mạnh th́ sống sót. Tuy nhiên, có một số kẻ thất bại mang trong ḿnh một ư chí sắt đá, quyết tồn tại và ghi chép tổng hợp các dấu hiệu hành vi đê tiện trên các hang động, bằng phương thức này hay phương thức khác, h́nh thù này hoặc h́nh thù khác. Kinh nghiệm được đúc tỉa, khiến cho anh ta(cô ta) nhận biết và ứng xử lại với những kẻ xấu xa

Đừng quan niệm Đê Tiện phải đi với người xấu xa. V́ đôi khi, người tốt cũng phải dùng đê tiện để phát hiện kẻ xấu, loại trừ chúng ta ra khỏi nhóm bạn bè, đồng nghiệp và xă hội. Tuy nhiên, kẻ xấu không bao giờ chịu ngồi yên cho đến lúc chúng bị phát hiện và bị loại trừ. Những phương thức thủ đoạn mới ngày càng được cải thiện tinh vi hơn. Do đó, chúng ta cần phải ghi chép lưu trữ và t́m hiểu cặn kẽ. Như cuối thời Xuân Thu Chiến Quốc, Tôn Tử đă tổng hợp các ghi chép về những mưu kế trong quyển 36 kế Tôn Tử. Những kế sách này, gọi là "kế sách" nhưng thực chất là "đê tiện". Bởi lẽ, những nội dung trong đó đều hướng đến lợi ích của bản thân con người, tôi thường gọi là "những khát vọng bên trong". Những kế này được Hiền Nhân sử dụng hay được Đại Ma Đầu sử dụng là những câu chuyện hoàn toàn khác. Bởi lẽ, nó là con dao hai lưỡi.

Khi xă hội ngày càng phát triển, phương thức thủ đoạn mới ra đời thay thế cho phương thức cũ đă lỗi thời, chúng ngày càng được hoàn thiện hơn. Khi ấy, con dao đê tiện được mài gọt thành thanh kiếm sắc bén. Con người ta sử dụng nó để chiến đấu. Tuy nhiên, trở thành hiệp sỹ hay kẻ sát nhân là do bạn

2. NỘI DUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐÊ TIỆN


2.1 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐÊ TIỆN


Đê Tiện bao gồm nhiều nội dung rất phong phú, được nguỵ trang và bao gồm bởi:lối tư duy, lối diễn đạt, lối hành động

Lối tư duy là việc đi sâu, đi sát vào chủ đề, có điều tra nghiên cứu, nắm việc, nắm người, nắm t́nh h́nh cụ thể...Phản biện trên cơ sở có tính khoa học, vạch trần mặt dày tâm đen, bảo vệ quan điểm cá nhân...Biết sàng lọc những thông tin sai lệch những báo cáo dối trá, những lập luận thiếu trung thực.Đây là những vấn đề có tính nguyên tắc, định hướng cho lối diễn đạt và thuyết phục người nghe.

Lối diễn đạt là phong cách nói và viết phải đảm bảo được yếu tố trong sáng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với người nghe, người đọc. Có bốn vấn đề khi nói và viết là: Nói, viết cái ǵ?; Nói, viết cho ai?; Nói, viết để làm ǵ?; Nói, viết như thế nào?.

Lối hành động phải độc lập, tức là không lệ thuộc, không bắt chước, không theo đuôi.Sẵn sàng từ bỏ những cái cũ đă qua thực tiễn kiểm nghiệm là sai, những cái cũ lạc hậu, lỗi thời, những cái cũ đă đúng trước kia nhưng nay không c̣n phù hợp, để tiến tới đề xuất những cái mới có thể trả lời được những câu hỏi mà cuộc sống đang đặt ra.

2.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐÊ TIỆN


2.2.1 Đê Tiện được sinh ra từ quần thể xă hội

Đê tiện được sanh ra khi có từ 2 người trở lên. Nếu một trong hai người là đê tiện th́ người c̣n lại sẽ có nguy cơ bị loại trừ. Khi ấy, Đê tiện sẽ tiêu vong theo quy luật khách quan. Nói đơn giản, nếu thế giới chỉ một người th́ người này sẽ đê tiện với ai?, khi đó, chúng ta gọi người cuối cùng này là "Đê tiện" hay "không đê tiện" th́ chẳng c̣n nghĩa lư ǵ nữa. Đây cũng là một nguyên tắc cực kỳ quan trọng của người đê tiện. Muốn được gọi là đê tiện th́ phải đảm bảo yếu tố 2 người. Nói cách khác, nếu như không ai chơi với ḿnh hoặc ḿnh không c̣n bạn th́ ḿnh không là kẻ đê tiện nữa. Một nhóm phải có tối thiểu 2 người th́ sự đê tiện của một trong hai người đó mới có ư nghĩa giá trị

2.2.2 Đối tượng của Đê Tiện luôn là Đê Tiện

Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng của nguyên tắc Đê tiện. Chỉ có thể thực hiện hành vi đê tiện đối với kẻ đê tiện. Sỡ dĩ có nguyên tắc này, là do không thể áp dụng với người không đê tiện. Nếu áp dụng cho những người không đê tiện, th́ người sử dụng phương pháp đê tiện chính là kẻ Đê Tiện cần phải bị loại trừ. Nếu áp dụng cho những người không đê tiện th́ nhóm 2 người sẽ có nguy cơ c̣n 1 người. Khi ấy, không c̣n ai là đê tiện nữa, tức là ḿnh không thể tự đê tiện với chính ḿnh

2.2.3 Đê Tiện mang tính xă hội và lịch sử

Đê tiện luôn mang tính xă hội và lịch sử. Từ khi có xuất hiện con người, đê tiện đă ra đời như một yếu tố khách quan, gắn liền với khát vọng thù thắng bên trong. Nhóm người tiền sử đê tiện đầu tiên luôn là những kẻ đê tiện, lợi dụng đê tiện để chiếm đoạt thức ăn và bạn t́nh. Nhóm người tiền sử thứ hai sử dụng đê tiện để xử lư nhóm người tiền sử lúc đầu. Như vậy, có thể nói đê tiện xuất hiện lần đầu là đê tiện mang tính vị kỷ. Nó xuất phát từ những khát vọng bên trong, nó ra đời hoàn toàn trên cơ sở tự nhiên, không mang tính khoa học, tuy có sự nghiên cứu nhưng thuần tuư là những hành vi chất phác của bản tính hoang dă động vật. Lần thứ hai, Đê tiện xuất hiện nhằm để phủ định cái đê tiện lúc đầu, sự loại trừ này mang tính người. Dựa trên cơ sở là đạo đức, mà cụ thể là tính công bằng và t́nh yêu đồng loại. Sự đê tiện này được mài gọt thành một cây kiếm sắt bén, chặt tất cả những luận điểm trái luân lư, phá vỡ mọi tiền đề xuất phát từ lối tư duy ích kỷ. Khi xă hội càng lên cao, sự phủ định lẫn nhau giữa kẻ đê tiện và người xử lư kẻ đê tiện khiến cho thanh kiếm đê tiện này ngày càng được sắc bén hơn.

