NguyetVien


Trở lại   Nguyệt Viên > Vườn Thơ > Thơ Quán
Nạp lại trang này Thơ hay, thơ dở, cái hay của thơ dở và cái dở của thơ hay (1)

Thông Báo
Hướng dẫn cách đăng kư nick tham gia Nguyệt Viên
Cuộc thi thơ Đường Luật "T́nh yêu 2020""
Lời cảm ơn và h́nh ảnh của chuyến đi "Thương về Miền Trung 2010"

 
Prev Bài viết trước   Bài viết tiếp theo Next
  #4  
Cũ 20-07-12, 06:27 AM
Avatar của Hansy
Hansy Hansy đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gửi: 4.508
Thanks: 454
Thanked 5.204 Times in 3.374 Posts
Mặc định Thơ hay, thơ dở, cái hay của thơ dở và cái dở của thơ hay (4)

Thơ hay, thơ dở,
cái hay của thơ dở
và cái dở của thơ hay

(4)



Nhưng tác động đến việc thay đổi của thơ cũng như liên quan đến cách đánh giá thơ hay và thơ dở không phải chỉ có các yếu tố văn hóa mà c̣n có những yếu tố khác liền với bản chất của thơ.

Bản chất đầu tiên là sự vận động. Thơ, cũng như văn học nói chung, giống mọi hiện tượng khác trong xă hội, bao giờ cũng ở trong quá tŕnh vận động không ngừng. Có điều, khác với các hiện tượng khác, sự vận động trong văn học, đặc biệt trong thơ, không hẳn đă là một sự phát triển. Nói đến sự phát triển là nói đến ba yếu tố: sự kế thừa, sự liên tục và sự thăng tiến: cái sau sẽ hơn hẳn cái trước. Sự vận động của thơ chủ yếu dựa trên sự sáng tạo, do đó, phần lớn có tính đột biến. Nói đến đột biến cũng có nghĩa là nói đến sự đứt đoạn. Bởi vậy, trong các hoạt động của con người, thơ là lănh vực hầu như không có lịch sử. Một hai thập niên trở lại đây, trên thế giới, một số lư thuyết gia đưa ra khái niệm cái chết hoặc điểm tận cùng của lịch sử (the death/end of history) với ư nghĩa: chế độ dân chủ mà chúng ta đang có hiện nay đă là điểm tận cùng; sau nó, sẽ chẳng c̣n có ǵ khác hơn được nữa. Với thơ, lịch sử không chết. Lư do là nó chưa bao giờ có. Tất cả những cuốn lịch sử thơ mà chúng ta thấy đây đó, bằng tiếng Việt cũng như bằng các thứ tiếng khác, chỉ là một thứ lịch sử giả, ở đó, không có hoặc có rất ít thứ quan hệ nhân quả vốn là nền tảng của lịch sử. Trong cái gọi là lịch sử thơ, các nhà thơ lớn hiếm khi kế tục nhau. Họ chỉ phủ định nhau. Ngay cả khi họ kế tục, họ cũng kế tục như một sự phủ định. Đó là ư nghĩa của cái Harold Bloom gọi là “đọc sai” (misreading) trong sự ảnh hưởng giữa nhà thơ này đối với nhà thơ khác.

Có nhiều lư thuyết khác nhau nhằm giải thích quy luật vận động của thơ, trong đó, tôi tâm đắc nhất với ư kiến của các nhà H́nh thức luận của Nga vào đầu thế kỷ 20: Theo họ, ngôn ngữ, tự bản chất, có khuynh hướng tự động hóa, do đó, càng ngày càng ṃn đi, sáo đi; thơ, ngược lại, lúc nào cũng là một nỗ lực lạ hóa (defamiliarization) nhằm chống lại nguy cơ ṃn và sáo ấy để cách diễn tả trở thành tươi mới hơn và cái hiện thực được nó phản ánh trở thành độc đáo và ấn tượng hơn. Làm lạ, do đó, cũng có nghĩa là làm cho khó. Bắt người đọc phải tập trung sự chú ư nhiều hơn. Bởi vậy, cũng có thể nói, khó là thuộc tính tự nhiên của thơ trong quá tŕnh tự đổi mới chính nó. Đương đầu với những cái khó ấy, rất nhiều người đọc bỏ cuộc: Thơ hay rất dễ bị xem là thơ dở.

