|
#11
|
||||
|
||||
Người đời sau giảng đạo nhất định hướng theo Đạo Đức Kinh, một môn huyền diệu sâu kín, cứ việc cặm cụi nghiền ngẫm, nhất định sẽ tạo ra cái thiên huyền, nhân huyền, lư tẩn dục tẩn…v.v.. Theo tôi nghĩ, chân tướng của thánh nhân chẳng qua là như thế cả (Sau này tôi ngẫu nhiên giở Thái Huyền Kinh có thấy từ ngữ thiên huyền nhân huyền, duy chưa thấy từ ngữ “Lư tẩn dục tẩn”)
Học thuyết chung của Nho gia đều lấy nhân nghĩa làm xuất phát, định ra một điều chung: “Người làm theo nhân nghĩa th́ tốt đẹp, người không làm theo nhân nghĩa th́ chết”, những thành bại xưa nay có thể hợp với điều chung này, th́ gác qua một bên không bàn nữa. Xin nêu một ví dụ để nói: Thái Sử Công nói trong sử nhà Ân: “Tây Bá về rồi vẫn tu âm đức làm việc thiện”, sử nhà Chu th́ nói: “Âm đức Tây Bá tốt đẹp làm việc thiện”, có thể thấy tác dụng của hai chữ “Âm”. Các thế gia đời Tề nói toạc ra: “Tây Bá siêu thoát quy vào đạo nghĩa, cùng với Lă Thượng mưu tu đức, nhằm lật đổ chính quyền nhà thương, việc ấy là thuật nắm binh quyền đầu phải thực ḷng v́ dân, các Nho gia thấy Văn vương đă thành công nên đă suy tôn ông hết cỡ. Từ Yễn Vương đứng lên làm việc nhân nghĩa, 36 nước chư hầu Đông Hán đều theo, Kinh Văn Vương ghét người hại ḿnh đem binh tiêu diệt, đó là sự thất bại của kẻ làm việc nhân nghĩa, các nho gia lại tuyệt nhiên không nêu lên. Luận điệu của họ hoàn toàn giống như sự báo ứng của thuyết nhân quả được truyền tụng trong nhân gian, thấy người ta giàu sang th́ nói người ấy có âm đức, thấy ai bị điện giật chết th́ bảo người ta là kẻ nghịch tử bất hiếu, tâm của họ khuyên mọi người làm việc thiện, nhưng đạo lư chân chính thực sự đâu phải như vậy Thánh nhân đời xưa quả là vô cùng kỳ quái, Lưu Bỉnh tán thưởng nơi mà thánh nhân đặt chân lên, lập tức thay ḷng đổi mặt, thánh nhân cảm hóa con người, có sự thần diệu như thế? Tôi không lư giải được bố của Quảng Thái là thánh nhân, mẹ là thánh nhân, anh em điều là thánh nhân, v́ bốn phương tám hướng đều bị các thánh nhân vây chặt, làm sao ở giữa lại có thể đẻ ra họ hàng cú vọ nhỉ! Lư Tự Thành là tên giặc phiêu bạt khắp nơi, tiến vào Bắc Kinh, t́m thi thể Sủng Trinh Hoàng Hậu cho tắng ở bên cửa hoàng cung, liệm quan tài gỗ liễu, đặt tại cửa Đông Hoa, để cho mọi người đến cúng tế. Vũ vương là bậc thánh nhân, ông ta đến chỗ Trụ vương chết, bắn vào Trụ vương ba mũi tên, rút chiếc kích vàng lớn chém xuống, treo đầu lên lá cờ màu trắng, các cụ, các ông của Vũ vương là những người đă từng xưng thần trước cung điện Trụ vương, thế mà ông ta lại có những hành động ấy, phẩm chất và hành vi của ông ta, rơ ràng cũng là một vị thánh nhân tài t́nh duy nhất, quả là cực khó khăn lắm thay? Giả dụ cái án ấy không được phơi trần ra thật đầy đủ, Ngô Tam Quế đă đầu hàng, th́ Lư Tự Thành sao không trở thành Thái Cao Tổ Hoàng Đế nhỉ? Thái vương ngày từ đầu đă trừ tận gốc nhà Thương, Vương, Quư Văn Vương nối ngôi, Khổng Tử tôn xưng các vị Vũ vương, Thái vương, Quư Văn Vương, thật ra có khác ǵ Tư Mă Viêm, Tư Mă Ư, Tư Mă Sư, Tư Mă Chiêu chỉ khác là những người sống ở thời trước