|
#27
|
||||
|
||||
NGHI LÂM
CUỐI Nhân vật Nghi Lâm khiến ta liên tưởng đến hai nhận vật khác là Tất Đạt của Herman Hesse trong "Câu chuyện ḍng sông" và Aleixei Karamazov của Dostoievski trong "Anh em nhà Karamazov". Dostoievsky không muốn một con người thuần nhiên huớng thiện như Aleixei vào tu viện quá sớm, dù anh ta khát khao muốn t́m đến với Chúa, mà ông muốn anh ta phải trải qua "trường đời" trước đă. Cũng như Hesse phải để Tất Đạt lăn lộn với bụi trần, xẻ chia bao nỗi nhục vinh, rồi mới có thể dứt bỏ tất cả, để lắng nghe ra được tiếng nói minh triết của ḍng sông. Chưa nhập thế mà đă xuất thế, chưa đi trọn con đường ô trọc của cuộc đời mà đă vội từ bỏ nó để đem ḿnh vào cơi đạo, th́ sự từ bỏ đó không thể nào là sự từ bỏ chân chính được. Nên trong cơi thanh tu ấy, Nghi Lâm ắt hẵn phải bao lần đem tâm hồn ḿnh ra làm băi chiến trường tranh chấp giữa hai tiếng gọi của Đạo và Đời. Cơi Đạo th́ thanh tĩnh nhiệm màu, nhưng cơi Đời dẫu đắng cay, vẫn đằm thắm quyến rũ với bao hương sắc của t́nh yêu. Trong suốt tác phẩm Tiếu ngạo giang hồ, đă bao lần Nghi Lâm nhỏ lệ, mà chủ yếu chỉ v́ Lệnh Hồ Xung. Sau này, khi cô tiếp chức chưởng môn phái Hằng Sơn, ta vẫn hiểu rằng vị tân chưởng môn đó sẽ rất nhiều phen phải tiếp tục khóc thầm. V́ chắc chắn cô chưa thể quên hẵn vị "Chưởng môn sư huynh" đang sống hạnh phúc và tiêu dao giang hồ cùng Nhậm Doanh Doanh, dù đó là điều mà cô nhiều phen thành tâm cầu nguyện cùng Bồ Tát. Ta tin rằng các Bồ Tát trên cao cũng sẽ chứng giám cho tấm ḷng thành của cô, và sẽ nh́n vị đệ tử đang vướng luỵ trong cơi "Hồn bướm mơ tiên" kia bằng những tiếng thở dài thông cảm. Mỗi lần đọc đến những đoạn Nghi Lâm với đôi mắt long lanh lệ nhỏ, tôi thường nghĩ đến hai câu thơ của Bùi Giáng: Anh qú xuống, hai tay bệ vệ Để xin nâng một gịot lệ êm đềm Trong tất cả những sáng tạo của Kim Dung, nếu có ǵ xứng đáng được với hai câu thơ "bệ vệ" trên, th́ đó chỉ có thể là những giọt lệ của Nghi Lâm, trong đêm vắng, âm thầm rơi trên những trang kinh! NGHI LÂM |
|
|