NguyetVien


Trở lại   Nguyệt Viên > Vườn Văn Học > Giới Thiệu Tác Phẩm > Cảm Nhận - Phê B́nh
Nạp lại trang này TẢN MẠN chuyện VƠ LÂM

Thông Báo
Hướng dẫn cách đăng kư nick tham gia Nguyệt Viên
Cuộc thi thơ Đường Luật "T́nh yêu 2020""
Lời cảm ơn và h́nh ảnh của chuyến đi "Thương về Miền Trung 2010"

Trả lời
  #41  
Cũ 07-12-11, 12:03 AM
Avatar của Hansy
Hansy Hansy đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gửi: 4.508
Thanks: 454
Thanked 5.204 Times in 3.374 Posts
Mặc định

:gasay:



8.
CHÂU BÁ THÔNG
Trăm năm c̣n vị thành niên!



1


Bảy mươi mới bước vào đời
Tám mươi ta mới sang chơi láng giềng
Tuổi ḿnh c̣n vị thành niên
Há cớ ǵ phải buồn phiền như ri?

(Trần Văn Chánh)

Mỗi khi đọc câu thơ tự trào dí dỏm của người bạn gởi tặng từ vùng Bắc Ninh xa lắc, lại nhớ đến Lăo ngoan đồng Châu Bá Thông.

Ở vào lứa tuổi mà Khổng Tử bảo là “tri thiên mệnh”, đă đủ dày dặn kinh nghiệm để hiểu được mệnh trời, ấy vậy mà vẫn thấy ḿnh là kẻ “vị thành niên”! Cuộc sống vẫn luôn mênh mông đối với những người hồn nhiên lạc quan, luôn mang trong ḿnh cái “xích tử chi tâm” của Lăo ngoan đồng.

Khổng Tử bảo: “Tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi ṭng tâm sở dục, bất du củ” (Ba muơi tuổi th́ ư chí đă kiên định, bốn mươi tuổi th́ không c̣n ngờ, năm mươi tuổi th́ hiểu mệnh trời, sáu mươi tuổi th́ tai thuận, bảy mươi tuổi th́ có thể làm theo ḷng ham thích mà không c̣n sợ vượt quá khuôn phép nữa – (Luận ngữ - Vi chính II, 4).

Cho nên, “bảy mươi mới bước vào đời”! Lúc này đă có quyền “ṭng tâm sở dục, bất du củ” rồi.




Ở cái tuổi “sang chơi láng giềng” th́ người hàng xóm lọm khọm là láng giềng đă đành, thậm chí cái chết cũng là kẻ láng giềng. Lúc đó th́ làm kẻ “sang chơi láng giềng” theo thể điệu “Être-pour-la-mort” (hữu thể hướng tử) của Heidegger!

Đối với nhà thơ Nguyễn Công Trứ, cái chơi “Tân nương dục vấn tân lang kỷ. Ngũ thập niên tiền nhị thập tam” (tạm dịch: Người đẹp muốn hỏi tuổi ta. Năm mươi năm trước mới hăm ba chứ ǵ!), ở cái tuổi bảy mươi ba, nghĩa là mới “vào đời” được ba năm, th́ dĩ nhiên những đào nương xuân xanh hơ hớ trong tiếng ca và sênh phách luôn là kẻ láng giềng của vị Doanh điền sứ tài ba và “chịu chơi” nhất trong nền văn học Việt Nam này.

Cụ Nguyễn Công Trứ tựa như nhân vật Alexis Zorba của nhà văn Hy Lạp Nikos Kazanzaki, luôn thấy ḿnh ở lứa tuổi đôi mươi, yêu mê đắm, sống say sưa, làm việc hết ḿnh để tận hưởng hết cái thanh sắc của trần gian cho đến lúc xuôi tay nhắm mắt. Cái tố chất “chịu chơi” của Alexis Zorba hoặc của Uy Viễn tướng công dù hiếm, nhưng vẫn c̣n có thể t́m thấy ở một đôi người, chứ cái tố chất hồn nhiên như đứa trẻ con chơi đùa giữa đời của Châu Bá Thông th́ chỉ có có thể t́m thấy trong chính Lăo ngoan đồng!




