NguyetVien


Trở lại   Nguyệt Viên > Vườn Thơ > Thơ Quán
Nạp lại trang này Nghi án đạo văn của GS-TS Hoàng Quang Thuận

Thông Báo
Hướng dẫn cách đăng kư nick tham gia Nguyệt Viên
Cuộc thi thơ Đường Luật "T́nh yêu 2020""
Lời cảm ơn và h́nh ảnh của chuyến đi "Thương về Miền Trung 2010"

 
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
Prev Bài viết trước   Bài viết tiếp theo Next
  #1  
Cũ 27-08-12, 05:55 AM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.803
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định Nghi án đạo văn của GS-TS Hoàng Quang Thuận

PHÁT HIỆN ĐỘNG TRỜI “THI VÂN YÊN TỬ” CỦA GS TS HOÀNG QUANG THUẬN BÍ MẬT ĐẠO VĂN TỪ MỘT CUỐN SÁCH !?

Trang 53, cuốn sách viết :
“Cá tôm say nước nhảy lia thia. Trăm hoa khoe sắc bên bờ suối… Mới hay chín suối chỉ chung một ḍng… Con suối cắt chia tuyến đường Hạ Kiệu – Nam Mẫu thành chín đoạn”.
Bài “Chín suối chung một ḍng” (trang 36), anh Thuận viết :
Trăm hoa khoe sắc bên bờ suối
Cá tôm say nước nhảy lia thia
Mới hay chín suối chung ḍng một
Đường đi Nam Mẫu suối cắt ĺa.

“THI VÂN YÊN TỬ” ĐƯỢC SAO CHÉP TỪ ĐÂU?


Tôi quen anh Hoàng Quang Thuận đến hay cũng gần hai mươi năm, đă từng cùng nhau đi chùa dâng hương lễ Phật. Một sự trùng hợp thật ngẫu nhiên, hai cặp vợ chồng chúng tôi đều cùng tuổi Quư Tị và Giáp ngọ. Thời đó, hai gia đ́nh thường gặp nhau. Đă lâu lắm, do bận công việc nên không gặp nhau nữa. Nhưng tôi vẫn nhớ về anh, như một người bạn tâm t́nh.

Khi anh viết xong và đem in 63 bài thơ trong tập ‘Thi vân Yên tử”, anh có nói chuyện với tôi về căn nguyên ra đời của các bài thơ ấy. Tôi cũng tin như vậy, v́ tôi là người tin vào tâm linh, một niềm tin tự nhiên từ máu thịt của ḿnh. Từ niềm tin ấy, tôi đă vô tư quảng bá tập thơ “Thi vân Yên Tử” với sự ra đời đặc biệt của nó với bạn bè. Nhưng hầu như, ai được tôi thông tin cũng chỉ cười mà không nói ǵ.

T́nh cờ, khi lên Yên Tử, tôi vào quầy sách của Ban quản lư, thấy cuốn “CHÙA YÊN TỬ, LỊCH SỬ - TRUYỀN THUYẾT DI TÍCH VÀ DANH THẮNG” của tác giả Trần Trương, Trưởng Ban quản lư Yên Tử (1992-2003), tôi đă đọc ngấu nghiến bởi sự thôi thúc của tâm linh, một niềm tin bất diệt vào sự hiển linh của Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Người Anh Hùng dân tộc và Đệ Nhất Tổ Thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Đọc xong cuốn sách, tự nhiên tôi có liên tưởng đến 63 bài thơ “Thiền” của anh Hoàng Quang Thuận và thật ngẫu nhiên, tôi phát hiện ra trong hầu hết các bài thơ anh Thuận viết, đều lấy từ nội dung cuốn sách này, thậm chí có nhiều bài thơ, câu thơ c̣n sao chép nguyên xi câu văn của tác giả Trần Trương. Tôi sững người và liên tưởng tới điều anh Thuận nói về xuất xứ của 63 bài thơ được anh viết trong ba đêm với trạng thái như “nhập đồng”, như có “ai” đó, từ cơi cao xanh thúc giục anh phải viết. Tuy nhiên, v́ là bạn bè, nên tôi cũng không nỡ trao đổi với anh, e anh tự ái rồi giận tôi. Vả lại, tôi coi đó là một niềm vui riêng của anh, niềm vui có thể chia sẻ trong phạm vi bạn bè, chẳng ảnh hưởng ǵ đến nhân t́nh thế thái. Thế rồi, năm tháng trôi qua, do bận công việc, tôi cũng không c̣n để ư đến điều đó nữa.

