NguyetVien


Trở lại   Nguyệt Viên > Vườn Thơ Đường Luật > Thơ Đường Luật Sưu Tầm
Nạp lại trang này Quá Hải Vân Sơn

Thông Báo
Hướng dẫn cách đăng ký nick tham gia Nguyệt Viên
Cuộc thi thơ Đường Luật "Tình yêu 2020""
Lời cảm ơn và hình ảnh của chuyến đi "Thương về Miền Trung 2010"

Trả lời
  #11  
Cũ 23-12-10, 08:07 PM
Phieuvan_Thlangdu Phieuvan_Thlangdu đang ẩn
Banned
 
Tham gia ngày: Dec 2010
Bài gửi: 43
Thanks: 59
Thanked 170 Times in 42 Posts
Mặc định

Quote:
Nguyên văn bởi VỀ MIỀN TRUNG Xem bài viết
Lộ tự trường xà - xa như điểu
(Đường như con rắn dài, xe chạy như chim)
Đứng trên đèo mà nhìn, con đường ngoằn nghoèo uốn lượn như một con rắn. Hình ảnh trong bài thơ quá đẹp, quá rõ nên VMT cố gắng giữ lại nguyên hình ảnh "đường dài rắn cuộn". Cách nói "xe vờn cánh" ý muốn nói xe lên đèo nghiêng ngã như những cánh chim bay.

Mời mọi người tiếp tục tham gia cảm tác hoặc phỏng dịch theo thể tứ tuyệt.
Cùng bạn Về Miền Trung.
Sở dĩ "Lộ tự trường xà" vì con đường ngoằn ngoèo lượn quanh qua lại theo triền núi (Đèo Hải Vân rất cao và dài, con đường trải dài cả hai đầu Nam-Bắc, có nhiều khúc quanh đi lượn lại như rắn bò, rắn trườn mình. Vì bạn viết "rắn cuộn" nên Phiêu Vân lại hình dung ra con rắn khoanh mình cuộn lại thành (một khối) vòng tròn, cái đầu gác trên khoanh của mình cuộn.

Không biết bây giờ còn như xưa không? Ngày ấy Phiêu Vân đi chùa Thiên Ấn, chùa nằm khoảng giữa Quảng Ngãi - Đà Nẳng, tọa lạc trên một đình núi trơ vơ, không liên kết với núi nào khác, đường lên chùa chạy từ chân lên đỉnh theo hình trôn ốc xoay quanh ngọn núi. Con đường này giống như rắn cuộn, chùa là cái đầu rắn vậy. (tư thế này chừng như lúc rắn ngủ thì phải; lúc đang vào thế kém hay ngại đối phương, chừng như rắn cũng ở tư thế này để tìm cơ hội phản công)

Có thể cách dùng từ và hình dung của bạn và Phiêu Vân khác nhau chăng? Nếu thế thì Phiêu Vân sai rồi! Bạn miễn chấp cho nhé.

Chúc Giáng Sinh vui vẻ bạn Về Miền Trung nhé.
Thân mến
Phieuvan_Thlangdu.

Lần sửa cuối bởi Phieuvan_Thlangdu; 23-12-10 lúc 08:15 PM
Trả lời với trích dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to Phieuvan_Thlangdu For This Useful Post:
Nhím con (24-12-10), phihongvan (24-12-10), sonata (24-12-10), Thành Phạm (13-11-15)
  #12  
Cũ 23-12-10, 11:12 PM
Avatar của VỀ MIỀN TRUNG
VỀ MIỀN TRUNG VỀ MIỀN TRUNG đang ẩn
CM Nhị Thập Tam Khôi
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Đến từ: Cam Ranh - Khánh Hoà
Bài gửi: 2.677
Thanks: 6.464
Thanked 9.914 Times in 2.589 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo! tới VỀ MIỀN TRUNG
Mặc định

Quote:
Nguyên văn bởi Phieuvan_Thlangdu Xem bài viết
Cùng bạn Về Miền Trung.
Sở dĩ "Lộ tự trường xà" vì con đường ngoằn ngoèo lượn quanh qua lại theo triền núi (Đèo Hải Vân rất cao và dài, con đường trải dài cả hai đầu Nam-Bắc, có nhiều khúc quanh đi lượn lại như rắn bò, rắn trườn mình. Vì bạn viết "rắn cuộn" nên Phiêu Vân lại hình dung ra con rắn khoanh mình cuộn lại thành (một khối) vòng tròn, cái đầu gác trên khoanh của mình cuộn.

