![]() |
|
![]() |
|
![]() |
![]() |
#11
|
||||
|
||||
![]() Quy tắc 8: Hãy dành chút hứng thú cho thế giới bên ngoài Có lẽ bạn đang thắc mắc tại sao quy tắc này lại được đưa vào đây thay vì đặt trong phần các quy tắc về thế giới xung quanh. Nhưng quy tắc này là về chính bạn. Bởi dành hứng thú cho thế giới bên ngoài là để giúp bạn tiến lên chứ không phải để đem lại lợi ích cho thế giới ấy. Bạn không buộc phải theo dõi bản tin hàng ngày, song bằng cách đọc, nghe và nói chuyện, bạn có thể cập nhật những chuyện đang xảy ra. Người nắm luật chơi không bao giờ để mình sa vào những điều vụn vặt trong cuộc sống, họ không tự nhốt mình trong chiếc giếng hẹp. Hãy tự cho mình nghĩa vụ luôn dõi theo những gì đang xảy ra trên trái đất này - các sự kiện, âm nhạc, thời trang, khoa học, phim ảnh, ẩm thực, giao thông, thậm chí cả trên ti vi. Những người nắm luật chơi thành công là những người có thể tán dóc về bất cứ chủ đề gì bởi họ thích thú với việc tìm hiểu những điều đang xảy ra. Bạn không cần phải sở hữu những thứ tối tân nhất nhưng hãy tìm hiểu qua để biết những gì đang thay đổi, những gì mới mẻ và những gì đang xảy ra cả trong cộng đồng nhỏ bé của bạn và cả những nơi khác trên hành tinh này. Bạn được gì ư? Với những người mới bắt đầu làm quen với việc này, bạn sẽ trở thành một người thật thú vị và nó cũng giúp bạn trẻ trung hơn. Tôi nhớ có lần tôi gặp một phụ nữ lớn tuổi ở bưu điện. Bà ta luôn mồm kêu ca về mã số cá nhân (PIN - personal idendity number): “Mã số cá nhân, mã số cá nhân, tôi làm quái gì với cái mã số ấy ở cái tuổi chết tiệt này?”. Câu trả lời rất ngắn gọn: bà ta không thể lĩnh lương hưu nếu không có cái mã số đó. Thật ra thì không đơn giản như thế. Chúng ta rất dễ rơi vào lối nghĩ kiểu như: “Trước đây tôi chưa bao giờ làm thế và bây giờ cũng chẳng cần phải làm thế”. Nếu chúng ta thực sự nghĩ như vậy, chúng ta sẽ tự đánh mất cơ hội của mình. Dành hứng thú cho thế giới bên ngoài để giúp bạn tiến lên, không nhất thiết phải đem lại lợi ích gì đó cho thế giới ấy Những người hạnh phúc nhất, luôn giữ được thăng bằng và thành đạt nhất trong cuộc sống là những người tự biến mình thành một phần của điều gì đó - một phần của thế giới - thay vì tự cô lập mình. Và những người hấp dẫn nhất, sôi nổi nhất là những người luôn hứng thú muốn tìm hiểu điều gì đang xảy ra quanh mình. Một hôm, tôi bật đài nghe chương trình buổi sáng, người ta đang phỏng vấn người quản giáo đứng đầu nhà tù Mỹ và ông này đang thao thao bất tuyệt về chuyện cải cách các hình phạt dành cho tù nhân. Đó chẳng phải chủ đề ưa thích của tôi (tôi chẳng biết ai ở đó), và bạn có thể lý luận rằng tôi chẳng cần phải biết về cái nhà tù ấy cũng như người phụ nữ lớn tuổi kia chẳng cần biết về cái mã số cá nhân. Nhưng thực tế tôi cảm thấy mình sôi nổi hơn, cảm thấy mình đang sống và hứng thú với chuyện đó. Và điều đó chẳng có gì là xấu. |
The Following User Says Thank You to hoatigon208410 For This Useful Post: | ||
Nhím con (16-11-11)
|
#12
|
||||
|
||||
![]() Quy tắc 9: Hãy đứng về phía thiên thần thay vì đứng về phía ác quỷ Mỗi ngày chúng ta đều đối mặt với hàng đống sự lựa chọn. Và tất cả những sự lựa chọn đó, chung quy lại, đều là lựa chọn đứng về phía thiên thần hay ác quỷ. Bạn chọn con đường nào? Hay bạn thậm chí cũng chẳng biết cái gì đang xảy ra? Hãy để tôi giải thích nhé. Mỗi hành động của chúng ta đều tác động đến gia đình, bạn bè, đến mọi người xung quanh, xã hội và cả thế giới nói chung. Ảnh hưởng có thể tốt cũng có thể xấu - tùy thuộc vào cách bạn lựa chọn. Đôi khi đó là lựa chọn khó khăn. Đôi khi chúng ta bị giằng xé giữa cái chúng ta muốn và cái có