|
|
Thông Báo |
#1
|
|||
|
|||
Thơ đường luật trong ḍng chảy của thơ Việt đương đại
THƠ ĐƯỜNG LUẬT
TRONG D̉NG CHẢY CỦA THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI Hiện nay có khá nhiều người làm thơ Đường luật. Câu Lạc Bộ UNESCO – Thơ Đường Việt Nam có 77 chi hội trong cả nước, có 2349 hội viên . Câu Lạc Bộ UNESCO – Thơ Đường Việt Nam cũng đă tổ chức được các đại hội toàn quốc, in tuyển tập thơ “Thơ Đường luật Việt Nam”. Do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành,với gần 1500 trang thơ, của các chi nhánh hội thơ trong cả nước. Ở hải ngoại, phong trào làm thơ Đường luật cũng sôi nổi. Hà Đ́nh Huy cho biết :”Ở Pháp nhóm Bảo Tồn Văn Hoá Việt chủ trương sưu tầm lại các thi phẩm cổ, mà phần lớn là những bài thơ Đường Luật của các danh nhân Trung Hoa cũng như Việt Nam. Những bài thơ của các thi hào Lư Bạch, Đỗ Phủ, Lê Thánh Tông, được nhóm trân quư và cho in thành sách. Phong trào làm sống lại thơ Đường mạnh nhất là nhóm của các thi sĩ Thiên Tâm, Đông Thiên Triết, Trường Giang…, trong hội “Thi Văn Đàn Bốn Phương” ở miền Bắc tiểu bang California Hoa kỳ… Do đâu thơ Đường luật được nhiều người quan tâm, sáng tác và bảo tồn ? và do đâu, dù có nhiều người sáng tác thơ Đường luật, nhưng chưa có nhà thơ hay bài thơ Đường luật nào ghi được dấu ấn trong ḍng thơ Việt đương đại ? Phải chăng làm thơ Đường luật ngày nay chỉ như một thú chơi đồ cổ của một thế hệ người làm thơ đă thuộc thời quá văng ? 1.Cái thú của người chơi thơ Đường luật Người làm thơ Đường luật hẳn nhiên là người yêu thơ Đường và cảm nhận được cái hay của thơ Đường. Lư Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Giả Đảo, Vương Bột, Vương Duy, Thôi Hộ, Thôi Hiệu, Liễu Tông Nguyên, Trương Kế, Vương Xương Linh, Lạc Tân Vương …đă để lại những tuyệt tác cho hậu thế mà bất cứ ai đọc thơ Đường không thể không ngưỡng phục.Các nhà thơ Đường hầu như đă khai thác mọi đề tài, kể cả t́nh dục [4], họ đă khám phá được những tứ thơ độc đáo, diễn tả được mọi khía cạnh của tâm hồn bằng vẻ đẹp của một kiểu tư duy thơ thiên về trí tuệ. Cái hay của thơ Đường là ở tứ thơ, ở kiểu ngôn ngữ hàm xúc và ở vẻ đẹp của tư tưởng. Xin đọc: Giang Tuyết Thiên sơn điểu phi tuyệt Vạn kính nhân tung diệt Cô chu toa lạp ông Độc điếu hàn giang tuyết Liễu Tông Nguyên (Nghĩa : Trên ngh́n núi chim bay hết Trên muôn lối đi không có dấu người Thuyền lẻ loi, ông chài áo tơi nón lá một ḿnh câu tuyết trên sông lạnh ) Đăng Cao Phong cấp thiên cao viên khiếu ai Chử thanh sa bạch điểu phi hồi Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ Bất tận Trường Giang cổn cổn lai Vạn lí bi thu thường tác khách Bách niên đa bệnh độc đăng đài Gian nan khổ hận phồn sương mấn Lạo đảo tân đ́nh trọc