![]() |
|
![]() |
|
![]() |
![]() |
#1
|
||||
|
||||
![]() THI PHÁP: PHÂN TÍCH THƠ CỦA CÁC DANH GIA THI SỸ Topic nầy chỉ đơn cử mỗi tác giả 1-2 bài thơ điển hình, gặp đâu trích đó. Không thể trưng dẫn hết được, vì quá nhiều. Và cũng không thể lượt qua hết các tác giả. 1. NGUYỄN KHUYẾN VỊNH MÙA HÈ Biếng trông trời hạ nước non xa Ý khí ngày thường nghĩ đã trơ Cá vượt khóm rau lên mặt nước Bướm len lá trúc lượn rèm thưa Thơ Đào cửa miệng đưa câu rượu Xóm Liễu quanh khe chịu tiếng khờ Nhân hứng cũng vừa toan cất chén Sấm đông rầm rập gió nồm đưa Nguyễn Khuyến Phân tích: Chúng ta nhận thấy bài thơ này bị thất đối ở cả 2 cặp trạng và luận. Nặng nhất là thất đối ở những chữ cuối câu. HỎI THĂM QUAN TUẦN BỊ MẤT CƯỚP Tôi nghe kẻ cướp nó lèn ông Nó lại lôi ông đến giữa đồng Lấy của đánh người quân tệ nhỉ Xương gà da cóc có đau không Bây giờ mới thấy trầy da trán Ngày trước đi đâu mất mảy lông Thôi cũng đừng nên ky cóp nữa Kẻo mang tiếng dại với phường ngông Nguyễn Khuyến Chúng ta nhận thấy bài này bị phạm lỗi đại vận và không chỉnh đối về phân tích tự loại. CẢM HỨNG Ngày trước cũng lên lạy cửa trời Lâu nay vắng vẻ bặt tăm hơi Nước non man mác về đâu tá Bè bạn lơ thơ sót mấy người Đời loạn đi về như hạc độc Tuổi già hình bóng tựa mây côi Đã hay nhờ được hao mòn lắm Một thí lòng son chửa rõ mười Nguyễn Khuyến Bài thơ này cũng vậy, bị thất đối. Cụ Nguyễn Khuyến là một đại danh gia thi sĩ cho nên nhiều người đời sau không dám chê vì nghĩ rằng cụ học rộng hiểu nhiều nên làm thì phải đúng, mà đúng thì phải theo. Chúng ta phải khách quan mà nhận xét, không thể hùa theo như vậy. Cũng như nếu chúng ta viết sử thì không thể nói Trần Thiêm Bình, Lê Chiêu Thống là yêu nước được. 2. HỒ XUÂN HƯƠNG ĐÁNH ĐU Tám cột khen ai khéo khéo trồng Người thì lên đánh kẻ ngồi trông Trai đu gối hạc khom khom cật Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng Bốn mảnh quần hồng bay phất phới Hai hàng chân ngọc duỗi song song Chơi xuân ai biết xuân chăng tá Cột nhổ đi rồi lỗ bỏ không Hồ xuân Hương Phân tích: Chúng ta nhận thấy bài thơ này bị phạm lỗi Đại Vận. ĐÈO BA DỘI Một đèo một đèo lại một đèo Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo Cửa son đỏ loét tùm hum nóc Hòn đá xanh rì lún phún rêu Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo Hiền nhân quân tử ai là chẳng Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo Hồ xuân Hương Bài thơ này bị thất niêm, nhưng người đời sau không dám nói lên sự thật mà nói thác ra rằng đó là bài thơ phá cách. Đã là luật thì không có phá. Chỉ có làm sai mà không kiểm lại trước khi lưu hành. Sách dạy: Dù cho đó là danh gia thi sĩ, nhưng chúng ta không thể lấy cái sai của họ mà làm gương bắt chước theo. Cũng như chúng ta không thể bẻ cong ngòi bút mà viết sách nói trái đất hình vuông ! CẢNH THU Thánh thót tầu tiêu mấy hạt mưa Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ Xanh um cổ thụ tròn xoe tán Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ Bầu dốc giang sơn say chấp rượu Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ Ơ hay cảnh cũng