NguyetVien


Trở lại   Nguyệt Viên > Vườn Văn Học > Truyện Sưu Tầm > Tiểu Thuyết
Nạp lại trang này Trở Về Từ Cơi Sáng - Giám Mục Charles Leadbeater (Dịch giả: Nguyên Phong)

Thông Báo
Hướng dẫn cách đăng kư nick tham gia Nguyệt Viên
Cuộc thi thơ Đường Luật "T́nh yêu 2020""
Lời cảm ơn và h́nh ảnh của chuyến đi "Thương về Miền Trung 2010"

 
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
Prev Bài viết trước   Bài viết tiếp theo Next
  #11  
Cũ 28-10-11, 09:21 AM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.803
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định

Cậu Jo gật đầu là lên tiếng cầu nguyện cùng với mọi người nhưng sau đó cậu lại chỉ tay vào cổ như bị sặc nước. Ông Piquet bèn chắp tay nói lớn:

- Hỡi Thượng Đế kính yêu, hỡi đấng Đại Từ Phụ toàn năng, chúng con xin quỳ mọp dưới chân ngài để xin ngài giúp cho cháu Jo thoát khỏi các áp lực vật chất. Chúng con xin thành tâm phụng sự ngài, xin ngài tha thứ cho chúng con những tội lỗi mà chúng con đă phạm, xin ngài chỉ bảo cho chúng con một con đường sáng. Nầy Jo, cậu hăy đọc cùng tôi lời cầu nguyện sau: Xin đức Cha tha thứ cho tội lỗi của chúng con, xin đức Cha chỉ bảo cho con một con đường sáng, xin đức Cha giúp con tiến đến gần ngài, con nguyện cương quyết rời bỏ thể xác vật chất nầy để tiến lên cơi sáng của đức Cha. Con nguyện sẽ phụng sự ngài và tiến lên đời sống tâm linh tốt đẹp, con quyết tiến lên cơi sáng...
Khi ông Piquet thốt lên lời cầu nguyện th́ cậu Jo lắng tai nghe một cách chăm chú, không c̣n ú ớ như trước rồi bỗng nhiên cậu cất tiếng đọc theo một cách chân thành. Khi vừa đọc đến câu cuối: "Con quyết tiến lên cơi sáng..." th́ cậu bất ngờ reo lên:

- Ô nh́n ḱa! Ánh sáng! Ánh sáng đẹp quá... Cha mẹ ơi, ánh sáng đẹp quá... Con đă ra khỏi đường hầm tối tăm rồi, trước mặt con toàn là ánh sáng...

Mọi người nín thở theo dơi. Bà Kunz Cảm động khóc thút thít. Cậu Jo reo lớn mừng rỡ:

- Cha mẹ ơi, ánh sáng ở đây đẹp tuyệt vời! Con thấy nhẹ nhơm làm sao... Con có thể bay bổng lên được. Thích quá! Thích quá! Phải rồi, con không c̣n ở dưới nữa mà đă bước vào cơi sáng... Ở đây ánh sáng đẹp tuyệt vời. Cha mẹ ơi, con sung sướng quá, con đă được giải thoát rồi...

Ông Kunz Mừng rỡ kêu lớn:

- Phải lấy Jo con ơi, con đă bước vào cơi sáng rồi. Suốt mấy tháng nay con không thể nói được nhưng bây giờ con đă nói được rơ ràng rồi.

Ông Piquet ra hiệu cho mọi người cùng quỳ xuống chấp tay cầu nguyện:

- Hỡi đấng Đại Từ Phụ, chúng con cám ơn ngài đă giúp cho cháu Jo. Chúng con yếu đuối không thể làm ǵ hơn là xin quỳ mọp dưới chân ngài và xin ngài chăm nom cho phần hồn của cháu Jo. Chúng con tin tưởng nơi ḷng bác ái cao cả của ngài...

Cậu Jo nói lớn:

- Cha mẹ ơi, con đă bước vào cơi sáng rồi, tại đây con rất thoải mái an lành, xin cha mẹ đừng lo lắng ǵ nhiều về con.