tiểu bôi Đỗ Phủ (Nghĩa: LÊN CAO Gió thổi mạnh, trời cao, vượn kêu buồn thương, Bến nước trong, cát trắng, chim bay trở về Lá cây rụng ào ào, dường như không bao giờ hết Sông Trường Giang cuồn cuộn chảy bất tận Mùa thu buồn, thường làm khách (xa nhà) vạn dặm, Cơi đời trăm năm nhiều bệnh, một ḿnh bước lên đài. Khổ hận gian nan (làm cho) búi tóc nhuộm đầy sương Lận đận gần đây phải ngừng chén rượu đục Dịch thơ: Trèo lên cao Gió mạnh trời cao vượn réo sầu Bến trong cát trắng, chim về đâu ? Mênh mông cây rụng hiu hiu trải, cuồn cuộn Trường Giang chảy chảy mau. Muôn dặm sầu thu, thường tác khách, Trăm năm đa bệnh, dạo đài cao. Gian nan khổ hận đầu mau bạc, lận đận đành thôi chén rượu đào. (Ngô Văn Phú) Vọng Lư Sơn bộc bố Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên Dao khan bộc bố quải tiền xuyên Phi lưu trực há tam thiên xích Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên Lư Bạch Nghĩa Xa ngắm thác núi Lư Mặt trời chiếu núi Hương Lô sinh làn khói tía Xa nh́n ḍng thác treo trên ḍng sông phía trước Thác chảy như bay đổ thẳng xuống ba ngh́n thước Ngỡ là sông Ngân Hà rơi tự chín tầng mây Đọc những bài thơ này, bạn đọc hôm nay sẽ ngạc nhiên trước sự khám phá những tứ thơ thật lạ, thể hiện những t́nh cảm mănh liệt của thi nhân và kiểu tư duy thơ thiên về vẻ đẹp trí tuệ, vẻ đẹp tư tưởng. Chính cái đẹp của tứ thơ tư tưởng có sức ám ảnh và lay động sâu xa trong ḷng người đọc. Thơ Đường luật Việt Nam đă được các bậc tiền bối Việt hóa. Sự khác biệt cơ bản là ở kiều tư duy nghệ thuật. H́nh tượng thơ không c̣n là tứ thơ tư tưởng mà là h́nh ảnh biểu cảm (như h́nh ảnh trong ca dao). Cái hay của thơ Đường luật Việt Nam là ở t́nh tự dân tộc, làng quê, ở chất dân dă mộc mạc nhưng tinh tế, ở phẩm chất tâm hồn và văn hóa Việt Nam Bạn Đến Chơi Nhà Đă bấy lâu nay bác tới nhà. Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Ao sâu nước cả, khôn chài cá, Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà. Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Đầu tṛ tiếp khách, trầu không có, Bác đến chơi đây ta với ta. Nguyễn Khuyến Qua Đèo Ngang Bước tới đèo Ngang bóng xế tà, Cỏ cây chen lá đá chen hoa. Lom khom dưới núi tiều vài chú, Lác đác bên sông rợmấy nhà. Nhớ nước đau ḷng con cuốc cuốc, Thương nhà mỏi miệng cái da da. Dừng chân đứng lại trời non nước, Một mảnh t́nh riêng ta với ta. Bà Huyện Thanh Quan Thương vợ Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân c̣ khi quăng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đ̣ đông. Một duyên hai nợ âu đành phần Năm nắng mười mưa dám quản công. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không. Trần Tế Xương Thơ Đường luật c̣n đem đến cho người chơi thơ những thú vui trí tuệ của nghệ thuật ngôn từ. Đó là cái thú của sự tài hoa vượt qua luật lệ cứng nhắc g̣ bó chật chội của thơ Đường. Đó là nghệ thuật chơi chữ mà khó có thứ ngôn ngữ nào khác tiếng Việt có thể có được. Xin đọc bài Cửa Sổ Đêm Khuya sau đây củaHàn Mặc Tử Hoa cười nguyệt rọi cưả lồng gương Lạ cảnh buồn thêm nỗi vấn vương Tha thướt liễu in hồ gợn sóng Hững hờ mai thoảng gió đưa hương Vắng bạn ngâm thơ rượu bẽ bàng Qua lại yến ngàn dâu ủ lá Hoà đàn sẵn có dế bên tường Bài Cửa Sổ Đêm Khuya có thể đọc nhiều cách : đọc xuôi, đọc ngược. Bỏ 2 chữ đầu đọc xuôi, bỏ 2 chữ cuối đọc ngược. Bài Nỗi Buồn Xuân Xưa của Đông Ḥa cũng có thể đọc thuận, nghịch Xuân vắng đă xưa cảnh đổi dời Muộn ngày thêm trắng sợi buồn rơi Nhân t́nh luyến mộng đêm ṃn giấc Mộ huyệt chôn người kiếp khổ đời Ân oán nỗi ḷng vương đắm mộng Đớn đau hồn lặng khuất ngàn khơi Trần duyên măi tiếc ai tràn lệ Xuân đợi mỏi chân bước ră rời Nghệ thuật xướng-họa cũng là một cái thú của thơ Đường luật. Bởi người họa phải vượt qua cái khó của thi luật, t́nh, ư mà người xướng nêu ra, đồng thời cũng phải thể hiện được nét tài hoa trong nghệ thuật và tầm vóc văn hóa tương xứng với người xướng. Cặp xướng –họa Xuân Hương và Chiêu Hổ là một thí dụ. Hồ Xuân Hương xướng: Anh đồ tỉnh, anh đồ say Sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày Này này chị bảo cho mà biết Chốn ấy hang hùm chớ mó tay! Chiêu Hổ họa: Này ông tỉnh, này ông say Này ông ghẹo nguyệt giữa ban ngày Hang hùm ví bẵng không ai mó Sao có hùm con bỗng trốc tay? Đọc bài xướng –họa trên, người đọc không c̣n thấy đâu là những vướng mắc của thi luật, hay khuôn sáo của văn chương cửa Khổng sân Tŕnh, trái lại sự tài hoa của nhà thơ, những tinh tế của tiếng Việt và những tứ thơ bất ngờ, độc đáo làm vỡ ra những thú vị nghệ thuật không dễ có được . 2. Thơ Đường luật trong ḍng chảy của thơ Việt Đương đại Trong tiến tŕnh thơ Việt đương đại, thơ Đường luật không giành được một vị trí đáng được chú ư, mà h́nh như chỉ hiện diện bên lề, người đi đường không mấy quan tâm. Người làm thơ Đường luật lư giải thế nào về thực tế này ? Câu trả lời có lẽ nằm ngay trong thi pháp thể loại. Thơ Đường luật Bát cú hay Tứ Tuyệt, với số câu, số chữ giới hạn, không chứa đựng nổi hiện thực lớn lao, không diễn tả được những cảm xúc mănh liệt của con người trước những biến động của lịch sử. Không phải ngẫu nhiên mà trường ca phát triển mạnh trong thơ Việt Nam từ ngay sau Cách Mạng tháng Tám 1945 (Đèo Cả, Hoan Hô Chiến Sĩ Điện Biên) nhất là trong kháng chiến chống Mỹ. Bố cục thơ Đường luật, phép đối, niêm, cách phô diễn t́nh cảm tư tưởng đều theo khuôn mẫu, khiến cho thơ Đường luật trở nên khuôn sáo, cứng nhắc, vô cảm. Đọc câu thơ trước có thể đoán