NguyetVien


Trở lại   Nguyệt Viên > Vườn Văn Học > Nghệ Thuật Sống
Nạp lại trang này Đọt chuối non (Tư duy tích cực) - Trần Đ́nh Hoành

Thông Báo
Hướng dẫn cách đăng kư nick tham gia Nguyệt Viên
Cuộc thi thơ Đường Luật "T́nh yêu 2020""
Lời cảm ơn và h́nh ảnh của chuyến đi "Thương về Miền Trung 2010"

 
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
Prev Bài viết trước   Bài viết tiếp theo Next
  #1  
Cũ 20-07-10, 02:29 PM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.803
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định Đọt chuối non (Tư duy tích cực) - Trần Đ́nh Hoành

Nửa ly nước

Các bạn mến,

Hôm nay bên hội hoa xuân, nam thanh nữ tú dập dìu, cười nói xôn xao. Nhưng ai đó lầm lũi giữa dòng người, nhìn những cánh hoa muôn sắc mà nghe lòng tê tái: “Hoa ơi, sao ngươi cứ vô tình?”

Hôm qua trời mưa, những em bé tắm mưa cười đùa trong hẻm nhỏ, đôi tình nhân ôm nhau che dù bước trong mưa. Nhưng người cô phụ chờ chồng nhìn những dòng mưa như những dòng nước mắt.

Vậy thì mưa buồn hay vui? Hoa vô tình hay hữu ư?

Mưa chỉ là mưa. Hoa chỉ là hoa. Hoa đâu có ý tình, mưa đâu có buồn vui. Chẳng qua chỉ vì lòng người xuống lên, bập bềnh, trôi nổi.

Tất cả những hiện tượng bên ngoài, đều không có ý nghĩa gì tự chúng cả; các ý nghĩa đều từ tư duy của ta mà sinh ra. Mưa chỉ là mưa; nếu ta cho là mưa buồn thì mưa buồn, nếu ta cho là mưa vui thì mưa vui. Nắng chỉ là nắng; nếu ta cho là nắng đẹp thì nắng đẹp, nếu ta cho là nắng chói thì nắng chói.

Tất cả các tình cảm–vui, buồn, giận, ghét, yêu, thích–chỉ là phản ứng của ta đối với sự việc bên ngoài. Nếu chàng trễ hẹn mà ta cau có phàn nàn thì cũng phải, hoặc ta cười vui vì kẹt xe thế mà chàng cũng đến cho bằng được thì cũng phải. Trễ hẹn chỉ là trễ hẹn. Đó chẳng phải là chuyện vui hay buồn, tốt hay xấu. Vui buồn chỉ là phản ứng của ta đối với việc trễ hẹn thôi.

Nửa ly nước, nếu nói là đầy nửa ly thì cũng đúng, mà cạn nửa ly thì cũng đúng. Đằng nào cũng đúng. Tất cả chỉ tùy thuộc vào sự lựa chọn của chúng ta thôi. Ta muốn tư duy tích cực, yêu đời, mạnh mẽ? Hay là muốn làm kẻ phàn nàn, người thua cuộc?

Vui buồn, yêu ghét, tích cực tiêu cực, không phải từ ngoài đến. Cũng không phải là bẩm tính trời sinh. Chúng chỉ là thói quen của ta phản ứng lại với các tác nhân bên ngoài. Nếu ta quen càu nhàu, phàn nàn, tiêu cực, thì cả đời ta luôn luôn càu nhàu, phàn nàn, tiêu cực. (Và có lẽ là cũng sẽ kết hôn với người càu nhàu, phàn nàn, tiêu cực. Nồi nào vung nấy). Nếu ta quen mỉm cười, vui vẻ, nồng nhiệt, thì cả đời ta luôn luôn mỉm cười, vui vẻ, nồng nhiệt.

Và trong hai loại người này, bạn biết là ai sẽ thành công trong đời, phải không?

Bạn mới mua một chiếc xe máy, đi được vài hôm đã bị tai nạn, chiếc xe nát bấy, vậy là xui hay hên? Nếu chiếc xe nát bấy mà giờ nầy bạn còn ngồi nói chuyện được, thì đó là xui hay hên vậy?

Nếu bạn thi hỏng, không vào đại học ưu tiên một được, thì đó là việc tốt hay xấu?

Nếu không vào được trường y nhưng lại vào trường luật, biết đâu đó lại chẳng là dấu hiệu bạn hợp nghề luật hơn và sau này sẽ thành công lớn trong nghề luật.

Nếu chẳng có đại học nào nhận bạn cả, có lẽ đó là dấu hiệu bạn sẽ phải theo con đường làm ăn của Bill Gates.

Có thể là mỗi người chúng ta có một tí di truyền từ bố mẹ. Nhưng nếu mình không chịu tập tư duy tích cực rồi cứ đổ lỗi cho bố mẹ về tính tiêu cực muôn năm của mình, thì rất là bất công cho bố mẹ, và bất công cho cả ông trời nữa đó. Muốn biết làm toán thì chỉ có cách là đi học toán mà thôi.

Nhưng làm thế nào để tập được một tư duy tích cực?

Thứ nhất, mỉm cười cả ngày, nhất là khi nói chuyện với ai.

Thứ hai, gặp bất kỳ chuyện gì, dù xem ra có vẻ xấu cách mấy, ta cũng phải hỏi: “Chuyện này có gì hay? Có gì tốt?” Nếu bạn tìm không ra câu trả lời, hỏi tiếp cho đến khi thấy câu trả lời.

Thứ ba, bạn sẽ không tìm ra câu trả lời nếu bạn nổi nóng, mất bình tĩnh, than khóc, phàn nàn. Trí óc con người không thể làm việc tốt trong những điều kiện khó khăn như thế. Vì vậy, uống vài ngụm nước, ngân nga một bản nhạc, đi bộ vài ba vòng, trước và trong khi hỏi.

Thứ tư, luôn luôn để tâm đến cái tốt, cái hay, cái đáng thông cảm của người khác, và đừng cứ chú tâm vào cái xấu, cái đáng ghét của họ. Ai cũng có một cái gì đó đáng cho mình thích, đáng cho mình thông cảm. Nếu bạn không thấy được điểm nào đáng yêu, đáng phục, đáng cảm thông trong một người nào đó, thì nhất định là đầu óc của bạn có vấn đề, chưa biết cách suy nghĩ chính xác.

Chỉ giản dị thế thôi. Và “luyện tập sẽ đưa đến toàn thiện” (practice makes perfect). Cứ tập hoài thì một lúc nào đó bạn chỉ có thể tư duy tích cực, và đầu óc của bạn mất cả khả năng tư duy tiêu cực. Lúc đó là lúc đại công cáo thành.

Chúc các bạn một ngày vui vẻ.

Trần Đ́nh Hoành
Trả lời với trích dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to phale For This Useful Post:
Bụi đường (20-07-10), hoatigon208410 (10-01-11)
 


Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của ḿnh

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 11:29 AM

© 2007 - 3.8.7 - BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ bài viết của thành viên.