ưa người nhỉ Ai thấy ai mà chẳng ngẩn ngơ Hồ xuân Hương Thơ của Bà Hồ Xuân Hương có nhiều bài bị lỗi điệp ngữ, ngoại trừ những bài cố ý dùng kỹ thuật điệp ngữ pháp 3. BÀ HUYỆN THANH QUAN QUA ĐÈO NGANG Bước tới đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá lá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông rợ mấy nhà Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân ngoảnh lại trời non nước Một mảnh tình riêng ta với ta Bà Huyện Thanh Quan Bài thơ này bị lỗi Tiểu Vận. Bà Huyện Thanh Quan được tiếng là người rất nghiêm khắc về luật thơ, nhất là chữ thứ 5 của mỗi câu. Nhưng Bà lại không tránh được chỗ này, chữ ta (chữ thứ 5 câu 8) sai luật làm thất niêm với chữ bóng, chữ thứ 5 câu 1 (vì trắc và bằng không niêm với nhau được - theo phép niêm thì câu 1 niêm với câu 8). Sách dạy: Dù cho đó là danh gia thi sĩ nhưng chúng ta không thể lấy cái sai của họ để làm gương mà bắt chước theo. Cũng như chúng ta không thể nói trái đất hình vuông !!! THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ Tạo hóa gây chi cuộc hí trường Ðến nay thắm thoắt mấy tinh sương Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo Nền cũ lâu đài bóng tịch dương Ðá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt Nước còn cau mặt với tang thương Ngàn năm gương cũ soi kim cổ Cảnh đấy người đây luống đoạn trường Bà Huyện Thanh Quan Bài thơ này bị lỗi điệp ngữ. HOÀNG THỨ LANG
|
#2
|
|||
|
|||
![]()
Đọc bài này lại nhớ đến phân tích vẻ đẹp của các mỹ nhân xưa có người nói: Dương Ngọc Hoàn béo quá, không đẹp. Triệu Phi Yến gầy quá, không đẹp
Nhưng cũng có người bảo: Tây thi mắc chứng đau bụng hay nhăn mặt và lúc đó mới là lúc nàng đẹp nhất |
#3
|
|||
|
|||
![]()
Thuyết bát bệnh của Thẩm Ước (441-513) đặt ra là: bình đầu, thượng vĩ, phong yêu, hạc tất, đại vận, tiểu vận, bằng nữu và chính nữu. Trong phạm vi của bài trao đổi này, chúng tôi chỉ nói về bệnh hạc tất thôi.
Như trong thơ thất ngôn Đường luật, nếu theo Thẩm Ước, thì phải xét cái địa vị khinh - trọng của mỗi chữ trong câu như chữ thứ 2 và thứ 6 (vì nó là hai cái đòn cân về thanh độ đặt hai bên chữ thứ 4 là chữ gối hạc: chữ gối hạc nếu bổng thì nó trầm, nếu trầm thì nó bổng). Nhưng làm thơ Đường luật chỉ cần theo đúng niêm luật thôi, còn thanh độ chỉ làm cho câu thơ có thêm nhạc điệu chứ không nhất thiết phải tuân thủ. Hơn nữa, tám bệnh ấy chỉ là do Thẩm Ước đặt ra từ các đời Tề - Lương (479-557) chứ không phải trong đời Đường (618-907) nên chỉ có giá trị tương đối trong việc cải tiến cho thơ cổ thể mà thôi. Thi sĩ có tài đời Đường họ hiểu lẽ đó, nên đã phá bỏ những gò bó ấy để viết theo hứng như bài Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu, Cửu nhật đăng cao của Đỗ Phủ, Anh Vũ châu của Lý Bạch… Chính Lý Bạch đã nói rằng: “Từ đời Lương đến đời Trần, thơ chuộng thói diễm bạc đã quá mức. Đến Thẩm Ước lại bày ra thanh luật nữa. Bây giờ để trở lại lối xưa ngoài ta ra còn ai?”