Nếu quá tŕnh lạ hóa làm một số bài thơ hay bị xem là dở th́ quá tŕnh tự động hóa, ngược lại, sẽ làm cho vô số những bài thơ dễ tưởng là hay, thật ra, lại là dở. Đó là những bài thơ được sáng tác hoàn toàn theo những mẫu công thức có sẵn trong một hệ mỹ học đă cũ. Ở đây, cần nhấn mạnh là những bài thơ hay th́ bao giờ cũng hay, đặc biệt những bài thơ lớn th́ bao giờ cũng lớn: Chúng hay và lớn trong cái hệ mỹ học của nó. Giá trị của chúng trở thành giá trị lịch sử. Chúng được xem là điển phạm (canon). Điển phạm nào cũng là một điển h́nh, một đỉnh cao, một tiêu chí để đo lường, một khuôn mẫu để học tập và bắt chước nhưng đồng thời cũng là một nguy cơ: nó chứa đựng trong nó vô số những vi khuẩn có tính hủy diệt, hay nói như Thanh Tâm Tuyền, trong “Định nghĩa một bài thơ hay”: “Bài thơ hay là cái chết cuối cùng”. Học tập nó, người ta trưởng thành; nhưng bắt chước nó, người ta sẽ chết. Chính v́ vậy, những bài thơ ăn theo các điển phạm – những bài thơ được sáng tác như kết quả của quá tŕnh tự động hóa - th́ thường là dở: Chúng không phải là sáng tạo. Dễ thấy nhất là nh́n từ góc độ thể loại. Thể thơ song thất lục bát vốn đạt đến đỉnh cao với những tác phẩm lớn như Chinh phụ nhâm, Cung oán ngâm khúc, Tự t́nh khúc hay bản dịch Tỳ bà hành ở thế kỷ 18 và 19, sau này hầu như không c̣n sản xuất được bất cứ một tác phẩm xuất sắc nào nữa. Nguyên nhân, theo tôi, không phải là các nhà thơ sau này thiếu tài. Nguyên nhân chính là cái khuôn nhịp quanh quẩn theo điệu ngâm ấy đă thành khuôn sáo. Nghe, chưa cần biết nội dung thế nào, người ta đă ngán. Cảm giác ngán ngẩm ấy cũng có thể t́m thấy trong thể thơ tám chữ, một trong những thành tựu lớn của phong trào Thơ Mới, với những ng̣i bút tài năng như Xuân Diệu, Huy Cận, Vũ Hoàng Chương. Tuy nhiên, đến sau năm 1954 th́ cái khuôn nhịp tám chữ ấy lại trở thành sáo. Phải tài hoa lắm mới thoát được cái sáo ấy. Nhưng phần lớn đều thất bại.

Cũng chính v́ xu hướng tự động hóa ấy có vô số nhà thơ lúc trẻ th́ tài hoa nhưng càng lớn tuổi càng nhạt nhẽo. Thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư hay vô số các nhà Thơ Mới khác sau năm 1954 dở hơn hẳn không phải chỉ v́ lư do chính trị mà c̣n là v́, nếu không muốn nói chủ yếu là v́ họ không thoát được cái lối ṃn do chính họ tạo nên. Thơ là lănh vực trong đó cái gọi là kinh nghiệm cũng đồng nghĩa với sự bất trắc. Ở miền Bắc, trong số các nhà thơ nổi danh thời 1930-45 có lẽ chỉ có một ḿnh Chế Lan Viên là thoát khỏi sự bất trắc ấy. Chủ yếu nhờ ông chuyển sang một hướng khác, với những tṛ chơi khác, ở đó, ông thoát được nguy cơ tự động hóa và ít nhiều lạ hóa.

Ở trên, tôi có nói bản chất đầu tiên của thơ là vận động. Đến đây có thể thêm một đặc điểm nữa trong bản chất của thơ: tính chất tự tra vấn và tự hủy. Làm thơ, như một hành động sáng tạo thực sự, là một sự hoài nghi đối với thơ, hoặc ít nhất, đối với những cái được gọi là thơ. Khi bài thơ ấy được viết ra, một định nghĩa khác về thơ đă được hoàn tất, hơn nữa, bị kết thúc. Khi làm một bài thơ khác, người ta phải đi t́m một định nghĩa khác. Nghĩa là bắt đầu đi lại từ đầu. Khi, từ điểm khởi đầu ấy, người ta không biết đi đâu về đâu, người ta làm thơ phản thơ. Thơ phản thơ cũng có thể là thơ hay nhưng nó chỉ là thơ của một thời điểm: thời điểm khủng hoảng. Nó ra đời chủ yếu để giết cái cũ và cũng đồng thời tự giết chết chính ḿnh với hy vọng cả hai cái chết ấy sẽ mở ra một hướng đi khác cho thơ. Trong trường hợp may mắn cái hướng đi mới ấy được mở ra, xác chết của các bài thơ phản thơ sẽ trở thành lịch sử. C̣n ngược lại th́ sao?

Th́ chúng chỉ là những xác chết.

Nguyễn Hưng Quốc
18.07.2012
Trả lời với trích dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to Hansy For This Useful Post:
Cá chuồn (20-07-12), Nhím con (22-07-12)
 

Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của ḿnh

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 04:49 PM

© 2007 - 3.8.7 - BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ bài viết của thành viên.