Khổng Tử được cái danh thánh nhân truyền lại đời đời, c̣n người sống sau Khổng Tử đều được cái danh nghịch thần cả Người đời sau thấy các thánh nhân đă làm những việc không đạo đức, t́m trăm phương ngh́n kế để giải thoát cho họ, đến lúc có những chứng cớ xác đáng, không có cách ǵ giải thoát được nữa, mới nói đến các sự tích kể trên, lại phụ họa với người đời sau. Mạnh Tử đă nói rơ dẫn chứng này, ông nói: “Đến lúc phải lấy nhân để đánh kẻ bất nhân, sẽ không thể không có chuyện đổ máu. Các chuyện Sở Thành Vương đổ máu trần ngập ấy chắc chắn đâu phải là chuyện giả. Từ chuyện dân chúng nhà Ân làm Tam Phản, chúng ta thấy có quá nhiều chiếu chỉ thông báo, cứ xem những chữ viết trong đó, đủ thấy khi phạt trụ th́ máu đổ đầy tràn không phải là chuyện giả, chỉ e rằng: “Lấy nhân đán kẻ bất nhân”, câu nói này có phần giả dối chăng? Tử Cống nói: “Trụ vương không phải là kẻ thiện, chẳng qua nói quá vậy thôi, lấy danh nghĩa quân tử mà làm ác với nhứng kẻ hạ lưu, lại quy tội thiên hạ là ác vậy sao?”, tôi cũng nói: “Cái thiện của Nghiêu, Thuấn, Ngu, Thang, Văn vương và Chu công chẳng là quá xá sao, rơ ràng đều lấy danh nghĩa quân tử ngồi trên đám hạ lưu, lại quy cho thiên hạ đều là đẹp cả sao?”. Nhược bằng đổi chữ hạ lưu thành thất bại, đổi hai chữ thượng lưu thành thành công, c̣n cảm thấy xác thực hơn Người xưa khi bày ra các đạo, các giáo, lập đàn tế lễ, lấy một người chết, chỉ cho chúng dân: “Đây là thần cúng tế”, chúng dân hướng vào đó gục đầu lễ bái. Đồng thời lại lấy đạo thánh giảng dạy, nói với chúng dân: “Học thuyết của ta là do các thánh nhân truyền lại”. Có người hỏi: “Đâu là thánh nhân?”. Người ấy tiện tay chỉ vào Nghiêu, Thuấn, Ngu, Thang, Văn vương và Chu công nói rằng: “Đây là các thánh nhân”. Chúng dân coi đó là những thi thể nói chung, hướng vào đấy gục đầu lễ bái. Về sau đă tiến hóa rồi, khi tế lễ đă bỏ đi những thi thể, duy chỉ có sự mê muội đối với các thánh nhân th́ hàng ngh́n năm vẫn chưa tỉnh được. Nghiêu, Thuấn, Ngu, Thang, Văn vương, Chu Công vẫn được sùng bái hàng bao ngh́n năm Những người giảng thuyết nhân quả, nói có Diêm vương, hỏi Diêm vương ở đâu? Họ nói: “Ở dưới đất”, những người giảng lư học, nói có nhiều thánh nhân, hỏi thánh nhân ở đâu? Họ nói: “Từ thời cổ”. Những quái vật ấy đều chỉ là tưởng tượng ra mà thôi, không thể nhận thấy, không thể chứng thực. Cái mà có thể chứng thực. là đạo lư của họ, càng huyền diệu, những người tinh lại càng nhiều. Những người sáng tạo ra những nghị luận này, vốn chỉ khuyên người ta làm việc mà không xác thực có thể gây ra nhiều tệ nạn. Các tệ nạn của thuyết nhân quả sẽ gây ra nạn quyền phỉ (Một hội bí mật đời thanh, luyện tập quyền thuật rất tinh thông, tức là Nghĩa Ḥa Đoàn – Les leoxers), cái tệ của các thánh nhân khiến chân lư không thể xuất hiện được Sau khi Hán Vũ Đế tôn Khổng Tử là thánh nhân, dư luận trong thiên hạ từ đáy ḷng đều chẳng ưa ǵ, nhưng không dám trái lệnh. Khổng Dung chỉ sơ lược bàn luận một vấn đề với bố mẹ, Tào Tháo đă giết ông ta. Kê Khang bài báng Thương Vũ, Tư Mă Chiêu đă giết ông ta. Nho giáo truyền bá được, đều