được ư câu sau (do phép đối). Đọc một bài có thể liên tưởng được nhiều bài. Người làm thơ Đường luật hôm nay hầu như khai thác lại tất cả các đề tài, cảm xúc, tứ thơ đă được người đi trước khai thác, khiến cho thơ Đường luật hiện nay trở nên quá cũ, đánh mất đi sự sáng tạo. Xin đọc: Tự hào Kháng chiến gian lao một chặng đường Anh hùng liệt sỹ sáng bao gương Bền gan, vững chí qua mưa nắng Bất khuất, kiên cường vượt tuyết sương Muôn thuở, danh thơm ngời đất nước Ngàn đời tên tuổi rạng quê hương Cháu con măi măi luôn ghi nhớ Ơn lớp người xưa đă dẫn đường . (Ngô Ngọc Khánh- Cao Bằng) Tức cảnh Cần Thơ nắng trải ngất ngây t́nh Nhẹ lướt du thuyền ngoạn cảnh xinh Bổng tiếng đàn bầu vương nét cọ Xề câu vọng cổ bén duyên ḿnh Cầu vươn sừng sững, chim vờn bóng Nước chảy miên man, cá giỡn h́nh Vẳng giọng ḥ ai da diết lạ Hay là nhắn gọi đất hồi sinh . (Nguyễn Thanh Toàn–Cần Thơ) Chiều Xuân Hà Nội Chiều xuân Hà Nội gió riêu riêu Tháp bút mờ xa rựng ráng chiều Nắng sót bừng soi đường phố cũ Trăng ngời rắc hạt bức tường rêu Long Biên sừng sững con rồng thép Sông Nhị lung linh giải lụa điều Cây cối xanh tươi mầm nảy nụ Bờ xa ríu rít tiếng chim kêu (Xuân Bảo- Đồng Nai) Ba bài thơ trên rất chuẩn mực về niêm luật, về câu chữ và t́nh ư. Bạn đọc không thể chê vào đâu được. Thế nhưng khuôn mẫu cứng ngắc, sáo ṃn, giả tạo, cũ kỹ của thơ Đường luật làm cho nội dung bài thơ trở nên quá lạc hậu với đời sống đang cuồn cuộn chảy ngoài kia, khiến người đọc thơ khó tránh khỏi sự ngán ngẩm về một thứ thơ đă mờ nhạt rêu phủ. Người làm thơ Đường luật hôm nay vẫn vịnh cảnh, tức cảnh, Xuân, Hạ, Thu, Đông, trăng, rượu, thù tạc, nhâm nhi với t́nh bạn, t́nh quê, trải ḷng với đất nước, giăi bày tâm sự, t́m quên trong tư tưởng Lăo Trang… Đêm trăng Đêm đêm cùng bạn ngắm trời mây Mê mải đuổi trăng đến chốn này Gió chuyển niềm vui tràn bể bắc Mây xua nỗi nhớ ngập rừng tây Trăng vàng soi tỏ ḷng sông cạn Mắt ngọc rơi trong giếng nước đầy Chú dế kêu kêu tṛn mũ lính Chị Hằng nhè nhẹ vịn tay xoay . (trong tập Những Hạt Phù Sa-CLB thơ Hài Đức) Ung Dung Rượu bầu thơ túi cứ an nhiên Thênh thang trời đất sống như tiên Kệ thằng danh lợi ḷng không lụy Mặc đứa giàu sang dạ chẳng phiền Gối bóng trăng khuya vờn đỉnh núi Tựa làn gió nhạt thoảng bên hiên Thế gian một kiếp sầu ai oán Bốn cửa nhân sinh thỏa nhăn tiền Khánh Chân –Biên Ḥa Tuy vậy, đôi khi người đọc cũng gặp được bài thơ hay. Xin đọc: Dang dở Nhỡ hái cho nhau những trái sầu T́nh ta đành để lạnh mưa ngâu Mênh mông con nước chia bờ mộng Lặng lẽ đàn chim bỏ nhịp cầu Chẳng phải em xưa lười dệt cửi Đâu v́ ta trước biếng chăn trâu Lạc loài hai đứa hai phương nhớ Mấy bận sương thu nhuộm mái đầu ! Mười năm cách biệt Thiếu vắng mười năm