NguyetVien


Trở lại   Nguyệt Viên > Vườn Thơ > Thơ Sưu Tầm
Nạp lại trang này Thơ Olga Berggoltz

Thông Báo
Hướng dẫn cách đăng kư nick tham gia Nguyệt Viên
Cuộc thi thơ Đường Luật "T́nh yêu 2020""
Lời cảm ơn và h́nh ảnh của chuyến đi "Thương về Miền Trung 2010"

 
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
Prev Bài viết trước   Bài viết tiếp theo Next
  #1  
Cũ 12-05-21, 05:04 PM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.804
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định Thơ Olga Berggoltz


Olga Fyodorovna Berggoltz (Ольга Фёдоровна Берггольц) là nữ thi sĩ Nga - Xô Viết, sinh ngày 3-5-1910 (theo lịch mới là ngày 16-5) tại Saint Petersburg (Petrograd). Thân phụ bà - Phedor Kristophorovich Berggoltz - mấy chục năm là bác sĩ của một nhà máy, chữa bệnh cho công nhân, nhưng trước đó ông từng là bác sĩ phẫu thuật phục vụ trong quân đội, kinh qua chiến tranh chống Đức dưới đế chế Nga hoàng, rồi tham gia chống Bạch vệ thời Nội chiến. Sau thời nội chiến loạn lạc, năm 1921, ông cùng vợ là bà Maria Timopheevna, hai con gái Olga và Maria tái đoàn tụ ở thành phố bên ḍng sông Neva. (Trước đó, năm 1918, vợ ông đưa hai con nhỏ lánh về thành phố nhỏ yên tĩnh Uglich, tiếng là tránh tên rơi đạn lạc nhưng kỳ thực là để tránh nạn đói!)

Olga đến với thi ca rất sớm. Những năm tuổi nhỏ, Olga say mê đọc các tác phẩm thơ ca trong tủ sách gia đ́nh, đặc biệt yêu thơ Lermontov. Bài thơ đầu tiên được đăng trên báo tường của nhà máy, nơi thân phụ bà làm việc, là vào năm Olga tṛn 14 tuổi. Bài thơ viết vào ngày Lenin qua đời. Viết bằng một t́nh cảm trong trẻo, hồn nhiên:
...Những tiếng c̣i nhà máy chúng tôi
Đang ca lên vang dội
H́nh như tất cả các nhà máy
Đều quỳ gối
Bởi chúng đă mồ côi
Bởi Lenin đă mất
Lenin thân yêu đă mất...
Và có thể nói, đó là cái mốc quan trọng trong cuộc đời của Olga, là ngày mà Olga cảm nhận được sâu sắc rằng, ḿnh sẽ trở thành nhà thơ! Năm 1925, tṛn 15 tuổi, Olga đă tham gia bút nhóm “Kế tục” và tại đây, năm 1926, bà đă gặp t́nh yêu đầu của ḿnh - nhà thơ Boris Kornilov. Vẫn c̣n là trẻ thơ, non nớt nhưng say đắm, cô thiếu nữ 16 tuổi Olga Berggoltz đă đón nhận t́nh yêu đầu như đón nhận số phận của ḿnh. Chàng trai trẻ có vóc dáng nhỏ bé, đội mũ kepka, biết đọc thơ ḿnh sáng tác một cách lôi cuốn và say sưa đă khiến trái tim nàng rung động. Họ yêu nhau và chỉ mấy tháng sau đă thành vợ thành chồng. Olga sinh được một cô con gái Irina, nhưng về sau bé bị bệnh mà mất khi mới tṛn 8 tuổi (1936).

