NguyetVien


Trở lại   Nguyệt Viên > Vườn Văn Học > Truyện Sưu Tầm > Tiểu Thuyết
Nạp lại trang này Trở Về Từ Cơi Sáng - Giám Mục Charles Leadbeater (Dịch giả: Nguyên Phong)

Thông Báo
Hướng dẫn cách đăng kư nick tham gia Nguyệt Viên
Cuộc thi thơ Đường Luật "T́nh yêu 2020""
Lời cảm ơn và h́nh ảnh của chuyến đi "Thương về Miền Trung 2010"

 
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
Prev Bài viết trước   Bài viết tiếp theo Next
  #1  
Cũ 28-10-11, 09:00 AM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.804
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định Trở Về Từ Cơi Sáng - Giám Mục Charles Leadbeater (Dịch giả: Nguyên Phong)

Chương 1


Bên kia cửa tử

Lời dịch giả:

Một trong những bộ sách đặc biệt của Tây Tạng là bộ Tử Thư (Tibetan Book of the Death) viết về đời sống sau khi chết. Cuốn sách nầy đă được nhiều người nghiên cứu và phiên dịch nhưng v́ nó quá hàm súc, khó hiểu nên một số học giả đă rút tỉa vài đoạn trong đó, khai triển rộng ra để an ủi những người đang đau khổ v́ cảnh tử biệt. Phần dưới đây trích trong cuốn "To Those Who Mourn" của Giám mục Charles Leadbeater, một nhà thần học nổi tiếng của thế kỷ 20.

Bạn thân mến,
Tử thần vừa cướp mất của bạn một người mà bạn yêu quư nhất đời. Đối với bạn hiện nay đời sống bổng trở nên trống rỗng vô vị, và có lẽ không c̣n lư do ǵ để sống nữa. Cuộc đời từ nay chỉ c̣n là những chuỗi ngày dài đăng đẳng, đầy tẻ nhạt chán chường. Hạnh phúc đă mất sẽ không bao giờ trở lại, những cử chỉ âu yếm, những câu nói yêu đương dường như đă ch́m lặn trong màn sương ngăn cách hai thế giới. Có lẽ bạn đang nghĩ về bạn, về sự mất mát không thể văn hồi vừa xảy ra, nhưng có thể bạn c̣n đang nghĩ không biết người bạn thương yêu đang lâm vào t́nh trạng nào? Tuy bạn biết người đó đă đi xa rồi, đi mất rồi nhưng bạn không biết là đi đâu, số phận người đó như thế nào? Bạn cầu mong người đó sẽ gặp được những sự b́nh an, tốt đẹp nhưng rồi bạn lại thấy vẫn c̣n một cái ǵ không ổn v́ không ai có thể giải thích cho bạn một cách thỏa đáng về ư nghĩa của đời sống cũng như cái chết. Giáp mặt trước sự kiện nầy, bạn đâm ra hoảng hốt, và đời sống đối với bạn bỗng trở nên một gánh nặng không thể gánh vác một ḿnh được nữa.

Nầy bạn, tâm trạng của bạn là một tâm trạng tự nhiên và thành thật. Tôi ước mong có thể chia sẻ với bạn về sự mất mát lớn lao nầy bằng sự giúp đỡ chân thành của tôi. Dĩ nhiên bạn nghĩ rằng: Làm sao tôi có thể an ủi bạn được! Làm sao một người như tôi có thể hiểu được nỗi đau khổ vô vàn của bạn kia chứ! Nhưng bạn hỡi, sự buồn rầu đau khổ của bạn đă xây dựng trên một hiểu lầm. Thưa vâng, một hiểu lầm tai hại và tôi mong khi hiểu rơ được điều nầy th́ có lẽ bạn sẽ bớt đau khổ hơn. Tôi muốn tŕnh bày cho bạn một quan điểm khác với quan niệm thông thường như sau.

