|
#1
|
||||
|
||||
Đường luật mùa đông
.
ĐÔNG SẦU Trời gọi đông về lạnh giá thêm Bao nhiêu kỷ niệm xốn xang t́m Này sông gió rũ ngàn lau úa Nọ phố mưa vùi một bóng im Nắng ẩn vào mây hoa nắng lạc Trăng lui tới biển mặt trăng ch́m Ḿnh ôm đóa mộng ngày xưa ấy Chẳng gợi mà sầu nặng trĩu tim. 3/11/2011 Thu Phong . NHẬN XÉT CỦA NẮNG XUÂN: - Bài viết rất khá; vốn từ ngữ mà t/g sử dụng giàu h́nh tượng. Cảnh thấm vào t́nh, dẫn dắt người đọc từ ngoài vào trong, từ thiên nhiên đến ḷng người. Hai cặp đối tốt, luật chỉnh. Hai câu luận kín ư. - Vần đầu thông vận hơi làm giảm đôi chút giá trị của bài thơ, nhưng không đáng kể do sự phối thanh rất khéo. Không hiểu sao NX lại thích chữ “thêm” thông vận này. Có thể đó chính là cái duyên thơ. - Sử dụng nghệ thuật điệp vận tạo nên điểm nhấn cho bài thơ. - Cần tránh việc sử dụng 4 mệnh đề bổ ngữ trong 2 cặp thực luận (dù từ cuối hơi khác về từ loại), nhưng ngữ cảnh chọn lọc khá đắt.. - Câu kết cuối bị “Chẳng gợi” làm mất giá trị chung. Thực ra cảnh đông sầu đă “gợi” đến sự lạnh lẽo, cô đơn.. Chữ “sầu” ở câu này bị lộ, ko cần thiết phải nói đến th́ người đọc cũng cảm được tâm trạng bài thơ rồi. “Khắc khoải âm thầm, nặng trĩu tim” có lẽ là 1 ví dụ trong nhiều cách giải quyết khác hiệu quả hơn, theo NX nghĩ. • NHẬN XÉT CỦA VMT:Một chút thay đổi vần đưa bài thơ vào thể Cô Nhạn Hợp Quần. Nếu tác giả tinh ư hơn mà đặt vận thông ở cuối bài thay cho đầu bài th́ hợp hơn với tâm trạng. . NHẬN XÉT CỦA Quân Tấn ”Trời gọi đông về lạnh giá thêm” Có nghĩa là trước đó đă lạnh rồi(!) Nỗi “sầu đông” này không đợi đến mùa đông mới có. Hai câu thực không nhiều sức gợi nhưng hai câu luận với h́nh ảnh: “hoa nắng lạc”; “mặt trăng ch́m” lại hàm súc, cho ta nhiều liên tưởng. . Lần sửa cuối bởi Thu Phong; 02-02-12 lúc 11:30 PM |
The Following 10 Users Say Thank You to Thu Phong For This Useful Post: | ||
CM4Q (03-02-12),
Hà Lam Thủy (11-09-20),
hoatigon208410 (14-09-20),
lehuuhau (06-11-12),
Nắng Xuân (03-02-12),
nguyenxuan (05-12-21),
Nhím con (03-02-12),
phale (03-02-12),
Tường Nghi (06-11-16),
VỀ MIỀN TRUNG (02-02-12)
|
|
|