Nói xong, Jo cười một cách sung sướng rồi thăng.

Mặc dù buổi cầu có kết quả tốt đẹp nhưng đa số mọi người vẫn không tin tưởng cho lắm. Một số bác sĩ đă nghi ngờ rằng đó chỉ là một màn kịch được đạo diễn bởi ông Piquet mặc dù họ không biết ông nầy làm thế với mục đích ǵ. Cuộc bàn căi trở nên sôi nổi hơn khi bác sĩ Kunz Có ư nghiêng về phía ông Piquet và tỏ ư chê trách các bạn đồng nghiệp đă quá khắt khe với những dữ kiện thu thập được. Sau cùng mọi người đồng ư sẽ tổ chức buổi nói chuyện với Jo thêm một lần nữa. Hai tuần lễ sau Jo trở lại, lần nầy cậu tỉnh táo hơn và đă nói như sau:

- Cha mẹ ơi, khi xưa con chỉ biết nghĩ đến đời sống vật chất. Con nghĩ đến tương lai huy hoàng sau khi tốt nghiệp đại học. Con nghĩ đến những tiện nghi của đời sống như có một chiếc xe hơi, một căn nhà riêng, và một t́nh yêu thật đẹp. Chính v́ thế mà con không muốn rời bỏ trần nên cứ sống trong trạng thái bị ngộp nước suốt mấy tháng. Đó là do lỗi của con quá thiết tha với cái vỏ vật chất mà con không muốn từ bỏ. Bây giờ bước qua cơi sáng, con nh́n lại và thấy ḿnh quá ngu dại, lầm lẫn. Từ chỗ của con ở mà nh́n lại cơi trần, con thấy nó âm u, ảm đạm làm sao, khác hẳn với sự tươi sáng của cỏi nầy. Đời sống của con bây giờ đẹp lắm, đẹp không thể tả được. Phải chi khi vừa chết con biết được như vậy...

Bất chợt quay qua một bác sĩ ngồi gần đó:

- Cháu kính chào bá Morris. Cháu biết bác không tin tưởng ǵ ở những điều cháu nói. Cháu biết bác nghĩ cha cháu đă quá dễ dăi với những dữ kiện mơ hồ, không thể kiểm chứng nầy, nhưng bác ơi, cha cháu không lầm lẫn đâu. Làm sao cháu có thể nói cho bác biết được những điều cháu đă thấy hay đă kinh nghiệm được nơi cơi nầy cũng như những điều mà cháu đă thấy nơi cơi trần. Cháu không biết có nên nói tiếp nữa không...Thôi cháu cứ tŕnh bày và để bác tự quyết định.

Cháu biết bác là người rất quư trọng thời giờ. Bác tin rằng thời giờ là tiền bạc nhưng nầy bác Morris, ở cơi bên nầy tiền bạc không c̣n quư báu nữa và cũng không có một giá trị ǵ. Thay v́ lo kiếm tiền, bác nên dành thời giờ để lo cho Yvonne, con gái của bác th́ hơn. Yvonne rất thương bác nhưng hiện nay cô ta đang đau khổ v́ nghĩ rằng không ai hiểu được sự cô đơn của cô ấy. Nầy bác Morris, bác chỉ có một người con gái độc nhất mà bác rất yêu quư nhưng bác lại quá lo lắng về vật chất mà quên rằng con của bác đâu cần những thứ đó mà chỉ cần sự thông cảm của người cha dành cho người con mà thôi. Nầy bác Morris, Yvonne đâu cần những số tiền khổng lồ mà bác cất giữ trong ngân hàng, cô cũng đâu cần những trương mục đầu tư của bác dành riêng cho cô ấy. Điều cô ấy cần là sự cảm thông và hiểu biết của bác ḱa. Cách đây mấy hôm, Yvonne đến gặp bác trong pḥng làm việc để khoe bức tranh cô ấy vừa vẽ xong nhưng bác chẳng những không để ư, c̣n nghiêm giọng bảo cô ấy đi ra chỗ khác để bác làm việc. Bác c̣n nhẫn tâm nói rằng: Đừng làm phí phạm th́ giờ quư như vàng của bác. Bác có biết Yvonne đau khổ như thế nào không? Cô ấy đă xé nát bức tranh và c̣n có ư nghĩ điên rồ là nhảy từ trên lầu xuống đất. May thay sau một lúc khóc lóc, cô ấy nguôi ngoai nhiều nên đă bỏ cái ư định dại dột ấy đi. Cháu thiết nghĩ bác nên suy nghĩ lại. Điều Yvonne thèm khát nhất trong lúc nầy chỉ là một câu nói yêu thương chân thành và dịu dàng của bác, mà điều nầy đâu có khó phải không bác?