Nầy bạn, sự đau khổ của bạn chỉ là một ảo giác rất lớn do sự thiếu hiểu biết về những định luật thiên nhiên, hay nói một cách khác, là đời sống bên kia cửa tử. Nếu bạn có một sự hiểu biết đúng đắn về sự kiện nầy th́ có lẽ bạn sẽ không c̣n đau khổ nữa. Người phương Đông, nhất là người Tây Tạng, đă nghiên cứu về nó qua nhiều thế kỷ và ngày nay khoa học cũng bắt đầu chứng minh được rằng "có một đời sống sau khi chết". Cửa tử không là một sự bí mật nữa v́ cái thế giới bên kia, cái thế giới đầy bí mật đó đă không c̣n bí mật nữa. Cái thế giới đó thật sự hiện hữu, là một thế tương tự như thế giới hiện nay của chúng ta và dĩ nhiên cũng chịu sự chi phối của những định luật trong vũ trụ, tương tự như những định luật mà chúng ta đă biết. Tôi sẽ giải thích rơ rệt một vài nguyên tắc căn bản mà dĩ nhiên bạn có thể khảo sát thêm, nếu bạn muốn. Trước hết, tôi mong bạn hăy ngưng than khóc v́ sự đau thương của bạn chỉ làm hại cho người mà bạn thương mến chứ không giúp được ǵ cho người đó đâu! Một khi bạn hiểu rơ điều mà tôi sắp tŕnh bày th́ có lẽ bạn cũng sẽ đống ư như vậy.

Có thể bạn cho rằng điều tôi sắp tŕnh bày chỉ là những lời an ủi hay những dự đoán mơ hồ mà thôi. Nhưng tôi muốn hỏi bạn, sự đau khổ và suy nghĩ của bạn hiện nay đă được xây dựng trên nền tảng nào? Phải chăng bạn tin tưởng như vậy v́ một vài người trong giáo hội của chúng ta đă dạy như thế, hoặc căn cứ trên một vài quyển sách, hoặc là sự tin tưởng của đa số người trong thời đại nầy rằng chết là hết, là thiên thu cách biệt, là vĩnh viễn chia tay? Nếu bạn suy nghĩ thật kỹ mà không bị các thành kiến chi phối, th́ bạn sẽ thấy rằng quan niệm đó cũng chỉ là một dự đoán mơ hồ mà thôi.

Nếu đọc kỹ Thánh Kinh, bạn sẽ thấy một sự thật rằng, theo thời gian, đă có nhiều cách giải thích Kinh Thánh khác nhau. Cái quan niệm rằng chết là hết, là chấm dứt vĩnh viễn đă căn cứ trên sự hiểu biết nào? Được xây dựng từ thời đại nào? Quan niệm Thiên Đàng và Địa Ngục có từ lúc nào? Phải chăng đó cũng chỉ là những quan niệm như trăm ngàn quan niệm khác? Phải chăng v́ đă được nhiều người tin tưởng nên người ta đ ành chấp nhận mà không đ̣i hỏi một sự giải thích nào? Nhưng sống và chết là một vấn đề trọng đại, liên quan mật thiết đến đời sống hiện nay. V́ lẽ đó, chúng ta không thể chấp nhận nó một cách dễ dăi được. Đây là một vấn đề lớn, đ̣i hỏi một sự nghiên cứu hết sức đích đáng và phân tích thật cẩn thận. Tôi không đ̣i hỏi bạn tin tưởng một cách mù quáng đâu. Tôi chỉ muốn tŕnh bày những ǵ mà chính tôi biết là có thật, dựa theo kinh nghiệm của tôi và của những bậc thầy phương Đông mà tôi đă có cơ hội gặp gỡ và học hỏi. Tôi mời bạn cùng quan sát nó.

Trước hết chúng ta hăy t́m hiểu về sự cấu tạo con người. Khoa học đă cho chúng ta biết khá rơ về thể chất con người cũng như các hoạt động sinh lư, tâm lư nhưng vẫn c̣n một yếu tố khác mà khoa học chưa thể chứng minh, đó là cái mà người ta gọi là linh hồn. Đây là một danh từ không chính xác lắm nhưng tôi không muốn đi vào những định nghĩa. Đă từ lâu, các tôn giáo lớn đều đă đề cập một cách mơ hồ rằng con người có một cái ǵ trường tồn gọi là linh hồn và cái nầy vẫn hiện hữu sau khi thể xác chết đi. Tôi thấy không cần thiết phải dẫn chứng bằng kinh sách hay lư thuyết về sự hiện hữu của linh hồn, cũng như không cần phải dài ḍng về các hiện tượng như đầu thai, thần đồng, người chết sống lại kể về thế giới bên kia, v́ đă có nhiều sách vở đề cập đến nó rồi. Tôi chỉ mong bạn vững tin rắng linh hồn vốn có thật và đó là một chân lư đúng đắn. Con người là một linh hồn và có thể xác. Thể xác không phải là con người. Nó chỉ là y phục của con người mà thôi. Điều mà chúng ta gọi là sự chết chỉ là sự cởi đi một chiếc áo cũ, đó không phải là một sự chấm dứt. Khi bạn thay đổi y phục, bạn đâu hề thấy ḿnh, bạn chỉ bỏ đi cái áo mà bạn đang mặc đó thôi. Cái áo có thể được cất vào tủ, mang đi giặt ủi hoặc vứt bỏ, nhưng người mặt nó chắc chắn vẫn c̣n. Do đó phải chăng khi thương yêu người ấy chứ đâu phải thương yên chiếc áo của người ấy?