Không biết bây giờ còn như xưa không? Ngày ấy Phiêu Vân đi chùa Thiên Ấn, chùa nằm khoảng giữa Quảng Ngãi - Đà Nẳng, tọa lạc trên một đình núi trơ vơ, không liên kết với núi nào khác, đường lên chùa chạy từ chân lên đỉnh theo hình trôn ốc xoay quanh ngọn núi. Con đường này giống như rắn cuộn, chùa là cái đầu rắn vậy. (tư thế này chừng như lúc rắn ngủ thì phải; lúc đang vào thế kém hay ngại đối phương, chừng như rắn cũng ở tư thế này để tìm cơ hội phản công)

Có thể cách dùng từ và hình dung của bạn và Phiêu Vân khác nhau chăng? Nếu thế thì Phiêu Vân sai rồi! Bạn miễn chấp cho nhé.

Chúc Giáng Sinh vui vẻ bạn Về Miền Trung nhé.
Thân mến
Phieuvan_Thlangdu.
Tác giả chỉ ví "đường như con rắn dài". Anh em mình theo thực tế để minh thị cho rõ thêm . Động tác "cuộn" của rắn cũng không chỉ có "cuộn tròn" như PV phân tích. Dùng từ "lượn" thì không hợp với rắn lắm. Dùng các từ khác thì không hay về thanh. Để VMT ngẫm lại xem.
Cám ơn anh về lời chúc Giáng Sinh.
Chúc anh luôn vui.
Trả lời với trích dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to VỀ MIỀN TRUNG For This Useful Post:
Nhím con (24-12-10), Phieuvan_Thlangdu (23-12-10), sonata (24-12-10), Thành Phạm (13-11-15)
  #13  
Cũ 24-12-10, 12:02 AM
Phieuvan_Thlangdu Phieuvan_Thlangdu đang ẩn
Banned
 
Tham gia ngày: Dec 2010
Bài gửi: 43
Thanks: 59
Thanked 170 Times in 42 Posts
Mặc định

Quote:
Nguyên văn bởi VỀ MIỀN TRUNG Xem bài viết
Tác giả chỉ ví "đường như con rắn dài". Anh em mình theo thực tế để minh thị cho rõ thêm . Động tác "cuộn" của rắn cũng không chỉ có "cuộn tròn" như PV phân tích. Dùng từ "lượn" thì không hợp với rắn lắm. Dùng các từ khác thì không hay về thanh. Để VMT ngẫm lại xem.
Cám ơn anh về lời chúc Giáng Sinh.
Chúc anh luôn vui.

Cùng bạn Về Miền Trung
"Tác giả chỉ ví "đường như con rắn dài". Vậy chắc tác giả nói rắn chết mới nằm dài không chừng (?). Tôi thấy thú vị với câu này bởi ý tại ngôn ngoại. Nhưng đâu có sao, nếu mọi người thú vị như nhau thì e thơ sẽ nhàm mất bạn nhỉ?

Thì bàn cho biết thêm thế thôi chứ không quan trọng đâu bạn ạ. Cuộn thì biển hay sông cũng cuộn sóng đó thôi (cuộn sóng chỉ sóng xoáy mạnh, cuốn thành vòng); người ta cuộn chăn chẳng hạn. và v.. v...

Lượn thì có người cho là rắn, mà chim cũng lượn. Lượn chỉ một đường biểu diễn có khúc cong thế thôi (lắm khi ngoằn ngoèo - chữ chi gấp khúc bằng những đường thẳng không gọi lượn). Máy bay bay bình thường thì gọi là bay, khi nghiêng lạng qua một phía (lả lướt) thì người ta nói máy bay lượn, nhưng xe thì lại gọi là lạng (tiếng việt thú vị chính là chỗ ấy!). Tuy vậy khái niệm từ ngữ trong thơ mà. Mỗi người mỗi ý và chẳng ai sai phải không bạn?

Thân mến
Phieuvan_Thlangdu

Lần sửa cuối bởi Phieuvan_Thlangdu; 24-12-10 lúc 12:26 AM
Trả lời với trích dẫn
The Following 5 Users Say Thank You to Phieuvan_Thlangdu For This Useful Post:
Nhím con (24-12-10), phihongvan (24-12-10), sonata (24-12-10), Thành Phạm (13-11-15), VỀ MIỀN TRUNG (24-12-10)
Trả lời

Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của mình

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 07:43 PM

© 2007 - 3.8.7 - BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ bài viết của thành viên.