NguyetVien


Trở lại   Nguyệt Viên > Vườn Văn Học > Giới Thiệu Tác Phẩm > Cảm Nhận - Phê B́nh
Nạp lại trang này Nguyễn Mỹ - Một bài thơ cho cả đời thơ

Thông Báo
Hướng dẫn cách đăng kư nick tham gia Nguyệt Viên
Cuộc thi thơ Đường Luật "T́nh yêu 2020""
Lời cảm ơn và h́nh ảnh của chuyến đi "Thương về Miền Trung 2010"

 
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
Prev Bài viết trước   Bài viết tiếp theo Next
  #1  
Cũ 16-07-10, 02:24 PM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.803
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định Nguyễn Mỹ - Một bài thơ cho cả đời thơ

Nguyễn Mỹ - Một bài thơ cho cả đời thơ

Nhà thơ Nguyễn Mỹ đă để lại cho đời một bài thơ nhưng để rồi măi sau này khi nhắc đến anh người ta lại nhắc đến "Cuộc chia ly màu đỏ" mà tự an ủi với ḷng ḿnh rằng "Như không hề có cuộc chia ly" với thơ và với anh.

Nhà thơ Nguyễn Mỹ sinh trưởng tại Phú Yên, nhưng những năm tháng cuộc đời đă in hằn bước chân của anh khắp nẻo đường quê hương dọc theo chiều dài đất nước từ Bắc vào Nam. Anh đă gửi hồn ḿnh trên những chặng đường ấy bằng biết bao thổn thức của thơ để rồi khi ngă xuống, người đọc bỗng nhận ra số phận đầy nghiệt ngă đă thực sự tạo ra một "Cuộc chia ly" giữa anh với thơ. Nhưng sự sống của những con chữ, linh hồn của những vần thơ đă làm sống dậy và khoác một "màu đỏ" vinh quang trong cuộc đời thơ Nguyễn Mỹ.

So với quăng thời gian thực mà Nguyễn Mỹ hiện diện với cuộc đời trước khi hi sinh chỉ kéo dài vẻn vẹn có 35 mùa xuân. Ngần ấy năm để định h́nh cho ḿnh một phong cách riêng, để bạn đọc nhớ tên ḿnh, thuộc cái "tạng" thơ ḿnh quả là một điều rất khó mà không phải ai cũng làm được. Có thể khẳng định Nguyễn Mỹ là người say mê làm thơ với nhiệt huyết tuổi trẻ đầy sục sôi, với khát khao t́m một lối đi mới. Nhưng sự ham mê cộng với biết bao t́m ṭi đổi mới cho thơ đôi lúc đưa anh vào những thử thách v́ sản phẩm nghệ thuật đó ít nhiều đă thất bại, không chiều theo ḷng người, không dễ dàng để những vinh quang bủa vây và mỉm cười quá sớm. Biết bao bài thơ đă đi qua có thể chỉ là những viên gạch lát đường trải trên lối đi dài của văn chương nhưng phải đi qua nó ng̣i bút mới chạm tới miền nhớ người đọc. "Đọc lại những bài thơ Nguyễn Mỹ ngay ở những bài chưa thành công, như thấy được những nhịp cánh vỗ chới với của hồn thơ đang t́m bay vào quỹ đạo của ḿnh. Ở Cuộc chia ly màu đỏ, Con đường ấy, Nguyễn Mỹ đă lập được đường bay của ḿnh, riêng biệt, độc đáo, rất có ư nghĩa đối với sự cách tân của cả thi đàn" (Vũ Quần Phương)

Hành tŕnh đi đến Cuộc chia ly màu đỏ là cả một cuộc hành tŕnh dài của tâm huyết, học hỏi và những va chạm mà cuộc đời hun đúc lên cái mảng màu tươi sáng thành công. Và với "Cuộc chia ly màu đỏ" bạn đọc biết đến anh nhiều hơn. Anh đă để lại cho đời một bài thơ nhưng để rồi măi sau này khi nhắc đến anh người ta lại nhắc đến Cuộc chia ly màu đỏ mà tự an ủi với ḷng ḿnh rằng "Như không hề có cuộc chia ly" với thơ và với anh - nhà thơ Nguyễn Mỹ.