Trước khi bạn có thể hiểu được t́nh trạng của người mà bạn thương yêu, bạn cần phải hiểu rơ t́nh trạng của chính bạn đă. Bạn là một linh hồn bất tử, bất tử v́ tinh hoa của bạn vốn có tính chất thiêng liêng, bởi v́ bạn là một phần của một đại thể cao cả hơn nhiều. Bạn đă từng sống trong nhiều thế kỷ. Trườc khi mặc bộ quần áo nầy, bộ quần áo mà hiện nay bạn gọi là xác thân, th́ bạn đă từng mặc những bộ quần áo khác, và bạn sẽ c̣n mặc nhiều bộ quần áo khác nữa trong tương lai, khi bộ quần áo hiên tại đă tan thành tro bụi. Kinh thánh đă nói: "Thượng Đế sinh ra con người từ h́nh ảnh bất diệt của ngài". Đây không phải là một giả thuyết hay một sự tin tưởng nào mà có bằng chứng hẳn hoi. Điều bạn cho là một đời thật ra chỉ là một ngày nhỏ trong một kiếp sống kéo dài vĩnh viễn thiên thu và điều nầy cũng xảy ra cho người bạn yêu. Tóm lại, người bạn yêu thương không hề chết, không hề mất đi, mà chỉ cởi bỏ bộ áo của họ mà thôi.

Bạn đừng tưởng người chết chỉ như một luồng hơi, không có h́nh dáng chi cả hoặc thua kém lúc c̣n sống về một điểm nào đó. Cách đây nhiều thế kỷ, Thánh Paul đă nói: "Có một cái thể vật chất và có một cái thể tinh thần". Nhiều người đă hiểu lầm mà cho rằng những thể đó nối tiếp nhau chứ không hiểu rằng chúng ta đều có cả hai thể đó trong cùng một lúc. Thưa vâng, cái thể vật chất đó chính là cái xác thân mà bạn đang thấy, và cái thể tinh thần kia chính là cái mà bạn không thấy và thường được gọi bằng danh từ "linh hồn". Khi bạn bỏ xác th́ bạn giữ lại cái thể tinh thần kia.

Nếu bạn đồng ư, hay tạm thời đồng ư về quan niệm nầy th́ chúng ta có thể đi xa hơn. Nếu bạn biết rằng chẳng phải khi chết bạn mới cởi bỏ "bộ áo" đó mà ngay khi ngủ bạn cũng tạm thời cởi bỏ nó và đi vẩn vơ trong một cởi giới khác trong cái thế tinh thần của bạn. Dĩ nhiên khi tỉnh dậy th́ bạn lại mặc vào bộ áo thể xác đó trong khi người chết th́ không c̣n mặc lại bộ áo đó được nữa. V́ sự cấu tạo và rung động nguyên tử của hai cơi vốn khác nhau nên cơi nào chỉ có thể nh́n được cơi đó mà thôi. Đôi khi tỉnh vậy, bạn mơ hồ như ḿnh có thấy một cái ǵ đó, dĩ nhiên nó đă bị thay đổi rất nhiều bởi sự sắp xếp lại qua kư ức và bạn gọi điều nầy là chiêm bao.