em với ta Mười năm mà ngỡ mới hôm qua! Em chưa chải hết sầu trên tóc Ta đă chôn rồi mộng dưới hoa Vẫn nhớ vẫn thương mà cách trở Dẫu cười dẫu khóc cũng chia xa Con tim vô tội chưa ngừng đập Th́ chút t́nh xưa măi thiết tha… Đó là hai bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú của nhà thơ Đinh Vũ Ngọc đang sống ở Phố cổ Hội An[6]. Thực ra sức hấp dẫn của hai bài thơ trên là ở cảm hứng lăng mạn mà ng̣i bút tài hoa đă vượt qua được sự khô cứng của khuôn mẫu thơ Đường luật cổ điển. “Nhỡ hái cho nhau những trái sầu/T́nh ta đành để lạnh mưa ngâu”và “Em chưa chải hết sầu trên tóc/ Ta đă chôn rồi mộng dưới hoa”là những tứ thơ lăng mạn nổi bật lên trên nền Đường luật. 3. Con đường nào cho thơ Đường luật Việt Nam hiện nay? Từ thơ Đường đến thơ Đường luật, khởi đi từ Nguyễn Trăi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, con đường Việt hóa đă hoàn tất bởi thế hệ những nhà thơ Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến… Sau này Quách Tấn cũng không có đóng góp ǵ mới cho việc cách tân thơ Đường luật. Nét Thương Tâm Bồi hồi canh trở mộng Nửa nguyệt gác đầu non Dưới bóng đèn hiu hắt Mẹ già ngồi khóc con. (Quách Tấn) Mong Đợi Ngọt ngào xuân rụng móc Cam chuối đượm t́nh quê Tựa cửa chờ trăng mọc Muôn xa ḷng ghé về. (Quách Tấn) Ḷng Thiên Cổ Giũ áo vào hư không Ngh́n xưa phai nét chữ Song khuya ngọn sáp hồng Giọt ứa ḍng tâm sự. (Quách Tấn) Hư Tâm tặng P. J. F. Chim chiều kêu trước dậu Gối sách nh́n hư không Phơi phới làn mây trắng Bay qua ngọn ráng hồng. (Quách Tấn) Dù Vậy Quách Tấn cũng để lại một gương mặt thơ tài hoa có đường nét riêng, có khí vị Thiền mà sau này Phạm Thiên Thư là người kế thừa (?)Những người làm thơ Đường luật hiện nay đă không đi theo con đường của Quách Tấn, mà đi theo Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương…thành ra thơ Đường luật hiện nay quá cũ về thi pháp, hầu như chỉ lặp lại những t́nh điệu, ư tứ đă được khai thác cạn kiệt. Theo tôi, có hai hướng có thể làm mới thơ Đường luật. Trước hết đặc trưng thi pháp thơ Đường là ở sự sáng tạo những tứ thơ độc đáo, có vẻ đẹp trí tuệ, vẻ đẹp tư tưởng. Người làm thơ Đường luật muốn đạt được những giá trị mới, nhất thiết phải thực hiện được đặc trưng thi pháp này. Xin đọc Thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh để thấy chủ tịch HCM đă làm mới thơ Đường luật thế nào Nguyên Tiêu Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên Yên ba giang thượng đàm quân sự Dạ bán quy lai nguyệt măn thuyền Báo Tiệp Nguyệt thôi song vấn : Thi thành vị? - Quân vụ nhưng mang vị tố thi Sơn lâu chung hưởng kinh thu mộng Chính thị liên khu báo tiệp th́ Những bài thờ này vẫn nằm trong thi pháp thơ Đường nhưng tứ thơ rất mới và hiện đại. Chất