phải dựa vào quyền lực nói chung như Thào Tháo, Tư Mă Chiêu. Về sau cho dù mở trường, t́m ṭi kẻ sỹ, người đi học nếu không đọc sách của nho gia, sẽ chẳng c̣n đường để tiến thân. Một khổng tử đă chết, ông ta vẫn có thể tay trái nắm các tước quan, tay phải nắm lấy giang sơn, sao lại không trở thành người thầy của muôn đời được. Những nhân vật trong những học phái của các triều đại Tống, Nguyên, Minh, Thanh, trong tâm khảm của họ, nếu là những nhân vật đứng dưới chân ngựa của thánh nhân Khổng Tử cả, đă bị thánh nhân dẫm đạp, nên những nghị luận của họ đâu dám xa rời những điều vô căn cứ, đâu dám tránh những con đường quanh co khó hiểu. Các thánh nhân của Trung Quốc là những kẻ cực kỳ chuyên quyền độc đoán. Những điều mà họ chưa hề nói, người sau không dám nói, nếu nói ra, dân chúng nghe thấy đều coi là dị đoan, sẽ công kích họ ngay. Chu Tử phát minh được một thứ học thuyết, không dám nói là tự ḿnh phát minh được một thứ học thuyết, không dám nói là tự ḿnh phát minh được, đành phải nói là một thứ cách vật trí tri ở cửa Khổng Tử đem lại, giải thích thêm chút ít, nói học thuyết của ông ta đích thực là di truyền của Khổng Tử. Về sau mới có người tin. Vương Dương Minh phát minh một thứ học thuyết mà ai nấy đều biết, cũng đành phải nói là một thứ cách vật trí tri, có giải thích thêm, về sau nhận là học thuyết, bảo rằng Chu Tử đă nói sai, học thuyết của anh ta mới đích thực là của Khổng Tử di truyền lại. Học thuyết của hai vị Chu, Vương vốn dương ngọn cờ độc lập, không cần, không cần dựa vào Khổng Tử th́ học thuyết của họ tài ǵ mang ra áp dụng được. Hai người ấy đă tốn bao tâm lực để t́m chỗ dựa, thế mà người thời ấy c̣n nói là thứ ngụy học, bị công kích mạnh mẽ. Sự chuyên quyền của thánh nhân đến mức vậy th́ làm sao nghiên cứu ra chân lư được? Hàn Phi Tử - một nhà luật học thời chiến quốc – đă nói đùa rằng: “Người Dĩnh (tên địa phương, Thời Văn Vương nước sở dựng đô ở đất Dĩnh) gửi thư cho tướng quốc nước Yên (tên một nước thời chiến quốc, trong lịch sử Trung Quốc c̣n có cái tên: Tiền Yên, Hậu Yên, Nam Yên, Tây Yên và Bắc Yên; tên cũ của Bắc Kinh là Yên Kinh), khi viết trời tối xầm lại, kêu lên rằng: “thắp đuốc”, người viết thư bèn viết hai chữ thắp đuốc. Thư được đưa đi, tướng quốc nước Yên xem khá lâu, nói rằng: “Thắp đuốc th́ sáng lên, sáng lên là ư nói biết dùng người hiền”, lời nói ấy được tâu lên vua nước Yên, vua nước Yên nghe theo lời tâu, đất nước trở thành đại trị, tuy có hiệu quả nhưng sai với bản nghĩa của lời thư”, cho nên Hàn Phi Tử nói: “Tiên vương có sách Dĩnh, hậu thế có nhiều thuyết về Yên”. Rốt cuộc bốn chữ cách vật trí tri sẽ giải thích ra sao, e rằng chỉ những người viết sách Đại Học mới rơ được mà thôi, trong hai ông Chu, Vương ít nhất cũng có một người không tránh khỏi sự phê b́nh của thuyết Yên trong sách Dĩnh. Đâu phải chỉ có bốn chữ “Cách vật trí tri”, e rằng cả Thập Tam Kinh (Kinh dịch, Kinh thi, Kinh thư, Kinh lễ, Kinh xuân thu, Chu lễ, Nghi lễ, Công dương, Cốc Lương, Luận ngữ, Nhĩ nhă, Mạnh Tử) trong các kho sách của Tống, Nguyên, Minh, Thanh đều có nhiều luận