Hiện nay có nhiều quan niệm về đời sống sau khi chết. Một số dựa trên những tin tưởng có từ thời Trung Cổ, như sự trừng phạt đời đời kiếp kiếp trong cảnh địa ngục chẳn hạn. Dĩ nhiên ngày nay không mấy ai c̣n tin như vậy nữa, nhưng trước đây vài thế kỷ, nó là cả một sự đe dọa khủng khiếp. Những điều nầy đă được một số giáo sĩ lúc đó lợi dụng triệt để. V́ quyền lợi riêng, họ đă biến cải những giáo lư đầy nhân từ bác ái của đức Jesus thành một thứ "pháp luật" khắt khe tàn ác để đe dọa những người hiền lành dốt nát. Theo đ à tiến bộ của thế giới, người ta hiểu rằng cái quan niệm đó không những vô lư, xúc phạm đến danh dự của giáo hội, đến giáo lư cáo đẹp của đấng Cứu Thế, mà c̣n buồn cười nữa. Nếu bạn hiểu rằng một số tu sĩ chỉ v́ nóng lóng muốn củng cố quyền lợi cũng như quyền lực đă cố t́nh giảng giải một cách sai lạc khiến các chân kư giản dị cao đẹp trở nên phức tạp, khó hiểu. Họ đă dựa vào những tín điều phi lư, vô căn cứ mà nói rằng thế giới nầy được cai trị bởi một đấng thần linh không muốn ai làm trái ư ḿnh. Họ đă du nhập những điều nầy từ nền tảng của đạo Do Thái thượng cổ, trong khi đáng lẽ ra họ phải biết rơ về sự dạy bảo đầy minh triết của đức Chúa là "Thượng Đế là một đức Cha giàu long thương mến". Người nào hiểu được sự thực căn bản là "Thượng Đế vốn nhân từ vá bác ái, vũ trụ của ngài được điều khiển bởi những định luật thiên nhiên, công b́nh và bất biến" th́ ắt phải hiểu rằng thế giới bên kia cửa tử cũng phải tuân theo những định luật như vậy chứ không thể khác được.

Đáng tiếc là một điều hiển nhiên và rơ ráng như vậy mà đến nay vẫn dường như mơ hồ. Vẫn có những người tiếp tục nói với chúng ta về một thiên quốc rất xa, về những ngày phán xét rất ghê gớm, về những sự trừng phạt đời đời kiếp kiếp, c̣n chuyện xảy ra hiện nay th́ ít khi đề cập đến. Một số tu sĩ tránh né không đề cập ǵ đến kinh nghiệm thật sự của họ, đến sự tin tưởng của họ, mà chỉ nói đi nói lại điều mà họ nghe người khác nói, những tin tưởng mơ hồ, vô lư xuất phát từ thời Trung Cổ. Dĩ nhiên tôi tin rằng chúng ta không thể thỏa măn với những quan niệm lỗi thời đó được.

Tôi tin rằng thời kỳ tin tưởng một cách mù quáng đó đă qua rồi. Chúng ta đang sống ở thời kỳ khoa học và không chấp nhận những ư tưởng vu vơ, hoàn toàn trái với lư thuyết khoa học cũng như trái ngược với những lời dạy bảo đầy bác ái, nhân từ và sáng suốt của đấng Cứu Thế. Chúng ta là những linh hồn đang sống trong cơi vật chất và chỉ biết đến những sự kiện liên quan đến cơi vật chất nầy mà thôi. Tất cà mọi sự hiểu biết của chúng ta đều dựa trên những giác quan của thể xác. Nhưng các giác quan nầy th́ bất toàn. Thí dụ như chúng ta có thể thấy được những vật thuộc thể lỏng hay thể rắn nhưng lại không thể thấy được thể hơi mặc dù chúng ta biết rằng thể hơi hiện hữu. Hiển nhiên nếu có những thể khác thanh nhẹ hơn thể hơi th́ làm sao chúng ta có thể thấy được? Tóm lại, v́ giác quan của chúng ta bất toàn mà chúng ta không thấy được một số dữ kiện, tuy nhiên chúng ta không thể kết luận v́ không thấy được mà chúng không hiện hữu. Người phương Đông đă ư thức được điều nầy từ lâu qua các công phu tu luyện đặc biệt mà nhiều người cho là phi thường.