2.2.4 Đê Tiện là nghệ thuật

Qua thời gian, kinh nghiệm về đê tiện luôn được đúc tỉa, mài giũa. Cả kẻ đê tiện và người xử lư kẻ đê tiện không một lúc nào đứng yên, không vận động. Họ đều đấu tranh, phủ định định lẫn nhau. Trên tinh thần đó, mà đê tiện ngày càng được hoàn thiện hơn và nâng lên thành một môn nghệ thuật

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐÊ TIỆN


3.1 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Trong tác phẩm, phạm vi nghiên cứu của đê tiện là nhóm quan hệ xă hội có từ 2 người trở lên, các lối diễn đạt, tư duy, hành động của các cá thể trong nhóm người này. Tác phẩm không đề cập đến câu chuyện về một anh A nào đó tự đê tiện với chính ḿnh, sau khi đă đê tiện với tất cả mọi người xung quanh và bị cách ly. Phạm vi nghiên cứu là tổng thể các lập luận của các cá thể trong nhóm thực hiện hành vi. Việc nghiên cứu nhằm rút ra các nhận định đúng hoặc sai, hợp pháp hoặc không hợp pháp, chỉ rơ các sai lầm và đúc kết kinh nghiệm khi đối mặt với những t́nh huống ngoài đời thực.

3.2 NHIỆM VỤ CỦA ĐÊ TIỆN

Nhiệm vụ của đê tiện là hướng đến việc bảo vệ cho bản thân, cho các cá nhân và yếu nhân khác. Biết rơ, nhận thức rơ được các hành vi đê tiện gây nguy hiểm cho xă hội, nhằm pḥng tránh tai hoạ cho ḿnh. Hiểu rơ và vận dụng được vào thực tế một cách chuyên nghiệp, sáng tạo. Chia sẻ cùng nhau, giúp nhau giải quyết mọi vướng mắc thực tại đang đe doạ đến cuộc sống của ḿnh

BÀI TẬP

1. Theo bạn Đê tiện là ǵ? Những cơ sở quan trọng nào để xác định một người là đê tiện hay không?

2. Kẻ đê tiện và Người xử lư kẻ đê tiện cùng sử dụng "đê tiện". Vậy, phương tiện đó giống và khác nhau như thế nào?

Lưu ư:
Xin quư anh(chị) đừng trích cả bài viết, chỉ quote phần câu hỏi và trả lời bên dưới. Với việc làm này sẽ giúp tôi dễ đọc hơn do không phải kéo thanh công cụ

(Giám thị coi thi không giải thích ǵ thêm)
[/align]
Signature: Mỗi khi, tớ định bỏ thơ
Hốt nhiên, ư tứ bất ngờ bay cao
pd

Lần sửa cuối bởi Phiêu Dao; 29-11-13 lúc 01:34 PM
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to Phiêu Dao For This Useful Post:
hoatigon208410 (29-11-13)
  #2  
Cũ 28-01-14, 10:57 PM
Avatar của Phiêu Dao
Phiêu Dao Phiêu Dao đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Feb 2011
Bài gửi: 541
Thanks: 85
Thanked 1.634 Times in 521 Posts
Mặc định

PHẦN THỨ HAI

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHOA HỌC ĐÊ TIỆN

1. KHÁI NIỆM ĐÊ TIỆN HỌC

[align=justify]Đê tiện học là một môn học chuyên đào tạo các kỹ năng tổng hợp về truyền đạt thông tin, giao tiếp nhóm, tranh luận, thuyết phục, chuyên sâu t́m hiểu những đặc tính của con người, nghiên cứu những điều mà cá nhân nghĩ và làm dựa trên cơ sở là tư duy logic, nghiên cứu t́m hiểu việc cá nhân hoặc nhóm người thực hiện những hành vi thủ pháp lừa đảo và phương thức thủ đoạn như thế nào?

Đê tiện học là môn khoa học luôn gắn liền với lư thuyết xă hội học, phận tích, mô tả hiện tượng bên ngoài thế giới khách quan, nơi luôn xảy ra những cuộc tranh chấp, đụng độ vô cùng gay gắt và khốc liệt xuất phát từ khát vọng bên trong của con người

Đê tiện học là môn nghệ thuật. Dựa trên một hệ thống thông tin thu thập được từ quá khứ, đê tiện học ngày càng được mở rộng, nâng cao và hoàn thiện hơn, nhằm để phù hợp với quá tŕnh hội nhập thế giới.

2. ĐÊ TIỆN VÀ H̀NH THÁI CUẢ ĐÊ TIỆN

2.1 ĐÊ TIỆN

Đê tiện, hay c̣n gọi là "tiện lợi đê!", hoặc "phương tiện đê!", là một phương tiện, cách thức, biện pháp vô cùng hợi hại trong việc triển khai hiệu quả và thực thi một hoặc một số hành vi, mang tính chất nguy hiểm cao, nhằm đạt được mục đích của ḿnh. Do một nhà chợ búa học, mang tên là Tiện Đê sáng tạo ra khoảng hơn 2000 năm trước công nguyên, ông ta đă tổng kết những phương thức thủ đoạn của hàng triệu năm trước đó. Ông ta đă dùng tên ḿnh để đặt cho môn khoa học này nhưng sau một thời gian phát triển, một số người thất thời đă đảo tên thành "Đê tiện" nhằm để sĩ vả những kẻ đă làm cho họ đau khổ.

2.2 H̀NH THÁI CUẢ ĐÊ TIỆN

Đê tiện được biểu hiện với 3 dạng h́nh thái cơ bản, đó là: suy luận đê tiện, ngôn ngữ đê tiện và hành vi đê tiện. Xuất phát từ bản chất và nội dung của Đê Tiện, tương ứng với 3 nội dung: lối tư duy, lối diễn đạt và lối hành động

Suy luận đê tiện là một kiểu tư duy mà cá nhân hoặc nhóm người đó biết rằng nó sẽ có tác động tiêu cực đến đối tượng cần tác động. Một cách bóng bẩy hơn, nó chính là mặt tối của con người. Ví dụ: một chàng trai có ư đồ xấu với cô gái, kế toán ngân quỹ có ư đồ xấu với công ty,...Hoặc một cô gái biết rơ chàng trai có ư đồ xấu với ḿnh nhưng không khai báo, có thái độ để mặc cho hậu quả xảy ra. Trong trường hợp này, đó cũng là suy luận đê tiện vậy!. Trường hợp khác, khi kế toán ngân quỹ có ư đồ xấu với két sắt công ty, vị chủ tịch công ty dùng những thủ đoạn cơ bản để phát hiện ư đồ của kế toán th́ thủ đoạn cơ bản đó có thể xuất phát từ suy luận đê tiện. Như phần 1 đă nói, chỉ có đê tiện mới hiểu đê tiện mà thôi!

