|
|
Thông Báo |
#1
|
|||
|
|||
Công bố thư t́nh của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Những ngày qua, đại diện gia đ́nh cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là ông bà Nguyễn Trung Trực - Trịnh Vĩnh Trinh, cùng nhà thơ Nguyễn Duy, nhà báo Nguyễn Trọng Chức, nhà nghiên cứu Bùi Vĩnh Phúc đă kết hợp với NXB Trẻ (TP.HCM) để biên soạn và ấn hành bộ sách kỷ niệm 10 năm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (2001 - 2011) - trong đó có cuốn Thư t́nh gửi một người, công bố hàng trăm bức thư của Trịnh Công Sơn viết gửi người yêu trước đây...
Người nhận lưu giữ cẩn thận suốt gần nửa thế kỷ nay - kể từ bức thư đầu tiên Trịnh Công Sơn viết ở Blao gửi về Huế cuối thu 1964, đến bức cuối cùng gửi từ TP.HCM ra nước ngoài tháng 1/2001, trước lúc ông qua đời vài tháng (1/4/2001). Tất cả đều gửi đến một người - người ông yêu từ năm cô ấy là nữ sinh 16 tuổi: Ngô Vũ Dao Ánh. Chị Dao Ánh hiện sinh sống ở nước ngoài và suốt mấy chục năm qua, chị không muốn ai đọc những bức thư “dành cho riêng ḿnh”, song gần đây, chị đă quyết định dành tặng lại gia đ́nh nhạc sĩ. Chúng tôi đến gặp ông bà Nguyễn Trung Trực - Trịnh Vĩnh Trinh để được “đọc trước” tại chỗ những bức thư ấy trước khi Thư t́nh gửi một người ra mắt độc giả dự kiến vào 31/3. “T́nh yêu, với Trịnh Công Sơn, là diễm t́nh. Trước hết là phải đẹp, đẹp trong từng lời bội bạc, bước chân quay gót, trong dang dở và tan vỡ. Sẽ không có mối t́nh rách rưới hay nhầy nhụa, sẽ không có mối t́nh than khóc lâm ly, sẽ không có luôn cả đau khổ, hoặc nếu có chăng nữa th́ đó là một nỗi đau khổ đă đành, dành sẵn... Trịnh Công Sơn ca ngợi t́nh yêu bằng cách vẽ ra vùng ảnh hưởng của t́nh yêu qua giọt nắng thủy tinh, cây cầu, hạt mưa, hàng cây chụm đầu vào nhau... Khi vẽ ra “áo xưa lồng lộng” chẳng hạn, tác giả không vẽ vạt áo, mà vẽ kỷ niệm, vẽ không khí và hơi ấm của áo” - Bửu Ư Thật khó nói ngay hết một lần tất cả những xúc động, những bất ngờ khi đọc thư của một người đang yêu, người đó lại là một nhạc sĩ tài hoa như Trịnh Công Sơn: “Suốt cả đêm hôm qua anh nằm mơ thấy Ánh. Có Ánh rất yên lành trên những con đường xa lạ của một mùa hè đă qua mà phượng vẫn c̣n đỏ ngời (...) Ánh mặc áo nâu, tóc mềm như mây có cả chiếc nơ màu nâu nhạt cài lên rất huyền hoặc (...) Bây giờ tháng chín. Anh gởi về cho Ánh sương mù và mây tháng chín ở đây” (thư Blao 2/9/1964). Hoặc: “Anh nhớ Ánh, nhớ Ánh , nhớ Ánh mà không nói được với ai. Như tiếng kêu của một loài kiến nhỏ. Làm thế nào Ánh nghe thấy... Ánh ơi, Ánh ơi, Ánh ơi, Ánh trở về buổi trưa mắt buồn, áo trắng... Rất mong thư Ánh mỗi ngày mỗi giờ mỗi tháng mỗi năm...” (thư Sài G̣n 16/2/1965). Hoặc vẫn tha thiết như: “Anh bây giờ đang có một điều cần nhất là: Yêu Ánh vô cùng. Anh đang nhớ lắm đây. T́nh yêu đó bỗng đổi dạng như một phép lạ...” (thư Sài G̣n 16/9/1966). Cạnh t́nh yêu, t́nh nhớ, t́nh xa, t́nh sầu, qua hàng trăm bức thư của nhạc sĩ, chúng ta được biết thêm nhiều điều về sinh hoạt của một số vùng thời c̣n chiến tranh cách đây gần 50 năm, như ở Sài G̣n, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Đơn Dương, và nhất là Blao. Biết được thêm về đời sống riêng của Trịnh Công Sơn