Lần sửa cuối bởi Hansy; 07-12-11 lúc 03:14 PM
Trả lời với trích dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to Hansy For This Useful Post:
Nhím con (07-12-11), phale (07-12-11), pumanew (08-12-11)
  #42  
Cũ 07-12-11, 03:15 PM
Avatar của Hansy
Hansy Hansy đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gửi: 4.508
Thanks: 454
Thanked 5.204 Times in 3.374 Posts
Mặc định

CHÂU BÁ THÔNG


2

Nếu chọn trong tất cả tác phẩn Kim Dung một nhân vật được mọi tầng lớp độc giả yêu thích, kể cả trẻ con, th́ có lẽ đó chính là Châu Bá Thông. Một nhân vật suốt đời chỉ biết chơi đùa, luôn t́m cách trốn tránh mọi trách nhiệm trong đời mà lại được mọi độc giả yêu mến, điều đó mới là lạ lùng.

Người ta nói Lên ba th́ cười, lên mười th́ mắng, có nghĩa cùng một câu nói, nếu ở miệng đứa bé lên ba nói ra th́ thấy ngộ nghĩnh đáng yêu, c̣n ở miệng đứa bé lên mười th́ lại thấy hỗn xược vô lễ. Cái “thực” không đổi khác mà lại sinh ra hai tâm trạng yêu ghét, bởi v́ câu nói của đứa bé lên ba hoàn toàn xuất phát từ trạng thái hồn nhiên vô tâm. Mà ở trên đời, những ǵ xuất phát từ cái tâm hồn nhiên đều dễ dàng tiếp cận và làm cảm động được ḷng người một cách đằm thắm sâu xa.

Châu Bá Thông được độc giả yêu mến bởi ông luôn là “đứa bé lên ba” đó.

Sau khi vô t́nh gây nên mối t́nh oan nghiệt tại cung điện Đoàn Nam đế, Châu Bá Thông lại suốt đời chạy trốn Anh Cô, không phải v́ ông là kẻ bội bạc vô t́nh, mà chỉ v́ không muốn mang trách nhiệm với cơi đời, nghĩa là không có khái niệm “làm người lớn”.

Thân ở trong cơi đời, nhưng tâm lại hoàn toàn không muốn vướng bận lụy phiền của cơi nhân gian.




Trả lời với trích dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to Hansy For This Useful Post:
Nhím con (07-12-11), phale (08-12-11), pumanew (08-12-11)
  #43  
Cũ 08-12-11, 03:59 PM
Avatar của Hansy
Hansy Hansy đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gửi: 4.508
Thanks: 454
Thanked 5.204 Times in 3.374 Posts
Mặc định

CHÂU BÁ THÔNG


3

Con người khi sinh ra là một đứa bé hồn nhiên, rồi lớn lên, vượt qua giai đoạn ấu thơ để vào đời, và từng bước khám phá ra những điều huyền ẩn. Nhưng chính trong quá trính khám phá để “trưởng thành” ấy, con người dần đánh mất tính hồn nhiên mà Thượng đế đă phú bẫm cho từ thuở ban sơ. Cái “xích tử chi tâm” dần bị chai sạn bởi những nghiệt ngă của cuộc sống.

Con người, để tồn tại và để cạnh tranh vượt lên cao hơn người khác bằng mọi thủ đoạn mưu ma chước quỷ, cứ ngày càng xa dần vườn địa đàng của tuổi thơ. Cái tâm hồn nhiên kia bị tập nhiễm quá nhiều điều thô bỉ, đê tiện cùng những thói quen dối trá lọc lừa mà chỉ khi có cơ duyên thoát khỏi những hệ lụy ấy, con người mới có thể sực tỉnh để chợt hiểu ra những tṛ nhảm nhí mà ḿnh cứ mê mải múa may trên sân khấu đời.