lợi cho người khác, giữa sự thỏa mãn cho cá nhân và lòng hào hiệp với mọi người. Chẳng ai cho rằng điều đó dễ dàng. Lựa chọn để đứng về phía cái thiện thường rất chật vật. Nhưng nếu bạn muốn thành công - mà theo tôi thành công đo bằng việc bạn tự khiến mình hài lòng và hạnh phúc - bạn phải lựa chọn. Đây có thể là điều bạn sẽ dành trọn cả cuộc đời mình - lựa chọn là thiên thần hay ác quỷ. Nếu bạn muốn biết mình đã lựa chọn hay chưa, hãy tự kiểm chứng xem bạn cảm thấy gì khi có người bỗng nhiên chạy xe cắt ngang dòng xe của bạn vào đúng giờ cao điểm, khi ai đó bỗng nhiên chặn bạn lại để hỏi đường đúng lúc bạn đang vội, khi con bạn gặp rắc rối với cảnh sát lúc vẫn còn ở tuổi vị thành niên, khi bạn cho ai đó mượn tiền và họ không thể hoàn trả, khi sếp gọi bạn là đồ ngốc trước mặt tất cả mọi người, khi cái cây bên nhà hàng xóm mọc lấn chiếm sang nhà bạn, khi bạn chẳng may nện cả chiếc búa vào ngón cái, khi… Như tôi đã nói, mỗi ngày đều là một sự lựa chọn của chúng ta, và nếu muốn lựa chọn đúng đắn, hãy lựa chọn bằng lương tâm. Chúng ta bị giằng xé giữa cái chúng ta muốn và cái có lợi cho người khác Vấn đề bây giờ là chẳng ai có thể nói cho bạn rõ điều gì tạo ra thiên thần và ác quỷ. Bạn sẽ phải tự đặt ra cho mình một thước đo. Nhưng đừng lo, không khó như bạn nghĩ đâu. Tôi cho rằng đa phần chúng đều tự biểu hiện rồi. Điều đó có làm ai bị tổn thương hay cản trở ai không? Bạn là người góp phần giải quyết rắc rối hay gây ra rắc rối? Nếu bạn làm một điều gì đó, mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn hay tồi tệ hơn? Hãy tự lựa chọn cho mình. Bạn có cách giải thích riêng thế nào là thiên thần và thế nào là ác quỷ. Đừng nói với ai đó rằng họ là ác quỷ, bởi có thể họ định nghĩa ác quỷ hoàn toàn khác. Những gì người khác làm là lựa chọn của riêng họ và họ sẽ chẳng cảm ơn bạn vì bạn cho họ biết họ đã sai. Đương nhiên, bạn có thể theo dõi họ như một người ngoài cuộc, một quan sát viên và tự nói với mình: “Mình sẽ không bao giờ làm thế” hoặc: “Họ đã lựa chọn làm thiên thần” hay thậm chí: “Ôi, đồ ác quỷ”. Nhưng bạn đừng nói gì cả nhé. |
The Following User Says Thank You to hoatigon208410 For This Useful Post: | ||
Nhím con (17-11-11)
|
#13
|
||||
|
||||
![]() Quy tắc 10: Chỉ có cá chết mới trôi theo dòng nước Cuộc sống thật khó khăn và những quy tắc của chúng ta là để nói lời cảm ơn với Đức chúa trời+ về điều đó. Nếu cuộc sống nhẹ nhàng và đơn giản, chúng ta đã không được thử thách, không được sống hết mình và được tôi bởi ngọn lửa của cuộc sống. Chúng ta sẽ không lớn lên, không học được gì, không thay đổi được gì và cũng chẳng thể thoát ra khỏi chính mình. Nếu cuộc đời là những chuỗi ngày êm ả thì rồi chẳng sớm thì muộn chúng ta sẽ buồn chán. Nếu không có những ngày mưa tầm tã, cũng sẽ chẳng có niềm hân hoan khi sau cùng những cơn mưa thôi rơi và chúng ta có thể chạy ra bãi biển. Nếu cuộc đời chỉ toàn những điều dễ dàng, chúng ta sẽ không mạnh mẽ hơn được. Vì vậy, hãy cảm ơn vì cuộc đời là cả một cuộc vật lộn và chỉ có những con cá chết mới phó mặc mình cho dòng nước chảy. Với những con cá còn lại, như chúng ta, sẽ có lúc lội ngược dòng lên với thượng nguồn. Chúng ta sẽ phải vật lộn với thác nước, với những con đập và những trận lũ hung bạo. Nhưng chúng ta không có sự lựa chọn. Chúng ta phải tiếp tục bơi hoặc sẽ bị lũ quét đi. Và mỗi lần quẫy đuôi, chúng ta càng mạnh mẽ hơn, học được nhiều hơn và hạnh phúc hơn. Một thống kê cho thấy về hưu là điều thật tệ đối với nhiều nam giới. Thậm chí, rất nhiều người trút hơi thở cuối cùng mà chỉ có vài phút để giao lại trọng trách cho một ai đó. Vì thế, hãy tiếp tục bơi hỡi