NguyetVien


Trở lại   Nguyệt Viên > Vườn Văn Học > Sáng Tác Văn Học > Truyện Ngắn-Tiểu Thuyết
Nạp lại trang này Truyện ngắn Bùi Văn Hải

Thông Báo
Hướng dẫn cách đăng kư nick tham gia Nguyệt Viên
Cuộc thi thơ Đường Luật "T́nh yêu 2020""
Lời cảm ơn và h́nh ảnh của chuyến đi "Thương về Miền Trung 2010"

 
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
Prev Bài viết trước   Bài viết tiếp theo Next
  #11  
Cũ 01-06-16, 08:24 PM
Avatar của buivhai
buivhai buivhai đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Sep 2010
Bài gửi: 133
Thanks: 27
Thanked 260 Times in 93 Posts
Mặc định

Truyện 10: Nhường nhịn (Hay chuyện về nhân và tâm)

Một ngoại đạo hỏi Tỳ Kheo:

- Thưa thầy, con có một thằng em rất khó bảo, hỗn hào, hay gây loạn ở trong nhà, làm mọi người khốn khổ đủ bề.

Con đă nín nhịn lắm, thường xuyên khuyên bảo điều hay lẽ phải, vậy mà nó vẫn không thay đổi, gây hết chuyện này tới chuyện khác. Bây giờ con phải làm thế nào?

Tỳ kheo trả lời:

- Khi gặp những điều trái ư, chúng ta thường có thói quen nhường nhịn bên ngoài, nhưng tâm th́ đè nén mà không buông xả, như vậy chẳng có ích chi.

Đức Phật đă dạy trong kinh pháp cú:

Tâm dẫn đầu các pháp
Tâm là chủ tạo tác
Nếu nói hay hành động
Với tâm niệm bất tịnh
Khổ năo liền theo sau
Như xe theo ḅ vậy

Tâm dẫn đầu các pháp
Tâm là chủ tạo tác
Nếu nói hay hành động
Với tâm niệm thanh tịnh
An lạc liền theo sau
Như bóng chẳng rời h́nh

Nhường mà thái độ hậm hực, nhịn mà mặt đỏ bừng bừng, hoặc khó chịu, coi thường người mà ḿnh nhường nhịn.v.v.v th́ việc nhường nhịn không có tác dụng tích cực, phiền phức sẽ tiếp tục kéo tới.

Có câu "của cho không bằng cách cho" là vậy.

Nếu cho, hăy cho một cách trân trọng. Nếu nhường, hăy nhường với dạ yêu thương.

Thí chủ cũng phải biết lúc nào không nên cho, lúc nào không nên nhường.

Khi không nên cho, không nên nhường th́ nhất quyết không cho, nhất định không nhường, nhưng phải từ bi mà nói rơ v́ sao không cho, v́ sao không nhường, phải từ bi mà phân tích rơ nếu trường hợp đó mà nhường, mà cho th́ có tác hại ra sao để em hiểu được.

Ngoại đạo nghe vậy liền nói:

- Con cũng muốn yêu thương, muốn từ bi, nhưng cứ nghĩ tới những ǵ em ấy đă gây ra th́ không làm sao mà từ bi cho được.

Tư kheo phân tích:

- Đó là do thí chủ chưa buông xả được sân hận trong ḷng.

- Vậy phải làm sao để buông xả được ạ?

- Để buông xả được th́ thí chủ phải hiểu rơ luật nhân quả. Kiếp này ḿnh khổ v́ em, biết đâu kiếp trước em đă khổ v́ ḿnh?

Nếu kiếp trước ḿnh đă làm khổ em th́ kiếp này em làm khổ ḿnh cũng đáng thôi.

Nghĩ được như vậy thí chủ sẽ buông xả được sân hận trong ḷng.

Ngoại đạo nghe xong cúi đầu suy nghĩ một lúc, rồi ngẩng lên nói với vẻ mệt mỏi:

- Không biết kiếp trước con đă gây ra chuyện ǵ mà kiếp này phải khổ như vậy!

Tỳ kheo trả lời:

Khi gieo nhân ác, người gieo nhân chỉ đứng trông người khác bị khổ do nhân ḿnh gieo, bản thân ḿnh không khổ nên mọi việc chỉ thoáng qua rất nhẹ nhàng. Nhưng khi phải trả quả ác. bản thân ḿnh chịu khổ, lúc ấy mới thấy khó khăn và nỗi khổ mới lâu qua làm sao.

Giống như thí chủ đánh một người, họ thâm tím mặt mày, thí chủ chỉ nh́n thấy người đau mà ḿnh không đau nên không khổ.

Nhưng khi thí chủ bị người ta t́m tới đánh trả thù th́ không chỉ lúc bị đánh mới đau, về đến nhà vết thương c̣n hành hạ thí chủ. Lúc ấy cái đau mới lâu qua làm sao! lúc ấy mới thấy khổ làm sao!

- Vậy th́ mọi việc đều do nhân con đă gieo ư?

- Mọi việc một phần do nhân ta gây từ trước, một phần do tâm mà ra. Nhân là hạt giống, tâm là mảnh đất. Hạt giống phát triển như thế nào tùy thuộc vào mảnh đất có màu mỡ hay không, bởi vậy Đức Phật dạy:

“Tâm là chủ tạo tác”.

Giống xấu mà đất màu mỡ th́ quả cũng không đến nỗi nào. Giống đă xấu mà đất c̣n không màu mỡ th́ quả cực dở.

Giống tốt mà đất không màu mỡ th́ quả cũng không thực ngon, có khi c̣n không lên được. Giống tốt mà đất màu mỡ th́ c̣n ǵ hay hơn?

- Vậy bây giờ con nên làm thế nào ạ?

- Việc đă qua không thể thay đổi, vậy những việc đă qua thí chủ hăy chấp nhận, đừng thở than nữa. Muốn tương lai tốt th́ ngay hôm nay, ngay lúc này hăy tạo nhân đẹp lành, buông xả hết sân hận trong ḷng đi.

Nếu tâm thí chủ c̣n giận, ḷng thí chủ chưa bi th́ có nhường cũng vô ích thôi.

Chỉ khi buông xả được sân hận th́ mới được an lạc thực sự, mọi việc thực tế cũng sẽ êm xuôi. Ta có bài thơ này tặng thí chủ:

Gửi người chịu quả báo

Nhường nhịn bên ngoài ích mấy đâu
Trong tâm xả được mới thôi sầu
Xưa gieo nhân ác, trông - th́ thoáng
Nay hái quả tai, chịu - lại lâu
Phẫn nộ hăy dằn, hung chuyển ư
Từ bi nên khởi, dữ quay đầu
Thiện chưa chín muồi, c̣n xa phúc
Gắng luyện tinh cần, sau hết âu.

Bùi Văn Hải​
Signature: Mời các bạn cùng t́m hiểu Phật Pháp chân chính tại đây
https://www.facebook.com/Ch%C3%A1nh-...0862700360256/
Trả lời với trích dẫn
 


Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của ḿnh

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 11:12 AM

© 2007 - 3.8.7 - BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ bài viết của thành viên.