Năm 1926, Olga Berggoltz theo học khoá nghiên cứu Lịch sử nghệ thuật và năm 1927, bà được tuyển vào học ngành báo chí khoa Ngữ Văn trường Đại học Tổng hợp Leningrad. Ở đó, sau khi chia tay với Kornilov năm 1930, bà gặp Nikolai Molchanov (1909-1942) và đi bước nữa cùng ông. Buổi đầu bày tỏ t́nh yêu giữa đôi trai gái cũng vẫn xúc động không khác ǵ lần yêu đầu: một buổi sớm mai trên con đường dọc bờ sông vắng thưa người qua lại, không khí nao niết mùi hương toả ra từ những rặng thông, tiếng hải hâu kêu chao chác từ xa... thấp thoáng cánh trắng dập dềnh phía bầu trời ửng đỏ của rạng đông. Cảnh tượng ấy đă chứng kiến mối t́nh “măi măi” của Olga Berggoltz và Nikolai Molchanov. Hai con người trẻ tuổi cùng làm việc miệt mài bên nhau ở Alma-Ata (Kazakhstan) - khi ấy Olga là phóng viên báo Thảo nguyên Xô-viết, cùng chiến đấu trong ṿng phong toả của phát-xít Đức ở Leningrad và cùng chung sức trong rất nhiều dự định.

Sau khi người chồng đầu tiên là Kornilov bị bắt và bị khép tội phản động, rồi sau đó bị xử h́nh, từng là người thân của Boris, mặc dù đă rất xa, Olga Berggoltz vẫn không tránh khỏi liên luỵ. Bà cũng rơi vào chốn ngục tù vào tháng 12 năm 1938, khi đang mang thai đứa con trai nhỏ, để rồi vĩnh viễn mất đứa bé cùng quyền làm mẹ. Tháng 6 năm 1939, bà được ra tù, được phục hồi danh dự.

Thời kỳ chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, Olga Berggotlz đă cống hiến sức ḿnh trong việc củng cố, động viên tinh thần nhân dân Leningrad suốt 900 ngày đêm thành Len bị rơi vào ṿng phong toả của phát xít Đức. Bấy giờ, bà làm việc ở Đài phát thanh Leningrad, hàng ngày đọc bản tin, đọc thơ trong cái đói cái rét mà chính bà cùng các đồng nghiệp cũng phải chịu đựng. Nhưng giọng đọc rành rọt, chân thành của người phụ nữ này đă từng là nguồn động viên kịp thời đối với những con người Xô-Viết đang chết dần trong ṿng vây. Olga trở thành Nàng Thơ của thành Len, trở thành biểu tượng cho những năm tháng đau khổ mà kiên cường này của những người dân Leningrad.

Đầu năm 1942, khi nạn đói hoành hành đến cực điểm trong thành Len, Nikolai Molchanov đă qua đời, trong đau đớn. Olga, người phụ nữ kiên gan chịu đựng đói, khổ, đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần trong những ngày đêm Leningrad bị bao vây, đă “khóc một lần cho cả 900 ngày đêm ấy”. Sau khi Molchanov qua đời, Olga đă đi bước nữa với Georgi Makogonenko, một đồng nghiệp.

Theo Lev Anninsky, Georgi Makogonenko đă làm mọi cách để Olga b́nh tâm lại, thậm chí, lấy quyền của một phó Pḥng Văn nghệ BBT Đài Phát thanh Leningrad (nơi Olga làm việc suốt thời gian thành Len bị phong toả), ông đă “lệnh” cho bà phải viết cho xong thi phẩm Nhật kư tháng Hai kịp ngày lễ Quân đội 23-2-1942. Bởi ông nh́n rơ, chỉ có công việc mới cứu được Olga khỏi nỗi đau riêng. Bản trường ca ấy đă cứu được Olga, trả lại sự b́nh tâm cho bà, cũng như cứu được rất nhiều người đàn bà goá khác của Leningrad khỏi ch́m đắm trong hồi ức đau thương. Và t́nh yêu, cho dẫu đầy ắp ghen tuông, day dứt, th́ vẫn cứ là “hạnh phúc”.

