|
|
Thông Báo |
#1
|
|||
|
|||
Tại sao tôi sẽ không bao giờ quay lại Việt Nam
Tại sao tôi sẽ không bao giờ quay lại Việt Nam
Viết bởi Matt Kepnes. Trên tờ báo Huffington Post ngày 30/1/2012 (lược dịch bởi ngocthu vandan.net) http://www.huffingtonpost.com/matt-k...b_1241016.html Khi tôi nói sắp đi du lịch đến vùng Đông Nam Á, người ta thường hỏi tôi đi đâu, đi nước nào. " Tôi muốn đi khắp mọi nơi". Đó là câu trả lời của tôi với mọi người. Đây là chuyến phiêu lưu cuối cùng của tôi trong khu vực này. Ngoại trừ, tôi sẽ bỏ qua không đi Việt Nam. Sau kinh nghiệm đau thương của tôi khi du lịch nước này vào năm 2007, tôi sẽ không bao giờ quay trở lại đất nước đó. Không bao giờ, không khi nào, măi măi! Có thể sẽ có 1 chuyến đi công việc bắt buộc hoặc bạn gái tôi có thể yêu cầu tôi tha thiết trong tương lai nhưng miễn là tôi có thể t́m được cách thoái thoát th́ tôi sẽ không trở lại nơi đó một lần nào nữa. Không ai muốn trở về một nơi mà họ cảm thấy ḿnh bị đối xử tồi tệ. Khi tôi ở Việt Nam, tôi đă liên tục bị quấy rối, bị lường gạt trắng trợn và bị ngược đăi. Tôi chưa khi nào cảm thấy được sự chào đón ở đất nước này. Ngay người buôn bán ngoài đường phố lúc nào cũng cố gắng tính tiền quá mức với những thứ tôi mua. Có người phụ nữ bánh ḿ thậm chí không chịu trả tiền thối cho tôi. Người bán thức ăn tính tiền tôi gấp ba lần giá b́nh thường mặc dù tôi thấy khách hàng ngay trước mặt tôi trả tiền cùng 1 món đó ra sao. Hoặc tài xế taxi gian lận từng mét đường khi tôi ngồi xe đến trạm xe buưt. Trong khi mua áo thun ở Hội An, ba phụ nữ đă níu, kéo, giữ tôi trong cửa hàng của họ không cho tôi rời khỏi cửa hàng cho đến khi tôi mua một cái ǵ đó, thậm chí họ kéo áo sơ mi của tôi. Trên một chuyến du lịch ở Vịnh Hạ Long, tour du lịch c̣n không có nước uống cho khách trên tàu, họ bán vé nhiều hơn số lượng tàu có thể chuyên chở và mặc dù người ta đặt 1 pḥng riêng, thế nhưng khi lên tàu bỗng thấy ḿnh có nhiều người ngồi chung 1 pḥng thậm chí chung 1 giường của ḿnh!! Một trong những kinh nghiệm tồi tệ nhất của tôi là trong chuyến đi ở đồng bằng sông Cửu Long. Tôi bắt xe đ̣ trở lại thành phố Hồ Chí Minh. V́ khát nước, tôi đă mua ly nước đá chanh phổ biến tại Việt Nam - nước, chanh, và đường trong một túi nhựa. Bạn có thể thấy nó ở khắp mọi nơi, đặc biệt là tại các trạm xe, bến phà. Tôi đă đi đến 1 quán bên cạnh xe buưt và chỉ vào thứ tôi muốn mua. Cô bán hàng nh́n tôi và gật đầu. Người phụ nữ này sau đó bắt đầu làm nước uống cho tôi, vừa làm vừa quay sang người bạn của ḿnh, nói một cái ǵ đó, nh́n tôi cười. Trong khi tôi thấy rơ ràng cô ta không cho đủ các thành phần cần thiết cho ly nước chanh này. Tôi biết rơ rằng tôi đang bị lường gạt công khai. "Cô ấy nói với bạn cô ta rằng cô ta sẽ moi nhiều tiền ông v́ ông là người da trắng," một người Mỹ gốc Việt đi trên cùng chuyến xe đ̣ của tôi nói. "Cô ấy nghĩ rằng ông không biết". “Bịch nước chanh nào bao nhiêu?" Tôi hỏi anh ta. Anh ta trả lời tôi, tính ra số tiền thực sự là số rất nhỏ - một vài cent Mỹ!! Tôi trả cho cô ta đúng số tiền mà những người khác trả và nói với cô ta rằng cô là một người xấu xa rồi bước lên xe đ̣ của ḿnh. Không phải là đồng tiền mà tôi bực bội! Mà là sự thiếu tôn trọng và khinh bỉ, cô đối xử với tôi. Tôi tự hỏi rằng những điều tồi tệ như trên chỉ xảy ra cho một ḿnh tôi hay sao? Có thể Việt Nam thực sự là đất nước tuyệt vời c̣n tôi lần kinh nghiệm tồi tệ đó chỉ là 1 lần xui xẻo? Thực ra phong cảnh nông thôn nơi này là cảnh quan tuyệt đẹp và tôi tưởng tượng chắc nó sẽ đẹp ra sao nếu quân đội Mỹ không thả chất độc màu da cam xuống đó. Có lẽ tôi chỉ là không may mắn để không thấy được khuôn mặt thực của VN. Có lẽ tôi xui xẻo nên chỉ gặp những người xấu. Tuy nhiên, sau khi nói chuyện với một số du khách khác, tôi