|
|
Thông Báo |
#21
|
|||
|
|||
Quote:
Vậy chữ Núc ở đây là danh từ? Đẳng lập với Bếp? |
#23
|
|||
|
|||
Vậy cũng tương tự như: - Xe Cộ - Vườn Tược - Cơm Nước - Nhà Cửa .... nhỉ? p/s: PL t́m măi không ra chữ vần bằng với nghĩa tương tự để lập vế đối, hic...Cũng có thể dùng Áo Quần, Cửa Nhà nhỉ? Lần sửa cuối bởi phale; 05-05-10 lúc 11:58 AM |
#25
|
||||
|
||||
Theo nghiên cứu ngôn ngữ Việt cổ, ngôn ngữ Mường và các vùng Bắc Trung Bộ;
chữ NÚC là một động từ, diễn tả hành động ăn, uống một cách tham lam, quá độ, ăn uống ngốn ngấu... Ví dụ: - Núc cho lắm vào, có ngày bội thực. Từ Núc c̣n có các từ gần âm như Nốc , Ních... H́nh như không thấy ghi trong từ điển rơ ràng. Tham khảo thêm ư này 22 nhé. |
The Following User Says Thank You to VỀ MIỀN TRUNG For This Useful Post: | ||
phale (05-05-10)
|
#26
|
|||
|
|||
Quote:
Cảm ơn VMT cung cấp thêm nghĩa của chữ NÚC. Thật thú vị khi t́m hiểu từ ngữ. Theo PL th́ chữ Núc-động từ này sẽ khác với chữ Núc trong Bếp Núc nhỉ? |
#27
|
||||
|
||||
Bếp Núc được xem là việc của đàn bà (ngày xưa thôi), c̣n Nương Đồng là chuyện của đàn ông. Việc trong nhà, việc ngoài trời. Ai bảo là không có. C̣n muôn trùng đấy, t́m nữa đi.
|
#28
|
||||
|
||||
CÁCH PHÂN BIỆT TỪ LÁY VÀ TỪ GHÉP TỪ LÁY và TỪ GHÉP mang bản sắc đặc trưng của văn hóa Việt Nam, xếp chung trong nhóm TỪ PHỨC. Nó đóng vai tṛ khá quan trọng làm phong phú thêm cho tiếng Việt vốn đă giàu âm điệu, sắc thái. Trong văn nói và văn viết, nó c̣n có tác dụng làm điểm nhấn, tạo ấn tượng, gây chú ư, thu hút người nghe và người đọc. Trong các nghệ thuật CÂU ĐỐI, làm thơ ĐƯỜNG LUẬT nói riêng và các thể cổ văn có tính biền ngẫu như PHÚ, VĂN TẾ th́ nó càng cần được phân biệt rành rọt. Cách phân biệt 1) TỪ GHÉP: 1.1. Ghép thông thường: C̣n có tên gọi khác là GHÉP CHÍNH PHỤ. Loại này từ trước thường là chính, mang nghĩa chủ yếu, từ sau thường là bổ sung, cụ thể hóa, chi tiết hóa hoặc làm rơ nghĩa để phân biệt. Chẳng hạn CÁ RÔ, CÁ LÓC, ... CÂY BÀNG, CÂY CHUỐI... 1.2. Ghép Đẳng lập: Cả 2 từ mang ư nghĩa ngang nhau hoặc bổ sung cho nhau tạo nên nghĩa giống nhau hoặc rộng hơn, đầy đủ hơn; có thể tách, nhập hoặc đảo vị trí mà nghĩa không thay đổi hoặc chỉ hẹp hơn khi tách từ, nhưng vẫn là một phần của từ khi GHÉP lại. Ví dụ: NHÀ CỬA, CƠM ÁO, CƠM NƯỚC, ĂN Ở, ĂN MẶC, PHẲNG LẶNG, RUỘNG ĐỒNG, MÂY MƯA, M̉N MỎI, MỎI MỆT, HAO GẦY, VUN BỒI, XÂY DỰNG, CHẤT CHỨA, ẺO LẢ, HAO M̉N, TÚNG THIẾU, HỌC HÀNH, ĂN NÓI, ĐI ĐỨNG... Có thể ghép hầu hết các loại từ (danh từ, tính từ, động từ, phó từ, nhưng phải cùng từ loại với nhau. 1) TỪ LÁY: Có thực tự (từ có nghĩa) và hư tự (từ vô nghĩa), đôi khi cả 2 