Hai người chính thức hoá quan hệ vợ chồng vào ngày 20-2-1949 (một sự trùng hợp kỳ lạ: đây cũng chính là ngày mất của Boris Kornilov!) mặc dù trước đó, ngay từ năm 1942, họ đă chung sống dưới một mái nhà. Con trai riêng của Georgi và thân phụ ông cùng sống với họ. Và hai vợ chồng cùng viết chung những vở kịch về Leningrad thời chiến; Họ đă sống ở Leningrad (1944), Trên mảnh đất của chúng tôi... (1947), kịch bản phim Bản hợp xướng Leningrad (1945), những trang bút kư đăng tải nhiều kỳ trên tờ Tin tức (Izvestia), Ḍng thơ Nga (13-8-1944), Phụ nữ Nga (19-8-1944).

Nhưng năm 1959, họ đă chia tay nhau. Những ngày này, trên môi Olga không ngừng ngân lên những bài thơ t́nh yêu của Martynovski, của Pasternak, của Marina Svetaeva... Dường như, đó là “liệu pháp tinh thần” của bà vậy, để thấy ḿnh không đơn độc chịu đựng nỗi đau chia ĺa. Và cuối cùng, đương nhiên, bà t́m quên trong... thuốc lá và rượu. Thực ra, bà bắt đầu uống từ lâu, ngay từ khi bắt đầu chung sống với Georgi Makogonenko và thói quen xấu này đă khiến miệng lưỡi thế gian xúc xiểm bà khá nhiều. Họ thêu dệt đủ điều. Thật đau ḷng khi tưởng ra cảnh người phụ nữ phúc hậu dịu dàng này ch́m trong cơn mộng của ma men. Nhưng, nh́n lại những ǵ bà trải qua, chúng ta hoàn toàn hiểu bà. Đôi khi, cơn mê lại đem tới cho tâm hồn những khoảng lặng cứu rỗi vô cùng cần thiết.

Tuy vậy, Olga không ch́m măi trong “rượu, mê, quên”. Bà c̣n làm việc, làm việc say mê, hết ḷng, hết sức cho đến cuối đời. “Cây ngải đắng” của nền Thi ca Xô-viết trong mọi nỗi bất hạnh vẫn sống, vẫn nở hoa, vẫn toả mùi hương cay cực cùng đời:
Đời đă chia cắt đôi ta đă khiến ḿnh xa măi
Em vẫn tin anh sáng trí sáng ḷng
Nhưng chưa bao giờ chạm tay vào mảnh đất kiệt cùng
Hẳn anh chưa từng biết mùi ngải đắng

Tôi mải mê hít căng mùi hương sâu lắng
Ngải đắng đây, đắng ngắt t́nh đời
Nỗi đau của loài người giản đơn vô hạn
Đă trở thành niềm cay cực của riêng tôi

Từ những cửa đập bê tông vẫn thoảng đưa về mùi hoa ngải
Mùi hương yêu bất tử bay đến tận nhà tôi
Thử hỏi làm sao tôi có thể chẳng cất lời
Trở về sau đắng cay nói lời yêu khác trước.

(Những lá thư viết trên đường, 1952-1960 - Thuỵ Anh dịch)
Olga Berggotlz mất năm 1975 tại Leningrad, để lại cho đời nhiều trường ca, các thi phẩm, các truyện ngắn, truyện vừa, nhiều kịch bản...:
- Uglich (truyện vừa - 1932)
- Vùng sâu vùng xa (tập kư về Kazakhstan - 1932)
- Nhật kư tháng Hai (1942 - trường ca)
- Cuốn vở Leningrad (1942)
- Ḷng trung trinh (trường ca - 1954)
- Những ngôi sao ban ngày (1959 - văn xuôi tự sự trữ t́nh - tự truyện)

(Bài viết của Thuỵ Anh)
Trả lời với trích dẫn
The Following 5 Users Say Thank You to phale For This Useful Post:
Bùi Thúy Mùi (12-05-21), Cá chuồn (13-05-21), CM4Q (13-05-21), Nhím con (12-05-21), Thành Phạm (14-05-21)
 


Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của ḿnh

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 01:24 AM

© 2007 - 3.8.7 - BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ bài viết của thành viên.