Bộ sách Mạnh Tử gồm mấy vạn lời, suy cho cùng cũng chỉ là nỗ lực giúp con người khôi phục lại cái tâm hồn nhiên đó mà thôi. “Đại nhân giả bất thất kỳ xích tử chi tâm” (Bậc đại nhân không đánh mất đi tấm ḷng con trẻ - Mạnh Tử, Ly Lâu hạ). Châu Bá Thông chính là bậc đại nhân “bất thất kỳ xích tử chi tâm” đó.

Hầu hết những cao thủ vơ lâm đều xem vơ học là phương tiện để thỏa măn tham vọng bành trướng uy quyền và khoáng trương cái tôi. Chỉ có Châu Bá Thông xem vơ học là mục đích tự thân. Thích học vơ, vui học vơ, say mê học vơ. Hễ gặp ai có những tuyệt kỹ lạ lùng, như Dương Qua hay Kim luân Pháp vương là Châu Bá Thông sẵn sàng bái làm sư phụ để xin học. Như một đứa trẻ ham mê đồ chơi lạ.

Và chỉ có cái tâm hồn nhiên của trẻ thơ mới có thể sáng tạo ra những điều kỳ diệu từ những cái tưởng chừng rất đỗi tầm thường.



Trả lời với trích dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to Hansy For This Useful Post:
Nhím con (10-12-11), phale (08-12-11), pumanew (08-12-11)
  #44  
Cũ 08-12-11, 04:22 PM
Avatar của Hansy
Hansy Hansy đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gửi: 4.508
Thanks: 454
Thanked 5.204 Times in 3.374 Posts
Mặc định

CHÂU BÁ THÔNG


4

Cậu hoàng tử bé trong tác phẩm Le petit prince của Saint-Exupéry luôn ngạc nhiên trước những tṛ bận rộn của người lớn. Mà chỉ có những đứa bé hồn nhiên mới thấy hết được cái vẻ trịnh trọng điên đảo của người lớn.

Ông Bùi Giáng có lẽ cũng đă dùng cái tâm trẻ thơ để chuyển ngữ tác phẩm trên thành Hoàng tử bé bằng một ngôn ngữ vô cùng hồn nhiên thơ mộng, khác hẳn những cuốn sách dịch cà rỡn khác của ông.
Châu Bá Thông cũng chính là cậu Hoàng tử bé đáng yêu kia.

Tô Đông Pha hỏi Tạo vật hà như đồng tử hư! (tạo vật sao lại giống như đứa bé chơi đùa đến vậy!). Tạo hóa với đại lực lượng, đại ư chí mà lại biết chơi đùa cũng chỉ v́ có cái tâm hồn nhiên của trẻ thơ.
Châu Bá Thông suốt đời chỉ biết chơi đùa chỉ v́ cái tâm đó.

Chỉ v́ một lời thách thức vớ vẩn mà Châu Bá Thông phải vượt mấy ngàn dặm từ Trung nguyên cho đến vùng hoang mạc xa xôi để t́m một lá cờ, giống như đứa trẻ chơi tṛ cút bắt, Châu Bá Thông chính là “đồng tử hư” vậy.

Nhờ cái tâm hài nhi ưa đùa bỡn mà Châu Bá Thông không hề thù hận ai, kể cả Hoàng Dược Sư là người đă đánh găy chân ông và bắt giam ông trên đảo hàng chục năm. Ngồi trong thạch động, không có bạn chơi th́ tự ḿnh chơi với ḿnh bằng cách dùng hai tay đánh với nhau. Kết quả là ông sáng tạo ra môn tuyệt kỹ độc đáo nhất vơ lâm: “Song thủ hỗ bác”. Hai tay vừa hỗ tương vừa công kích lẫn nhau, tạo thành uy lực vô lượng, như hai đối cực âm và dương cùng vận hành trong ṿng tṛn thái cực.

Để học được môn vơ công kỳ diệu này th́ bài học vỡ ḷng là phải dùng hai tay để vẽ cùng lúc một ṿng tṛn và một h́nh vuông. Mới nghe th́ tưởng chừng như đơn giản, nhưng không ai học được. Cái công phu “phân tâm nhị dụng” (chia ḷng ra làm hai để ứng dụng vào hai việc khác nhau) đó chỉ có hai người là Quách Tĩnh và Tiểu Long Nữ tiếp thu nổi.