những chú cá nhỏ, hãy cứ tiếp tục bơi đi. Cuộc sống là thế, ý nghĩa của cuộc sống là thế: Một chuỗi những cuộc vật lộn và cả những khoảng lặng.. Bạn hãy xem mỗi lần thất bại là một cơ hội cải thiện. Chúng chỉ giúp bạn mạnh mẽ hơn thay vì yếu mềm đi. Hãy gánh vác nhiều thứ nhất mà bạn có thể. Tất nhiên cuộc chiến chẳng bao giờ đến hồi kết thúc nhưng sẽ có những khi tạm lắng - những vùng nước lặng là nơi chúng ta có thể nghỉ ngơi và hưởng thụ vài phút trước khi chướng ngại tiếp theo lại ập đến và cuốn chúng ta đi. Cuộc sống là như thế, ý nghĩa của cuộc sống là như thế: một chuỗi những cuộc vật lộn và những khoảng lặng. Cho dù bạn đang trong hoàn cảnh nào thì sớm muộn rồi hoàn cảnh cũng sẽ thay đổi. Vậy, bạn đang ở giai đoạn nào? Đang đấu tranh hay đang tạm nghỉ ngơi trong chốc lát? Bạn đang ngụp lặn trong cơn mưa hay đã ra đến biển? Bạn đang học hỏi hay đang hưởng thụ thành quả? Bạn là chú cá chết hay là một chú cá hồi khỏe mạnh? |
The Following User Says Thank You to hoatigon208410 For This Useful Post: | ||
Nhím con (17-11-11)
|
#14
|
||||
|
||||
![]() Quy tắc 11: Hãy là người cuối cùng lên tiếng Với tôi, đây thực sự là quy tắc khó. Tôi luôn muốn được lên tiếng, được hét thật to. Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống như thế, hét hò là một cách sống và là cách duy nhất để người khác lắng nghe bạn, để thu hút sự quan tâm của mọi người và để nói lên ý kiến của mình. Kỳ quặc ư? Đúng thế. Náo loạn ư? Đúng thế. Có ích ư? Có thể không. Một trong những cậu con trai của tôi đã thừa hưởng được gen hét hò từ bố và cu cậu tỏ ra khá giỏi trong việc ấy. May sao, quy tắc này của chúng ta lại nói rằng: hãy là người cuối cùng lên tiếng, như vậy là tôi được lợi rồi. Nếu cu cậu la hét trước thì tôi sẽ la hét lại. Nhưng thực tế tôi luôn cố gắng để không làm điều đó. Với tôi, dù với bất cứ kiểu gì, thì la hét vẫn cứ là điều tồi tệ, dấu hiệu chứng tỏ tôi mất bình tĩnh và mất khả năng tranh luận. Có một cậu bé con một ông giám mục, một lần bắt gặp bài giảng đạo của cha mình, cậu ta đã lấy bút bồi thêm một câu bên lề: “La hét, tranh luận chỉ là yếu mềm”. Tôi nghĩ câu chuyện có thể tổng kết những điều ở trên. Nhưng cũng có nhiều khi tôi la hét và sau mỗi lần như thế lúc nào tôi cũng hối hận. Có một lần khi chúng tôi đi ăn tối ngoài tiệm, tôi đã hét tướng lên trên đường như thế. Lúc đó, tôi suy nghĩ theo cách riêng của mình, nhưng thực tế đó là chuyện chả hay ho gì và sâu trong lòng tôi cũng cảm thấy xấu hổ vì mình. La hét , tranh luận chỉ là yếu mềm Vậy bạn sẽ làm gì nếu cũng bị di truyền gen thích la hét như tôi? Tôi nghĩ tôi sẽ tìm cách chuồn khỏi đó để tránh trường hợp biến sự bất đồng thành la hét trong các cuộc tranh luận nảy lửa. Sẽ rất khó, nhất là khi bạn cho rằng mình đúng. Có nhiều thứ khiến chúng ta muốn hét lên, và nhiều khi chúng ta cảm thấy la hét như thế là cách duy nhất giúp chúng ta bình tâm trở lại. Nhưng chúng ta đang chung sống với những con người thực, những người cũng có cảm nghĩ như chúng ta và la hét vào mặt người khác là điều không thể biện minh - ngay cả khi họ là người bắt đầu. Thông thường có hai trường hợp chúng ta hay la hét - trường hợp có lý do chính đáng và trường hợp bị lôi cuốn theo. Trường hợp thứ nhất là khi bạn chèn xe lên chân ai đó và không muốn xin lỗi hoặc giả bạn không nhận thức rằng mình đã làm điều gì sai. Trong trường hợp này, nạn nhân của bạn có quyền la hét bạn. Trường hợp thứ hai là khi ai đó cố tình la hét - một kiểu hăm dọa. Bạn có thể phớt lờ họ hoặc kiểm soát tình hình bằng thái độ quyết đoán. Bạn không được phép la hét lại họ. Tôi biết, tôi biết, có hàng đống trường