Mấy ngày gần đây, tôi được biết Tạp chí Nhà văn (Hội Nhà văn Việt Nam) đă tổ chức Hội thảo “Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử” đă thu hút rất nhiều người quan tâm đến dự. Có nhiều ư kiến xung quanh hiện tượng này với các lời khen, chê khác nhau. Đặc biệt, tôi được biết anh Hoàng Quang Thuận đă khiêm tốn mà nói rằng : Anh không phải là tác giả của hai tập thơ mà “đó là do tiền nhân mượn bút tôi để viết thơ”. Tôi hiểu rằng, theo anh Thuận, tập thơ THI VÂN YÊN TỬ” gồm 63 bài đó không phải là của anh, mà là của “tiền nhân”. Tôi không dám khẳng định “tiền nhân” theo anh nói, có phải là Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông không? Tôi c̣n biết người ta đă giúp anh nộp hồ sơ những tập thơ “nhập đồng” của anh để tham gia dự Giải Noben văn chương nữa ! Điều này đă khiến tôi giật ḿnh một lần nữa v́ điều tôi cho là b́nh thường đă vượt qua cái ngưỡng b́nh thường của nó mất rồi.
Tôi đă b́nh tâm suy ngẫm mấy ngày nay để t́m cách xử xự thế nào cho hợp lẽ, hợp t́nh. Trong tôi, có hai luồng tư tưởng ám ảnh : Một là, về đời thực, nếu im lặng th́ sẽ giữ được t́nh bạn với Hoàng Quang Thuận; và hai là, tôi sợ, nếu sự thật như tôi phân tích dưới đây, th́ anh Hoàng Quang Thuận đă có một hành vi mà tự thân anh ấy sẽ phải lănh theo luật Nhân – Quả của Nhà Phật. Tôi không dám khẳng định điều ǵ, nhưng nếu như sự thật là không có một “tiền nhân” nào mượn bút anh để viết thơ như anh nói, mà chỉ do anh biên soạn lại thành thơ từ nội dung cuốn sách “ Chùa Yên Tử, Lịch sử - Truyền thuyết di tích và Danh thắng”, th́ Nam-Mô-A-Di-Dà-Phật, anh Thuận đă*&# tạo một NGHIỆP rất nặng nề, cần phải hồi tâm mới mong có thể chuyển được.

Tôi lục trong tủ sách gia đ́nh để t́m cuốn sách “Chùa Yên tử, Lịch sử - Truyền thuyết di tích và Danh thắng” xuất bản lần đầu tiên, từ trước khi Anh Hoàng Quang Thuận viết 63 bài thơ gọi là “Thiền”. Thật tiếc, cuốn sách ấy đă bị thất lạc, chỉ c̣n cuốn được tái bản lần thứ tư do Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, xuất bản vào Quư 2/2005. Tôi đành phải sử dụng cuốn này vậy. Cuốn sách của Trần Trương gồm có Lời nói đầu và ba chương. Chương 1 : Đường về Cơi Phật. Chương 2: Bầu trời cảnh Bụt; và Chương 3 : Ông Vua hóa Phật. Toàn bộ cuốn sách gồm có 21 bài viết giới thiệu, miêu tả về các sự kiện lịch sử, những địa danh, cảnh vật, chùa chiền trong hệ thống Danh sơn Yên Tử để giúp người hành hương t́m hiểu nơi ḿnh đến dâng hương lễ Phật.

Với tấm ḷng chân thành đó, tôi quyết định viết bài này để hầu mong góp phần làm sáng tỏ sự thật về tập thơ “nhập đồng” của anh. Nếu anh Thuận đọc mà buồn hoặc giận dữ th́ tôi thành tâm tạ lỗi. Nhưng dù thế nào, tôi cũng mong anh đọc và suy nghĩ để cảm nhận được động cơ, mục đích viết bài của tôi, chỉ mong anh hiểu rằng, tôi viết với một cái tâm trong sáng, cái TÂM của một NGƯỜI THEO ĐẠO PHẬT, để giúp anh.