Quách Tĩnh học được là nhờ cái tâm đôn hậu chân chất, Tiểu Long Nữ học được là nhờ cái tâm hư tĩnh như mặt nước hồ thu, không hề vướng bụi trần.




Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to Hansy For This Useful Post:
Nhím con (10-12-11)
  #45  
Cũ 09-12-11, 04:13 PM
Avatar của Hansy
Hansy Hansy đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gửi: 4.508
Thanks: 454
Thanked 5.204 Times in 3.374 Posts
Mặc định

CHÂU BÁ THÔNG


5

Châu Bá Thông vai vế ngang với Hồng Thất Công, Hoàng Dược Sư lại nài nỉ kết giao t́nh huynh đệ với Quách Tĩnh, là kẻ lẽ ra phải kêu ḿnh bằng sư thúc tổ. Về sau, ông lại kết giao với Dương Quá, hạng con cháu của Quách Tĩnh nữa.

Chỉ tiếc một điều, có lẽ tại Lăo ngoan đồng “kỵ” phái nữ sau “sự cố Anh Cô”, nếu không có lẽ ông đă kết nghĩa huynh với cô bé Quách Tương rồi. Hai tâm hồn khoáng đạt như vậy mà không có cơ duyên để kết nghĩa th́ quả là điều uổng phí của trần gian.

Phật giáo chủ trương tất cả chúng sinh đều b́nh đẳng trước Tam bảo, th́ mọi khách giang hồ đều b́nh đẳng trước cái tâm của Châu Bá Thông.

Cuối cùng th́ cuộc trốn chạy Anh Cô cũng phải chấm dứt, cùng với cái chết trong cơn sám hối của Cừu Thiên Nhận. Châu Bá Thông và Anh Cô về sống chung, làm người láng giềng của Đoàn Nam đế. “Tám mươi ta mới sang chơi láng giềng”. Nhưng dẫu cho đến lúc đó, vẫn cho rằng Châu Bá Thông vẫn là kẻ “vị thành niên”.

Mọi người chúng ta ai cũng đă có lần có được cái tâm Châu Bá Thông, rồi lại đánh mất đi. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là dường như không ai muốn t́m lại cái tâm đó, có lẽ sợ bị mang tiếng là “trẻ con”! Chúng ta say sưa xác lập những giá trị, rồi luôn t́m mọi cách để chiếm đoạt những giá trị do chính chúng ta dựng nên, trong cái “thế giới người lớn” đầy những lễ nghi phiền toái cùng những dối trá lọc lừa.

Chính trong tiến tŕnh xây dựng và chiếm đoạt các giá trị đă làm nảy sinh biết bao xung đột, hận thù. Rồi chúng ta lại vắt óc t́m mọi cách ḥa giải, cũng bằng kiểu cách khệnh khạng của “người lớn”, mà có khi nào chịu hiểu rằng, chính cái kiểu cách khệnh khạng đó lại là mầm mống đẻ ra thêm các xung đột khác.



Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to Hansy For This Useful Post:
Nhím con (10-12-11)
  #46  
Cũ 09-12-11, 04:31 PM
Avatar của Hansy
Hansy Hansy đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gửi: 4.508
Thanks: 454
Thanked 5.204 Times in 3.374 Posts
Mặc định

CHÂU BÁ THÔNG


CUỐI


Thiên Sơn mộc trong Nam hoa kinh của Trang Tử chép: “Thuyền lớn vượt sông, có con đ̣ nhỏ không người trôi đến chạm vào, th́ dù là người có bụng hẹp ḥi cũng không giận. Nhưng nếu trên đ̣ có người, tất thuyền lớn sẽ hô hoán lên. Nếu gọi một hai lần mà không nghe ắt sẽ gọi lần thứ ba, rồi buông lời thóa mạ theo ngay. Lúc trước không giận mà bây giờ giận, v́ lúc trước là chiếc đó không (hư) mà bây giờ là đó có người (thực). Người ta nếu biết làm ḿnh trở thành chiếc đ̣ không để trôi giữa đời, th́ ai mà hại được? (Nhân năng hư kỷ dĩ du thế, kỳ thục năng hại chi?)”.