Bác sĩ Morris ngồi chết sững.

Mỗi câu nói của Jo là một mũi kim xuyên vào tim ông. Làm sao Jo biết được điều nầy? Những sự kiện riêng tư nầy làm sao một người ngoài có thể biết được, từ khi họ quan sát nó từ một cơi giới nào đó? Liệu ông có nên tin những câu nói mơ hồ phát ra từ miệng một đồng tử như vậy không? Là một khoa học gia, ông không thể chấp nhận những điều "phản khoa học" như thế nầy được, nhưng ông cũng không thể phủ nhận những dữ kiện có tính cách cá nhân mà ông không ngờ nhất. Mặt ông dúm dó lại như đau đớn lắm. Sau cùng ông run rẩy nói:

- Cám ơn... cám ơn Jo. Bác đâu ngờ sự t́nh lại xảy ra như vậy...

Cậu Jo quay qua một người khác:

- C̣n bác Franz Nữa. Có phải bác đang nghĩ rằng cơi giới bên kia cửa là một nơi náo xa lắm, xa như một tinh tú trên bầu trời mà người ta không thể đến được không?

Bác sĩ Franz Giật nẩy ḿnh, ấp úng:

- Phải... phải đấy... nhưng làm sao cậu lại biết?

Jo cười lớn:

- Cháu có thể đọc được tư tưởng của bác. Ở cơi bên nầy người ta có thể đọc rơ tư tưởng của những người bên cơi trần một cách dễ dàng. Nầy bác Franz, điều bác nghĩ không đúng đâu! Cơi giới bên nầy rất gần với cơi trần và chỉ trong chớp mắt là người ta có thể qua đến bên nầy. Để cháu lấy một thí dụ cho dễ hiểu: Khi bác mặc áo choàng là lúc bác ở cơi trần, và khi cởi bỏ áo choàng ra là bác đă qua cơi bên kia rồi. Con người của bác khi khoác chiếc áo choàng và khi cởi bỏ nó nào có khác ǵ đâu, vẫn y nguyên như trước đấy chứ. Bác không hề thay đổi ǵ, cũng như đi làm bác mặc áo choàng rồi về nhà cởi bỏ áo ra, bác đâu th́nh ĺnh Chay bổng lên một hành tinh nào đâu, bác vẫn đứng nguyên ở chỗ cũ đấy chứ. Nói một cách khác, khi từ trần người vẫn ở nguyên chỗ cũ, chỉ có khác là các giác quan thuộc về xác thân đă hư hại không cón sử dụng được nữa nhưng các giác quan mới lại bắt đầu làm việc. Sau một giây phút thay đổi như người đang đi ở chỗ tối bước ra chỗ sáng, bị lóa mắt một lúc rồi mới có thể nh́n được mọi vật một cách rơ ràng th́ cũng như thế, nhờ các giác quan mới hoạt động mà người ta có thể ư thức được cơi giới bên nầy một cách rơ rệt hơn. Điều đáng nói ở đây là sự quyến luyến với cơi vật chất, giống như người từ chỗ tối bước ra chỗ sáng lại cứ nhắm mắt, không muốn nh́n ǵ nữa. Tuy họ không c̣n ở chỗ tối nữa nhưng họ cũng chưa thể thấy ǵ ở cơi sáng v́ nhắm mắt chặt. Đó là cái áp lực vật chất, cái cảm giác u mê, đau khổ đ è nặng lên tâm thức con người khiến cho họ trở nên tê liệt không sáng suốt, không ư thức và cũng hiểu biết ǵ. Ôi, cái tâm trạng sống không ra sống mà chết cũng không ra chết, cứ vất vưởng trong trạng thái lúc từ trần, ở giữa hai cơi giới nầy thật vô cùng ghê gớm, không thể tưởng tượng được.