Nguyễn Mỹ vào bộ đội ở Phú Yên từ năm 16 tuổi, chiến đấu ở chiến trường Nam Trung Bộ. Năm 1954 tập kết ra Bắc, đóng quân ở Nghệ An... tuổi trẻ gắn liền với những cuộc đấu tranh anh hùng đă tạo cho thơ Nguyễn Mỹ âm hưởng và màu sắc của chiến tranh, của quê hương, của t́nh yêu ...trên một cái nền cảm xúc, có lúc bịn rịn, đắm đuối, nuối tiếc, và những mơ hồ không muốn bộc lộ, không muốn xác định ở ngay con chữ. Nhưng cũng có lúc lại rất mộc mạc đời thường cộng với những lạc quan như cuộc sống của biết bao lớp thanh niên ở chiến trường ngày ấy: "Anh lang bạt đi t́m Anh từ dạo ấy/ Ở trong đất và ở trong máu chảy/ Nghe nơi ḿnh c̣n có chút niềm vui/ Gửi cho hoa Cúc tím ở trong đời" (Hoa cúc tím - thơ di cảo), hay như những địa danh của Tổ quốc thân yêu mà anh đă từng đến có ư nghĩa thế nào với máu thịt anh:

Lạng Sơn là đỉnh đầu tôi
Cà Mau là bàn chân tôi
Trường Sơn là sống lưng tôi
Hà Nội là trái tim tôi
Biển Đông ngày đêm cuộn trào khát vọng của tôi
Mái đ́nh ngọn tre uốn nắm tâm hồn tôi
Đất nước cấu thành tôi và không ngừng thổi sự sống vào tôi
Đất nước là tấm gương làm hiệu cả cuộc đời tôi
(Bài ca)


Dù là Lạng Sơn, Cà Mau hay biển Đông là những nơi anh đă đi qua nhưng Hà Nội là một trong những nơi được anh gắn bó với nhiều kỉ niệm trong suốt cuộc đời ngắn ngủi của một nhà thơ liệt sĩ. Nguyễn Mỹ c̣n là một trong những hội viên đầu tiên của Hội văn nghệ Hà Nội. V́ thế khi viết về Hà Nội anh đă không ngần ngại khẳng định đó là: "trái tim tôi", (chứ không phải quê hương Phú Yên của nhà thơ) bằng một ḷng thành thực của người làm thơ - một điều thành thực đáng quư.

Có thể những bài thơ như thế này chỉ có ư nghĩa trong những thời điểm nhất định của lịch sử, nhưng với Cuộc chia tay màu đỏ lại cho chúng ta thấy một số phận thơ tồn tại bền bỉ với thời gian. Nhà thơ được chứng kiến biết bao cuộc chia ly tiễn người ra trận bằng chính tâm trạng của những người ruột thịt và ngay bản thân ḿnh. Khi cảm xúc đă chín, mọi lời nói bỗng trở thành bất lực, con chữ bỗng ực trào ra để khoả lấp những khoảng trống trong tâm hồn. Và từ một cuộc chia ly của chính ḿnh Nguyễn Mỹ đă đẩy thành cuộc chia ly của cả dân tộc. Trong bài thơ, nhà thơ có những dự báo về tất cả những ly biệt của chiến tranh, những dự cảm của chính nhà thơ... Thế là chỉ sau ngày Cuộc chia ly màu đỏ ra đời bảy năm cái sự sinh ly tử biệt đă vận vào Nguyễn Mỹ, khi anh hy sinh tại Trà My, Quảng Nam.

Nhà thơ đă ra đi trong khi chưa kịp in cho ḿnh một tập thơ riêng...Khi c̣n sống, năm 1954 th́ tác phẩm đầu tay của nhà thơ đă đến được với bạn đọc, nhưng đó lại là thể loại bút kư với cái tên: Trận quán Cau. Phải đến năm 1980, khi Nguyễn Mỹ hy sinh đă được 9 năm, thơ của anh mới được in, song lại là một tập thơ in chung với Nguyễn Trọng Định ở tập "Sắc cầu vồng". Cho măi đến sau này, vào năm 1993 Hội văn nghệ Hà Nội, Sở văn hoá thông tin Phú Yên được sự giúp đỡ của giáo sư phân viện dược liệu Nguyễn Viết Tựu th́ một tập thơ mang tên đầy đủ Nguyễn Mỹ mới ra đời và chuyển đến bạn đọc. Điều đặc biệt của tập thơ này là ngoài những bài thơ nổi tiếng, những bài thơ đă được công bố th́ một phần là thơ di cảo mà bạn đọc chưa bao giờ được biết tới.

Đôi khi với người cầm bút, cả cuộc đời lao động nghệ thuật của ḿnh sẽ là những chồng bản thảo cao ngất ngưởng, là những tuyển tập được đánh thứ tự theo số năm... nhưng để lại trong ḷng bạn đọc từ con số khổng lồ ấy chỉ là một số nhỏ, có khi chỉ một đến hai, th́ với Nguyễn Mỹ - một nhà thơ đă hy sinh ở cái tuổi đang độ sung sức nhất của văn chương cho dù chỉ là một tác phẩm đó cũng là thành công để lại giá trị trong cơi đời này rồi.

NGUYỄN HIỀN
Nguồn: Thovn.net
Trả lời với trích dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to phale For This Useful Post:
Hạ Phượng (16-07-10), Thành Phạm (02-11-14)
 


Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của ḿnh

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 01:16 AM

© 2007 - 3.8.7 - BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ bài viết của thành viên.