. Cho nên, ông không tự trói buộc ở “trò hề thanh điệu” như ông từng nói. Những thi sĩ ít tài, không hiểu lẽ đó, cứ bo bo giữ đúng phép của Thẩm Ước làm cho thơ mất hẳn sinh khí. Đến đời Thịnh Đường thì đã có sự phản ứng mạnh mẽ. Hàn Sơn, một Hòa thượng thi sĩ đã chê các đồ đệ của Thẩm Ước là những kẻ đui: Hữu cá Vương tú tài, / Tiếu ngã thi đa thất. / Vân bất thức phong yêu, / Nhưng bất hội hạc tất . / Bình trắc bất giải áp, / Phàm ngôn thủ thứ xuất. / Ngã tiếu nhĩ tác thi, / Như manh đồ vịnh nhật. (Có chàng Vương tú tài, chê thơ ta nhiều lỗi: Phong yêu đã chẳng biết. Hạc tất lại không hay. Bằng trắc không theo đúng. Trọng ý chẳng trọng lời. Ta cười chú làm thơ, như đui vịnh mặt trời). Gần đây, Lương Xuân Phương trong Cựu thi lược luận do Chính Trung thư cục ấn hành ở Đài Bắc năm 1959, đã viết rằng: “Cái qui tắc bát bệnh trên trói buộc người ta quá, cho đến chính những sáng tác của họ Thẩm cũng không tránh hết những bệnh ấy… Những nhà nghiên cứu về sau công kích cái qui tắc ấy, tìm ra trong tác phẩm trứ danh của vô số đại gia những điều phạm vào bát bệnh của Thẩm Ước”. Chúng tôi chỉ xin dẫn mấy thí dụ sau đây, trích trong các bài thơ của các đại thi hào Trung Quốc và Việt Nam. Bài Vịnh Vũ Hầu từ (詠 武 侯 祠) của Đỗ Phủ (杜 甫): Thừa tướng từ đường hà xứ tầm, Cẩm Quan thành ngoại bách sâm sâm… (Đền thờ quan thừa tướng tìm ở chốn nào, ngoài thành Cẩm Quan chỗ những cây bách um tùm). Bài Thương Ngô tức sự (蒼 梧 即 事) của Nguyễn Du (阮 攸): Ngu Đế nam tuần cánh bất hoàn, Nhị phi sái lệ trúc thành ban… (Vua Ngu Thuấn đi tuần ở phương Nam, không trở về nữa. Hai bà phi khóc, nước mắt rơi vào khóm trúc thành những vết lốm đốm). Hay bài thơ Cối xay của LÊ THÁNH TÔNG: Thóc lúa kho trời vẫn sẵn đầy, Tạo thành cái cối để mà xay… Bài thơ Vịnh mùa đông của Nguyễn Công Trứ: Nghĩ lại thì trời vốn cũng sòng, Chẳng vì rét mướt bỏ mùa đông… Hơn nữa, người ta còn đưa ra những câu thơ phá vỡ hẳn những qui định chính yếu về thanh luật cho rằng, thơ hay có thể bất chấp những ràng buộc nói trên như 2 câu thơ trong bài thơ Đề Đông Khê công u cư (題 東 溪 公 幽 居) của Lý Bạch: Đông Khê bốc trúc tuế thì yêm… Đỗ Lăng hiền nhân thanh thả liêm, (Đề chỗ nhà ở ẩn của ông Đông Khê: Người hiền ở Đỗ Lăng vừa trong sạch vừa liêm, chọn được nơi dựng nhà ở Đông Khê, ẩn dật quanh năm…). Hoặc câu mở đầu bài Qua đèo Ba Dội của Hồ Xuân Hương mà chữ thứ hai cũng không theo cả luật bằng trắc nữa: Một đèo, một đèo lại một đèo Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo… Cho nên, trong quyển Cựu thi lược luận, soạn giả Lương Xuân Phương đã cho rằng: “Nếu cứ so đo quá kỹ ở thanh luật thì trên thực tế chưa hẳn đã là nắm được tiêu chuẩn để đoán định cái hay của thơ”. Theo tạp chí HỒN VIỆT Lần sửa cuối bởi Lan Hương; 01-12-11 lúc 11:22 PM |
#4
|
||||
|
||||
![]()
Hồi đó,các cụ thi cử bằng thơ,không có chuyện viết xong không nhận ra sai đâu.Hoặc là cố tình phá cách,hoặc là các cụ sửa hổng nổi vì sai nhưng sai dễ thương quá
![]() |
#5
|
|||
|
|||
![]()
PL thấy, vì khó quá không theo nổi mà quay ra chỉ trích niêm luật thì cũng không hay ho gì... Đí chẳng qua là dung túng bản thân mà thôi. Bàn rộng ra, không riêng gì thơ. Nếu thấy khó mà nản thì hà tất đạt được thành công sao...