Tôi dùng phương pháp so sánh để chứng minh suy nghĩ của tôi, rằng : những bài thơ của anh Hoàng Quang Thuận có xuất xứ từ cuốn sách nói trên của tác giả Trần Trương, chứ không phải là thơ “nhập đồng”. Tôi chỉ chọn một số bài trong tập thơ để so sánh và xin dẫn chiếu đến người đọc, nếu ai quan tâm th́ t́m cuốn sách đó để so sánh các bài khác cho đầy đủ. Cách so sánh của tôi là : Nêu những đoạn văn trong cuốn sách của tác giả Trần Trương, sau đó là bài thơ của anh Hoàng Quang Thuận trong tập “Thi vân Yên Tử” do Nhà xuất bản Hội Nhà văn, xuất bản tháng 3/1998 để người đọc cùng suy ngẫm.

1. Trang 20-21 cuốn sách của Trần Trương (sau đây gọi tắt là cuốn sách) viết :
“ Hồ Yên Trung nằm ở ngang lưng núi. Hồ rộng hàng ngàn mẫu, nằm lọt giữa bốn bề núi biếc. Nước từ khe suối đổ về. Đôi g̣ bồng đảo bập bềnh trên sóng nước giữa hồ. Bồng đảo phủ đầy thông… Thỉnh thoảng, một vài chú cá to phởn chí, tung ḿnh lên cao rồi rơi xuống, tạo thành quần sóng lan xa, lan xa măi.
Ở một góc hồ, thấp thoáng trong khe núi, bầy le le, vịt trời vui đùa nhau, tung cánh… Những đêm trăng sáng, ḷng hồ đầy ánh trăng. Bốn bề im ắng, chỉ nghe tiếng chim gù trên núi. Thực là một bức tranh sơn thủy hữu t́nh… Hồ Yên Trung – Nàng Công Chúa Ngủ Quên nay đă thức… Tạo hóa khéo bày tuyệt tác của thiên thiên. Được kết tụ bởi mây trời non nước thanh hương sắc con người. Nàng vô tư không một chút ưu phiền”.

Trong bài thơ “Hồ Yên Trung” (trang 15), anh Thuận viết :
Yên Trung vắt vẻo ngang lưng núi
Bốn bề mây biếc sóng lô xô
Đôi bồng đảo bập bềnh trên sóng
Cả rừng thông xao động mặt hồ”.

Tạo hóa bày tuyệt tác thiên nhiên
Kết tụ bởi mây trời non nước
Nàng vô tư không chút ưu phiền
Ngắm sao trời đầu gối Hoa Yên.
- Trong bài “Đêm hồ Yên Tử” (trang 17), anh Thuận viết :
Cát vàng thoai thoải sóng lao xao
Cá to phởn chí nhảy lên cao
Le le xanh biếc đùa tung cánh
Chim gù trên núi cảnh tiêu dao

Sơn thủy hữu t́nh động tiên đào
Lạc đường Lưu – Nguyễn đếm trời sao
Ḷng hồ đầy ắp đêm trăng sáng
Vua Trần thưởng nguyệt, nhớ năm nào.

2.Trang 24, cuốn sách viết :
“ Đến hẻm núi kia có ba tên cướp nhảy ra chặn đường, vua Trần khoan thai ra hiệu cho Bảo Sái cho chúng vài lạng bạc, cả suất cơm chay để độ đường. Đoạn ngồi trên ḿnh ngựa, Ngài thuyết giáo, thức tỉnh từ tâm, đoạn trừ tam độc trong ḷng chúng…
Cả ba quỳ sụp xuống lạy tạ và hứa rằng “ sẽ trở về lương thiện làm ăn”. Kể từ ngày đó, chúng bỏ nghề đao búa, chăm chỉ nghề nông, siêng làm công đức xây dựng chùa miếu, trở thành các tín đồ ngoan đạo của Trúc Lâm. Và từ độ ấy, nạn cướp nơi đây được tiệt trừ. Con đường dốc gập ghềnh nơi hẻm núi, kẻ lại người qua được b́nh an”.