Ngôn ngữ đê tiện là kết quả của quá tŕnh tư duy đê tiện, được biểu hiện qua lời nói hay ngôn ngữ viết. Ngôn ngữ đê tiện là thứ lợi hại hơn cả hành vi đê tiện, bởi lẽ chúng không phải gắn liền với trách nhiệm h́nh sự nặng nề như là hành vi, nhân gian nói "lời thoảng gió bay". Lời nói có thể giết chết một con người. Với lập luận rằng: "Tất cả người bị HIV cũng là con người. Xin đừng kỳ thị họ!. Ông A cũng là con người. Vậy suy ra rằng, ông A là người bị HIV". Thật vậy, ngôn ngữ là một kết quả của quá tŕnh tư duy liên tục, ngôn ngữ đủ khả năng tạo ra những điều kỳ diệu.

Hành vi đê tiện là kết quả của quá tŕnh tư duy đê tiện, được biểu hiện dưới dạng một hoặc nhiều hành động cụ thể. Hành vi đê tiện luôn gắn liền với trách nhiệm h́nh sự, luôn bị chế tài bởi các quy định pháp luật. Cho nên, việc thực hiện hành vi đê tiện sẽ bị xử lư h́nh sự nếu bị phát giác. Khi ấy, cá nhân hoặc nhóm người sẽ dễ dàng bóc lịch. Tuy nhiên , pháp luật chỉ quy định những điều mà công dân không được làm, cho nên công dân được phép làm những điều mà pháp luật không cấm. Nh́n chung, pháp luật không thể điều chỉnh hết các quan hệ xă hội

2.3 PHÂN LOẠI ĐÊ TIỆN

2.3.1 Căn cứ vào số lượng người đê tiện

Ta có: Đê tiện cá thể và Đê tiện quần thể

Đê tiện cá thể, hay c̣n gọi là đê tiện đơn nhất, là hiện tượng mà một cá nhân thực hiện hành vi đê tiện hoặc hành vi xử lư kẻ đê tiện khác, không có mối liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với bất kỳ ai, bất kỳ cá nhân, bất kỳ nhóm người nào. Đối tượng tác động là một thành viên, một nhóm người, một tổ chức tồn tại bên ngoài hoặc bên trong các mối quan hệ xă hội mà cá thể đó tham gia. Do đó, với loại đê tiện này c̣n được gọi là đê tiện cá biệt

Đê tiện quần thể hay c̣n gọi là đê tiện tập thể, là hiện tượng mà một nhóm người có từ 2 thành viên trở lên, cùng một phương thức thủ đoạn hoặc dùng nhiều phương thức thủ đoạn khác nhau, tác động đồng bộ hoặc không đồng bộ, một cách trực tiếp hoặc không trực tiếp đến một cá nhân, một nhóm người, một tổ chức tồn tại bên trong hoặc bên ngoài các mối quan hệ mà nhóm người đó tham gia

2.3.2 Căn cứ vào tính chất người đê tiện

*Đối với cá thể

Ta có: Đê tiện tuyệt đối và đê tiện không tuyệt đối

Đê tiện tuyệt đối là hiện tượng mà cá nhân đê tiện, thực hiện hành vi đê tiện hoàn toàn, từ khâu định hướng tư duy cho đến động cơ và mục đích bên trong, từ ư nghĩ cho đến hành động, luôn trong trạng thái kích động, quyết tâm thực hiện và không dao động ở bất kỳ giây phút nào.

Đê tiện không tuyệt đối là hiện tượng mà cá nhân đê tiện, thực hiện hành vi đê tiện chưa hoàn toàn. Tuy có định hướng tư duy, có động cơ và mục đích bên trong nhưng lại chưa đủ quyết tâm để thực hiện hành vi đó và luôn trong trạng thái dao động

*Đối với quần thể

Ta có: Đê tiện nhất quán và đê tiện không nhất quán

Đê tiện nhất quán, hay c̣n gọi là đê tiện đồng bộ, là hiện tượng mà các tổ chức, tập thể và nhóm người, không có mâu thuẫn nội bộ, cùng một phương thức thủ đoạn giống nhau, thực hiện cùng một hành vi và hoàn toàn đê tiện như nhau

Đê tiện không nhất quán, hay c̣n gọi là đê tiện không đồng bộ, là hiện tượng mà các tổ chức, tập thể và nhóm người, có thể không cùng phương thức thủ đoạn, có thể có hoặc không có mâu thuẫn trong cách thức, có thể đủ hoặc chưa đủ quyết tâm thực hiện, nhưng động cơ và mục đích hoàn toàn giống nhau, không trái ngược nhau. Họ thật sự chưa hoàn toàn đê tiện như nhau

Lưu ư: Chúng ta cần nên phân biệt giữa hai khái niệm là "hoàn toàn đê tiện" và "đê tiện hoàn toàn"

Khi nói "hoàn toàn đê tiện", là phản ánh mặt số lượng của sự vật và hiện tượng. Ví dụ: Một tập thể có 5 người, th́ cả 5 người đó là hoàn toàn đê tiện. Tương tự, khi nói "không hoàn toàn đê tiện", ngầm hiểu rằng: số người không đê tiện là dưới 5 và lớn hơn 1 người

Khi nói "đê tiện hoàn toàn", là đang phản ảnh mặt chất lượng của sự vật, hiện tượng. Ví dụ: Anh A là kẻ đê tiện hoàn toàn, v́ trong suy nghĩ, tư duy, lời nói và hành động của anh, không có chỗ nào là không đê tiện cả. Tương tự, khi nói "đê tiện không hoàn toàn", nên hiểu ngầm rằng: Tuy anh A có đê tiện nhưng chưa đến mức gọi là đề tiện hoàn toàn. V́ trong các khâu: Tư duy suy nghĩ, ngôn ngữ và hành động của anh, có chỗ chưa được đê tiện lắm!

2.3.3 Căn cứ vào số lần thực hiện

Ta có: Đê tiện một lần và đê tiện nhiều lần

Đê tiện một lần là hiện tượng mà cá nhân thực hiện hành vi đê tiện chỉ có một lần, trước đó cá nhân chưa thực hiện hành vi nào và sau đó cá nhân cũng không thực hành vi nào nữa. Đê tiện một lần mang tính bất ngờ cao, khó lường trước được. Một người trước đây không thực hiện hành vi đê tiện nào, nhưng đột nhiên họ đê tiện. Cho nên, đệ tiện này c̣n được gọi là đê tiện có yếu tố bất ngờ.