thuyết khéo léo, cũng không tránh khỏi sự phê b́nh của “Thuyết Yên trong sách Dĩnh” Cái màn đen trong học thuật cũng giống như cái màn đen trong chính trị. Thánh nhân và vua chúa là một cái thai sinh đôi, đều là bầy lang sói dựa dẫm vào nhau ở khắp nơi cả. Thánh nhân không chịu phục tùng uy quyền cảu cái gậy vua chúa th́ thánh nhân đă không được tôn sùng nhường ấy. Vua chúa không tuân theo cái gậy của học thuyết các thánh nhân th́ vua chúa cũng chẳng thể làm càn, bậy bạ như vậy được, v́ thế vua chúa đem danh hiệu của ḿnh giao cho thánh nhân mới có thể xưng vương được. Thánh nhân đem danh hiệu của ḿnh chia cho vua chúa, sẽ xưng thánh được. Vua chúa kiềm chế mọi hoạt động của nhân dân, thánh nhân kiềm chế tư tưởng của nhân dân, vua chúa phát ra một mệnh lệnh, nhân dân đều phải tuân theo. Nếu có người nào làm trái đều bị coi là kẻ đại nghịch, vô đạo, pháp luật sẽ không tha. Thánh nhân đưa ra một loại nghị luận nào, các học giả đều phải tin theo, nếu có ai phỉ báng đều bị coi là kể phi thánh, vô pháp, dư luận không tha thứ. Nhân dân Trung Quốc đă bị sự áp bức tàn khóc của chế độ quân chủ hàng bao ngh́n năm, ư dân không thể được nêu ra, không trách nền chính trị luôn rối loạn. Các học giả Trung Quốc chịu sự áp bức tàn khốc của các thánh nhân hàng bao ngh́n năm, tư tưởng không thể được độc lập; không trách học thuật bị ch́m đắm. V́ học thuật có sai lầm, nền chính trị mới đen tối, cho nên phải cải cách mệnh chế độ quân chủ, cái mệnh của các thánh nhân cũng phải cải cách luôn thôi. Tôi không dám nói nhân cách của Khổng Tử không cao, cũng không dám nói học thuật của Khổng Tử không tốt, tôi chỉ nói ngoài Khổng Tử ra, cũng c̣n có những nhân cách khác, những học thuyết khác. Khổng Tử không thể áp chế chúng ta, cũng chưa nói đến cấm chỉ những học thuyết khác lạ do chúng ta sáng tạo, không như những người đời sau chỉ biết đề cao Khổng Tử, áp đặt tất cả, khiến tư duy của các học giả không dám vượt ra ngoài phạm vi của Khổng Tử Tâm khảm của các học giả bị Khổng Tử khống chế đă lâu rồi, đáng lẽ phải đẩy ông ta ra, tư tưởng mới có thể độc lập, mới có thể nghiên cứu ra được chân lư của vũ trụ. Thời trước, có người đă đẩy Khổng Tử ra, thời này, những người như Đác-uyn đă xông ra, chiếm cứ được tâm khảm của các học giả, dư luận thiên hạ lại nghiêng sang phía những người theo học thuyết Đác-uyn, trở thành một Khổng Tử biến h́nh, chấp hành nhữngnhiệm vụ của thánh nhân. Đă có những người chống lại học thuyết của họ, lại bị coi là đại nghịch vô đạo, bị chửi bới ầm ĩ trên các trang báo, tạp chí. Nếu những người theo học thuyết Đác-uyn phải ra đi, lại có thể có người nhảy ra, chấp hành các nhiệm vụ của thánh nhân, học thuyết của người ấy cũng sẽ không cho phép ai trái ngược được. Theo tôi nghĩ: Học thuật là nhiệm vụ chung của thiên hạ, cần phải nghe người ta phê b́nh, nếu tôi có nói sai, phải sửa đổi theo học thuyết của người khác, sẽ không hại ǵ cho tôi cả, hà tất phải áp dụng thái độ quân phiệt, cấm người ta phê b́nh Phàm những việc đều lấy b́nh đẳng làm gốc, chế độ quân chủ không b́nh đẳng đối với các