![]() |
|
![]() |
|
#1
|
||||
|
||||
![]()
Vế xuất (cổ): CHUỒNG GÀ KÊ ÁP CHUỒNG VỊT
1) Vế đối của Nguyễn Bính: CHÚ CHUỘT RA BỚP CHÚ BÒ (Ai biết tiếng Pháp làm ơn viết giùm nguyên văn từ RA và từ BỚP giùm) 2) Vế đối của Phale: CHÚ CHUỘT THỬ MÙI CHÚ DÊ 3) Vế đối của NX: GÃ CỌP DẦN THÂN GÃ KHỈ 4) Vế đối của Trần Nguyễn: Ả RẮN TỴ CÁ Ả NGƯ Chữ MÙI của Phale tuy không có nghĩa giới từ, nhưng lại mang nhiều ý nghĩa hơn cả chữ ÁP. ÁP ngoài nghĩa Hán-Việt là vịt thì còn có nghĩa là gần sát bên. MÙI thì nghĩa 23 đưa ra, Thúc chỉ làm rõ thêm (hương vị, tư thế, thứ bậc, khả năng, sức lực). Ngoài ra thì lại đạt cả thanh (bằng, trắc). Tóm lại, đây không những là vế đối hay ở Nguyệt Viên mà là hay nhất TOÀN CẦU từ trước tới nay mà Thúc biết, kể cả vế đối của Thúc, dù Thúc rất tâm đắc, nhưng vẫn phải nhường vế đối của Phale. Câu đối cổ này tương truyền đương thời không có ai đối được, sau nhà thơ Nguyễn Bính phải vận dụng tiếng Tây để đối với Hán, cũng chỉ cho vui. Xin post luôn để cùng tham khảo. Lần sửa cuối bởi Nắng Xuân; 04-05-10 lúc 07:39 AM |
#2
|
||||
|
||||
![]() Quote:
Đọc qua vế xuất " Chuồng gà kê áp chuồng vịt " Và các vế đối thì 4Q thấy chưa có câu nào là được chuẩn cả nếu theo luật chơi đối Cho 4Q xí xọn phân tích 1 vế đối được gọi là chuẩn nhất nha Vế xuất " Chuồng gà kê áp chuồng vịt " + Kê ( từ HV ) là gà + Kê ( động từ ) là kê ,đặt +Áp ( từ HV ) là vịt + Áp ( động từ ) là đặt gần vào Vế đối " Chú Chuột thử mùi chú dê " + Thử ( từ HV) là Chuột +Thử ( động từ ) thử ,nếm... +Mùi ( Việt cổ ) là dê + Mùi ( danh từ ) d. 1. Hơi đưa vào mũi mà người ta ngửi thấy: Mùi thơm; Mùi tanh. 2. Hơi nói trên, khó ngửi, của những thức ăn đã ôi, thiu: Trời nóng thịt để lâu không rán nên đã có mùi. Vậy ,vế đối " Chú chuột thử mùi chú dê" chỉ thành công ở phần đầu còn phần sau thì chưa đối . Chưa đạt ở chữ "mùi " Vì "mùi " trong câu đối là từ Việt cổ và là danh từ không thể đối với " áp " là từ Hán Việt và là động từ Còn các câu khác thì lại càng không đạt |
The Following 3 Users Say Thank You to CM4Q For This Useful Post: | ||
#3
|
||||
|
||||
![]() Quote:
CHUỒNG GÀ KÊ ÁP CHUỒNG VỊT Nghĩa chính của người ra đối là nghĩa tiếng Việt. Các nghĩa khác chỉ là phụ, là cách chơi từ đa nghĩa, ý thách đố của những người sính chữ nghĩa. Thực tế, người ta khen tài ứng đối của một số người NHANH, NHẠY, ĐẠT Ý CHƠI CHỮ là đã đủ để đối phương và "quần hùng" tán thưởng, chứ rất ít và rất khó có từ chính xác tuyệt đối. Nếu tách ra, phân tích ra thì phải nói như Mạc Đĩnh Chi là "XUẤT ĐỐI DỊ, ĐỐI