|
|
Thông Báo |
#1
|
||||
|
||||
Những điều căn bản khi nhập môn guitar
Những điều căn bản khi nhập môn guitar Các khái niệm âm nhạc:-Cao độ : Độ cao thấp của âm thanh. -Cường độ : Độ mạnh nhẹ của âm thanh. -Trường độ: Độ dài ngắn của âm thanh. a.Khuông nhạc: - Khuông nhạc dùng để biểu diễn các thông tin về bản nhạc.( Nhịp, Tông , nốt nhạc ...). - Khuông nhạc gồm có 5 dòng kẻ song song (Đừng nhằm lẫn với dây đàn nhé các bạn)dùng để thể hiện độ cao thấp của nốt nhạc. Giữa các dòng kẻ người ta gọi là khe nhạc. Ngoài 5 dòng kẻ chính còn có các dòng kẻ phụ và khe nhạc phụ dùng để ghi các nốt có âm thanh quá cao hoạc quá thấp. - Đầu khuông nhạc có hình của khóa nhạc. - Đầu khuông nhạc còn có hình các nốt thăng hoặc giáng gọi là dấu hóa.Dấu hóa cho ta biết tông của bài nhạc. - Đầu khuông nhạc còn có ký hiệu của nhịp bài hát. Ký hiệu này cho ta biết số phách và giá trị của phách trong 1 ô nhạc. - Ngoài ra còn có một số ký hiệu khác mà ta sẽ xem xét sau. b.Nốt nhạc: - Có 7 nốt nhạc cơ bản, đó là : Do , Re , Mi , Fa, Sol , La, Si. Người ta thường dùng chữ cái để ký hiệu các nốt nhạc : C=Do, D=Re, E=Mi, F=Fa, G=Sol, A=La, B= Si. - Các nốt này cơ bản vì chúng là 1 tập hợp có quy luật, những tập hợp nốt cao hơn hoặc thấp hơn cũng từ quy luật đó mà ra. - Bên cạnh các nốt cơ bản này còn có các nốt cao hơn thấp hơn nốt cơ bản một chút. Các nốt cao hơn 1 chút được gọi là nốt thăng (#), các nốt thấp hơn 1 chút được gọi là nốt giáng (b). - Vị trí các nốt trên khuông nhạc: Lần sửa cuối bởi Pearly; 23-11-10 lúc 11:17 AM |
The Following 7 Users Say Thank You to Pearly For This Useful Post: | ||
Đông Dung (23-11-10),
CM4Q (22-11-10),
hoatigon208410 (28-11-10),
LAO HAC (28-11-10),
Như Diệu Linh (22-11-10),
Nhím con (23-11-10),
phale (22-11-10)
|
#2
|
||||
|
||||
Những điều căn bản khi nhập môn guitar
Vị trí nốt nhạc trên khuông nhạc cho ta biết cao độ của nốt nhạc đó, nốt ở vị trí phía trên có âm cao hơn nốt ở vị trí phía dưới.
- Vị trí các nốt nhạc trên cần đàn: Quy ước: Vị trí các nốt trên khuông nhạc và trên cần đàn: Mi Fa Sol La Si Do Re Mi Fa Lần sửa cuối bởi Pearly; 23-11-10 lúc 11:17 AM |
The Following 5 Users Say Thank You to Pearly For This Useful Post: | ||
Đông Dung (23-11-10),
hoatigon208410 (28-11-10),
LAO HAC (28-11-10),
Nhím con (25-11-10),
phale (23-11-10)
|
#4
|
||||
|
||||
Kỹ thuật cầm đàn trong guitar [YOUTUBE]hxR_esEw_xs&NR=1[/YOUTUBE] Bài học có tên là positioning the guitar có nghĩa là vị trí cây đàn guitar. Người nghệ sĩ dạy bạn cách cầm một cây đàn cho đúng với tư thế. Tưởng như là đơn giản, cầm làm sao cũng đc miễn là đánh ra tiếng. Điều đó có thể đúng với những nghệ sĩ thiên tài. Nhưng với những ai mới bắt đầu học thì tư thế là cực kỳ quan trọng. Tư thế cầm đàn đúng sẽ làm cho chúng ta bấm, gãy đàn tốt hơn và dễ hơn rất nhiều. Quan trọng hơn là còn phục vụ cho sự phát triển ngón sau này. Tư thế đúng còn giúp chúng ta chơi đàn ko bị mỏi lưng, mỏi tay.... 1. Điểm thứ nhất tiếp xúc tại phần dưới của ngực 2. Điểm thứ hai tại cánh tay phải 3. Điểm thứ ba ở trên đầu đùi phải 4. Điểm thứ tư ở phần trong của đùi phải Các bạn mới học đàn cần chú ý: Chỉ có cầm đàn đúng tư thế thì các bạn mới phát triển nhanh trong việc học đàn. Lần sửa cuối bởi Pearly; 23-11-10 lúc 11:16 AM |
The Following 5 Users Say Thank You to Pearly For This Useful Post: | ||
Đông Dung (23-11-10),
hoatigon208410 (28-11-10),
Như Diệu Linh (23-11-10),
Nhím con (25-11-10),
phale (23-11-10)
|
#5
|
||||
|
||||