hợp mà dường như la hét là cách hợp lý nhất - chú cún của bạn đang ăn vụng bữa ăn ngày chủ nhật, bọn trẻ không chịu dọn dẹp phòng ốc, máy tính của bạn lại trục trặc và nhân viên sửa chữa không thể sửa kịp cho bạn, bọn trẻ hư lại vẽ đầy lên tường nhà bạn, bạn gọi đi gọi lại nhiều lần và cuối cùng vẫn không gọi được số tổng đài sau khi chờ máy suốt 20 phút, họ đặt biển đóng cửa ngay khi bạn mới đặt đống đồ lên quầy thu ngân, ai đó tỏ ra rõ là ngốc nghếch hoặc giả cố tình vờ như không hiểu bạn nói gì. Và cứ thế mãi. Nhưng nếu bạn lẩm nhẩm quy tắc này - “Không la hét, không la hét”, mọi chuyện sẽ cực kỳ đơn giản. Mọi người sẽ biết đến bạn như người luôn giữ bình tĩnh bất kể xảy ra chuyện gì. Những người giữ được bình tĩnh luôn được tin cậy. Những người giữ được bình tĩnh luôn là chỗ dựa cho người khác. Những người giữ được bình tĩnh luôn được kính nể và giao nhiều trọng trách. Những người giữ được bình tĩnh luôn sống lâu hơn. |
The Following User Says Thank You to hoatigon208410 For This Useful Post: | ||
Nhím con (17-11-11)
|
#15
|
||||
|
||||
![]() Quy tắc 12: Hãy là cố vấn của chính bạn Sâu thẳm trong mỗi chúng ta là cả một kho kiến thức. Điều này gọi là khả năng trực giác. Lắng nghe trực giác của bạn là cả quá trình học tập dần dần, bắt đầu bằng việc nhận ra một giọng nói khe khẽ vang lên hay một cảm nhận sẽ mách bảo bạn mỗi khi bạn làm điều gì đó đáng lẽ bạn không nên làm. Giọng nói ấy luôn hiện diện, thầm lặng, và bạn phải thật tập trung lắng nghe mới có thể nhận ra. Nếu thích, bạn có thể gọi nó là lương tâm, nhưng trong sâu thẳm bạn sẽ nhận ra khi nào bạn làm một điều xấu. Bạn biết khi nào phải xin lỗi, phải điều chỉnh và làm những việc đúng đắn. Bạn biết và tôi biết là bạn biết. Sở dĩ tôi biết là bởi thực chất tất cả chúng ta đều biết. Bạn biết khi nào phải xin lỗi, phải điều chỉnh và là những việc đúng đắn Mỗi khi bạn nghe thấy giọng nói từ bên trong ấy, bạn sẽ thấy nó giúp ích được gì cho bạn. Giọng nói ấy khác nhiều so với một con vẹt không trí óc đậu trên vai bạn cứ luôn hót: “Lại làm hỏng rồi” sau khi bạn làm điều gì đó. Điểm mấu chốt là bạn nghe thấy trực giác của bạn lên tiếng nói cho bạn biết điều gì đúng điều gì sai trước khi bạn làm. Hãy gắng thử để mọi việc chạy qua trực giác của bạn trước khi quyết định và xem điều gì xảy ra. Khi đã quen với việc đó, bạn sẽ thấy nó thật dễ dàng. Hãy tưởng tượng có một đứa trẻ đứng bên bạn và bạn phải giải thích mọi điều cho nó nghe. Hãy tưởng tượng đứa trẻ ấy sẽ hỏi bạn những câu hỏi: “Tại sao ông lại làm thế? Cái gì đúng, cái gì sai? Chúng ta có nên làm thế không?” - và bạn phải trả lời. Chỉ có trong trường hợp như thế, bạn vừa là người hỏi và đồng thời cũng chính là người trả lời. Bạn sẽ nhận ra rằng mình đã biết tất cả những thứ cần biết và cả những thứ không cần phải biết. Hãy lắng nghe. Nếu bạn muốn tin tưởng vào một ai đó cố vấn cho bạn, bạn muốn tin ai? Tốt nhất người cố vấn đó là chính bạn bởi bạn là người nắm rõ mọi chuyện, là người có những kinh nghiệm cần thiết và mọi kiến thức trong tay. Chẳng ai khác có được những điều ấy. Chẳng ai có thể nhìn tận sâu trong lòng bạn và tìm hiểu xem cái gì đang diễn ra trong đó. Nhưng cần làm rõ một chút. Khi tôi nói lắng nghe thì không có nghĩa lắng nghe những gì đang chạy qua đầu bạn. Đó chính là nơi cư ngụ của sự điên rồ. Không, tôi muốn nói một giọng nói âm thầm, yên lặng hơn kia. Với một số người, đó là cảm giác hơn là một giọng nói - cái mà đôi khi chúng ta gọi là bản năng. Và kể cả khi đó là một giọng nói thì nhiều khi giọng nói ấy cũng chẳng lên tiếng - không giống như bộ não của chúng ta, lảm nhảm không ngừng - và kể cả khi nó lên tiếng thì đôi khi bạn cũng để lỡ mất chúng vì những dòng ngôn ngữ tuôn chảy từ bộ não của bạn. Điều này không có nghĩa bạn phải tiên đoán trước những gì sẽ xảy ra. Bạn không thể biết được chú ngựa nào sẽ về đích trong cuộc đua lúc 3 giờ 30 ở Chepstow hay đội nào sẽ giành chiếc cúp vô địch. Điều quan trọng là chúng ta sẽ làm gì, quyết định trọng đại chúng ta phải đưa ra, và vì sao chúng ta lại cư xử như thế. Nếu bạn tự hỏi mình, bạn sẽ có câu trả lời. |