nhận ra rằng tất cả chúng tôi đều có câu chuyện tương tự. Tất cả đều bị lường gạt, lừa dối, hoặc bị lạm dụng. Khách du lịch đă phải giành giựt đấu tranh cho tất cả mọi thứ ḿnh muốn ở nơi đây. Chúng tôi không bao giờ cảm thấy được chào đón ở đất nước này! Ngoài ra, tôi đă chứng kiến những người khác bị đối xử tệ bạc ở Việt Nam. Tôi thấy người bạn của tôi bị ép trả tiền nhiều hơn cần thiết. Anh ta mua chuối và người bán không hề trả tiền thối mà đă bỏ đi. Tại một siêu thị, một người bạn tôi thay v́ được nhận là tiền thối th́ họ đưa cho thỏi sô cô la thay thế. Hai người bạn khác của tôi đă sống ở Việt Nam trong ṿng 6 tháng, họ nói rằng người Việt Nam vẫn đối xử với họ rất thô lỗ, tệ bạc mặc dù họ nghĩ là ḿnh đă trở thành "người dân địa phương" v́ sống lâu ở đây. Hàng xóm chung quanh cũng chưa bao giờ nhiệt t́nh với họ. Bất cứ nơi nào tôi đến ở đất nước này, dường như những ǵ tệ bạc mà tôi từng gặp trong cách đối xử lại là điều b́nh thường trong cuộc sống nơi này và đó không phải là ngoại lệ. Khi ở Nha Trang, tôi đă gặp một giáo viên tiếng Anh đă có mặt tại Việt Nam trong nhiều năm. Ông nói rằng ở Việt Nam người ta được giảng dạy rằng tất cả các vấn đề trong nước đều gây ra bởi phương Tây, đặc biệt là người Pháp và người Mỹ, và rằng phương Tây "nợ" Việt Nam. Họ hy vọng người phương Tây đến đây để tiêu tiền ở Việt Nam, để họ thu lại tiền và do đó, khi họ nh́n thấy các dân Tây ba-lô tiêu dè xẻn từng đồng, họ rất thất vọng và đối xử tệ bạc, coi thường. Những người chi tiêu tiền thoải mái th́ được đối xử khá tốt. Tôi không biết điều này là đúng hay không nhưng dựa trên những ǵ tôi đă nh́n thấy và những kinh nghiệm mà tôi đă nghe nói, lời nhận xét trên có vẻ đúng. Một lần kia, hai người bạn tôi đi ăn nhà hàng. Khi đó có một người phụ nữ đạp một chiếc xe đạp nh́n rất đẹp đến quán. Bạn Sean của tôi tả chiếc xe giống như loại xe đạp leo núi mà con nít Mỹ rất ao ước (v́ đắt đỏ) nếu thấy chúng bạn cùng đôi lứa có nó.Người phụ nữ khóa chiếc xe đạp của ḿnh và sau đó đi khắp nhà hàng xin tiền. Khi cô ta đến bàn của bạn tôi xin tiền, họ hỏi cô ấy rằng cô ấy có thể đủ khả năng mua một chiếc xe đạp tốt như thế, tại sao cô không thể mua thức ăn? “Đó là xe đạp của chị tôi” người phụ nữ trả lời. Sean nh́n cô ta và nói: "Vậy th́ chị cô đủ giàu để trả tiền thức ăn cho cô rồi!". Câu chuyện này tôi không có ư định đánh giá người Việt Nam thế nào. Tôi chỉ kể lại kinh nghiệm ḿnh thấy mà thôi. Những điều này củng cố thêm rằng kinh nghiệm và những cảm giác mà tôi có về VN là chính xác. Du lịch không phải lúc nào cũng hoàn hảo. Tôi thích du lịch xa v́ nó đôi lúc cũng gặp khó khăn. Tôi thích đấu tranh để t́m cách tồn tại trong một thế giới khác. Tôi nghĩ rằng nó giúp tôi trưởng thành hơn và xây dựng tính cách tôi. Và tôi không tiếc nếu phải trả tiền nhiều hơn để mua kinh nghiệm. Giá trị một đô la cho người bản địa nhiều ư nghĩa hơn một đồng đô la cho tôi. Tôi hiểu rằng ta sẽ phải mặc cả giá trên thị trường, để có một tiếng cười ta đôi khi vẫn phải trả nhiều hơn chút đỉnh. Tuy nhiên, tôi không thích bị đối xử như tôi không phải là 1 con người đàng hoàng, hiểu biết. Tôi không thích bị lừa dối trắng trợn và sự thiếu tôn trọng. Tôi không muốn lúc nào cũng phải nh́n mọi người và tự hỏi có phải họ đang lừa gạt tôi không. Tôi không muốn phải đấu tranh, phải gồng ḿnh trong tất cả mỗi một vấn đề dù lớn dù nhỏ. Ba tuần tại Việt Nam, tôi chỉ mong nó qua nhanh hơn và tôi sẽ hạnh phúc lắm v́ biết ḿnh không bao giờ quay trở lại nơi này. |
The Following 8 Users Say Thank You to Mây Phiêu Lăng For This Useful Post: | ||
CM4Q (31-01-12),
DR MINH (31-01-12),
hahaha (31-01-12),
hoatigon208410 (31-01-12),
pumanew (31-01-12),
Sa Thạch (31-01-12),
tra sua (01-02-12),
VỀ MIỀN TRUNG (31-01-12)
|
|
|