Cách đặt bàn tay phải và cách gãy ngón P(Ngón cái) [YOUTUBE]4JH0Yj4ZzV0[/YOUTUBE] Với những bản nhạc ko yêu cầu tốc độ thì bàn tay phải có thể ko cần đặt đúng tư thế. Nhưng với những bản nhạc có độ khó cao và yêu cầu người chơi phải thể hiện đc tiếng đàn truyền cảm thì đặt bàn tay phải đúng cách vô cùng quan trọng. Nói chung lại thì cách đặt đúng tư thế của 2 bàn tay là một điều kiện cần để các bạn mới học đàn tiếp tục đi lên. Bàn tay phải nên đặt gần vuông góc với dây đàn. Các ngón tay thả lỏng. Xin mời các bạn xem clip để thực hiện chính xác nhất! Ngón cái thường chơi các note trầm trong bản nhạc. Để tiếng đàn phát ra nhanh, mạnh thì việc tập luyện ngón cái cũng vô cùng quan trọng. khi bật dây xong các bạn nên thu ngón cái về gần với dây trầm trên cùng nhất. Tiếng bật nên rõ ràng, mạnh mẽ! Ko nên bật ngón đi quá xa dây đàn. Mới tập chơi thì các bạn nên lưu ý khoảng cách đó. Lúc đầu có thể là xa quá 3cm. Dần dần nên thu lại khoảng 1,5cm là ok! |
The Following 5 Users Say Thank You to Pearly For This Useful Post: | ||
Đông Dung (23-11-10),
hoatigon208410 (28-11-10),
Như Diệu Linh (23-11-10),
Nhím con (25-11-10),
phale (23-11-10)
|
#6
|
||||
|
||||
Kỹ thuật gãy ép dây các ngón i,m,a của bàn tay phải i = ngón trỏ m = ngón giữa a = ngón đeo nhẩn [YOUTUBE]2runviQRmXg[/YOUTUBE] Trong clip này người nghệ sĩ chỉ cho chúng ta cách luyện 3 ngón i,m,a của bàn tay phải theo cách ép dây. Khi mới bắt đầu luyện ngón thì các bạn nên luyện từ chậm đến nhanh dần. Ko nên vội mà làm hỏng đi cách gãy ngón của mình. Yêu cầu của việc gãy các ngón i,m,a là phải gãy ra tiếng mạnh mẽ, rõ ràng. Vì thế lúc đầu các bạn hãy gãy thật mạnh và thật chậm. Nhưng làm sao cho khoảng cách các ngón khi gãy xong ko đc quá xa dây đàn. Bó hẹp trong phạm vi 2cm trở lại so với dây đàn là tốt( hoảng cách sẽ thu hẹp dần khi các bạn đã tập luyện nhiều). Điều này vô cùng quan trọng trong việc chơi các bản nhạc ó tiết tấu nhanh sau này. hãy luyện theo cách người nghệ sĩ chơi trong clip. |
The Following 5 Users Say Thank You to Pearly For This Useful Post: | ||
hoatigon208410 (28-11-10),
LAO HAC (28-11-10),
Như Diệu Linh (28-11-10),
Nhím con (25-11-10),
phale (24-11-10)
|
#7
|
||||
|
||||
Kỹ thuật móc dây của các ngón i,m,a [YOUTUBE]n8TIwGuxgv4&NR=1[/YOUTUBE] Clip này chỉ cho chúng ta một kỹ thuật gãy ngón khác của bàn tay phải đó là kỹ thuật móc dây. Kỹ thuật này dựa vào dựa vào lực khớp của 2 đốt ngón tay dầu trong các ngón i,m,a. Khi gãy các bạn móc ngón vào dây như trong hình. Yêu cầu móc tạo ra tiếng to, nhanh! |
The Following 5 Users Say Thank You to Pearly For This Useful Post: | ||
hoatigon208410 (28-11-10),
LAO HAC (28-11-10),
Như Diệu Linh (28-11-10),
Nhím con (25-11-10),
phale (24-11-10)
|
#8
|
||||
|
||||
Kỹ thuật gãy kết hợp 3 ngón P,i,m [YOUTUBE]IrGYe4VtWTI[/YOUTUBE] Những bạn nào chơi guitar nhiều, đã từng thể hiện nhiều tác phẩm cổ điển thì thẫy rõ là 3 ngón P,i,m kết hợp với nhau rất nhiều. Bài học này rất quan trọng. Chúng ta hãy luyện nhiều và nghiêm túc để có thể chơi đàn tốt hơn. Các bạn xem clip và làm theo hướng dẫn của nghệ sĩ! |
The Following 4 Users Say Thank You to Pearly For This Useful Post: | ||
#9
|
||||
|
||||
Kỹ thuật kết hợp cả 4 ngón gãy: P,i,m,a [YOUTUBE]W2bwYihkj0Q&NR[/YOUTUBE] Các bạn ai chơi cổ điển mà chẳng học bài Romance. Nhưng để chơi tốt bài này thật ko đơn giản. Kỹ thuật bài Romance là sự kết hợp của 4 ngón gãy bàn tay phải. Luyện tập bài này sẽ làm đi. Bạn sẽ thành công. Yêu cầu: Tốc độ đều, tiếng mạnh, rõ ràng. tặng thêm các bạn những ai đang tập Romance đoạn clip sau: [YOUTUBE]cUlb5cN6mQg&NR=1[/YOUTUBE] |
The Following 4 Users Say Thank You to Pearly For This Useful Post: | ||
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|