Trong bài “Kẻ cướp chắn đường” (trang 19), anh Thuận viết :
Ba tên kẻ cướp nhảy chắn đường
Vua Trần cho bạc lẫn phần cơm
Nhẹ nhàng thuyết giáo trừ tâm độc
Cả ba quỳ lạy hứa hoàn lương

Bỏ nghề đao búa thiện giáo đường
Sơn lâm từ ấy hết tai ương
Gập gềnh hẻm núi người qua lại
B́nh an vô sự hết đạo cường”.

3. Trang 29, cuốn sách viết :
“ Trưa hè oi ả. Tiếng suối mùa mưa reo réo rắt ḥa với tiếng chim rừng ca lảnh lót. Hoa rừng muôn sắc tỏa hương theo gió thơm ngào ngạt. Bụi đường trường quyện lẫn mồ hôi khiến cả hai bức bối. Vua Trần đóng khố, nhoài ḿnh nơi ḍng nước trong xanh. Ḍng suối cuốn trôi bụi trần ra sông biển. Kể từ dịp ấy, suối được đặt tên : Suối Vua Tắm”.

Trong bài “Suối Tắm” (trang 20), anh Thuận viết :
Trưa hè oi ả tiếng suối reo
Chim ca lảnh lót giữa lưng đèo
Hoa rừng hương sắc hương theo gió
Đàn cá xuôi ḍng nước trong veo”.

4.Trang 34, cuốn sách viết :
“ Phía bên kia cầu là cổng tam quan, dáng vẻ cổ kính, đắp nổi đôi câu đổi viết theo chữ thảo “Cổ tự lưu danh Linh Nhâm Tự”… Xung quanh chùa xum xuê cây trái. Quả trứng gà sai chíu chít vàng ươm. Quả hồng đỏ thắm như hàng trăm chiếc đèn lồng treo lơ lửng. Quả mận tím trĩu cành lúc lỉu… Gần đây, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Linh Nhâm là tên của một vị Thiền sư đă được Tổ Trúc Lâm giao xây dựng ngôi chùa và nhiều năm trụ tŕ ở chùa này. Tên của Thiền sư được đặt tên cho chùa…”.

Trong bài “Chùa Cầm Thực” (trang 26), anh Thuận viết :
Tam quan đắp nổi Linh Nham Tự
Thiền sư có phải đặt tên thầy
Mận chín trĩu cành lúc lỉu quả
Trứng gà chiu chít cả trong mây

Linh Nham đâu khác nơi tiên cảnh
Hồng đỏ như trăm đèn lồng cầy…

5. Trang 40, cuốn sách viết :
“ Thưở xưa, cánh đồng Nam Mẫu nước ngập trắng. Từ dốc Quàng Hái, muốn vào Yên Tử, phải đi bè mà vào. Hay tin Vua Trần vào Yên Tử, các cung tần mĩ nữ của triều đ́nh đă t́m về, gặp Vua ở tại con dốc này. Họ than khóc thảm thiết, xin Vua quay trở lại triều đ́nh… Vua cho lập đàn tràng cầu Phật Tổ Như Lai. Vài ngày sau, nước ở hồ Nam Mẫu rút hết. Ḷng hồ phơi ra, khá bằng phẳng. Đất nơi đáy hồ thật màu mỡ. Dân bản ùa ra bắt tôm, cá, khai khẩn băi hoang, thành ruộng vườn. Cánh đồng Nam Mẫu được khai sinh”.

Trong bài “Làng Cung Nữ” (trang 28), anh Thuận viết :
Làng Mụ, Làng Nương đường Nam Mẫu
Xưa kia nước ngập trắng ḷng hồ
Vua Trần thương xót đoàn cung nữ
Ḷng trung không trở lại kinh đô

Vua lập đàn cầu Phật Như Lai
Nước hồ rút hết ruộng đất dài
Đáy hồ mầu mỡ - tôm cùng cá
Làng Mụ, làng Nương được sinh khai.