The Following User Says Thank You to hoatigon208410 For This Useful Post: | ||
Nhím con (19-11-11)
|
#16
|
||||
|
||||
![]() Quy tắc 13: Không sợ hãi, không kinh ngạc, không do dự và không hoài nghi Những điều này từ đâu mà ra? Đó là của những đấu sĩ samurai từ thế kỷ thứ 17. Đó là 4 điều răn cho một cuộc sống thành đạt - và đạo lý kiếm thuật. Không sợ hãi Bạn không nên sợ hãi bất cứ điều gì trên đời. Nếu thực sự có một điều như vậy, bạn cần làm gì đó để vượt qua nỗi sợ hãi của mình. Thú thực là tôi có tật sợ độ cao. Tôi luôn cố tránh những nơi cao nếu có thể. Gần đây, máng nước nhà tôi bị hỏng và tôi phải trèo lên mái nhà - ngôi nhà 3 tầng với một bên mái dốc dài. Răng va lập cập và tôi tự lẩm nhẩm suốt: “Không sợ, không sợ, không sợ” cho đến khi xong xuôi công việc. À, tất nhiên là lúc đó tôi không nhìn xuống đất. Vì thế, dù bạn sợ điều gì, hãy đối mặt với nó và đánh bại nó. Không kinh ngạc Dường như cuộc sống đầy rẫy những điều bất ngờ, phải vậy không? Bạn đang bước đi rất suôn sẻ và bỗng nhiên có gì đó chồm đến trước mặt. Nhưng nếu bạn quan sát kỹ bạn sẽ nhận ra những dấu hiệu báo trước trên đường. Và khi đó chẳng còn gì là bất ngờ nữa. Bất kể bạn đang ở trong hoàn cảnh nào, sớm hay muộn hoàn cảnh đó cũng sẽ thay đổi và chẳng có gì là đáng kinh ngạc. Vậy, tại sao cuộc sống luôn có vẻ như đầy bất ngờ? Bởi gần nửa thời gian chúng ta đều mơ màng. Hãy tỉnh dậy và sẽ chẳng còn gì có thể khiến bạn bất ngờ nữa. Không do dự Nếu bạn lưỡng lự, cơ hội sẽ vụt qua. Nếu bạn suy nghĩ quá lâu, bạn sẽ không bao giờ hành động được. Khi đã cân nhắc những lựa chọn của bạn, hãy chọn, hãy quyết định và bắt tay làm. Đó là bí quyết. Không do dự nghĩa là không chờ đợi ai đó giúp bạn hay quyết định thay bạn. Không do dự là khi điều gì đó không tránh khỏi sắp xảy ra, hãy đương đầu và hưởng thụ nó. Còn nếu chẳng làm gì cả thì chờ đợi cũng hoài công. Không hoài nghi Khi đã quyết định việc gì, đừng nghĩ đi nghĩ lại. Hãy dừng suy nghĩ - thư giãn một chút và bắt tay vào việc. Cũng đừng lo lắng gì. Ngày mai sẽ đến như một điều tất yếu. Chẳng có gì phải hoài nghi về cuộc sống. Chỉ là cuộc sống, vậy thôi. Hãy tự tin, hãy tận tâm một chút. Hãy chắc chắn về bản thân mình. Khi đã hướng mình tới một mục tiêu nào đó, một hướng đi hay một kế hoạch, hãy tuân theo. Đừng hoài nghi liệu đó có phải việc làm đúng đắn hay không và đừng hoài nghi liệu bạn có thành công hay không. Hãy tiếp tục tiến bước và tin tưởng hoàn toàn vào quyết định của bạn. |
The Following User Says Thank You to hoatigon208410 For This Useful Post: | ||
Nhím con (19-11-11)
|
#17
|
||||
|
||||