Cậu Jo im lặng một lúc rồi nói tiếp:

- Con muốn nói để cha mẹ và mọi người hiểu thêm về thế giới bên nầy. Có rất nhiều vong linh sau khi từ trần vẫn không chịu rời bỏ những ràng buộc vật chất. Số nầy rất đông, họ sống vất vưởng, lang thang, đói khổ, không nơi nương tựa, không biết phải làm ǵ và cũng không chịu nghe ai. Phần con th́ rất thoải mái, muốn làm ǵ cũng được. Con có thể Chay lên Chay xuống nhẹ nhàng, nhưng con thích ở bên cơi sáng nầy hơn v́ mỗi lần đi trở lại cái đường hầm âm u tăm tối kia con thấy buồn lắm. Buồn v́ thấy c̣n có những người cứ u mê, than khóc, buồn v́ cứ nghe những câu trách móc, than vang, những lời nguyền rủa, những sự oán hận, đau đớn không thể kể xiết. Mấy tháng trước con cũng như thế nhưng nhờ cha mẹ và mọi người cầu nguyện mà con tỉnh thức, thoát khỏi cái t́nh trạng kinh khủng kia. Bây giờ con đă hiểu rồi nên cố gắng giúp đỡ những người c̣n đang u mê để họ có thể tỉnh thức... Con làm việc ngày đêm không biết mệt và cũng không cần phải cung ứng nữa...

Bà Kunz Giật ḿnh kêu lớn:

- Sao, con không ăn uống ǵ ư:

Cậu Jo cười lớn:

- Ở bên nầy đâu ai cần phải ăn uống! Người ta sống bằng tâm thức chứ đâu bằng thân xác vật chất nữa. Nầy mẹ, mẹ hay làm nhiều đồ ăn quá, mẹ nên hạn chế bớt việc nấu nướng đi. Hiện nay sức khỏe của cha mẹ không c̣n như xưa, mẹ không nên quá cực nhọc trong việc nấu nướng, ăn uống. Phần con th́ không nghĩ ǵ đến việc ăn uống, thế mà sức khỏe của con lại hơn xưa v́ ở bên nầy thức ăn cần thiết là t́nh thương chứ không phải thứ ǵ khác. Cha mẹ ơi, lạ lùng lắm! Con nghiệm được rằng t́nh thương là sự cho ra chứ không phải nhận vào. Càng cho ra Chao nhiêu con càng cảm thấy thoải mái, sung sướng, mạnh khỏe bấy nhiêu. Đó cũng là đặc điểm của cơi sáng bên nầy: Càng yêu thương Chao nhiêu, người ta càng nhẹ nhơm, sung sướng, thoải mái, b́nh an bấy nhiêu. Hiện nay con đang cố gắng giúp đỡ những vong linh vừa từ trần đang đau khổ. Con tự nhủ: Thế nào họ cũng trải qua tâm trạng đau khổ, oằn oại, thao thức như con đă trải qua, và họ sẽ sống trong đau khổ như thế cho đến lúc tỉnh thức. So sánh với hoàn cảnh của con th́ nhiều người c̣n khổ hơn nhiều, có người đă đau khổ như vậy đă mấy trăm năm rồi, không thể nào cảnh tỉnh họ được. Con có cảm giác rằng tâm thức họ bị đè nặng bởi những áp lực rất lớn, những áp lực kinh khủng mà sức con không thể giúp họ được. Chắc hẳn họ đă phạm những lỗi lầm ghê gớm lắm. Theo chỗ con biết, họ là những người khi sống không hề biết yêu thương, không hề biết xúc động, trái tim của họ đă khô kiệt, chỉ c̣n những sự thù hận, oán hờn, ích kỷ nên họ phải trong những nổi đau khổ cùng cực cho đến khi nào những động năng thù oán đó tiêu tan bớt đi. Phần con rất may mắn là chỉ đau khổ trong ṿng mấy tháng thôi, v́ mê muội không chịu chấp nhận sự thật rằng ḿnh đă chết, cứ u mê thiết tha với những vọng tưởng về vật chất mà không biết đời sống ở đâu cũng có cái hay, cái đẹp của nó. Nếu biết như vậy con đâu để ḿnh bị ngộp nước lâu đến thế. Những điều con nói đây là sự thật mà con đă nghiệm được, cha mẹ nên tŕnh bày cho mọi người biết để họ tránh cái hoàn cảnh đau khổ mà con đă trải qua.