liệu, cảm xúc và tư duy thơ là nghệ thuật cổ điển, song tứ thơ, cảm hứng, nội dung, tư tưởng lại hiện đại Bài Cảnh Rừng Việt Bắc, Sáu Mươi Tuổi của HCM là một hướng làm mới thơ Đường luật theo một lối khác Cảnh Rừng Việt Bắc Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay, Vượn hót chim kêu suốt cả ngày, Khách đến th́ mời ngô nếp nướng, Săn về thường chén thịt rừng quay, Non xanh, nước biếc tha hồ dạo, Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say. Kháng chiến thành công ta trở lại, Trăng xưa, hạc cũ với xuân này. Sáu Mươi Tuổi Sáu mươi tuổi hăy c̣n xuân chán So với ông Bành vẫn thiếu niên Ăn khoẻ, ngủ ngon, làm việc khoẻ Trần mà như thế kém ǵ tiên. Đây là hướng các nhà thơ cổ điển Việt hóa thơ Đường đă thực hiện. Nhà thơ đem nguyên chất hơi thở đời sống hiện thực vào thơ. Chính nội dung hiện thực mới này làm cho thơ Đường luật mới mẻ, thoát khỏi khuôn sáo cũ. Thơ gần với đời sống. Tứ tuyệt Đường luật là một thể thơ đặc sắc, người làm thơ Đường luật nên khai thác thể thơ này. Xin đọc: Chim Sẻ Tháng Ba Chim sẻ dập d́nh ngoài cửa sổ Bay vào kiếm thóc tận trong nhà Ngưng tay không nỡ cài then lại Thương đám chim gầy đói tháng ba (Ngô Văn Phú) Em bé bán báo cuối năm Cha mẹ mất v́ tai nạn cả Em đi bán báo dáng liêu xiêu Phố phường chuẩn bị vào năm mới Em đợi giàu thêm một tuổi nghèo. (Mùa Xuân) Ngồi Câu Chẳng chấp ǵ bé lớn Một ḿnh nghe lặng thinh Mây trên đầu luẩn quẩn Ông ngồi câu bóng ḿnh (Trần Ngọc Tuấn) Đan Áo em ngồi đan chiếc áo len xanh hẹn gió thu về gửi tặng anh rồi bỏ đó em vào thiên cổ anh một đời ngóng áo thiên thanh (Phạm Thiên Thư) Hiện nay có sự pha trộn tứ tuyệt lục bát và tứ tuyệt lăng mạn (kiểu thơ bảy chữ biến đổi luật bằng trắc của thất ngôn Đường luật).Nếu giữ được đặc trưng tứ thơ tư tưởng của thơ Đường th́ sự kết hợp vẫn đạt tới những giá trị nghệ thuật mới mẻ Át cơ Anh t́m về địa chỉ tuổi thơ Nhà số lẻ, phố tṛ chơi để ngỏ Mộng em hường, tim môi em bói đỏ Giàn trầu già khua những át cơ rơi (Lê Đạt) Ngậm ngùi tháng chạp Người người náo nức về quê Miến măng giỏ trước, cau chè bị sau Rưng rưng, hút mắt con tàu Ḿnh c̣n cha mẹ nữa đâu mà về! (Nguyễn Thái Sơn) Vô Biên Mảnh vườn em qua ngày đó Lá xanh bay theo tóc mềm Cỏ xanh tràn theo lối nhỏ Để giờ vười hóa vô biên (Trần Ninh Hồ) Thơ Đường và thơ Đường luật Việt Nam là một nền thơ có thi pháp riêng, thi pháp ấy có sức gọi mời thi nhân sáng tạo. V́ thế tôi tin rằng nhiều nhà thơ Việt Nam sẽ tiếp tục t́m đến cái đẹp của thơ Đường luật. Trong muôn một, thế nào người đọc cũng t́m thấy những hạt châu ngọc thi ca lấp lánh. Bùi Công Thuấn Tháng 7/2011 (Đă đăng trên Văn Chương Việt ngày 26.07.2011) |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|