NguyetVien


Trở lại   Nguyệt Viên > Entertainment - Vui Chơi Giải Trí > Âm Nhạc
Nạp lại trang này Giải mã "bài hát thần chết"

Thông Báo
Hướng dẫn cách đăng kư nick tham gia Nguyệt Viên
Cuộc thi thơ Đường Luật "T́nh yêu 2020""
Lời cảm ơn và h́nh ảnh của chuyến đi "Thương về Miền Trung 2010"

 
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
Prev Bài viết trước   Bài viết tiếp theo Next
  #1  
Cũ 19-03-11, 09:37 AM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.804
Thanks: 45.829
Thanked 83.830 Times in 21.719 Posts
Mặc định Giải mã "bài hát thần chết"

Gloomy Sunday (Chủ nhật buồn) là một bài hát do nhạc sỹ dương cầm người Hungary tên Rezso Seress sáng tác để diễn tả tâm trạng thất t́nh của ḿnh. Nhưng Rezso không ngờ rằng bài hát là nguyên nhân khiến hàng trăm người tự tử, kể cả Rezso Seress và người con gái nhân vật trong bài hát. V́ thế, Gloomy Sunday được mệnh danh là “Bài hát thần chết” hay “Bài ca tự sát Hungary".

Người nhạc sĩ thất t́nh

Một chiều buồn cuối năm 1932, bầu trời Paris thật ảm đạm, mưa nặng hạt và lạnh lẽo. Nhạc sỹ dương cầm Rezso Seress ngồi chơi đàn dương cầm bên cửa sổ. Người phụ nữ Rezso Seress yêu vừa cự tuyệt t́nh yêu cao thượng của ông. Reszo luôn luôn tôn thờ t́nh yêu của ḿnh, nên ông đă phải đau khổ thật nhiều khi t́nh yêu của ḿnh bị từ chối. Trong nỗi thất vọng, một giai điệu chợt xuất hiện trong đầu ông và nửa tiếng đồng hồ sau, bài Gloom Sunday ra đời.

Bài hát nói về tâm trạng đau khổ của một người thất t́nh ngồi một ḿnh, nghe hơi mưa và đợi chờ không nguôi ngoai và cuối cùng là chủ nhật nào, tôi im hơi ... đến với tôi th́ muộn rồi. Khi bài hát được hoàn thành, Reszo cảm thấy nhẹ nhàng hơn đôi chút trong ḷng. Tuy nó không bù vào nỗi mất mát t́nh yêu to lớn kia, nhưng bài hát đó thật hay để được đưa vào đĩa nhạc thời bấy giờ.

Sau khi bài hát ra đời, Reszo cố gắng bán Gloomy Sunday. Thoạt đầu, Rezso Seress đă gặp nhiều khó khăn khi t́m người tiêu thụ. Các nhà sản xuất đĩa nhạc cho rằng bài hát nghe rất lạ và quá buồn thảm để trở thành 1 đĩa nhạc có giá trị. Một nhà sản xuất đă viết rằng: "Có cả một mối tuyệt vọng bị cưỡng ép thật kinh khủng trong bài hát ấy. Tôi không nghĩ rằng nó sẽ đem lại điều ǵ hay ho cho người nào nghe. Nhưng không v́ thế mà Reszo ngừng cố gắng để t́m mối tiêu thụ. Phải mất vài tháng trời, ông mới t́m được một hăng băng đĩa nhận lời mua bài hát đó và phát hành tại nhiều thành phố lớn trên thế giới. Khi bài hát được tung ra thị trường cũng là lúc nhiều sự việc lạ lùng bắt đầu xảy ra.

Ảnh hưởng kinh hoàng

Khi bài hát được tung ra thị trường, bắt đầu xuất hiện những chuyện ḱ lạ. Một người đàn ông đang ngồi trong quán cà phê đông đúc tại Budapest đ̣i ban nhạc chơi bản Gloomy Sunday. Người đàn ông ngồi tại bàn ông ta vừa nhấp rượu champagne vừa lắng nghe. Khi bản nhạc chấm dứt, người đàn ông trả tiền, rời khỏi quán, và vẫy một chiếc xe taxi. Vừa ngồi vào trong xe, ông ta liền lôi ra 1 khẩu súng và tự kết liễu đời ḿnh.