Châu Bá Thông chính là “con đ̣ không” đó để rong chơi trong cơi giang hồ, đă biết “hư kỷ dĩ du giang hồ”. Cái tâm “hư kỷ” của Châu Bá Thông là cái tâm tự nhiên, vượt trên cả chữ “năng”. Ông không cần tập “năng hư kỷ” mà tự nhiên đă là “hư kỷ’ rồi.

Có người hỏi thiên sư Triệu Châu: “Con chó có Phật tính không?”. Ông đáp “Vô!”. Tâm Châu Bá Thông cũng chính là chữ “Vô” đó.

Cái tâm hài nhi của Châu Bá Thông là điều mà mọi tôn giáo và triết học chân chính đều nỗ lực muốn t́m lại. H́nh ảnh ngây thơ của Chúa Hài Đồng hay nụ cười hồn nhiên của đức Phật Di Lặc luôn nhắc nhở ta về cái tâm Châu Bá Thông mà ta vô t́nh đánh mất.

Và sẽ vô cùng hạnh phúc cho ai, ở những năm tháng cuối đời t́m được cái tâm Châu Bá Thông ngay giây phút cận kề của cơi không hư.



CHÂU BÁ THÔNG



Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to Hansy For This Useful Post:
Nhím con (10-12-11)
  #47  
Cũ 09-12-11, 04:33 PM
Avatar của Hansy
Hansy Hansy đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gửi: 4.508
Thanks: 454
Thanked 5.204 Times in 3.374 Posts
Mặc định

Kỳ tới:

9. LĂNG SƯƠNG HOA
Cái chết của nhành lục cúc


Trả lời với trích dẫn
  #48  
Cũ 09-12-11, 11:19 PM
Avatar của Hansy
Hansy Hansy đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gửi: 4.508
Thanks: 454
Thanked 5.204 Times in 3.374 Posts
Mặc định

9.
LĂNG SƯƠNG HOA
Cái chết của nhành lục cúc



1

Khi sáng tạo nên cái trần gian điên dại và đầy hương sắc này, th́ vẻ hùng vĩ của biển rộng núi cao, nét xinh tươi của oanh ca liễu rũ, trăng hoa sương tuyết, tiếng róc rách của sông lạch suối khe… dường như chưa làm hài ḷng Hóa công, nên ngài phải sáng tạo thêm người phụ nữ.

Dường như mọi phụ nữ trên cơi đời này hiểu rằng Thượng đế tạo ra họ là để điểm tô thêm cho cái trần gian vốn đă đầy hương sắc, cho nên tự ngàn xưa, đối với họ, giữ ǵn sắc đẹp vẫn luôn là điều cực kỳ trọng đại.


Với phụ nữ, nhan sắc lắm khi c̣n quan trọng hơn cả mạng sống. Nhậm Doanh Doanh khi bị Nhạc Bất Quần dùng lưới bắt tại Hoa Sơn thi nàng hiểu rằng cái chết là điều tất yếu. Vậy mà khi Nhạc Bất Quần muốn hủy hoại nhan sắc nàng th́ nàng lại hoảng kinh. Chu Chỉ Nhược khi bị giam cầm tại chùa Vạn An cùng bao nhân vật của Lục đại môn phái, th́ chuyện sống chết đă sớm bỏ ngoài ḷng, nhưng khi Triệu Mẫn dọa dùng dao rạch mặt th́ cô lại xiêu hồn lạc phách. Cả cô nàng Triệu Mẫn bướng bĩnh tinh quái là thế cũng không khỏi đứng tim, khi Thanh dực bức vương Vi Nhất Tiếu cảnh báo sẽ hủy hoại khuôn mặt kiều diễm của cô, nếu như cô đụng tới Chu Chỉ Nhược. Khang Mẫn bị A Tử hành hạ dă man nhưng vẫn c̣n tỉnh táo để tỏ t́nh với Kiều Phong, cô nàng không chết v́ vết thương trí mạng mà chết v́ đau khổ và kinh hăi khi soi thấy khuôn mặt bị tàn phá của ḿnh trong tấm gương đồng.