![]() Quy tắc 14: Ước gì tôi đã làm như thế và tôi sẽ làm như thế - Hối tiếc ư, cũng có vài lần… Có lẽ bạn mong đợi tôi nói rằng chẳng có chỗ cho sự hối hận hay “giá mà”. Nhưng điều này thật ra rất có ích - nếu bạn lựa chọn chúng để tiến về phía trước theo một cách khác. Có ba trường hợp cho câu nói: “tôi ước gì tôi đã làm thế”. Trường hợp đầu tiên là khi bạn nhận ra bạn đã bỏ lỡ một cơ hội hay đã bỏ lỡ thứ gì đó. Trường hợp thứ hai là khi bạn thấy ai đó làm điều gì đó thật tuyệt và bạn ước người đó là bạn. Trường hợp cuối cùng không phải trường hợp của bạn mà của người khác - những người luôn nghĩ: “Đáng lẽ mình phải là đối thủ”. Giá như tôi có cơ hội, tôi có may mắn. Nhưng điều tồi tệ với những người thuộc nhóm thứ 3 này là ngay cả khi thần may mắn mỉm cười với họ thì họ cũng sẽ bỏ lỡ cơ may của mình. Khi nhìn những thành tựu ai đó đạt được, thế giới chia thành hai loại người với hai ánh mắt khác nhau: những người nhìn với ánh mắt ghen tị và những người nhìn với ánh mắt coi đó như động lực cho mình. Nếu bạn nghe mình nói “ước gì tôi cũng làm thế/nghĩ thế/đã ở đó/đã nhìn thấy/đã trải nghiệm nó/đã gặp họ/đã hiểu ra”, thì bạn nên học câu này: “Và giờ, tôi sẽ …”. Thế giới chia làm hai loại người với hai ánh mắt khác nhau: Những người với ánh mắt ghen tị và những người nhìn với ánh mắt coi đó là động lực cho mình Nhiều khi, những điều bạn ước bạn đã làm không hẳn là không thể làm - mặc dù có thể không hoàn toàn chính xác như đáng lẽ bạn đã làm. Chẳng hạn như khi bạn nói: “Ước gì tôi để dành một năm trước khi vào đại học để du lịch Trung Quốc” thì có nghĩa bạn chắc chắn không thể quay ngược thời gian. Nhưng giờ bạn có thể xin nghỉ 6 tháng và thực hiện ước mơ đó chứ? Bạn có thể nghỉ phép lâu hơn một chút và đi du lịch (nếu cần thì đi cùng gia đình)? Hay là lập kế hoạch đặt chuyến du lịch lên hàng đầu trong lịch trình công việc của bạn sau khi nghỉ hưu? Nếu bạn hối tiếc vì không đạt được huy chương vàng Olympic ở môn chạy 400m vì bạn bỏ tập điền kinh từ năm 14 tuổi thì đương nhiên điều đó cũng không thể xảy ra khi bạn đã 34 tuổi. Điều bạn có thể làm bây giờ là quyết tâm không để tuột khỏi tay bất cứ cơ hội nào khỏi tầm tay nữa. Vì thế, bạn có thể quyết định đăng ký sẵn ở một lớp học lặn. Bằng cách đó thì 20 năm sau bạn sẽ không phải nói: “Ước gì tôi đã học lặn”. |
The Following User Says Thank You to hoatigon208410 For This Useful Post: | ||
Nhím con (19-11-11)
|
#18
|
||||
|
||||
![]() Quy tắc 15: Hãy đếm đến 10 hoặc cứ lẩm nhẩm "Ôi, ôi, con chiên ghẻ" - Thỉnh thoảng sẽ có ai đó hay điều gì khiến bạn bực tức. Nhưng giờ bạn đã là người nắm luật chơi và bạn không được phép để mất bình tĩnh nữa. Vậy phải làm thế nào? Câu trả lời sẽ là một kiến thức quý báu cho bạn. Bạn sẽ tập thói quen đếm đến 10 trong khi hít thở sâu, hy vọng và cầu nguyện cho cơn thịnh nộ sắp đến sẽ lắng dịu. Cách này luôn hữu hiệu với tôi, giúp tôi có được vài giây lấy lại bình tĩnh và nhớ lại tôi đang ở đâu và tôi là ai. Khi đã trấn tĩnh lại, tôi sẽ tìm được hành động thích hợp. Khi đã trấn tĩnh lại, tôi sẽ tìm được hành động thích hợp Chuyện đếm đến 10 đó rất quan trọng. “Cổ lỗ sĩ”, có lẽ bạn nói vậy. Đúng thế, nhưng rất hiệu quả. Bạn không thích thế? Vậy bạn có thể tìm ra thứ gì đó để lẩm nhẩm trong khi hít thở sâu, một bài thơ chẳng hạn, nhưng nhớ là thơ ngắn thôi nhé. Vì thế nên tôi gợi ý: “Ôi, ôi, con chiên ghẻ”. Hoặc bạn có thể thử bài này: “Tôi phải đi ra biển lần nữa, đến bãi biển và bầu trời cô độc. Tôi bỏ quần và tất ở đó và chắc chắn chúng sẽ được giữ khô”. Bài thơ đó có thể giúp bạn cười và bạn sẽ bình tĩnh trở lại. Ai đó hỏi bạn và bạn không chắc về câu trả lời. Bạn hãy đếm đến 10 trước khi trả lời. Họ sẽ cho rằng bạn là người thông thái, hiểu biết và luôn suy nghĩ chín chắn trước khi nói (đừng nói với họ bạn đang đọc một bài thơ nào đó nhé). Đó là cách để “suy nghĩ trước khi nói” - tạm dừng một chút là cách tốt để tránh những rắc rối liên tiếp. Nếu bạn đang trong một cuộc đối đầu, nhẩm đếm đến 10 sẽ giúp ích rất nhiều. Có một lần tôi vào một tiệm ăn nhanh trong thị trấn. Khi người ta đang phục vụ đồ ăn cho tôi, một người đàn ông có vẻ tốt bụng thầm