Nguyên văn bởi COCKOO
Apeture (Độ mở ống kính)
Độ mở ống kính là phần điều chỉnh cường độ ánh sáng đi qua ống kính. Chúng ta có thể hiểu phần này như là khả năng cho ánh sáng đi qua của ống kính. Cấu tạo bộ phận này bao gồm những lá mỏng ghép lại tạo ra khe hở dạng h́nh tṛn có thể điều chỉnh được. Tương ứng với các độ mở ống kính ta có dăy trị số tiêu chuẩn 1 , 1.4 , 2 , 2.8 , 4 , 5.6 , 8 , 11 , 16 , 32 … các trị số này gọi là F-stop hay Khẩu độ. Tại mỗi F-stop ta có đường kính lỗ mở d tương đương f/1, f/1.4 , f/2 f/2.8 … và f chính là độ dài tiêu cự ống kính. Như vậy ta có thể thấy Khẩu độ càng lớn th́ đường kính d càng nhỏ và ánh sáng đi qua ống kính càng ít. Và thêm một điều nữa là cùng một đường kính lỗ mở d nếu độ dài tiêu cự ống kính càng dài th́ khẩu độ càng lớn.
* Các bạn thường hay thắc mắc tại sao dăy trị số F-stop không phải là 1 ,2 ,3… mà là dăy bội số của căn bậc hai của 2. Trong kỹ thuật chụp ảnh, người ta chọn tiêu chuẩn điều chỉnh độ sáng với một khoảng cách là gấp đôi. Bạn có thể hiểu là khi bạn mở ống kính thêm một khẩu độ có nghĩa là lượng ánh sáng thu được sẽ tăng gấp hai lần. Muốn như thế diện tích lỗ mở phải tăng gấp đôi tương đương với đường kính tăng lên 1.4 lần. Đó là lư do tại sao ta có dăy trị số trên.
- Khi độ mở của ống kính nhỏ (ví dụ: 11, 16, 22...) th́ cho độ nét của ảnh rất sâu. Thường được ứng dụng chụp: Phong cảnh, ảnh có nhiều người.
- Khi độ mở của ống kính mức trung b́nh (ví dụ: 5,6; 7,2; 8...) th́ cho ảnh có độ nét trung b́nh, thường ứng dụng chụp ảnh thời sự, sinh hoạt...
- Khi độ mở của ống kính mức rộng (ví dụ: 1; 1,4; 2; 2,8...) th́ cho ảnh có độ nét nông và nét điểm(nét điểm là lấy nét phần trước mặt và một ít phía sau) ứng dụng cho chụp ảnh chân dung, tĩnh vật, hoa...
|