Vài ngày sau đó, một cô gái bán hàng thật trẻ đă tự treo cổ tại Berlin. Nằm phía dưới chân của cô gái là tờ nhạc của bài Gloomy Sunday. Một cô thư kư xinh đẹp tại New York tự tử trong văn pḥng bằng hơi ga đă để lại một mẩu giấy nhỏ xin yêu cầu bản nhạc Gloomy Sunday được chơi vào buổi lễ an táng cô. Khắp thế giới, có báo cáo về những cái chết liên quan đến bài hát ấy: Ca sĩ chết trong lúc hát, thính giả chết trong lúc nghe... Cuối cùng th́ công ty truyền thông Anh phải cấm hẳn bài Gloomy Sunday vào những buổi phát thanh thường lệ trên sóng.

Nhiều hệ thống viễn thông Hoa Kỳ cũng nhanh chóng vào cuộc thanh lọc. 15 quốc gia khác đă đâm đơn kiện bài hát. Các luật sư trên thế giới đă tranh luận rằng người soạn nhạc của bài hát có nên chịu trách nhiệm cho hàng loạt cái chết là hậu quả của sự sáng tạo của nhạc sĩ hay không. Nhưng khi các đài radio cố gắng hủy bỏ bài hát th́ nó càng trở nên phổ biến hơn. Người ta c̣n cảm thấy hào hứng hơn khi nghe bài hát tự tử này.

Bài hát dường như ảnh hưởng mọi người không phân biệt ǵ đến tuổi tác hay tầng lớp. Một người đàn ông 80 tuổi tự kết liễu đời ḿnh bằng cách nhảy từ cánh cửa sổ lầu bảy xuống trong khi bài nhạc đang hát. Một cô gái 14 tuổi chết đuối khi trong tay c̣n cầm một bản copy của bài Gloomy Sunday. Một cậu bé sai vặt người Ư, đang đi ngang một người ăn xin trên lề đường đang hát bản nhạc Gloomy Sunday đột nhiên dừng lại, để chiếc xe đạp của cậu sang một bên, tiến dần đến chỗ người ăn xin và cho ông ta hết số tiền mà cậu đang có. Sau đó chẳng một lời nào, cậu bé đi đến một cây cầu gần đấy và tự nhảy xuống t́m lấy cái chết.

Bi kịch của tác giả


Báo chí lượm lặt hết tất cả những câu chuyện và gửi phóng viên đến phỏng vấn Reszo và hỏi Rezso Seress nghĩ ǵ về điều ấy. Nhưng Reszo cũng bàng hoàng như bao người khác. Rezso Seress cũng chẳng hiểu v́ sao bài hát của ḿnh đă gây ra nhiều điều bất thường đến vậy. Từ đó, người soạn nhạc dường như bị truyền nhiễm những điều bất lành theo sau bài nhạc bất cứ khi nào và nơi đâu khi bản nhạc được chơi lên.

Khi bài Gloomy Sunday trở thành một top hit trong tuần, Reszo đă viết một lá thư gửi cho người yêu cũ của chàng và xin thêm một cơ hội nữa để nối lại mối duyên xưa. Ngày hôm sau, người ta t́m thấy thi hài của cô gái trẻ đă chết v́ uống thuốc quá liều lượng. Bên cạnh cô ta là một tờ giấy với nét chữ nghệch ngoạc trên ấy nhưng c̣n có thể đọc được. Đó là tên của bài nhạc Gloomy Sunday.