- Nầy Jo, con có thể cho cha biết tai nạn đó xảy ra như thế nào không?

- Cha muốn con trở lại t́nh trạng khổ sở đó sao?

- Không phải vậy, nhưng bây giờ con đă siêu thoát rồi. Cha tưởng con có thể cho cha mẹ biết sự việc một cách rơ ràng và khách quan hơn.

- Cha mẹ biết rằng con rất thích bơi lội. Hôm đó sau khi thi xong, thấy làm bài trôi chảy, con bèn tự thưởng cho ḿnh bằng cách ra hồ vùng vẫy cho thoải mái. Con nhào lộn một hồi mà quên rằng ḿnh đă mệt v́ phải thức khuya học thi suốt mấy ngày liền. Con vừa bơi được một lúc th́ đuối sức nên bị ch́m xuống đáy hồ, mắc vào những cọng rong rêu. B́nh thường con có thể đạp chân để trồi lên được nhưng hôm đó mệt quá nên con hoảng hốt và bị sặc nước. Thật ra dù có trồi lên được th́ con cũng chết thôi v́ phận số đă đến lúc rồi. Việc ra đi cũng nhẹ nhàng chỉ như người ta lật một trang giấy thôi, nhưng con lại không muốn chết v́ con muốn bám víu vào cái thể xác vật chất. Con thấy ḿnh c̣n quá trẻ mà cuộc đời lại quá tươi đẹp nên không muốn chết, chỉ muốn trở lại với thể xác nên cứ mơ màng trong cái trạng bị sặc nước, cho đến khi được Ơn trên phù hộ giúp con tỉnh thức và hiểu biết. Trong lúc u mê, con không biết ǵ và cũng không hiểu ǵ cả nhưng con cảm nhận được tư tưởng yêu thương chân thành và nghe được những lời cầu nguyện của mọi người. Chính sự cầu nguyện đă giúp con tỉnh táo nhiều.
Bác sĩ Franz Lên tiếng:

- Nầy Jo, cháu có thể cho bác biết thêm về cơi giới bên đó không?

- Được chứ. Cơi bên nầy không phải là nơi mà người đi qua sẽ không bao giờ trở lại, hoặc là nơi tối tăm, ghê rợn hễ ai rơi vào đó là mất hút, mà trái lại, đó là một cơi sáng rất linh hoạt. Có lẽ nó c̣n linh hoạt hơn cả những đô thị sống động nhất của cơi trần, nhưng sự linh hoạt ở đây không phải là sự ồn ào, náo nhiệt mà là một sự linh hoạt rất nhẹ nhàng, b́nh an, thoải mái để người ta có thể cảm nhận được một t́nh yêu thương tuyệt đối, một ân phước dồi dào không bút mực nào có thể tả xiết. Trong sự b́nh an nầy, người ta bắt đầu hồi tưởng nhiều việc đă xảy ra để rút tỉa kinh nghiệm và học hỏi để chuẩn bị cho một đời sống mai sau.