Đê tiện nhiều lần, hay c̣n gọi là đê tiện tái diễn, là hiện tượng mà cá nhân hoặc tập thể người, cùng hoặc không cùng nhau thực hiện hành vi đê tiện trên 2 lần. Với dạng đê tiện này th́ không mang tính bất ngờ. Cho nên, đê tiện này c̣n được gọi là đê tiện không mang yếu tố bất ngờ

2.3.4 Căn cứ vào cường độ thời gian

Ta có: Đê tiện nhất thời và đê tiện dài lâu

Đê tiện nhất thời, hay c̣n gọi là đê tiện một lúc, đê tiện một lát, đê tiện một chốc là hiện tượng mà các cá nhân, nhóm người, tập thể người thực hiện hành vi đê tiện trong một khoảng thời gian nhất định, tương đối ngắn. Đê tiện nhất thời có hoặc không có tính chất tái diễn

Đê tiện dài lâu, hay c̣n gọi là đê tiện trong khoảng thời gian dài, là hiện tượng mà các cá nhân, nhóm người, tập thể người thực hiện hành vi đê tiện trong một khoảng thời gian dài, mang tính chất luân phiên, tái diễn nhiều lần. Trong khoảng thời gian thực hiện đó th́ có vài khắc mà người thực hiện nghỉ ngơi, nhưng không có nghĩa là không thực hiện

2.3.5 Căn cứ vào mức độ hoàn thành

Ta có: Đê tiện đến cùng và đê tiện giữa chừng

Đê tiện đến cùng là hiện tượng mà cá nhân, tổ chức, tập thể, nhóm người quyết tâm thực hiện hành vi đê tiện cho đến cùng và đă thực hiện xong hành vi đó.

Đê tiện giữa chừng là hiện tượng mà cá nhân, tập thể, nhóm người thực hiện chưa xong hành vi đó, do điều kiện khách quan hoặc do khả năng người thực hiện hành vi không cho phép thực hiện đến cùng. Ví dụ: Anh B có ư định muốn gạt đời con gái của chị A, anh B chở chị A đi khách sạn Hoa Hồng sau khi rời khỏi nhà hàng, nhưng đi được một đoạn th́ ô tô của anh B bị bể bánh. Sự kiện khách quan này đă khiến anh B không thể thực hiện hành vi đê tiện của ḿnh đến cùng được.

Lưu ư:
Có một số quan điểm cho rằng: nên phân loại đê tiện thành đê tiện thấy được và đê tiện không thấy được
Theo quan điểm của Phiêu Dao, đă là đê tiện th́ không thể thấy được. Nếu đê tiện bị phát hiện ra th́ cá nhân, nhóm người thực hiện hành vi đó không c̣n cơ hội để thực hiện hành vi đê tiện nào nữa
[/align]
Signature: Mỗi khi, tớ định bỏ thơ
Hốt nhiên, ư tứ bất ngờ bay cao
pd

Lần sửa cuối bởi Phiêu Dao; 28-01-14 lúc 11:00 PM
Trả lời với trích dẫn
  #3  
Cũ 28-01-14, 11:02 PM
Avatar của Phiêu Dao
Phiêu Dao Phiêu Dao đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Feb 2011
Bài gửi: 541
Thanks: 85
Thanked 1.634 Times in 521 Posts
Mặc định

3. MỐI QUAN HỆ GIỮA KHOA HỌC ĐÊ TIỆN ĐỐI VỚI CÁC LĨNH VỰC TRONG ĐỜI SỐNG XĂ HỘI


Đê tiện có rất nhiều mối quan hệ qua lại với nhiều lĩnh vực trong đời sống xă hội. Ở đây, chúng ta chỉ tập trung nghiên cứu có hệ thống về những mối quan hệ mật thiết giữa đê tiện với các lĩnh vực quan trọng nhất

3.1 Đê Tiện và chính trị- quân sự

Như đă đề cập ở những phần trước, đê tiện là một phạm trù mang tính lịch sử và xă hội. Đê tiện ra đời từ khi con người có mặt trên địa cầu. Trải qua 2 lần xuất hiện, với các h́nh thái và bản sắc đặc thù, đê tiện dần trở thành một người bạn đồng hành của loài người trong suốt quá tŕnh tiến hoá sinh học và tiến hoá xă hội. Từ thời c̣n ăn lông ở lỗ cho đến khi có nhà nước, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, trải qua biết bao cuộc chiến tranh tàn khốc. Máu và lửa đă không ngừng mài giũa, tôi luyện một thanh kiếm đê tiện sắc bén

Xuất phát từ lợi ích của con người, các chuyên gia quân sự và các nhà chính trị trong quá khứ đă tích luỹ và sáng tạo ra rất nhiều tác phẩm, phương thức, công cụ và thủ đoạn để dành lấy quyền lực vô biên trong tay ḿnh. Ở Phương Đông, thời xuân thu chiến quốc, có 36 kế sách của Tôn Tử. Hoặc những câu chuyện kỳ thú của Gia Cát Khổng Minh, hay Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán,...Ở Phương Tây, Có Na-po-le-ông, hay A-lex-xăng-đơ đại đế...Dù có mục đích nào, nhưng chính trị vẫn được xem như là một thủ đoạn nhằm để nắm lấy quyền lực cai trị. Như đă bàn, đê tiện không nhất thiết phải đi với người xấu xa, đê tiện chỉ đơn giản là lưỡi dao và tuỳ thuộc vào người sử dụng nó

Nếu nh́n nhận trực diện về bản chất của con người th́ ta không thể phủ nhận một điều là con người luôn cần thức ăn, nơi ở và bạn t́nh. Một số kẻ đă có thức ăn nhưng lại thèm khác được nếm thêm nhiều món nữa. Một số kẻ đă có nơi ở nhưng lại muốn nơi ở của ḿnh rộng hơn nữa. Một số kẻ đă có vợ(chồng) nhưng lại muốn có thêm nhiều nữa. Đó là bản chất con người, mà con đường chính trị có thể thoả măn một cách tạm thời cho họ. Nhưng nếu nói một cách trắng trợn như thế th́ mang màu sắc phản động, dễ quy kết và chụp mũ toàn bộ. Dẫu cho không v́ lợi ích bản thân th́ cũng v́ cái lợi ích của cộng đồng, dân tộc, quốc gia. Suy cho cùng, cũng v́ lợi ích của con người. Khát vọng ích kỷ của một nhà chính trị hay một cộng đồng dân tộc đều có thể gây ra chiến tranh. Thẩm chí, Khát vọng muốn ǵn giữ ḥa b́nh cũng có thể gây ra chiến tranh, v́ giữ ǵn hoà b́nh và nhân danh nó, một số quốc gia đă không ngừng sáng tạo vũ khí tối tân nhằm để trấn áp một số kẻ khác. Thật phi lư làm sao!. Nhưng đó lại là sự đê tiện của những công ty sản xuất vũ khí.