Thật ra nguyên lư của nó rất giản dị. Người nào biết rèn luyện tinh thần, biết cách phát triển những khả năng tinh thần, biết cách phát triển những khả năng tinh thần, phát triển các "giác quan" của tinh thần th́ họ sẽ có các quyền năng về tinh thần. Nếu bạn biết rằng thể tinh thần cũng giống như thể vật chất (thể xác), đều có những giác quan riêng biệt th́ bạn sẽ hiểu điều tôi nói. Nếu thể xác có thị giác th́ thể tinh thần cũng có một thị giác tương tự, nhưng đây là một thứ thị giác đặc biệt, có thể nh́n thấy những cái mà nhăn quan của thể xác không nh́n thấy được. Người Tây Tạng gọi quyền năng nầy là Thần nhăn hay con mắt thứ ba (Third eyes). Sách vở huyền môn Tây Tạng nói rơ rằng, thể tin thần có những giác quan tương ứng với những giác quan của thể xác nhưng bao trùm một giới hạn bao la, rộng răi hơn nhiều. Các danh sư Tây Tạng gọi đó là các năng khiếu mà con người có thể sử dụng được nếu họ biết cách chủ trị tinh thần, khai triển các giác quan nầy. Dĩ nhiên những người đă khai mở những quyền năng đó có thể ư thức được nhiều điều mà người ta không thể biết được.

Chính nhờ khai mở được các giác quan đặc biệt nầy mà các danh sư Tây Tạng đă nghiên cứu về đời sống ở cơi giới bên kia, cơi giới mà chúng ta thường gọi là "cơi chết" hay "bên kia cửa tử". Họ xác định rằng chết không phải là sự chấm dứt của kiếp sống mà chỉ là một bước, đi từ giai đoạn sống nầy qua giai đoạn sống khác. Xác phục vụ tinh thần và là một phương tiện liên lạc (communicate) với cơi trần. Nếu không có xác thân th́ phần tinh thần không thể liên lạc với cơi trần được và dĩ nhiên không thể ảnh hưởng hoặc thọ lănh ảnh hưởng của nó. Cơi trần là một trường học hết sức quan trọng để linh hồn học hỏi, kinh nghiệm, và những điều học hỏi đều được lưu trữ trong kư ức tâm linh, một thứ kư ức vô giới hạn. Chỉ riêng ở cơi trần người ta mới có thể thực sự học hỏi và áp dụng hay thực hành những điều đă học. Ở những cơi giới khác, v́ sự cấu tạo của nguyên tử quá thanh, quá nhẹ nên việc học hỏi chỉ có tính cách lư thuyết chứ không thể thực hành được.

Điều chúng ta cần biết là những người mà ta cho rằng đă chết thực ra không hề chết, không hề xa ĺa chúng ta. V́ một lư do mơ hồ mà người ta tin rằng chết là chấm dứt, là chia ly, sau đó linh hồn hoặc được lên thiên đ àng hặoc xuống địa ngục rồi ở đó vĩnh viễn. Tác động của Thượng Đế chắc chắn vô cùng huyền diệu, nhiều khi chúng ta không thể hiểu được nhưng không bao giờ trái ngược với các định luật thiên nhiên. Khi một người cởi bộ áo choàng ra th́ họ vẫn đứng ở chỗ cũ chứ nào có thể biến mất được. H́nh dáng của họ thay đổi phần nào nhưng chắc chắn họ không thể phúc chốc biến ra người khác được. V́ thể xác đă bỏ lại nên bạn không c̣n thấy người đó nữa mà chỉ thấy cái thể xác bất động nằm đó thôi. Nhưng điều nầy không có nghĩa là người bạn yêu thương đă đi xa rồi.
Khoa học đă chứng minh rằng mắt của chúng ta chỉ đáp ứng được với một số rung động tối thiểu trong vũ trụ. Nếu sử dụng các dụng cụ tinh vi hơn, người ta có thể nh́n thấy như tia hồng ngoại, tia tử ngoại.v.v..Nếu bạn tin rằng các giác quan của thể xác đă giúp bạn cảm nhận được những vật chất cấu tạo bằng nguyên tử của cơi hồng thần th́ các giác quan của thể tin thần cũng sẽ giúp bạn cảm xúc được các nguyên tử cấu tạo bởi cơi đó. Nhờ xúc giác, chúng ta có thể sờ mó các vật chất của cơi trần th́ một thứ xúc giác đặc biệt của thể tinh thần cũng giúp chúng ta sờ mó được các vật chất cấu tạo bởi nguyên tử cơi nầy. Bạn đừng nghĩ rằng cơi tinh thần đó nằm ở đâu xa xôi, thực ra nó và cơi trần nầy ở cùng một chỗ, chiếm cùng một vị trí trong không gian và thời gian, nhưng v́ cấu tạo bởi các nguyên tử khác nhau nên người ta không cảm thấy nhận được nó đó thôi. Quy tắc của điều mà khoa học gọi là "chiều không gian" (dimension) hiển nhiên đă vén lên một phần của sự bí mật nầy. Dĩ nhiên ngoài cơi tinh thần c̣n nhiều cơi giới khác nữa nhưng điều đó không quan hệ đến chúng ta hiện nay.