6. Trang 53, cuốn sách viết :
“Cá tôm say nước nhảy lia thia. Trăm hoa khoe sắc bên bờ suối… Mới hay chín suối chỉ chung một ḍng… Con suối cắt chia tuyến đường Hạ Kiệu – Nam Mẫu thành chín đoạn”.

6. Bài “Chín suối chung một ḍng” (trang 36), anh Thuận viết :
Trăm hoa khoe sắc bên bờ suối
Cá tôm say nước nhảy lia thia
Mới hay chín suối chung ḍng một
Đường đi Nam Mẫu suối cắt ĺa.

7. Trang 79-80-82, cuốn sách viết :
“ Hăy vào Lăng Quy Đức. Lăng quây bốn mặt thành vuông vức, bao quanh ngôi tháp cổ… Mái tường lăng lợp bằng ngói mũi hài, đổ về hai phía, dáng cong theo dáng mái chùa…Mặt ngoài các tảng đá chạm nổi hoa văn sóng nước h́nh quả núi, đường nét cách điệu uốn lượn rất tinh tế…Bệ tháp tạo nên bởi hàng chục phiến đá xanh ghép lại…Tầng đầu mở hướng chính nam, bên trong thờ tượng Trần Nhân Tông ngồi thiền ở thế liên hoa, vẻ mặt dung dị, cảm thông, thanh cao và trí huệ… Thi thoảng vẫn thấy xuất hiện cặp rắn đen nằm chầu bên tượng Tổ trong tháp. Trông thấy bóng người, rắn thu ḿnh ẩn núp vào trong… Bốn cây đại cổ, thân dáng h́nh rồng đứng nép sau tường Lăng Quy Đức, lá rủ vào sân lăng. Cành đại trổ đầy hoa. Hương hoa thơm ngào ngạt. Cánh hoa rắc vàng sân mộ Tổ”.

Trong bài “Lăng Quy Đức (trang 43), anh Thuận viết :
Lăng quây vuông vức bốn mặt thành
Ngói hài hai phía dáng thanh thanh
Mặt ngoài đá chạm hoa văn sóng
Bệ tháp nằm trên phiến đá xanh

Tầng đầu mở cửa hướng chánh nam
Vua Trần nhập diệt cơi Niết Bàn
Rắn đen một cặp chầu bên tượng
Nền Lăng xưa chính Ngọa Vân am.

Hai cây đại cổ dáng h́nh rồng
Đứng nép bên tường đă trổ bông
Hương hoa thơm nát vườn mộ Tổ
Ngày xưa Tam tổ đă vun trồng

8. Trang 84, cuốn sách viết :
“ Những đêm trăng sáng, bên tháp ngắm trăng thật thú vị. Trăng treo trên cành Tùng. Trăng rắc vàng trên cánh hoa Đại sực nức hương và đính hạt sương đêm. Trăng gắn váo đỉnh Tháp . Mỗi bước trăng trôi, cảnh vật nơi đây lung linh huyền ảo”.

Bài “Trăng Yên Tử (trang 46), anh Thuận viết :
Trăng treo lơ lửng trên cành Tùng
Trăng rắc vàng lên cánh hoa nhung
Sương đêm sực nức mùi hoa đại
Mỗi bước trăng trôi giữa núi rừng

Lung linh huyền ảo ánh trăng rơi
Tiếng hạc trong đêm tận cơi trời…

9. Trang 98, cuốn sách viết :
“Trong ngách hang, có một núm đá, nước nhỏ tí tách từng giọt một, cả đêm chưa đầy một bát con. Nhà sư gọi đó là sữa mẹ. Một điều ḱ lạ : Khi bát nước đầy, từ núm không nhỏ thêm giọt nào nữa. Nền chùa sạch khô không giọt nước thừa tràn”.

Trong bài “Sữa mẹ” (trang 52), anh Thuận viết :
Ngách hang núi đá núm vú con
Sữa mẹ linh thiêng nhỏ giọt tràn
Nhỏ dần từng giọt đêm đầy bát
Nước đầy chỉ một bát con con.