3.2 Đê tiện và các hoạt động kinh tế

Các hoạt động kinh tế, đơn giản là đi t́m thức ăn, nơi ở thông qua hành động trao đổi mua bán trên thị trường. Có 2 loại thị trường: Thị trường thật và thị trường ảo. Dù là thật hay ảo th́ phương tiện thủ đoạn luôn xuất hiện và tồn tại xung quanh chúng ta, chi phối và buộc ta phải đề cao cảnh giác. Khi đó, đê tiện như một ngôi sao lấp lánh trên bầu trời đêm. Kẻ xấu sử dụng đê tiện để xử lư ta. Không lẽ ta ngồi yên? Trừng trị hay khuất phục là một trong hàng loạt các quyết định khó khăn

Trên mặt trận kinh tế hoặc trong nội bộ cơ quan, hay trên diễn đàn xă hội, các hành vi có thể có ư đồ, mục đích xâu xa. Nhận diện, phát giác, ứng xử bằng phương pháp đê tiện luôn đối ứng lại với các hoạt động đê tiện với ư đồ xấu. Trong đó, những vấn đề liên quan đến tiền như một phần quan trọng của nền kinh tế, luôn được đặt ra hàng đầu

Ngày nay, với xu hướng toàn cầu hoá diễn ra, những phương thức thủ đoạn ngày càng đa dạng, thể hiện dưới nhiều cấp độ và h́nh thức khác biệt, rất khó nhận diện và đề pḥng. Sự thất bại trong quá tŕnh tham gia vào quan hệ phức tạp đó luôn diễn ra liên tục. V́ vậy, việc tập hợp và thiết kế lại các quan điểm về đê tiện luôn phải đặt lên hàng đầu. Ngày nay, với sự phát triển hệ thống thông tin liên lạc, con người có thể dễ dàng chia sẻ kinh nghiệm qua mạng In-Ter-net, chứ không phải tích luỹ kinh nghiệm bằng cách ghi lên các bức tường trong hang động, như người tiền sử. Cho nên, nhận thấy đây là lợi thế.

3.3 Đê tiện và văn hoá xă hội nói chung

Văn hoá xă hội là một quá tŕnh tương tác kéo dài của loài người trong một giai đoạn cụ thể, được xây dựng trên nền tảng phong tục tập quán, có sự tiếp thu và du nhập văn hoá của các vùng lân cận. Các dân tộc ngày càng tích luỹ và sáng tạo cho ḿnh một nét riêng trong bản sắc. Các ngành, các lĩnh vực trong văn hoá xă hội rất đa dạng.

Do có bản sắc riêng, nên trong tư duy, ngôn ngữ và hành động cũng mang bản sắc riêng. Việc tranh luận với một người Việt trên mạng thơ ca, cũng sẽ khác với việc tranh luận với một người Ả-Rập. V́, Phương pháp suy luận diễn dịch sẽ rất khác nhau trong tư duy và ngôn ngữ. Các phương pháp được sử dụng buộc phải nghiên cứu kỹ lưỡng, chuyên sâu, có định hướng bởi yếu tố dân tộc, màu da, tiếng nói.

Thứ hai, con người xuất hiện cùng với thần học. Tôn giáo ra đời như là một phần trong xă hội, tâm linh giúp che chở con người. Tuy nhiên, để phản biện lại những học thuyết, tôn chỉ của các tôn giáo là một vấn đề nan giải. Bởi tư duy thiến kiến luôn là rào cản, chẳng ai thích nói lư lẽ với kẻ đă từng xúc phạm đến đấng tối cao của họ. Niềm tin là trên hết, lư lẽ không thể thắng niềm tin của người ngoan đạo. Thâm chí, các diễn đàn trang mạng, c̣n treo khẩu hiệu "không bàn đến chính trị-tôn giáo". Chỉ cần mở miệng: "Nếu chúa trời là đấng toàn năng, ông ta có thể tạo ra một ḥn đá mà ông ta chẳng bao giờ nhấc nổi hay không?". Ngay lập tức, nick đó sẽ không thể nói tiếp lời thứ 2

Tuy nhiên, người viết đă từng trao đổi với 5 sư thầy trụ tŕ và 4 ông Cha trong nhà thờ. Nhận thấy họ chính là những con người hoàn toàn giỏi. Vậy, không phải ai; là người tu hành cũng không thể coi trong được. Có những người rất giỏi; mà ta không hề nhận ra.

Trong các ngành, lĩnh vực trong xă hội nói chung. Dù muốn hay không muốn th́ ta cũng phải thực hiện hành vi tương tác khi tham gia vào các mối quan hệ xă hội này. Đă tương tác th́ sẽ có tranh chấp, đôi khi dễ làm phương hại đến ḿnh và những người liên quan. Việc sử dụng đúng và hiểu rơ các phương thức trong tư duy, hành động và ngôn ngữ luôn là cứu cánh trong cách ứng xử phù hợp.

4. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỊNH HƯỚNG CHO HOẠT ĐỘNG ĐÊ TIỆN

4.1 Nguyên tắc 1: Con người phải không bị cách ly

Xuất phát từ bản chất của đê tiện là được khai sinh từ nhóm có từ 2 người trở lên. Khi có 2 người trở lên, được gắn bó bằng các mối quan hệ xă hội đặc biệt, khi ấy đê tiện được khai sinh. Đừng hỏi tôi rằng: "Trong một căn nhà nọ, có một căn pḥng nhỏ. Trong căn pḥng nhỏ, có một người nam và có một người nữ. Họ đă làm ǵ?". V́ không ai biết họ đă làm ǵ, nhưng có thể có hoạt động đê tiện. Vấn đề là, ai đê tiện trước?. Đó là một ví dụ hài hước. Tuy nhiên để hiểu rơ vấn đề này không đơn giản. Với người diễn đạt vấn đề này lại càng rất khó khăn. Nếu thế giới chỉ có một người th́ người này đê tiện với ai? Nếu không ai chơi với ḿnh, ḿnh đă bị cách ly th́ khi ấy, ḿnh gọi là ǵ cũng được. Gọi "đê tiện" hay "không đê tiện" th́ chẳng c̣n ư nghĩa nữa.

Khi con người bị cách ly, tức là trái với quan điểm xă hội học, cho rằng con người là tổng hoà các quan hệ xă hội. Không ai sống một ḿnh với trạng thái cô đơn và kiêu hănh cả. Chỉ có người điên mới muốn ḿnh như cánh chim cô đơn bay vào vũ trụ hư vô mà thôi!. Do đó, việc bị loại khỏi bầy đàn trong tộc người nguyên thuỷ, thủa sơ khai của nhân loại, được xem như là một bản án tử h́nh. Anh ta(cô ta) không thể sống nếu không có bầy đàn của ḿnh được. Biết bao nhiêu mối nguy hiểm đe doạ đến mạng sống, như: thú dữ, các điều kiện khách quan, nơi ăn chốn ở, sự hỗ trợ của đồng loại...Thời kỳ này, việc đê tiện với đồng loại v́ thức ăn, chổ ở và bạn t́nh có thể bị cách ly khỏi nhóm, đồng nghĩa với một bản án tử h́nh. Nếu chết th́ chẳng c̣n đê tiện được nữa.