thì với tôi rằng hãy cẩn thận khi bước ra khỏi cửa. Tôi hỏi lý do và ông ta nói hãy cẩn thận kẻo mấy gã lang thang ngoài cửa đang chực xin đồ ăn của tôi. “Lũ chim đang xếp hàng kìa”, ông ta tiết lộ. Tôi lo lắng bước ra khỏi cửa - mà khoan, không phải là lo lắng mà sợ hãi. Nhưng tôi cài khuy áo khoác, hít một hơi thật sâu và đứng nhìn mấy gã trai trẻ. Tôi đếm đến 10 và liếc mắt nhìn từng đứa sau đó tiến thẳng về phía chúng một cách có chủ đích. Ngay khi tôi đến gần, vẫn lẩm nhẩm đếm đến 10, chúng quay đi và tôi còn lại một mình. Lạy chúa, món cá và khoai chiên mới ngon làm sao! |
The Following User Says Thank You to hoatigon208410 For This Useful Post: | ||
Nhím con (21-11-11)
|
#19
|
||||
|
||||
![]() Quy tắc 16: Hãy thay đổi những gì bạn có thể thay đổi, phần còn lại hãy cứ giữ như thế - Thời gian rất ngắn ngủi. Đây là một trong những thực tế bạn không thể trốn tránh. Nếu thời gian ngắn ngủi như thế, đừng lãng phí nó, dù chỉ một khoảnh khắc. Những người thành đạt mà tôi từng quan sát là những người luôn nâng niu từng giọt sinh lực và niềm vui của cuộc sống. Họ làm điều đó bằng cách tuân thủ đúng quy tắc này. Họ để tâm đến những gì họ có thể kiểm soát và những thứ còn lại, họ bỏ qua. Nếu ai đó cần bạn giúp thì đó là điều bạn có thể làm. Nếu cả thế giới này cần bạn giúp thì thực tế bạn chỉ có thể làm được rất ít. Trách móc mình là điều phản tác dụng và lãng phí thời gian. Tôi không nói chấm dứt việc để mắt đến mọi việc hay bỏ qua những gì cần thiết, nhưng có những lĩnh vực bạn có thể làm được điều gì đó đặc biệt và có những lĩnh vực bạn chẳng thể để lại ấn tượng gì. Nếu bạn mất thời gian đấu tranh để thay đổi những thứ không bao giờ có thể thay đổi, cuộc sống sẽ trôi vụt qua và bạn sẽ bỏ lỡ nó. Ngược lại, nếu bạn dành thời gian cho những thứ bạn có thể thay đổi, có thể làm khác đi, cuộc sống sẽ muôn màu muôn vẻ và có ý nghĩa hơn. Và dường như cuộc sống càng muôn màu muôn vẻ hơn, bạn càng có nhiều thời gian hơn. Tất nhiên nếu hợp sức lại, chúng ta có thể thay đổi nhiều thứ. Tuy nhiên đây là quy tắc dành riêng cho bạn, vì thế chúng ta chỉ nói đến những thứ bạn có thể thay đổi. Cống hiến bản thân cho những thứ mà bạn có thể thay đổi hay trong những phạm vi mà bạn có thể khiến mọi việc khác đi Nếu bạn có đôi tai của một tổng thống hay thủ tướng, bạn có thể đặt ra những chính sách có sức ảnh hưởng tới cả dân tộc. Nếu vị Giáo hoàng có thiện cảm với bạn, bạn có thể đặt một chân vào chức Giáo hoàng kế nhiệm. Nếu viên toàn quyền sẵn sàng nghe theo bạn, bạn có thể ngăn chặn được một cuộc chiến tranh. Nếu người biên tập có thiện cảm đối với bạn, tên của bạn có thể sẽ được xuất hiện trên bản in. Nếu người trưởng nhóm phục vụ bàn có thiện cảm với bạn, bạn có thể được ngồi ở chiếc bàn tốt nhất. Vân vân và vân vân. Vậy những ai là người nghe theo lời bạn? Bạn có ảnh hưởng gì và bạn có thể tác động để làm thay đổi điều gì bằng ảnh hưởng đó? Thường thì người sẵn sàng nghe theo chúng ta lại chính là bản thân chúng ta. Ảnh hưởng rõ ràng duy nhất chúng ta có là chính bản thân chúng ta. Thật tuyệt vời. Đây là thời cơ để có thể làm một vài việc tốt. Đây là cơ hội để có thể đóng góp được một điều gì đó. Hãy bắt đầu với chính bản thân chúng ta và sau đó hãy làm cho nó lan rộng ra. Theo cách này chúng ta không cần phải lãng phí thời gian để thuyết giáo cho những người sẽ không lắng nghe chúng ta. Chúng ta không cần phải lãng phí công sức hay sức lực vào những thứ mà chúng ta không thể kiểm soát hay chắc chắn được bất cứ sự thành công nào. Bằng cách thay đổi chính bản thân, chúng ta sẽ chắc chắn biết được kết quả sẽ như thế nào. |