10. Trang 103, cuốn sách viết :
“ Bóng Tùng thấp thoáng bên ô cửa. ngày nay, các “ông” Rồng xanh thi thoảng lại xuất hiện… Những lúc trở trời, các “ông” ḅ ra nằm la liệt… Một con rắn lớn từ xà ngang buông ḿnh xuống ban thờ, náu ḿnh vào Tượng Phật nh́n ra”.

Trong bài “Rắn xanh Yên Tử” (trang 31), anh Thuận viết :
Bóng Tùng thấp thoáng bên ô cửa
Rồng xanh thi thoảng nghỉ trên bàn
Mấy ông rắn lớn nằm trên mái
Náu ḿnh tượng Phật ngắm giang san.

11. Trang 108, cuốn sách viết :
“Quanh am là rừng trúc bạt ngàn. Trúc chen nhau mọc dưới tán lá của rừng cây cổ thụ. Trúc lách qua kẽ đá nền am, vươn lên những đọt măng mập mạp. Đây là phế tích Am Thiền Định. Xưa chưa dựng chùa, các nhà sư tu hành nơi am cỏ, ḥa ḿnh với chim muông, với thiên nhiên hoang dă”.

Trong bài “Am xưa” (trang 58), anh Thuận viết :
Trúc lách qua kẽ đá nền am
Đọt măng mập mạp giữa đá vàng
Bạt ngàn trúc biếc chen hoa nở
Gió thổi lau thưa vọng tiếng đàn.

12. Trang 110, cuốn sách viết :
“Thác vàng c̣n lớn gấp bội phần. Vách đá cao dốc đứng. Nước từ đỉnh dốc tuôn trắng xóa, khác nào dải lụa khổng lồ. Ngọn nước như từ trời đổ xuống. Cây rừng khép tán, đứng dưới chân thác ngước nh́n lên, ta chỉ thấy mảnh trời trên ngọn tháp. Nhà văn Vũ Khai đặt tên cho thác là “Thiên Thủy” (nước trời). Với Thác Vàng, nước không hề khô cạn”.

“Thác Vàng” (trang 54), anh Thuận viết :
Ngọn nước như từ trời đổ xuống
Cây rừng khép tán nép bên khe
Mảnh trời ngọn tháp thiên thu thủy
Đâu biết nơi đây có nắng hè.

13. Trang 111, cuốn sách viết :
“ Rừng ở đây nguyên sơ và tuyệt đẹp. Cây cổ thụ vươn cao, x̣e tán rộng. Rừng già âmn u. Ánh nắng mặt trời không lọt rơi xuống đất…Dây leo chằng chịt, vắt từ cây này sang cây kia. Một thế giới chim muông, hoa lá dần hiện ra…. Cành khô kêu răng rắc dưới chân. Hương cây, lá mục nồng ngai ngái. Trên đường, từng đoạn lại thấy cây Tùng cổ, như thể người xưa đánh dấu đường”.

Trong bài “Đường rừng” (trang 22), anh Thuận viết :
“ Cổ thụ vươn cao x̣e tán rộng
Rừng già nắng lọt đốm hoa rơi
Dây leo chằng chịt vắt cành lá
Chim rừng líu lót với hương trời.

Cây khô răng rắc dưới chân đi
Lá mục nồng ngai hoa từ bi
Trên đường lác đác cây tùng cổ
Thợ trời khéo đặt cảnh thiên tŕ.

14. Trang 126, cuốn sách viết :
“ Gọi là chùa Vân Tiêu, bởi chùa tọa lạc trên triền núi phía Tây dăy Yên Tử. Dăy núi như trường thành chắn ngang luồng gió biển thổi vào. Hơi nước tới đây, ngưng đọng lại thành mây. Mây, gió bị chắn ở sườn Nam, được thoát ra nơi triền núi phía Tây. Mây trôi lờ lững trên triền non Yên Tử, tới đây lập tức bị tiêu tan. Nên dù ở gần đỉnh núi, chùa Vân Tiêu ít khi bị mây mù che phủ, khác hẳn chùa Bảo Sái ở cùng một độ cao. Ở nơi mây cứ đến là tan, nên chùa mang tên là Vân Tiêu… Phía trước cửa chùa là vườn tháp chín tầng, giống như Ḥn Ngọc… Cả khối nặng ṭa tháp đè lên lưng của một ông rùa đá to lớn…”.