- Cháu nói sau? C̣n có một đời sống nữa hay sao?

- Đúng thế. C̣n có nhiều cơi giới nữa chứ không phải chỉ có một cơi bên nầy mà thôi. Hiện nay việc học hỏi của cháu c̣n giới hạn nên cháu không biết rơ những cảnh giới khác ra sao, nhưng cháu được biết sẽ có lúc cháu sẽ trở lại cơi trần, dĩ nhiên dưới một h́nh thức nào đó. Theo sự biết của cháu th́ việc học hỏi ở bên nầy có tính cách lư thuyết c̣n phải mang ra thực hành, và nhờ kinh nghiệm thực hành mà người ta mới thực sự học hỏi. V́ người ta chỉ có thể kinh nghiệm được qua đời sống ở cơi trần mà thôi nên trước sau ǵ các vong linh cũng đều tái sinh trở lại.

Cậu Jo quay qua cha mẹ:

- Thưa cha mẹ, con đă nói tất những ǵ con biết về cơi giới bên nầy. Con xin cha mẹ cứ yên chí, đừng quá lo lắng ǵ nhiều cho con và cũng đừng gọi con trở lại nữa... sự liên lạc nầy không cần thiết, gây quyến luyến và làm trở ngại việc học hỏi của con. Công việc của con hiện nay rất bận rộn. Con xin cảm ơn cha mẹ và mọi người đă cầu nguyện cho con, chính nhờ việc nầy mà thần trí con sáng suốt và được thức tỉnh. Việc cầu nguyện chân thành cho người chết có thể giúp đỡ cho họ rất nhiều, đây là một điều hết sức quan trọng mà mọi người cần nên biết. Khi từ giă cơi trần, người ta không thể mang theo tiền tài, sự nghiệp, danh vọng mà chỉ có thể mang được ḷng yêu thương và sự hiểu biết mà thôi. Chính ḷng yên thương là mănh lực duy nhất có thể vượt qua không gian, thời gian và tồn tại với người đó măi măi, nó cũng là yếu tố quan trọng nhất giúp người ta tiến hóa, phát triển ở cơi giới bên nầy. Người ta có thể chuẩn bị cho cuộc hành tŕnh nầy với hành trang quư báu và độc nhất là sự yêu thương mà thôi. Những điều con nói ra hôm nay cần được tŕnh bày cho mọi người biết rơ, đó cũng là lư do ông Piquet viết thư riêng cho cha để báo trước. Dĩ nhiên tin hay không là vấn đề riêng của mỗi người, điều nầy không quan trọng, nhưng sự hiểu biết về cơi sáng và các áp lực vật chất sẽ là một hạt giống tốt gieo vào tâm thức người đó, và rồi trong giờ phúc khổ sở lúc ĺa đời, người ta sẽ nhớ lại. Con xin kính chào tất cả, chúc cha mẹ và mọi người luôn luôn được b́nh an, hạnh phúc.

Trường hợp của Jo Kunz Là một trong hàng trăm tài liệu đă ghi nhận và soạn thảo thành hồ sơ một cách chi tiết. Một số khoa học gia cho rằng đây là tài liệu rất quư giá về cơi giới bên kia cửa tử cần phải được nghiên cứu rộng răi hơn. Một số khác chưa chịu chấp nhận các hiện tượng nầy v́ tính cách "mơ hồ khó có thể phối kiểm qua các định luật khoa học thực nghiệm". Do đó các nhà khoa học vẫn c̣n bàn căi sôi nổi, chưa ai chịu nhường ai nhưng đó là việc của ho. C̣n về phần chúng ta? Phải chăng chúng ta vẫn chờ đợi cho đến khi những khoa học gia hay giới chức có thẩm quyền chấp nhận th́ mới chịu tin?
Trả lời với trích dẫn
 


Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của ḿnh

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 01:11 PM

© 2007 - 3.8.7 - BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ bài viết của thành viên.