Tóm lại, người mà bạn tưởng đă đi xa rồi thật ra vẫn ở bên cạnh bạn và có thể đứng sát kề vai với bạn nữa kia. Dĩ nhiên bạn c̣n mặc một tấm áo choàng dầy, c̣n người kia th́ đă cởi bỏ chiếc áo đó rồi, do đó bạn không c̣n nh́n thấy người ấy nữa nhưng người ấy vẫn nh́n thấy bạn v́ sự rung động của các nguyên tử của cơi kia thanh nhẹ hơn nên có thể nh́n thấy được nhiều hơn.

Trong khi ngủ, khi bạn tạm thời cởi bỏ bộ áo vật chất nầy ra th́ bạn và người đó có thể tiếp xúc với nhau dễ dàng. V́ đa số mọi người thiếu sự chuẩn bị và công phu hàm dưỡng tinh thần nên vẫn luôn luôn có một khoảng cách giữa tri thức của thể xác và thể tinh thần, do đó họ không thể nhớ lại được việc làm của thể tinh thần trong giấc ngủ. Hiển nhiên nếu chúng ta có thể nhớ trọn vẹn th́ sự chết đâu c̣n nữa. Một số đạo sư phương Đông đă tập luyện được công phu ǵn giữ cái trí nhớ liên tục nầy mà giao tiếp với cơi tinh thần trong giấc ngủ hoặc khi hành thiền. Dĩ nhiên đôi lúc cũng có người nhớ lại vài chi tiết trong lúc ngủ nhưng họ thường kết luận đó là chuyện chiêm bao vô giá trị. Một người biết đoán điềm giải mộng có thể nói cho họ biết nhiều điều lư thú mà họ không ngờ.

Đối với những người có thân quyến vừa ĺa đời, nếu họ ngủ được một giấc thoải mái th́ khi tỉnh dậy họ đều có cảm giác an tĩnh, phúc lạc như vừa được gần người thương yêu. Điều nầy không lạ v́ hiển nhiên họ đă tiếp xúc được với người thân trong giấc ngủ. Nếu bạn biết rằng cơi trần của chúng ta là cơi thấp, và cơi bên kia cửa tử vốn cao hơn th́ hiển nhiên cơi cao bao trùm cơi thấp theo định luật thiên nhiên. Ở cơi tinh thần người ta có thể nhớ lại rất rơ ràng các chuyện đă xảy ra trong cơi trần. Cũng như thế, khi ngủ người ta có thể hồi tưởng được nhiều chuyện đă quên từ lâu rồi, v́ không c̣n bị cản trở bởi các chướng ngại thuộc thể xác. Khi thức giấc, con người khoác lấy bộ áo vật chất, kư ức bị chi phối bởi các ảnh hưởng thể xác, nó che khuất các linh năng cao hơn nên ít ai nhớ được điều ǵ rơ ràng. Các danh sư Tây Tạng chỉ dẫn rằng, nếu muốn chuyển đạt tin tức cho người quá cố, bạn có thể giữ trong tư tưởng điều bạn muốn nói th́ chuyện đó sẽ xảy ra. Tuy nhiên bạn nên biết rằng ở cơi tinh thần, người ta có thể đọc được tư tưởng của người sống. Nếu người quá cố vẫn c̣n luẩn quẩn gần đó th́ họ có thể đọc được tư tưởng của bạn dễ dàng. Ở cơi tinh thần, người ta không rảnh rỗi ngồi không đâu mà có những việc khác để thi hành, do đó nếu có thể, bạn không nên làm rộn đến họ.

Thánh Kinh đă ghi rơ: "Linh hồn co người nằm trong tay Thượng Đế và nơi đây không có sự đau khổ nào có thể chạm đến họ được". Nếu đă tin tưởng như thế th́ tại sao người ta không lo sợ? Phải chăng chúng ta thắc mắc v́ quan niệm thiên đ àng và địa ngục vẫn chi phối sự tin tưởng của chúng ta? Nếu bạn hiểu biết định luật thiên nhiên như vật lư th́ làm sao một người bất th́nh ĺnh nhảy vọt một cái lên đến tận trời hoặc rơi tuốt xuống đại ngục được! Thật ra một Thượng Đế bác ái và nhân từ không thể tạo ra một địa ngục với những ư nghĩ ghê tởm của nó được. Dù hiểu theo quan niệm nào th́ cũng không thể có một địa ngục, trừ ra chính nó là cái địa ngục mà con người đă tạo ra cho con người ở cơi trần thế nầy.