Trong bài Chùa Vân Tiêu (trang 50), anh Thuận viết :
Vân Tiêu quay hướng phía Tây phương
Dăy núi Yên Tử án thành đường
Mây trôi lờ lững trên Yên Tử
Tùng xanh lăng đăng bóng trong sương

Mây đến Vân Tiêu mây tự tan
Chín tầng chùa tháp giữa non ngàn
Im ĺm trên một ông rùa đá
Hoa cười rung cánh khóm địa lan.

15. Trang 135, cuốn sách viết :
“ Chóp núi cách tượng An Kỳ Sinh 721 mét, ban đầu, đường đi trên núi khá bằng phẳng, qua một vạt rừng cây lúp xúp, một vạt rừng cây cảnh tự nhiên, chỉ cao hơn đầu người một chút, gốc rễ c̣i cọc, cong queo và mốc thếch, tô điểm những đóa hoa trà mi, hoa trứng gà, hoa mai…muôn hồng ngh́n tía… Chếch về phía phải, có một vạt cây rừng sú, vẹt. Thật kỳ lạ : Sú vẹt ở bờ sông lại ngự trên đỉnh núi (!). Những chú ốc sên, những chú c̣ng… ẩn ḿnh trong kẽ đá suốt mùa đông, chỉ đợi xuân sang là xuất hiện. chúng biến nơi đây thành vương quốc riêng, xa cách cơi trần nơi bờ sông băi sú.

Qua khỏi vạt cây là băi đá. Dọc sống núi cơ man nào là đá. Những phiến đá nhỏ, to, cao, thấp thiên h́nh vạn trạng. Đá xếp thành bậc thang nâng bước chân du khách. Có những phiến đá giống như bầy cá Sấu nằm trườn ườn phơi nắng, xen lẫn với cá voi, éch ộp, thờn bơn…Dưới chân chùa Đồng, ngổn ngang xếp những tảng đá lớn vuông vức như quân cờ. Lưng đá hằn sâu ngấn sóng nước. Những vỏ ṣ, vỏ ốc hóa thạch c̣n lưu trong kẽ đá. Đă một thời, đỉnh ngọn Yên Sơn là bờ biển. Trải qua kỳ kiến tạo vỏ trái đất cách đây hàng triệu năm, bờ bể lại trở thành chóp núi. Và đỉnh Yên Sơn đă trở thành một bảo tàng tự nhiên lưu dấu tích sự đồi thay dâu bể thời Hồng hoang”.

Trong bài “Đỉnh non thiêng” (trang 70), anh Thuận viết :
Yên Sơn tô điểm đóa trà mi
Sú vẹt non cao thật dị kỳ
Ốc, c̣ng, sên nhỏ nằm trong đá
Quốc vương xa lánh cơi trần bi

Bậc đá làm thang giỏi thợ trời
Đá h́nh cá sấu nằm chơi vơi
Cá voi, éch ộp, thờn bơn dẹt
Biển cả - đại dương giữa lưng trời

Có lẽ ngày xưa thưở hồng hoang
Yên Sơn bể biếc của kim hoàng
Trải bao biến địa sông thành núi
Đỉnh Yên nay thành một bảo tàng

16. Trang 143 - 144, cuốn sách viết :
“Trên non Yên Tử, vào ngày trời quang, phóng tầm mắt tới chân trời xa tắp : Một vùng đồi núi nhấp nhô như sóng, lúp xúp dưới chân ta. Thị xă Uông Bí, mỏ than Vàng Danh, vùng Tràng Lương Đông Triều và Hà Bắc hiện ra như bức tranh thủy mạc. Xa xa, Vịnh Hạ Long xanh xanh mờ vệt đảo. Mặt Vịnh lung linh dưới ánh mặt trời. Ḍng sông Bạch Đằng in bóng núi Tràng Kênh…Gió lùa vào kẽ đá, phát ra muôn tiếng nhạc bổng trầm. Giữa khung cảnh đất trời kỳ vĩ và ngoạn mục, du khách xốn xang đến khó tả. Tâm hồn nhẹ nhỏm và thanh thoát. Bao nỗi ưu phiền trần tục được tiêu tan. Cảm giác kỳ diệu ấy, chỉ khi lên chùa Đồng mới có”.

