|
#1
|
|||
|
|||
Vitamin E và sự lăo hóa
"Tôi mới 45 tuổi mà da bị nhăn nhiều, trông già hơn tuổi. Một vài người bạn khuyên nên uống vitamin E. Vitamin E có thể làm trẻ trung được không? Tôi rất ngại uống thuốc, thay v́ uống vitamin E tôi có thể ăn các thức ăn nào?".
Vitamin E nằm trong nhóm thuốc điều trị để nhằm ngăn chặn sự ôxy hóa các gốc tự do trong cơ thể (bên cạnh vitamin C, selen...). Hiện tượng ôxy hóa các gốc tự do trong cơ thể có thể đưa đến nhiều bệnh về tim, tiêu hóa, năo... và làm cho người già đi nhanh, nhất là ở da. Các gốc tự do tấn công vào những yếu tố cấu thành màng tế bào, đặc biệt là các chất mỡ tạo thành màng tế bào, các axit nhân tế bào. Hệ thống bảo vệ cơ thể sẽ chống lại hiện tượng này. Tuy nhiên, sự chống lại của cơ thể ngày càng yếu đi. Việc uống rượu, hút thuốc và tia tử ngoại làm cơ thể phóng thích nhiều gốc tự do hơn. V́ vậy, cần dùng thêm các chất chống ôxy hóa từ bên ngoài. Vitamin E được chiết xuất từ dầu của lúa ḿ lần đầu tiên năm 1936. Nó cũng có trong một số chất như gan bê, chuối, táo, đào, lúa ḿ, hạt ngô, tiêu, trứng.... Tuy nhiên, các thức ăn nhiều vitamin E nhất là hạt lúa ḿ và dầu thực vật. Liều dùng mỗi ngày là 5-12 mg cho người lớn (nam nữ bằng nhau). Ngoài việc ngăn chặn tác dụng có hại của các gốc tự do, vitamin E c̣n có tác dụng giống như aspirine, ngăn chặn sự kết dính tiểu cầu, giúp giảm nguy cơ tắc mạch ở người bị bệnh tim mạch. Nhiều người nghĩ vitamin E có thể thúc đẩy sự phát triển tinh trùng ở nam giới, nhất là ở người lớn tuổi. Nhưng cho đến nay chưa có nghiên cứu nào xác nhận điều này. Tóm lại, cơ chế ngăn ngừa sự lăo hóa của vitamin E là làm chậm sự ôxy hóa các chất quan trọng của cơ thể và giảm bớt sự kết dính của các tiểu cầu trong mạch máu. Trường hợp cụ thể của bạn có thể dùng sinh tố E. Nếu ngại uống thuốc, bạn có thể dùng các thực phẩm kể trên. Ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời đối với da "Xin bác sĩ cho biết ánh nắng mặt trời có hại hay có lợi cho da?". Những người thiếu vitamin D (không nhiều) cần phơi nắng. Nhưng với đa số, ánh nắng mặt trời rất có hại v́ làm da nhanh bị lăo hóa, có thể đưa đến bệnh ung thư da về sau. Cần thận trọng khi nghỉ ngơi hay làm việc ngoài nắng để tránh các tác dụng có hại. Ánh nắng trực tiếp chiếu vào da sẽ gây tác hại tối đa vào mùa hè, vào giữa trưa. Ở vùng càng cao (so với mực nước biển), ảnh hưởng này càng lớn. Ánh sáng mặt trời có thể làm da sậm màu ngay cả khi trời có nhiều mây. Không chỉ ánh nắng chiếu trực tiếp mà ngay cả ánh phản chiếu của tia tử ngoại ở mặt đất, trên cát, trên nước, trên cỏ hay ngay cả trên tuyết cũng gây hại cho da. Tác dụng của các tia tử ngoại (UV) lên da là không giống nhau: - UVA làm cho da sạm lại. Nó xuyên qua biểu b́ và 20% đến được vùng b́. - UVB gây ra bệnh cảm do nắng. Nó bị chặn lại ở tầng sừng, 20% đến niêm mạc và 10% đến các gai b́. Chính 10% này tham dự vào việc tạo các nếp nhăn. * Các tác hại của tia tử ngoại với cấu trúc da: - Ở vị trí phân tử: Do tác dụng quang hóa, một số phân tử các chất bị phân hủy, phóng thích gốc tự do. - Ở vị trí tế bào: Cấu trúc xoắn của ADN bị thay đổi, ảnh hưởng đến sự tổng hợp của tế bào. - Ở bề mặt da và các nếp nhăn: Sau khi bị nắng làm đỏ lên, các nếp nhăn trở nên nhiều hơn, rộng hơn và sâu hơn. Tóm lại, đối với người Việt Nam, ánh nắng mặt trời có hại cho da, cho sức khỏe nhiều hơn có lợi. Do đó, nên hạn chế việc phơi ḿnh dưới nắng và cần có biện pháp bảo vệ khi làm việc liên tục ngoài nắng. |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|