NguyetVien


Trở lại   Nguyệt Viên > Vườn Thơ > Thơ Quán
Nạp lại trang này Giai thoại thơ đường - Cao Tự Thanh

Thông Báo
Hướng dẫn cách đăng kư nick tham gia Nguyệt Viên
Cuộc thi thơ Đường Luật "T́nh yêu 2020""
Lời cảm ơn và h́nh ảnh của chuyến đi "Thương về Miền Trung 2010"

 
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
Prev Bài viết trước   Bài viết tiếp theo Next
  #1  
Cũ 09-12-10, 01:27 PM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.802
Thanks: 45.828
Thanked 83.816 Times in 21.717 Posts
Mặc định Giai thoại thơ đường - Cao Tự Thanh

Thơ Đường và giai thoại thơ Đường

I.
Là một trong những thành tựu rực rỡ nhất của văn học cổ Trung Hoa, thơ Đường với thi pháp và thể loại của nó cũng chiếm một địa vị quan trọng trong văn học nghệ thuật của bốn quốc gia dùng chữ Hán trước đây là Trung Hoa, Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản. Chẳng hạn, nếu gạt bỏ toàn bộ các yếu tố thi pháp Đường thi và tất cả các tác phẩm thơ Đường luật, chắc chắn kho tàng văn học viết Việt Nam trước thế kỷ XX sẽ trở nên trống vắng và vô hồn. Việc t́m hiểu thơ Đường ở Việt Nam hiện nay do đó không chỉ đơn thuần là t́m hiểu một giá trị văn hóa tinh thần, một thành tựu văn học nghệ thuật của nhân loại mà c̣n là t́m kiếm những phương tiện và cách thức để khai thác và kế thừa di sản văn hóa của cha ông.

Tuy nhiên, trong bốn quốc gia dùng chữ Hán trước đây, hiện chỉ có Việt Nam đang dùng một loại chữ viết chính thức khác. Sau hơn một trăm năm sử dụng chữ quốc ngữ la tinh, phần đông người Việt Nam hiện tại không có khả năng tiếp xúc trực tiếp với các văn bản Hán Nôm, c̣n những người may mắn biết chữ Hán Nôm cũng không phải đều có thể hiểu đúng tất cả các tác phẩm văn chương Hán Nôm của người Việt Nam các thế kỷ trước. Ở đây xuất hiện một khoảng cách không chỉ về ngôn ngữ - văn tự mà cả về tư duy - văn hóa. Trong phạm vi thơ Đường, khoảng cách ấy trước hết và chủ yếu là thi pháp. Tổng thể các yếu tố quan niệm triết học và mỹ học, các phương thức và chuẩn mực tiếp cận và đồng hóa thẩm mỹ hiện thực, các thủ pháp sáng tạo nghệ thuật... của thơ Đường là sản phẩm của một không gian văn hóa khác, một không gian đă lùi hẳn vào quá khứ đồng thời cũng ít nhiều trở nên xa lạ đối với nhiều người. Không phải ngẫu nhiên mà số người làm thơ Đường hiện nay không có nhiều, số người nắm vững thi pháp thơ Đường c̣n ít hơn, thậm chí ngay cả các nhà nghiên cứu nhiều khi cũng đưa ra những bản dịch thơ Đường (cả bản dịch nghĩa lẫn dịch thơ) trái hẳn thể cách của nguyên bản, và thơ Đường trong các tác phẩm và dịch phẩm ấy dường như chỉ c̣n là thơ Đường luật với những niêm luật, đăng đối... h́nh thức. Rơ ràng, nếu thừa nhận rằng t́m hiểu thơ Đường là một việc làm cần thiết và có ích, th́ phải rút ngắn khoảng cách văn hóa nói trên. Nhưng nh́n từ định hướng ấy th́ giới nghiên cứu và giảng dạy thơ Đường vẫn c̣n đứng trước nhiều khó khăn đáng kể trong đó nổi bật là t́nh trạng không phù hợp giữa phương tiện và mục đích, giữa cách thức và mục tiêu.

Mặc dù chắc chắn sẽ c̣n có nhiều nhà Hán học phiên dịch và giới thiệu, nhiều nhà nghiên cứu t́m hiểu và phổ biến, các công tŕnh nghiên cứu và giáo tŕnh giảng dạy về thơ Đường theo kiểu “truyền thống” lâu nay cũng chỉ có thể đạt tới nhiều kết quả học thuật quan trọng hơn chứ khó có thể thu được một hiệu quả xă hội cần thiết. Bởi v́ các công tŕnh và giáo tŕnh ấy chỉ có thể phục vụ cho một đối tượng hẹp gồm một số ít người đă được trang bị những tri thức cần thiết mà trước hết là lư luận văn học và chữ Hán. Ở đây thao tác bị giới hạn bởi định hướng, nên rơ ràng qua các công tŕnh và giáo tŕnh ấy thơ Đường vẫn chỉ hiện ra như một không gian chữ nghĩa, một không gian đóng kín thách đố tri thức thi học và năng lực cảm thụ của người đọc đồng thời là một không gian “được tạo ra trong pḥng thí nghiệm”, biệt lập với hiện thực đương đại và tách rời khỏi thực tiễn xă hội. Trong khi đó, mục đích tối hậu của công việc lại là phải giúp đông đảo người đọc b́nh thường hiểu rơ để tiến tới chỗ đồng cảm được với cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm thơ Đường, đồng hóa được chúng thành tài sản tinh thần và tri thức của bản thân, biến được chúng thành phương tiện có hiệu quả của mỗi cá nhân trong thực tiễn văn hóa - xă hội. Nói đơn giản hơn, nếu chỉ đưa chữ nghĩa thơ Đường tới người đọc th́ phải chuẩn bị cho họ cả học vấn lẫn định hướng để tiếp cận với không gian văn hóa của nó, c̣n nếu đưa thơ Đường cùng với không gian văn hóa của nó trước hết từ những khía cạnh tương đồng tới đời sống xă hội Việt Nam hiện tại th́ chỉ cần tin tưởng vào kiến thức và kinh nghiệm sống của người đọc. Quyển Giai thoại thơ Đường này vừa là sự thể nghiệm vừa là sự phấn đấu làm theo cách thứ hai.
Trả lời với trích dẫn
 


Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của ḿnh

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 09:20 PM

© 2007 - 3.8.7 - BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ bài viết của thành viên.