Ngày nay,con người là tổng hoà các mối quan hệ xă hội th́ vẫn đúng. Bước ra đường, đi học và làm việc, ta phải tiếp xúc với rất nhiều người, bạn bè, đồng nghiệp, người thân hoặc kẻ thù luôn ở bên cạnh.Ngay cả, ở trong tù, con người cũng có hàng trăm các mối quan hệ đó chứ! Tuy nhiên, ở thế kỷ hiện hành, con người có thể sống một ḿnh; nếu anh ta đóng thuế đầy đủ và nhà nước sẽ nuôi anh khi anh già. Anh sẽ chết trên chiếc giường ngủ của ḿnh. Người hàng xóm sẽ gọi điện thoại cho cảnh sát,...Đương nhiên, anh ta không thể thực hiện hành vi đê tiện với một ai được. V́ trong suốt cuộc đời của anh ta, việc nói chuyện và gặp gỡ với một người nào đó là rất hạn chế. Cho nên, con người bị cách ly th́ không thể tự thực hiện hành vi đê tiện được.

4.2 Nguyên tắc 2: Đối tượng của Đê tiện là đê tiện

Đối tượng của đê tiện là đê tiện v́ hai nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất, ta không thể đê tiện với chính ta được. Khách thể cần tác động ở đây là một người khác. Người này phải tham gia vào mối quan hệ xă hội nào đó với ta

Thứ hai, người bị tác động bởi hành vi đê tiện của ta, phải là đủ 18 tuổi trở lên, không bị tâm thần hay mất năng lực nhận thức và người này phải là người đê tiện. Nếu đối tượng của đê tiện là không đê tiện th́ người không đê tiện sẽ có nguy cơ bị loại trừ. Lúc đó, vi phạm nguyên tắc 1. Bởi 2 nguyên nhân:

+Nhóm 10 người, 9 người không đê tiện. 9 người này không đủ khả năng và kỹ năng sử dụng các biện pháp pḥng vệ thông qua công cụ đê tiện và 9 người có thể bị loại trừ. C̣n lại một người, anh ta cũng không thể thực hiện hành vi đê tiên được nữa; trừ trường hợp anh ta tham gia vào nhóm khác. Khi đó lại là câu chuyện khác nhưng trong câu chuyện này, hành vi đê tiện đă chấm dứt nên không c̣n đê tiện nữa. Anh ta cũng không c̣n là người đê tiện

+Nhóm 10 người, 9 người đă xử lư hành vi đê tiện của anh ta. Anh ta bị loại trừ ra khỏi nhóm. Trong trường hợp, anh ta không tham gia nhóm nào nữa th́ anh ta đă không c̣n là người đê tiện

Vậy, muốn là người đê tiện th́ phải thoả nguyên tắc 2


4.3 Nguyên tắc 3: Tuân thủ tuyệt đối các nghị quyết của Uỷ Ban Đê Tiện

Uỷ Ban Đê Tiện là một cơ quan thường vụ của Hội Đê Tiện. V́ Hội Đê Tiện họp hành không thường xuyên nên Hội Đê Tiện đă thành lập ra cơ quan này để quán xuyến những việc quan trọng khi Đê Tiện Hội không họp(Trong chương tiếp theo, ta sẽ bàn kỹ hơn về cơ cấu tổ chức của cơ quan này)
V́ vậy, việc tuân thủ các Nghị Quyết của Uỷ Ban Đê Tiện là phương châm chỉ đạo xuyên suốt trong các hoạt động của người đê tiện nói riêng và Hội Đê Tiện nói chung.

5. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐÊ TIỆN TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI

Chiếc lược phát triển hoạt động đê tiện là do Uỷ Ban Đê Tiện soạn thảo kế hoạch chi tiết, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên lầu khác, trên tinh thần tập trung dân chủ. Dựa trên cơ sở các mô h́nh phát triển, nguồn lực con người và tài chánh nhắm vào các nhu cầu cơ bản của thành viên, Uỷ Ban Đê Tiện soạn thảo và đệ tŕnh trước Hội Đê Tiện, yêu cầu Hội Đê Tiện phê chuẩn thông qua theo số phiếu của thành viên hội. Nếu quá bán số phiếu(50%+1) th́ dự thảo chiến lược được thông qua. Nếu số phiếu dưới 50% th́ không thông qua

Chiến lược phát triển hoạt động đê tiện phải tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc định hướng hoạt động đê tiện, không được làm trái. Có thế, th́ hoạt động đê tiện mới trở nên lành mạnh, có ích, đi vào đời sống một cách trọn vẹn, vận dụng lư thuyết vào thực tế một cách hiệu quả. Nguyên tắc hoạt động mang ư nghĩa định hướng cơ bản trong hoạt động của Hội, Uỷ Ban, nhằm nâng cao được uy tín của diễn đàn trên trường quốc tế
Signature: Mỗi khi, tớ định bỏ thơ
Hốt nhiên, ư tứ bất ngờ bay cao
pd
Trả lời với trích dẫn
  #4  
Cũ 28-01-14, 11:03 PM
Avatar của Phiêu Dao
Phiêu Dao Phiêu Dao đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Feb 2011
Bài gửi: 541
Thanks: 85
Thanked 1.634 Times in 521 Posts
Mặc định

CHƯƠNG 2: SUY LUẬN ĐÊ TIỆN

1. NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ ĐẶC ĐIỂM CUẢ SUY LUẬN ĐÊ TIỆN

Ở các chương trước, tôi đă đề cập các h́nh thức của đê tiện, có 3 h́nh thức cơ bản: Suy luận đê tiện, ngôn ngữ đê tiện và hành động đê tiện. Trong đó, suy luận đê tiện là tiền đề cho các hoạt động c̣n lại, đóng vai tṛ quan trọng trong việc đưa ra các phương án lựa chọn, các hoạt động của con người trước khi thực hiện một hành vi đê tiện cụ thể nào đó.

Suy luận đê tiện là sự tổng hợp những ǵ xảy ra bên trong con người, căn cứ trên những khát vọng thù thắng, những cảm xúc có thật và được thúc đẩy bởi các sự kiện của không gian của thế giới vật chất bên ngoài

Về bản chất, suy luận đê tiện chưa hẳn là một hành vi. Xét trên góc độ tác động với thế giới bên ngoài, suy luận đê tiện không có ảnh hưởng đáng kể, v́ nó là toàn bộ những ǵ xảy ra bên trong con người, được giới hạn và ngăn cách bởi tấm thân trần tục với môi trường sống xung quanh.Mặc khác, nếu căn cứ trên góc độ sinh học th́ hoạt động có ư thức của bộ năo cũng được xem là một hành vi. Bởi lẽ, các tế bào năo hoạt động, các dây thần kinh đưa máu lên đầu để nuôi sống năo bộ,...giúp chúng ta đưa ra những quyết định, hành động và triển khai ư tưởng. Do đó, suy luận đê tiện được coi là một bán hành vi

Về h́nh thức, suy luận đê tiện luôn là một hành vi không đầy đủ.Bởi, suy luận đê tiện là những ǵ xảy ra bên trong, c̣n các hoạt động tổ chức thực hiện là biểu hiện bên ngoài của sự vật. Các hoạt động này không phải là suy luận đê tiện, mà là hành động đê tiện và nếu không có hành động đê tiện th́ suy luận đê tiện không có ư nghĩa.Thứ hai, nếu suy luận đê tiện chỉ dừng lại ở vấn đề tư duy, mà không triển khai, không đưa vào thực tế bằng một hành động cụ thể, th́ chủ thể thực hiện nó cũng là chủ thể chưa có hành vi đê tiện thực thụ, tức là chưa hoàn tất ở giai đoạn triển khai, lên kế hoạch và tổ chức thực hiện.