học giả, nên trong học thuật sinh ra rối loạn. Thánh nhân không b́nh đẳng đối với các học giả, nên trong học thuật sinh ra rối ren. Tôi chủ trương hạ bệ Khổng Tử xuống, cho ngang hàng với các Chư Tử thời Chu, Tần. Tôi và các chư vị độc giả cùng nhau tham gia, ngồi ngang hàng cùng với họ, hoan nghênh các vị theo học thuyết Đác-uyn, đối lập với nhau, tranh luận với nhau, không cho phép các vị theo học thuyết Khổng Tử hay Đác-uyn ngồi trên chúng ta, chúng ta cũng không ngồi trên chốc họ, ai nấy đều độc lập về tư tưởng, mới có thể nghiên cứu ra được chân lư Tôi vốn đă hay hoài nghi các thánh nhân, cho nên mỗi khi đọc sách của các thánh nhân, không thể không hoài nghi được, v́ thế đă định ra ba bước đọc sách để định rơ những bước đi của ḿnh, tiện đây xin tŕnh bày như sau: Bước thứ nhất: Coi những điều cổ xưa là địch thủ; đọc các sách của những người xưa đều coi họ là những kẻ ḱnh địch của tôi, có họ sẽ không có tôi, không thể không có trận huyết chiến với họ, tường bước t́m cho ra những kẽ hở của họ, nếu thấy kẻ hở nào thfi xông ra công kích; lại t́m ra các cách kháng cự những người thời cổ đại, càng đánh càng mănh liệt, càng công kích càng sâu hơn, đọc sách như thế mới có thể hiểu được mọi nghĩa lư Bước thứ hai: Coi những điều cổ xưa là bạn, tôi phải chịu khó đọc mới thấy, tức là nêu một chủ chương, chủ trương đối kháng với người xưa, lại coi người xưa là bạn tốt của ḿnh, cùng nhau cọ sát. Nếu chủ trương của tôi sai, sẽ không nề hà sửa theo người xưa; nếu chủ trương của người xưa sai, th́ dựa theo chủ trương của tôi, nghiên cứu tiếp thêm nữa Bước thứ ba: Làm học tṛ của người xưa, những người xưa đă trước tác các sách, học thức rất sâu sắc, nếu tôi tin vào học lực của các vị thời xưa ấy, th́ không nề hà đọc sách của họ, đem sách ra đọc và b́nh phẩm như một học sinh b́nh văn nói chung, nói lên được cái đúng, sẽ khuyên mấy ṿng khuyên thật kín đặc; nói lên được cái không đúng, sẽ gạch mấy gạch thật đậm. Ngôn ngữ dung tục thế gian hàm súc nhiều ư hay, thú vị, nhưng không nhiều, huống hồ là sách của người xưa, đương nhiên có rất nhiều điều có lư chứa đựng trong đó. Phê b́nh càng nhiều tự nhiên tri thức càng cao, đó là điều nhờ đó mà lớn lên trong học tập phổ thông đă từng nói. Nếu gặp một người xưa mà tri thức tương đương với tôi, tôi mời người ấy và đối đăi như một người bạn già. Nếu gặp người có trí thức hơn tôi, tôi lại coi người này như một kẻ ḱnh địch, t́m những khe hở của họ, để xem có thể công kích vào những khe hở đó được hay không Tôi tuy đă định ra ba bước như vậy, kỳ thực vẫn chưa làm được, tự ḿnh cảm thấy hổ thẹn. Tôi hiện nay mới làm được bước thứ nhất, muốn tiến lên bước thứ hai, vẫn chưa thể đạt được, c̣n lượng sức ḿnh có lẽ suốt đời không thể đạt tới bước thứ ba. Giả dụ, tuy đă t́m ra được con đường phải đi, song con đường ấy quá dài, sức chân có hạn, đành phải cố gắng cất bước, đi từng đoạn lại t́nh cho đoạn bước tiếp sau vậy. |
The Following User Says Thank You to Sa Thạch For This Useful Post: | ||
Nhím con (02-05-11)
|
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|