Chúng ta không thể cay đắng như Hamlet của Shakespeare: “God hath given you a face, and you make yourselves another” (Thượng đế đă ban cho ngươi một gương mặt, và ngươi đă tự biến ḿnh thành một gương mặt khác – Hamlet – Act II, Scene 1, 153-154), bởi lẽ phụ nữ vẫn c̣n muốn làm đẹp ngay cả khi đi đối diện với Diêm vương!

Chả trách nền công nghiệp mỹ phẩm trên thế giới lại thu được những món tiền khổng lồ từ thói đỏm dáng đáng yêu của phụ nữ.



Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to Hansy For This Useful Post:
Nhím con (10-12-11)
  #49  
Cũ 10-12-11, 05:36 PM
Avatar của Hansy
Hansy Hansy đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gửi: 4.508
Thanks: 454
Thanked 5.204 Times in 3.374 Posts
Mặc định

LĂNG SƯƠNG HOA


2

Giai thoại thiền tông Nhật Bản kể rằng, ni cô Ryonen, sinh 1797, là một người có nhan sắc quyến rũ và thiên tài về thi ca. Năm mười bảy tuổi, bà phục vụ cho hoàng hậu, tương lai rực rỡ đang chờ đón bà như một công nương của triều đ́nh. Bỗng nhiên hoàng hậu qua đời, bà chợt ngộ ra lẽ vô thường của cơi thế, nên xuống tóc đi tu.

Bà đến thành phố Endo, xin làm đệ tử của thiền sư Tetsugyu, nhưng vị thiền sư này từ chối v́ bà quá đẹp. Vị thiền sư đó hiểu rằng cái nhan sắc lộng lẫy đó tuy là vật báu của trần gian, nhưng lại không thể phù hợp với chốn thiền môn vốn luôn đạm bạc với cuộc sống nâu ṣng. Ắt hẳn nó sẽ gây nên ba đào nơi cửa Phật. Tâm bà tuy không động nhưng sẽ làm lụy đến tâm người. Bà bèn t́m đến thiền sư Hakuo, nhưng vị thiền sư này cũng từ chối v́ lư do trên.

Ryonen hiểu rằng chính nhan sắc đẹp đẽ của bà là vật chướng ngại ngăn cản không cho ḿnh đạt được điều tâm nguyện, nên bà bèn dùng lửa nóng hủy hoại hết khuôn mặt xinh đẹp, nhờ đó bà được thiền sư Hakuo nhận làm đệ tử. Và cũng nhờ thế mà bà mới chuyên chú vào việc tu thiền và trở thành một thiền sư nổi tiếng.




Hủy hoại dung mạo để cầu đạo, ni cô Ryonen đă làm một việc c̣n kỳ diệu hơn cả việc nhị tổ Huệ Khả quỳ giữa trời tuyết, cắt một cánh tay dâng lên sư tổ Đạt Ma để xin truyền tâm ấn. Ni cô Ryonen có lẽ là hiện tượng hiếm hoi và kỳ lạ của thiền môn, bởi lẽ đâu phải người con gái nào đem thân bỏ chốn am mây cũng đều ngộ ra lẽ vô thường của hai chữ “sắc không”. Nhan sắc đó cũng là hư không đấy.

Chỉ có những tâm hồn thiết tha cầu đạo như Ryonen khi ngộ được lẽ “bất trụ sắc sinh tâm, ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” (*) và “nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai” (**) của kinh Kim Cương th́ mới có thể thực hiện được điều kỳ diệu đó.

Cái t́m được sẽ lớn hơn hàng vạn lần cái nhan sắc mất đi: đó là thành toàn điều tâm nguyện. Việc xả thân cầu đạo đó dù kỳ lạ nhưng vẫn có thể xảy ra, v́ khi tuệ kiếm vung lên th́ trần duyên đứt đoạn. Cái thân xác này, khi được quán tưởng đến chỗ rốt ráo, cũng chỉ là cái túi da đựng bao điều dơ bẩn, th́ nào sá ǵ một chút dung nhan?