2. YÊU CẦU CUẢ MỘT SUY LUẬN ĐÊ TIỆN

2.1 SỰ BIẾN ĐỔI VỀ CHẤT CUẢ CHỦ THỂ ĐÊ TIỆN

Suy luận đê tiện tuân theo quy luật lượng-chất. Một cá thể luôn chịu sự tác động của nhiều nhân tố, với mức độ liều lượng khác nhau. Khi sự tích luỹ về lượng đă đủ, chủ thể thực hiện hành vi đê tiện sẽ có sự biến đổi về chất, sau một khoảng thời gian nhất định.Ví dụ: Sau khi, anh A bị nhiều kẻ đê tiện chơi xỏ, anh A đă biến đổi về chất. Sự chịu đựng đă như ly nước tràn, sự tích luỹ về lượng ngày càng nhiều khiến anh A biến chất và không thể như cũ

Sự biến đổi về chất luôn là một hiện tượng khách quan trong thế giới vật chất, là kết quả của quá tŕnh tác động qua lại, một cách ngẫu nhiên, có tính quy luật

Sự biến đổi về chất là giai đoạn buộc phải có trong tŕnh tự của một suy luận đê tiện.Chủ thể thực hiện hành vi đê tiện không thể nóng vội, duy ư chí và chủ quan, không thể tự ḿnh đưa ra các suy luận đê tiện mà không có sự tích luỹ đầy đủ về lượng. V́ ta không thể thực hiện hành vi đê tiện khi không có đủ các nhân tố và điều kiện thúc đẩy, mà mặt lượng là "điều kiện cần" nhằm để thực hiện một hành vi đê tiện hoàn hảo.

2.2 TÍNH BẢO MẬT PHẢI CAO

Việc thực hiện một suy luận đê tiện đ̣i hỏi phải có độ bảo mật cao, nhằm để tạo điều kiện một cách tốt nhất, thuận lợi nhất cho việc triển khai các ư tưởng vào thực tế bằng một hành vi đê tiện cụ thể. Như đă tŕnh bày, suy luận đê tiện là một khâu quan trọng trong quá tŕnh thực hiện hành vi đê tiện, nó được xem là "bào thai chưa thành h́nh" của mọi hoạt động đê tiện sau này. Mọi chủ thể đều có khả năng tư duy và đề ra những phương hướng, sách lược, thủ đoạn đê tiện nhưng để cho chúng được thành h́nh, được triển khai, được đẻ ra một cách an toàn, buộc phải đảm bảo tính bảo mật tuyệt đối

Ví dụ như: Vào thời Hán Sở tranh hùng, Hán Vũ Đế-Lưu Ban bị Tây Sở Bá Vương -Hạn Vũ đầy đi làm sứ ở vùng đất Thục Trung. Trương Lương đă gởi cho Lưu Ban một mảnh vải, và căn dặn ông:" Khi vào Thục, th́ hăy mở quán Chiêu Anh và hỏi sách lược trị quân. Nếu ai trả lời đúng nội dung trong mảnh vải th́ phong cho người đó làm Tướng Soái". Ít lâu sau, Hàn Tín đầu quân cho Lưu Ban. Lưu Ban hỏi ông về sách lược trị quân. Hàn Tín đă trả lời giống như nội dung trong mảnh vải: " Ngoài sửa đường núi, trong đi Trần Thương". Ngay lập tức, Lưu Ban phong cho ông làm Tướng Soái.

Tính bảo mật quân cơ đại sự được Trương Lương viết kỹ càng vào mảnh vải và chỉ có người trả lời giống th́ mới phong Tướng. Tại sao?

Thứ nhất, sự tuyệt mật được bảo vệ bởi mảnh vải. Giúp tránh được gian trá. V́ nếu câu chuyện trên có nhiều người biết th́ đại nghiệp khó thành công được.

Thứ hai, câu chuyện này chỉ có 2 người biết, đó là: Lưu Ban và Trương Lương. Tuyệt đối, không có người thứ 3 biết. Nhờ vậy, có thể tránh được tai mắt của địch. Nhưng Hàn Tín lại biết. Chứng tỏ người này là người tài giỏi và có ḷng đầu quân, tương trợ. Người này có suy nghĩ cùng với 2 người trên, tức là tri âm, tri kỷ, có thể tin tưởng mà giao phó trọng trách.

Thứ ba, Khi áp dụng kế sách trên, Lưu Ban đă phải hy sinh gần như 1 phần 3 quân số cho việc xây đường núi. Việc này làm cho Hạn Vũ tin rằng: Lưu Ban đang cố thoát ra Ba Thục bằng đường núi.

Do đó, việc bảo vệ tính tối mật cho các hoạt động suy luận đê tiện là vấn đề có tầm quan trọng lớn lao. Việc bảo mật một suy luận đê tiện c̣n bao gồm bởi các hoạt động tạo hiện tượng giả, trong hư có thật và tuỳ nghi biến hoá nhằm để che mắt thiên hạ nói chung và đối tượng bị tác động nói riêng.

2.3 TÍNH QUYẾT ĐOÁN TRONG TƯ DUY, SUY LUẬN

Tốc độ của một suy luận đê tiện là điều kiện tiên quyết cho sự thành công khi thực hiện các hành vi đê tiện nói chung và suy luận đê tiện nói riêng.

Khi suy luận đê tiện th́ chủ thể thực hiện cần phải đạt tốc độ nhanh chóng và kịp thời, nắm bắt mọi cơ hội khi đă có sự tích luỹ đầy đủ về lượng nhằm để tạo bước nhảy vọt hợp lư về chất, mà không duy ư chí, chủ quan và nóng vội. Việc nóng vội trong suy luận đê tiện có thể dẫn đến tư duy sai và hành động sai, gây tổn thất nặng nề cho bản thân khi triển khai thành một hành vi cụ thể nào đó.

3. TR̀NH TỰ CUẢ MỘT SUY LUẬN ĐÊ TIỆN

Suy luận đê tiện là khâu đầu tiên trong quá tŕnh thực hiện một hành vi đê tiện cụ thể, có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Có 3 bước sau đây:

3.1 XÁC ĐỊNH RƠ MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG TÁC ĐỘNG BỞI CÁC HÀNH VI ĐÊ TIỆN

Dựa trên các nguyên tắc định hướng cho hoạt động đê tiện đă nêu ở chương trước và sự tuân thủ nghiêm ngặt của bản thân người thực hiện hành vi đê tiện, th́:

+Chủ thể thực hiện hành vi đê tiện phải xác định rơ đối tượng cần phải bị tác động bởi các hành vi đê tiện của ḿnh

+Đề ra phương hướng, kế hoạch và làm rơ mục tiêu cần hướng tới là xoá bỏ hoặc chống lại đối tượng cần bị tác động

Ư nghĩa:
Việc làm rơ đối tượng nhằm tránh trường hợp áp dụng suy luận đê tiện lên một đối tượng khác mà không phải là đối tượng cần bị tác động bởi các hành vi đê tiện. Việc áp dụng sai lầm đối tượng có thể gây ra những mối ân oán, dây dưa và kéo dài khủng khiếp, khó thể ngăn chặn bằng các biện pháp khẩn cấp tạm thời được.