The Following User Says Thank You to hoatigon208410 For This Useful Post: | ||
Nhím con (21-11-11)
|
#20
|
||||
|
||||
![]() Quy tắc 17: Đặt ra mục tiêu để mọi thứ bạn làm đạt kết quả tốt hơn - Một đòi hỏi quá cao! Đây thật sự là một mục tiêu rất khó để có thể đạt được - và cũng không được vội vàng. Nếu bạn làm việc, hãy làm tốt công việc trong khả năng của mình. Nếu bạn là một người cha hay một người mẹ, hãy là người cha, người mẹ tốt nhất có thể. Nếu bạn là một người làm vườn, hãy là người làm vườn tốt nhất mà bạn có thể. Bởi nếu không như vậy thì điều bạn đang hướng tới là gì? Và tại sao? Nếu bạn đang chuẩn bị làm một điều gì đó, bất kỳ điều gì, mà bạn lại chủ ý để đạt được nó với một kết quả không phải là tốt nhất, thì điều đó đáng buồn đến thế nào? Quy tắc này thật sự rất đơn giản và dễ dàng. Chúng ta hãy lấy ví dụ về việc nuôi dạy con cái. Cách tốt nhất có thể để nuôi dạy con cái là gì? Tất nhiên, ở đây không có câu trả lời đúng hay sai điều đó hoàn toàn là một sự đánh giá mang tính chủ quan. Theo bạn, những bậc cha mẹ tốt nhất nghĩa là gì? Tốt. Bây giờ có phải bạn đang hướng đến một điều khác kém hơn thế? Tất nhiên là không. Điều này cũng đúng với tất cả những gì mà bạn làm. Bạn đặt ra mục tiêu để đạt được điều tốt nhất mà bạn nghĩ mình có thể đạt được. Một khi bạn tự trở thành quan tòa, thành chuyên gia, rất dễ để bạn có được những điều mà bạn mong mỏi bởi vì chúng hoàn toàn là của bạn. Không ai có thể nói liệu bạn vừa thất bại hay thành công. Không ai có thể đặt tiêu chuẩn cho những gì mà bạn chuẩn bị bắt tay vào làm. Có lẽ đây là một sự gian dối. Nếu bạn có thể tự mình phán xét rằng bạn có thành công hay không thì rõ ràng bạn sẽ luôn cho bạn điểm 10/10. Có đúng thế không? Có lẽ là không. Thật ngạc nhiên khi chúng ta lại nghiêm khắc với chính bản thân, cả khi không có ai để ý đến chúng ta. Nếu chúng ta lừa dối bản thân thì chúng ta sẽ nhận ra một điều đơn giản là điều đó thật không đáng chút nào. Phải chăng, điều tuyệt vời nhất của việc đặt ra tiêu chuẩn cho bản thân là sự tự giải phóng? Chính xác. Khi đã đặt ra được những tiêu chuẩn đó bạn sẽ hướng tới những điều tốt đẹp nhất. Và khi bạn đặt ra tiêu chuẩn cho một điều gì đó thì tất cả những điều bạn cần phải làm là định kỳ kiểm tra xem bạn đang làm việc đó như thế nào. Tất cả những tiêu chuẩn đó không cần phải quá chi tiết. Ví dụ như quan điểm của bạn về những người cha, người mẹ tốt nhất cũng đơn giản như là: “Tôi sẽ luôn ở bên cạnh các con tôi”. Thậm chí nếu điều đó chỉ là vì bản thân bạn thì bạn cũng không cần phải đưa ra chi tiết về việc bạn sẽ nói với các con bạn rằng bạn yêu quý chúng bao nhiêu lần một ngày hay đảm bảo rằng ngày nào chúng cũng được đi những đôi tất sạch. Không, mục tiêu của bạn rất đơn giản “Luôn ở bên cạnh các con tôi” và đó là mục tiêu tốt nhất của bạn. Nếu bạn thất bại trong việc này thì là bởi vì bạn đã không ở đó vì chúng. Thất bại cũng tốt. Nhưng hướng tới những điều không phải là tốt nhất thì không nên. Tất cả những điều mà bạn cần phải làm đó là luôn nghĩ tới những gì mà bạn đang làm và sau đó cố gắng để đạt được chúng với kết quả tốt nhất. Bí quyết là bạn phải luôn nhận thức được rằng bạn đang làm gì và cần có một vài tiêu chuẩn để bạn, và chỉ có bạn, giám sát những việc bạn đang là. Hãy biến những mục tiêu của bạn trở nên đơn giản, rõ ràng và có thể chắc chắn đạt được. Hãy chắc rằng bạn biết điều gì là tốt nhất cho bạn còn điều gì thì không tốt bằng. |
The Following User Says Thank You to hoatigon208410 For This Useful Post: | ||
Nhím con (21-11-11)
|
![]() |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|
![]() |
![]() |