qua các ḍng thư nhắc đến t́nh cảm của ông với những người thân trong gia đ́nh. Có cả những ḍng kể về các bạn thân của ông như Đinh Cường, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Bửu Ư, Lữ Quỳnh, về các nhạc sĩ như Phạm Duy và ca sĩ Thái Thanh, Bạch Yến, Kim Vui, Minh Tuyết, Khánh Ly chẳng hạn. Qua thư t́nh, khi tṛ chuyện với người yêu,Trịnh Công Sơn cũng bày tỏ ít nhiều tâm trạng và những trăn trở của giới trí thức quanh ông. Thư nhắc đến nhiều ca khúc nổi tiếng như: Rưng rưng dưới mưa trời (với lời Pháp J’ irai pleurer sous la pluie), hoặc bản Giao hưởng dang dở (Symphonie Inachevée) của Schubert, nhiều nhà văn, triết gia như Albert Camus, André Maurois, Frank Kafka, Ernest Hemingway, các ca sĩ Elvis Presley, Richard Anthony, Howard Greenfield, Carole King, các diễn viên James Dean, Steve Mc Queen - tất cả cho ta biết thêm về sức cảm thụ văn học và nghệ thuật của người đương thời. Về sáng tác, qua thư t́nh của nhạc sĩ họ Trịnh, có thể biết chính xác người t́nh nào đă tác động mạnh mẽ đến việc thai nghén và ra đời một số ca khúc tuyệt vời như Lời buồn thánh, Tuổi đá buồn, Mưa hồng, Gọi tên bốn mùa... Đến năm 1989, Trịnh Công Sơn đă 50 tuổi, viết gửi Dao Ánh (đă ra nước ngoài) có ư trách nhẹ: “Dao Ánh ơi, lâu lắm mới viết lại tên Ánh trên tờ thư (...) Anh nhớ Ánh như những ngày xưa (...) Những kỷ niệm xưa đă nằm trong những bài hát của anh. Ánh th́ chẳng giữ lại ǵ cả. Thế mà cũng hay. Hăy để một người khác giữ và ḿnh th́ đă lăng quên hoặc nhớ trên một văn bản không bao giờ có thực” (thư TP.HCM 14/8/1989). Có lẽ ông nghĩ Dao Ánh “chẳng giữ lại ǵ cả”, hoặc nếu có nhớ nhau th́ chỉ nhớ trên tờ thư đă bị đốt cháy, đă tan theo khói và tro tàn. Nhưng thật ra, ở một phương trời xa, chị Dao Ánh vẫn giữ từng bức thư mà Trịnh Công Sơn gửi cho ḿnh; giữ cả những bông hồng đă ngả màu thời gian do nhạc sĩ ép trong thư hơn 45 năm trước và có cả những bông lau trên đồi Blao nữa. Giữ những giọt nến do Trịnh Công Sơn nhỏ xuống trang thư thành chữ ÁNH khá lớn. Giữ những bài hát mà Trịnh Công Sơn tự tay chép tặng chị khi c̣n trong phác thảo, như bài C̣n tuổi nào cho em - được kể rơ trong thư viết từ Blao 3/12/1964: “Những buổi sáng này anh lại đi qua từng băi sương mù và từng băi hoa cỏ tím. Mặt trời lên, hoa cỏ trông xa như tơ tím ngát. (...) Những ngày nằm vùi ở đây không c̣n ai, anh đă ngồi trong mùng và viết xong bản: C̣n tuổi nào cho em...”. Bản ấy được nhắc lại trong thư viết ở Đà Lạt chiều cuối năm 31/12/1964: “Chỉ c̣n hai giờ nữa là năm sẽ hết. Ánh ơi, Ánh ơi, Ánh ơi, Ánh ơi, anh đi ra phố uống rượu một tí rồi sẽ về viết tiếp cho Ánh, Ánh nghe. Tất cả những ǵ linh thiêng nhất anh đă kết tụ lại để nghĩ về Ánh cho một ngày một đêm một giờ cuối cùng của năm… Ánh có buồn lắm không. Hăy ngước mắt lên cho anh nh́n. Mây sẽ kết trên vùng mắt đó. Anh đă nói thế trong lời ca C̣n tuổi nào cho em cho Ánh, có bằng ḷng thế không Ánh?”. (C̣n tiếp) (Theo Thanh niên) |
The Following 5 Users Say Thank You to phale For This Useful Post: | ||
Bụi đường (29-03-11),
CM4Q (29-03-11),
Nhím con (29-03-11),
Songlam (16-04-11),
VỀ MIỀN TRUNG (29-03-11)
|
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|