3.2 T̀M HIỂU, NGHIÊN CỨU VÀ THU THẬP THÔNG TIN VỀ ĐỐI TƯỢNG

T́m hiểu đối tượng là việc tiếp cận có tính mục đích. Sau khi chủ thể thực hiện hành vi đê tiện xác định rơ mục tiêu của kẻ cần bị tác động, cần bị xử lư là ai, chủ thể cần phải ra sức t́m hiểu về nhân thân, gia đ́nh, nghề nghiệp, chức vụ, địa vị xă hội,... của đối tượng cần bị tác động và xử lư. Việc này có ư nghĩa rất lớn trong việc lựa chọn giữa quyết định có hoặc không thực hiện một hành vi đê tiện nào đó, nó giúp ta trả lời câu hỏi: "Có nên thực hiện hành vi đê tiện này hay không?". Một điều hiển nhiên là ta không thể đê tiện với cấp trên hay bố vợ của ta được. Tuy nhiên, trong cuộc sống, đôi khi, chúng ta không biết mặt mũi của sếp ta là ai? hoặc giả, người từng bị ta chơi xỏ lại là bố vợ tương lai của ta chẳng hạn.

Thu thập thông tin về đối tượng là việc t́m hiểu lịch tŕnh sinh hoạt, lối sống, cá tính và cách hành xử của đối tượng cần bị tác động bởi các hành vi đê tiện của ta. Việc thu thập thông tin của đối tượng mang tầm quan trọng tối hậu trong việc xác định biện pháp đê tiện cụ thể tương xứng với đối tượng, giúp làm rơ các điểm mạnh, điểm yếu của đối tượng. Nếu đối tượng là người có tính cách hung hăn th́ ta nên sử dụng mưu mẹo, tránh dùng sức lực để đối phó. Nếu đối tượng là người khôn khéo th́ ta phải biết lợi dụng những điểm yếu để chiến thắng, nếu đối tượng là kẻ sợ chết và nhát gan th́ ta phải dùng biện pháp hù doạ...

Nghiên cứu đối tượng là việc xử lư tất cả thông tin thu thập được, giúp đề ra các kế hoạch, sách lược, thủ đoạn, phương thức, trợ giúp một cách nhanh chóng cho các hành vi đê tiện, giúp triển khai tư tưởng và đưa tư tưởng vào thực tiễn một cách hiệu quả nhất

3.3 TÍNH TOÁN, LÊN KẾ HOẠCH DỰ KHUYẾT

Sau khi t́m hiểu, nghiên cứu và thu thập thông tin về đối tượng. Chủ thể thực hiện hành vi đê tiện tiến hành phân tích, đánh giá khách quan, rồi triển khai các tư tưởng đê tiện thành nhiều phương án khác nhau. Trong đó, chủ thể buộc phải chọn ra một phương án chính thức.

Phương án chính là phương án sẽ dùng để thực hiện một hành vi đê tiện cụ thể. Tất cả phương án c̣n lại là phương án phụ

Trong số các phương án phụ, chủ thể thực hiện hành vi đê tiện, dựa trên cơ sở thực tế khách quan mà dự pḥng thêm các phương án dự khuyết

Các phương án dự khuyết không được đi sai mục tiêu so với phương án chính. Các phương án dự khuyết sẽ được sử dụng trong trường hợp phương án chính thất bại.Tuy nhiên, các phương án dự khuyết luôn mang tính hồi hoàn, tức là trở lại trạng thái ban đầu, lúc chưa thực hiện nhằm để bảo vệ cho cá nhân hoặc tổ chức thực hiện hành vi đê tiện.

Phương án dự khuyết gồm nhiều cấp được đánh số:
+Phương Án 01A. Tức là phương án phụ A thay thế cho phương án chính 01
+Phương Án 01B. Tức là phương án phụ B thay thế cho phương án dự khuyết 01A
+Phương Án 01C. Tức là phương án phụ C thay thế cho phương án dự khuyết 01B
....................
Ở đây, phương án dự khuyết 01C có tính hồi hoàn cao hơn phương án 01A. Bởi lẽ, càng nhiều phương án dự khuyết về sau để thay thế cho phương án dự khuyết lúc đầu th́ mục tiêu của kế hoạch không c̣n như trước nữa, ư tưởng và niềm mong muốn của chủ thể không c̣n khả năng hoàn thành, mức độ toại nguyện ngày càng giảm dần và tỷ lệ nghịch với số lượng phương án dự khuyết đă áp dụng. Bên cạnh đó, khi chủ thể thay đổi nhiều phương án dự khuyết th́ đối tượng ngày càng đề pḥng và có biện pháp ứng phó. Do đó, tính hồi hoàn trong các phương án sau cùng sẽ tăng, chủ thể sẽ phải tạm dừng các hoạt động đê tiện đó và đợi chờ cơ hội lần sau.

Ư nghĩa:
Mang tính pḥng trừ rủi ro.Bảo vệ cho các chủ thể thực hiện hành vi đê tiện có cơ hội quay trở lại, mà tiếp tục đeo đuổi con đường đê tiện của ḿnh.

4. MỤC ĐÍCH, Ư NGHĨA CUẢ SUY LUẬN ĐÊ TIỆN

4.1 MỤC ĐÍCH

Suy luận đê tiện chính là chủ thể của mục đích. V́ suy luận đê tiện xuất phát từ khát vọng thù thắng bên trong con người. Đơn giản v́, con người ta muốn ǵ th́ con người ta sẽ nghĩ và làm như vậy.Do đó, tư tưởng, ư nghĩ là mũi tên và suy luận đê tiện là cái chết của kẻ bị bắn. Suy luận đê tiện thường có luận cứ, có căn cứ, trong trường hợp chủ thể thực hiện hành vi đê tiện hoàn toàn tự chủ được bản thân.

4.2 Ư NGHĨA

+Trợ giúp cho các hoạt động ngôn ngữ và hành động đê tiện

+Là tiền đề không thể thiếu khi triển khai các hoạt động đê tiện

+Giúp các kế hoạch, phương án, sách lược được thực thi có hiệu quả
Signature: Mỗi khi, tớ định bỏ thơ
Hốt nhiên, ư tứ bất ngờ bay cao
pd
Trả lời với trích dẫn
Trả lời


Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của ḿnh

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 02:26 AM

© 2007 - 3.8.7 - BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ bài viết của thành viên.