Đến lúc này th́ Reszo chẳng c̣n nghi ngờ ǵ sự tác động kinh hoàng của ḿnh. Lần đầu tiên trong đời, Reszo cố gắng thu hồi lại bài nhạc để nó khỏi bị lan ra nhiều thêm. Nhưng tất cả mọi nỗ lực của anh đều không thành. Bài hát càng bị cấm, nó lại càng trở nên phổ biến hơn. Những bản copy lậu được bày bán trên đường phố như một loại trái cấm. Trong mỗi quốc gia, số người chết lại càng gia tăng. Bài hát đă đem lại nhiều lời đồn đại chết người đến nỗi các nhạc sĩ không dám chơi bài ấy hay thậm chí các ca sĩ cũng sợ không dám hát.

Thời gian trôi qua, Chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ và người ta cũng bắt đầu quên đi bài hát ấy. Dần dần, cơn sốt bài hát được lắng dịu xuống. V́ thế, cơ quan truyền thông Anh quyết định nới lỏng lệnh cấm, Đài BBC cho phát Gloomy Sunday trên làn sóng điện, nhưng bấy giờ bài nhạc chỉ c̣n là một hợp tấu khúc. Từ ấy bài hát được sửa lại theo lối hoà âm hợp khúc này. Tuy nhiên, ngay sau đó người ta lại phát hiện một vụ tự tử liên quan đến bài hát. Một cảnh sát đi tuần chú ư tiếng nhạc phát ra từ cánh cửa sổ của một căn hộ trên con phố gần đó cứ măi một giọng điệu. Cảm thấy lạ, viên cảnh sát bước vào căn nhà để xem xét th́ thấy dàn máy hát xoay tṛn tự động vẫn đang chơi bản Gloomy Sunday, bên cạnh là thi thể một thiếu phụ đă tử vong bằng một một liều thuốc ngủ cực mạnh.

Đây mới chỉ là một bắt đầu của hàng loạt cuộc tự tử khác nối tiếp. Một lần nữa, Cơ quan Truyền thông Anh phải ra cấm lệnh đối với bài hát. Đến thời điểm đó, Reszo Seress bị ám ảnh khủng khiếp bởi những cái chết do bài hát của anh ta gây nên. Và chính Rezso Seress cũng tự kết liễu đời ḿnh vào năm 1968. Theo thống kê sơ bộ, có hơn 100 người chết sau khi nghe bài hát Gloomy Sunday, kể cả tác giả và nhân vật chính được tặng bài hát này.

Giải mă bí mật


Các nhà nghiên cứu cho biết âm nhạc, điện ảnh, tṛ chơi... có thể tác động đến tâm lư của con người, nhưng không phải là quyết định. Thời kỳ đó, Mỹ và châu Âu đang trong giai đoạn phát triển công nghiệp, xă hội bị khủng hoảng kinh tế sau Thế chiến thứ nhất, nạn thất nghiệp gia tăng, hậu quả của chiến tranh gây ra sự chết chóc, thương vong... Những điều này tác động mạnh lên tâm lư của dân chúng và đẩy nhiều người trong số họ rơi vào trạng thái mất phương hướng, trầm cảm, thất vọng trong cuộc sống.

Trong bối cảnh đó chỉ cần thêm một tác động nhỏ từ bên ngoài như âm nhạc, phim ảnh ... có nội dung buồn thảm là có thể đẩy họ đến một quyết định tiêu cực. Bài hát Gloomy Sunday rất ảm đạm này chính là giọt nước làm tràn ly. Thêm nữa là sự cộng hưởng thêu dệt của dư luận đă tạo nên cái mốt tự tử vào thời kỳ đó.

Thực tế cho thấy, sau Thế chiến thứ hai, không c̣n hiện tượng tự tử v́ bài hát nữa. Lệnh cấm bài hát này cũng đă bị băi bỏ từ lâu.

Theo Đời sống Pháp luật
Trả lời với trích dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to phale For This Useful Post:
CM4Q (19-03-11), hoatigon208410 (19-03-11)
 


Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của ḿnh

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 01:43 AM

© 2007 - 3.8.7 - BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ bài viết của thành viên.