|
#6
|
||||
|
||||
![]()
Công nhận là khó thiệt cô nà,với người vốn từ chưa đủ như vịt.Hôm ở lớp 6 ấy,có một câu sửa mãi không được,cô 4 sửa cái vèo.Ngộ ra là cứ từ từ,học gì vội,mình còn thiếu nhiều quá
![]() |
#7
|
|||
|
|||
![]()
Thi gia như Lý Bạch có khi vua bảo cũng không theo thì sao ông chịu bó mình theo niêm luật
Lý Bạch nhất trản thi bách thiên Thiên tử hô lai bất thướng thuyền Nhiều người khác cũng không theo niêm luật có lẽ không phải vì ko theo được mà vì ko muốn theo Như thơ Tô Đông Pha: Thùy như Long khâu cư sĩ hiền Đàm không thuyết hữu dạ bất miên Lần sửa cuối bởi Lan Hương; 01-12-11 lúc 11:10 PM |
#8
|
||||
|
||||
![]()
Hi,Vịt cũng có câu này,của một người làm thơ bình thường thôi á
Các đại thi hào nên cố gắng sai Các tiểu thi hào nên cố gắng không sai. (Tuấn Khỉ) Và ĐL bó buộc thì rõ rồi,vậy mới khai sinh ra thơ tự do chứ.Nhưng thời điểm hiện tại,ai mê ĐL là vì mê cái bó buộc đó đấy ![]() Lần sửa cuối bởi Vịt Anh; 01-12-11 lúc 11:16 PM |
#9
|
|||
|
|||
![]()
Hi, câu này nghe wen wen
Giống như câu: Hình bất thượng đại phu Lễ bất hạ thứ dân |
#10
|
||||
|
||||
![]() Quote:
Đã làm thơ Đường luật thì phải đúng luật. Nếu làm không đúng luật thì đừng vỗ ngực là ta đang làm thơ Đường luật. Đường luật chỉ là 1 thể thơ trong rất nhiều thể thơ giữa đời này. Trên bình diện thơ, chẳng thể nói thể thơ này giá trị hơn thể thơ kia. Và chúng ta thoải mái làm các loại thơ khác nếu thích phóng túng, nhất là thơ tự do. Việc gì phải làm thơ theo kiểu Đường luật - mà làm sai luật - rồi bảo là phá cách. Giống câu 8 của BHTQ, trong bài Qua đẻo Ngang: Một mảnh tình riêng ta với ta. Chữ ta là thất luật, dẫn đến thất niêm chứ phá cách cái nỗi gì. Sao cứ không dám đối diện với sự thật thế nhỉ? Làm người phải rèn đủ dũng khí để dám dối diện với sự thật, đối diện với cái sai của mình. Lấp liếm, chê đậy cái sai của mình lả thiếu trung thực. Mà thiếu trung thực với mình, với người thì chỉ mới có phần CON, chưa đạt tới phần NGƯỜI. Lần sửa cuối bởi Hansy; 02-12-11 lúc 11:06 AM |
![]() |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|
![]() |
![]() |