Trong bài “Trời quang Yên Tử” (trang 71), anh Thuận viết :
Trên non Yên Tử ngày trời quang
Bức tranh thủy mặc dưới nắng vàng
Nhấp nhô như sóng triền đồi núi
Xa xa một dăy Bạch Đằng Giang

Trời đất kỳ vĩ ḷng xôn xang
Gió reo thánh thót những cung đàn
Chùa Đồng Yên Tử trời đất Phật
Ưu phiền trần tục thảy tiêu tan.

Tôi chỉ xin trích dẫn để so sánh một số bài như trên, c̣n nhiều bài thơ khác cũng có nội dung tương tự với các bài trong cuốn sách của Trần Trương. Trong số 63 bài, tôi kiểm lại th́ thấy có một số bài không có liên quan ǵ tới cuốn sách. Cụ thể là các bài : Xúc cảm non thiêng; Cô chú thăm Yên Tử;*&# Vân du Yên Tử; Nghỉ lại chùa Yên; Kim xà; Ân hận; Tặng sư thầy, là do anh Thuận cảm tác mà viết ra.

Từ những so sánh trên, tôi có thể suy luận rằng : Tập thơ “Thi Vân Yên Tử” của anh Hoàng Quang Thuận không phải là thơ “nhập đồng”, cũng không phải là “thơ Thiền” mà có xuất xứ từ cuốn sách của tác giả Trần Trương. V́ những bài thơ ấy thuần túy chỉ là tả cảnh vật qua con mắt của người phàm trần. Nếu thơ “nhập đồng” sẽ có giọng thơ khác, thâm linh, huyền bí và mang hồn cách của “người nhập”.
Những so sánh trên đă cho thấy, từ những bài viết trong cuốn sách của Trần Trương, anh Thuận đă có cảm xúc và dùng năng khiếu thơ của ḿnh viết lại thành các bài thơ. Có thể trong ba đêm, nguồn cảm xúc từ cảnh vật thật, từ tấm ḷng thành kính đối với Tam tổ Trúc Lâm và Danh sơn Yên Tử, lại được thông tin từ cuốn sách của Trần Trương, anh đă thành tâm viết nên 63 bài thơ ấy, để ghi lại cảm xúc của ḿnh. Tôi chắc khi đó, anh chưa hề nghĩ đến việc quảng bá cho những bài thơ này theo hướng “nhập đồng” hoặc “thơ thiền”. Có lẽ, những tán dương sau này của nhiều người quá thái, đă khiến anh say sưa với ư tưởng ấy và thổi vào đó yếu tố tâm linh, huyền bí, càng về sau càng mănh liệt như chúng ta đă thấy diễn biến của “Thi Vân Yên Tử” từ đó đến nay.

Để kết thúc, tôi xin xác quyết một điều rằng : Tôi viết bài này chỉ với một cái tâm trong sáng của một phật tử có pháp danh là THIỆN H̉A, hầu mong anh Thuận sẽ đọc và suy ngẫm về những điều đă làm, để trả về cho “Thi Vân Yên Tử” đúng giá trị của nó. Đó là điều tôi quan niệm rằng : đă giúp anh, v́ tôi vẫn là người – bạn – của – anh !

TP. Hồ Chí Minh, 02 giờ đêm ngày 12 tháng 8 năm 2012
NGUYỄN MINH TÂM

Lần sửa cuối bởi phale; 27-08-12 lúc 11:32 AM
Trả lời với trích dẫn
The Following 8 Users Say Thank You to phale For This Useful Post:
CM4Q (27-08-12), DR MINH (27-08-12), kehotro (27-08-12), mimosa (27-08-12), Nắng Xuân (28-08-12), Nhím con (27-08-12), tra sua (27-08-12), VỀ MIỀN TRUNG (27-08-12)
 


Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của ḿnh

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 11:46 AM

© 2007 - 3.8.7 - BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ bài viết của thành viên.