![]() |
|
![]() |
|
#1
|
||||
|
||||
![]()
Bài 2: Thể Tứ Tuyệt (luật Bằng vần Bằng)
Hôm nay Hạ Uyên tập làm thơ Tứ Tuyệt, luật Bằng vần Bằng. Nhắc lại: Căn cứ vào chữ thứ 2 của câu đầu, nếu là Bằng th́ gọi là luật Bằng, nếu là Trắc th́ gọi là luật Trắc. Chẳng lẽ cứ Gà Vịt Heo Ḅ lôi ra hoài, tôi đề nghị lấy tên những loài hoa cho nó ... nên thơ một chút. Kết quả: b B t T T B B(vần) Sen Đào Huệ Cúc Trúc Mai Lan t T b B t T B(vần) Vạn Thọ Hồng Nhung Thược Dược Trang t T b B B T T Mỏm sói Tầm xuân Lài Cẩm Chướng b B t T T B B(vần) Phù dung Dạ lư Bụt Ngâu Xoan Coi vậy chớ kiếm cho ra 3 tên hoa có cùng vần "an" để hiệp vần không phải dễ, nên không thể không khen Hạ Uyên. Đă quen làm hai lần, lần này Hạ Uyên cũng tự động làm bài "Chân dung em bé Nu". Bé Nu là em bé láng giềng lên một tuổi rưỡi, đang tập đi, mới tập nói. Cũng lại bắt đầu viết bằng văn xuôi: "Bé Nu thấp lùn, chân cụt ngủn, cái bụng tṛn vo. Mới một tuổi rưỡi mà bé thuộc được chữ O. Bé ưa vặn cái khóa cửa, ưa ngồi vọc cát, ưa ăn mứt gừng rồi hít hà. Người bé yếu nên trở trời là hay sốt với ho". Sau đó tới việc sắp xếp, lật tới trước, lộn ra sau, bớt chữ thêm chữ sao cho hợp với luật Bằng Trắc và luật hiệp vần. Cuối cùng tạm thoả thuận với nhau rằng: Tả bé Nu: Bé Nu chân ngắn bụng tṛn vo Tuổi rưỡi mà đă thuộc chữ O Rất thích mứt gừng, ưa vặn khóa Trở trời hết sốt lại ngồi ho. Nghe cũng được! Tôi bảo Hạ Uyên: - Thể thơ này gọi là Tứ Tuyệt. Ông Lê Thánh Tôn cũng làm y vậy. Cố nhiên là em chẳng biết Lê Thánh Tôn là cái ông nào, làm ǵ, ở đâu. Chỉ biết có đường Lê Thánh Tôn chạy thẳng từ Ngă sáu Nhà Thờ xuống biển. Vậy th́ ông này ắt cũng làm chức lớn. |
The Following User Says Thank You to hoatigon208410 For This Useful Post: | ||
Cá chuồn (12-03-12)
|
![]() |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|
![]() |
![]() |