Tôi mong bạn hiểu rằng sự chết không đem lại một thay đổi ǵ cho con người thật sự cả. Không thể nào một người vừa chết đă trở nên một vị thánh, hay một đấng thiên thần. Người chết cũng không thể trở thành một bặc vĩ nhân hiểu biết tất cả mọi sự được, mà chỉ là một người giống như trước khi chết một ngày hay một vài giờ mà thôi. Hiển nhiên người đó cũng có t́nh cảm, kiến thức, sự hiểu biết, chỉ khác ở chỗ họ đă cởi bỏ bộ áo mặc trên người ra, cởi bỏ cái gánh nặng trên vai (bệnh tật, mệt nhọc của xác thân) và có cảm giác thảnh thơi tự tại. Khi c̣n sống, ai ai cũng phải làm việc để giải quyết những nhu cầu vật chất như thực phẩm, nơi chốn cư ngụ, quần áo che thân.v.v. Tại cơi tinh thần, những thứ nầy trở nên vô dụng. Thể tinh thần không cần thực phẩm hay nơi chốn cư ngụ, do đó người ta dường như thoát được cái áp lực lớn lao về sự sinh sống. Đây là cả một sự cởi bỏ gánh nặng rất lớn nên người ta thường thấy nhẹ nhàng thoải mái.

Theo các danh sư Tây Tạng, trong cơi tinh thần, không gian không c̣n là một trở ngại nữa. Người ta tự do di chuyển đó đây theo ư muốn. Nếu thích phong cảnh trời biển, họ tha hồ ngao du những chỗ nào đẹp đẽ nhất. Nếu thích mỹ thuật, họ có thể chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sỹ tài ba mà không phải chờ đợi xếp hàng hay mua vé vào cửa. Nếu thích âm nhạc, họ có thể di chuyển từ hí viện nầy đến hí viện khác để thường thức các khúc nhạc tuyệt diệu. Bất cứ thích điều ǵ, họ có thể thưởng thức điều đó hết sức dễ dàng, miễn là những cái đó thuộc về phạm vi tinh thần hay xuất phát từ các t́nh cảm cao thượng. Tại sao? V́ những thứ nầy không cần phải sử dụng đến một thể xác vật chất. Dĩ nhiên nếu điều họ thích là một thú vui dựa trên các cảm xúc của thể xác th́ vấn đề hoàn toàn khác hẳn v́ họ sẽ không thể thỏa măn được. Một người nghiện rượu sẽ không uống được rượu v́ làm ǵ c̣n xác thân. Cũng như thế, một kẻ thèm ăn sẽ khổ sở, luôn luôn có cảm giác đói khát v́ c̣n thể xác đâu nữa để ăn! Một kẻ tham lam, bỏn xẻn tiền bạc sẽ khổ sở v́ không c̣n ǵ để chất chứa. Kẻ ham nhục dục sẽ điên cuồng ǵ thèm khát mà không được thỏa măn. Người ghen tuông sẽ bị t́nh cảm dày ṿ, nhất là khi họ không c̣n xen vào công việc của người mà họ ghen tức được nữa.

Tóm lại, sự khổ sở chỉ bắt nguồn từ những đam mê xây dựng trên căn bản xác thịt, trên thể vật chất. Nếu biết kiềm chế những cảm giác nầy th́ họ bớt đau khổ hơn v́ nguyên nhân của đau khổ bắt nguồn từ ham muốn. Khi hết ham muốn th́ đau khổ cũng chấm dứt ngay. Bạn nên biết rằng đây không phải là một "sự trừng phạt" mà thật ra chỉ là kết quả tự nhiên của một nguyên nhân do chính tác nhận đă hành động. Đó chính là cái "quả" bắt nguồn từ cái "nhân" là sự ham muốn. Một khi mănh lực của cái "nhân" không c̣n th́ "quả" chấm dứt ngay. Nó là định luật "tác động và phản xạ" của vật lư chứ không có ǵ lạ.
Trả lời với trích dẫn
 


Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của ḿnh

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 12:28 PM

© 2007 - 3.8.7 - BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ bài viết của thành viên.