ĐỐI NAN". Cho nên theo Thúc nghĩ, mình học hỏi, tìm từ và tranh luận, đưa ra những luận đề, cách nhìn nhận, phân tích để cùng học hỏi, chứ khó mà tìm ra ĐÁP ÁN như Toán Học được. Trong LỚP HỌC thầy nghiêm khắc là để chúng ta nâng cao hiểu biết. Ra đời chớ quá khắt khe. Thúc xin lấy 1 ví dụ tham khảo: THIÊN/ ĐỊA được coi là đối chuẩn, đúng không? Nhưng nếu xét hết nghĩa của từ thì THIÊN chưa hẳn đối với ĐỊA. Quote:
Câu đối trên là câu đối cổ, đương thời không có đáp án. Mãi đến Nguyễn Bính dùng tiếng Pháp mà nhiều người đã phục. Thực ra, chỉ là trà dư tửu hậu với nhau chứ Nguyễn Bính có thi thố gì đâu. Cho nên, chúng ta chỉ bình chọn câu của PHALE hay nhất (đạt nhất) cho đến nay: CHÚ CHUỘT THỬ MÙI CHÚ DÊ Ai không tin mời đưa một về đối chuẩn ra để phân tích theo phương diện đa nghĩa đều khó mà thỏa mãn. Chẳng lẽ chúng ta học làm thơ, viết không hay bằng người xưa thì xé bỏ à??? Cách Trúc Quỳnh phân tích nghĩa của câu trên đã đủ chưa? Thúc và VT hình như còn đưa ra nhiều nghĩa hơn 4Q nữa mà! Bao nhiêu từ chúng ta thắc mắc, chúng ta tra từ điển thì cuốn này khác cuốn khác, hỏi tiền nhân hay những trí giả cũng nhiều ý kiến khác nhau là vậy? Ngày xưa, LÊ QUÝ ĐÔN treo bảng ở nhà viết: "AI KHÔNG BIẾT CHỮ NÀO THÌ ĐẾN HỎI BẢNG ĐÔN", sau này phải gỡ xuống vì lẽ gì? Học như chúng ta thì biết được bao nhiêu? HỌC, HỌC NỮA, HỌC MÃI ... CÀNG THẤY... DỐT! ÔI CÁI SỰ HỌC! Lần sửa cuối bởi Nắng Xuân; 07-05-10 lúc 10:30 AM |
#4
|
|||
|
|||
![]() Quote:
Thật lòng thì PL cũng thấy nó chưa chuẩn lắm ở chữ Mùi. Ngày nào PL cũng lẩm nhẩm tìm câu đối chuẩn hơn... song tới hôm nay vẫn là lực bất tòng tâm... Đọc topic này, PL thấy thiệt thú vị. Cảm cái công tìm hiểu, tra cứu giải thích của những người tham gia. Nghe Thúc và các huynh tỷ trao đổi qua lại, PL cũng học hỏi được nhiều điều lắm. Bể học vô cùng. Không biết bao giờ mới học tận, nên mỗi ngày học thêm được gì, chia sẻ với nhau được điều gì PL đều thấy hân hoan. PL thắc mắc thêm về câu đối này: - Áp trong vế xuất theo PL là giới từ - Mùi trong vế đối của PL, hình như cũng là từ hán việt. PL tra sách thấy có ghi Mùi (có hán tự) là chi thứ 8 trong 12 chi. PL nhờ Thúc và huynh tỷ xác nhận giùm PL với. Lần sửa cuối bởi Nắng Xuân; 07-05-10 lúc 10:29 AM |
The Following User Says Thank You to phale For This Useful Post: | ||
pumanew (29-01-12)
|
#5
|
||||
|
||||
![]() Quote:
Mời Pha Lê đọc thêm ở địa chỉ này: http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C6%B0..._con_gi%C3%A1p |
#6
|
|||
|
|||
![]() Quote:
PL có nghĩ đâu. PL tra hán tự thấy ghi Mùi: Chi thứ 8 mừ. |
The Following User Says Thank You to phale For This Useful Post: | ||
pumanew (29-01-12)
|
#7
|
|||
|
|||
![]() Quote:
PL hiểu là Thúc khen PL có phần ưu ái, khích lệ PL thôi... phải không Thúc ![]() PL tham gia sàn đối cũng để học hỏi chứ không phải để đạt danh hiệu nào... nên quan điểm PL là mọi người cùng nhau bày tỏ quan điểm trên tinh thần chia sẻ điều mình biết và học hỏi điều mình chưa biết. PL theo link 23 đưa đọc thì hiểu vầy nà 23: Tên gọi 12 chi đúng là từ Hán Việt, song nguồn gốc thì không phải từ Trung Quốc, vì các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những từ Việt cổ liên quan đến tên các con vật dùng trong 12 chi này. Những từ Việt cổ đó, theo PL hiểu nhất định không phải là: Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất , Hợi. PL hiểu vậy đúng không 23? |
The Following User Says Thank You to phale For This Useful Post: | ||
pumanew (29-01-12)
|
#8
|
||||
|
||||
![]() Quote:
Việc trao đổi tranh luận là nhằm mổ xẻ để đưa ra các cách nghĩ đầy đủ nhất, ngõ hầu tìm được câu đối hay nhất, đạt nhất chứ không có ý chê bỏ những câu đối được đưa ra. Sàn Đối của Nguyệt Viên còn nhỏ, tương đối kín đáo. Chúng ta không thể lấy một câu đối khá hay và cho rằng hay nhất TOÀN CẦU được. Chủ quan quá chăng? Pha Lê đồng ý không? Cách đưa ví dụ minh họa về THIÊN - ĐỊA của thúc Nắng Xuân có vẻ không hợp lý và thuyết phục lắm. |
The Following User Says Thank You to VỀ MIỀN TRUNG For This Useful Post: | ||
pumanew (29-01-12)
|
#9
|
||||
|
||||
![]() Quote:
CHUỒNG GÀ KÊ ÁP CHUỒNG VỊT CÁ DIẾC TỨC PHƯỜNG CÁ MÈ Và nó tương tự như của Tỷ Pha Lê: "Phường" chưa phải là động từ! Pu đệ tra Google thì: theo dịch Việt - Pháp Con chuột = rat Con bò = vaches @ Tỷ Pha Lê: Nếu là đệ thì đệ thay câu của Tỷ chút xíu: CHÚ CHUỘT THỬ DƯƠNG CHÚ DÊ ( Nghĩa đúng là Pín chuột thử dương lên với pín dê) DÁI CHUỘT THỬ DƯƠNG DÁI DÊ ![]() 羊 dương yáng (Danh) Dê, cừu. ◎Như: sơn dương 山羊 con dê, miên dương 綿羊 con cừu. (Danh) Họ Dương. 鷺 = lộ (Danh) Con cò. § Cũng gọi là lộ tư 鷺鷥 hay bạch lộ 白鷺. Còn không thì Tỷ với đệ hợp tác: mỗi người 50%: (Tuy vậy cũng không hay bằng vế trên vì lộ = vần Trắc = áp) CHUỒNG GÀ KÊ ÁP CHUỒNG VỊT CHÚ CHUỘT THỬ LỘ CHÚ CÒ. ![]() |
The Following 6 Users Say Thank You to pumanew For This Useful Post: | ||
CM4Q (30-01-12),
hoatigon208410 (29-01-12),
Nắng Xuân (06-01-14),
Nhím con (29-01-12),
Shrek (29-01-12),
VỀ MIỀN TRUNG (30-01-12)
|
![]() |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|
![]() |
![]() |