từ đều là hư tự, khi th́ thực tự đứng trước, khi th́ hư tự đứng trước; tách rời ra mang nghĩa khác hoặc vô nghĩa. Không thể tách rời. Đa phần từ láy không đảo ngữ được nhưng vẫn có một vài từ có thể đảo (rất ít) như: NHỚ NHUNG, DÀO DẠT, VƠ VÀNG, MÊNH MÔNG, DẶT D̀U... Có 4 loại từ LÁY là láy âm (lặp lại phần âm tiết phía sau phụ âm), láy vần (lặp lại phụ âm), láy toàn phần (lặp cả phụ âm và âm tiết phía sau phụ âm) và láy tiếng (lặp lại y chang). Láy âm như: PHÂN VÂN, BÂNG KHUÂNG, ĂN NĂN, BẢNG LẢNG, LẢNG VẢNG, LẨN QUẢN, L̉NG V̉NG, LĂN TĂN, LOANH QUANH, BÁT NGÁT, LÁC ĐÁC... Áp dụng với động từ, tính từ, trạng từ. Láy vần như: DÀO DẠT, RÉO RẮT, VU VƠ, THÁNH THÓT, LONG LANH, MÔNG MÊNH, LẤP LÁNH, LANH LẢNH, RẦM RỘ, CHẬP CHÙNG, TRẬP TRÙNG, PHŨ PHÀNG, BẼ BÀNG, HỒI HỘP,... Áp dụng với động từ, tính từ, trạng từ. Láy toàn phần như: ĐO ĐỎ, TIM TÍM, NGỜ NGỢ, LỜ LỢ... Láy tiếng như: CHANG CHANG, NGHIÊNG NGHIÊNG, NGANG NGANG, HƠI HƠI, CAO CAO, ẦM ẦM... có khi tăng (TRÙNG TRÙNG ĐIỆP ĐIỆP, VANG VANG, OANG OANG, RẦM RẦM RỘ RỘ, NHÀ NHÀ, NGƯỜI NGƯỜI, THÁNG THÁNG, NĂM NĂM) nhưng thông thường làm giảm mức độ hơn từ lẻ. Láy toàn phần hay áp dụng với danh từ, tính từ hoặc trạng từ. Nắng Xuân Ngày 5/5/2010 __________________ Lần sửa cuối bởi Nắng Xuân; 08-10-15 lúc 09:05 AM |
#29
|
||||
|
||||
ÁO XỐNG
- Áo th́ ai cũng biết rồi, từ Xống th́ ít ai biết. Đấy là trang phục dành cho phụ nữ , giống như cái váy. Xưa đàn ông đóng khố, đàn bà bận xống. Thuở xưa chưa có quần nên mới có từ ÁO XỐNG. Từ sau khi cái quần ra đời, việc mặc cũng thay đổi dần, người ta nói nhiều đến ÁO QUẦN và ít nhắc tới ÁO XỐNG. QUÁN XÁ / SÁ - Chữ Xá được phiên âm ra tiếng Việt như vậy. Thực ra bắt nguồn từ chữ Tá (ở trọ). Dọc đường lớn ngày xưa, người ta mở quán trọ vừa cung cấp dịch vụ ăn uống, vừa là chỗ trọ cho lữ khách. Quán xá hay quán trọ đều nghĩa như nhau. -Ngày nay từ "quán xá" được dùng để chỉ hàng quán nhỏ. CHỢ BÚA - Búa nghĩa là lộn xộn, lung tung, không có thứ bậc. - Chợ Búa là từ chỉ chung, chỉ những chỗ buôn bán đông đúc , phức tạp, xô bồ. Nói "dân chợ búa" là nói các đại ca, anh chị coi thường pháp luật có văn hóa thấp. ĐƯỜNG XÁ - Như đă giải thích ở trên. Đường Xá, Phố Xá, Kư Túc Xá,.... |
The Following User Says Thank You to VỀ MIỀN TRUNG For This Useful Post: | ||
phale (05-05-10)
|
#30
|
|||
|
|||
Quote:
Núc 1. Động từ Nót, nuốt (Núc cho hết ly cam) 2. Danh từ Cụ đất làm bếp (Ḥn núc; Bếp núc) 3.... |
The Following 2 Users Say Thank You to Nguyên Thoại For This Useful Post: | ||
phale (05-05-10),
VỀ MIỀN TRUNG (05-05-10)
|
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|