Nhưng đó là chuyện chốn thiền môn, c̣n ở trần gian đầy sai biệt này th́ con người vẫn cứ vĩnh viễn đội mũ triều thiên lên nhan sắc. V́ nếu không thế th́ cuộc đời ắt sẽ u ám và buồn tẻ lắm biết ngần nào!

_________

(*) Thân không trụ vào h́nh sắc mà sinh khởi; không nên trụ vào đâu cả để sinh khởi tâm.
(**) Nếu thấy được các h́nh tướng đều là phi h́nh tướng, ấy chính là thấy được Như Lai.



Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to Hansy For This Useful Post:
Nhím con (11-12-11)
  #50  
Cũ 11-12-11, 02:13 PM
Avatar của Hansy
Hansy Hansy đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gửi: 4.508
Thanks: 454
Thanked 5.204 Times in 3.374 Posts
Mặc định

LĂNG SƯƠNG HOA


3

Vậy mà vẫn có một người con gái dám hủy hoại dung nhan kiều diễm của ḿnh để giữ tṛn sự thủy chung với người chỉ một lần gặp gỡ: Đó là Lăng Sương Hoa trong Liên thành quyết.

Đinh Điển là người mê hoa. T́nh cờ trong một buổi dạo chơi hội hoa cúc, Đinh Điển gặp được đệ nhất mỹ nhân vùng là Lăng Sương Hoa, tiều thư của quan tri phủ Lăng Thoái Tư. Sự đồng cảm trong những gị lục cúc đă đem hai người lại gần nhau. T́nh yêu âm thầm nảy nở giữa kẻ lang bạt giang hồ với một tiểu thư khuê các. Những cánh hoa tươi thắm và ngát hương đă chứng kiến cho mối t́nh của họ và làm băng nhân cho những lần gặp gỡ. “Tôi cùng em mơ những chốn nào. Ước nguyền chung giấc mộng trăng sao. Sánh vai một mái lầu phong nguyệt. Hoa bướm v́ em nghiêng cánh trao” (Đinh Hùng – Phạm Đ́nh Chương).

Lăng Thoái Tư là một người văn vơ song toàn, y là một long đầu trong Long sa bang, lại thi đổ tiến sỹ, làm Hàn Lâm học sỹ. Y nuôi tham vọng t́m được kho tàng của Lương Nguyên đế và luyện được Thần Chiếu công. Biết được Đinh Điển đang giữ Liên thành quyết – bộ giải mă những bí ẩn về chỗ cất giấu kho tàng – và bí cấp Thần Chiếu công, nên Lăng Thoái Tư lập mưu chiếm đoạt. Y vờ cho Lăng Sương Hoa mời Đinh Điền đến để bàn chuyện tác hợp lương duyên. Rồi dùng hoa độc tẩm thuốc mê để bắt Đinh Điển.

Sống trong cảnh tra tấn dă man chốn lao tù, với xương tỳ bà đă bị xuyên thủng, nhưng Đinh Điển vẫn t́m thấy nguồn an ủi. Hằng ngày, anh ta từ cửa sở nhà tù nh́n lên mái lầu xa, vẫn luôn thấy được những chậu hoa đặt nơi cửa sổ của pḥng Lăng Sương Hoa, như một biểu tượng của t́nh yêu.

Cảnh đưa tin của Đinh Điền và Lăng Sương Hoa giống như anh chàng Hời trong truyện Tô Hoài. Một người ngồi dệt vải, khi nghe mùi hương thoang thoảng lan trong cảnh đêm thanh tĩnh của cành hoa lài ném qua cửa sổ, là biết đă đến giờ hẹn với người yêu.




Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to Hansy For This Useful Post:
Nhím con (11-12-11)
Trả lời

Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của ḿnh

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 09:58 AM

© 2007 - 3.8.7 - BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ bài viết của thành viên.