|
|
Thông Báo |
#61
|
||||
|
||||
Chào ngày mới Tôi chào ngày mới Giọt nắng đầu ngày Tung tăng nhún nhảy Tươi màu cỏ cây. Xin chào chiếc lá Ngọt ngào hơi sương Xanh cùng trời biếc Long lanh bên đường. Xin chào ḍng sông Lững lờ nước bạc Con thuyền thức giấc Theo sóng bềnh bồng. Xin chào khúc nhạc Ai vừa ca vang Niềm vui hội tụ Rộn ră cung đàn. Xin chào đôi mắt Không c̣n xa xăm Mùa xuân chợt đến Trong gió th́ thầm. Vẫy chào ngày mới Thấy mới bao điều Ngủ ngoan em nhé Đêm dài rong rêu. (Báo Tài Hoa Trẻ số 753 ngày 29 tháng 2 năm 2012) Thanh Trắc Nguyễn Văn |
#62
|
||||
|
||||
Mẹ ơi... Mẹ ơi... Ngày tám tháng ba Bài thơ con viết chỉ là nhỏ nhoi Bôn ba cuối đất cùng trời Vẫn không t́m hết những lời mẹ ru. Mẹ ơi... Nhặt trái mù u Nhớ cau xanh vỡ ưu tư lá trầu Ba mươi năm lạnh dăi dầu Băo dông mẹ gánh bạc màu cô đơn. Mẹ ơi... Chân cứng đá ṃn Con đi vẫn nhớ thuở c̣n thơ ngây Mẹ giờ hóa khói mây bay Câu thơ ứa lệ từ ngày mồ côi. (Báo Làm Bạn Với Máy Vi Tính - Khoa Học Phổ Thông số 445, ngày 6.3.2012) Thanh Trắc Nguyễn Văn |
#63
|
||||
|
||||
Mẹ “Mẹ già như chuối chín cây” Thời gian nặng chuyến đ̣ đầy chông chênh Chở bao câu hát bồng bênh Gió đưa gió đẩy mông mênh chín chiều. Chiều nay chim vịt kêu nhiều Xiên xiên nắng đến, xiêu xiêu mưa về Lá vàng vàng nhói chân đê Hoàng hôn tím tím lối về mẹ xưa Đâu thời thúng gạo rổ dưa Mặt trời mẹ gánh sớm trưa chợ làng? Con giờ hết bước đa đoan Đi t́m bóng mẹ bàng hoàng nỗi đau Cù lao chín chữ cao sâu Nổi ch́m ch́m nổi bạc đầu mới hay! Muộn màng khóc ướt gió mây Trên cao phải bóng trăng gầy mẹ tôi? (Tạp chí Văn Nghệ Tiền Giang tháng 11- 12 năm 2011) Thanh Trắc Nguyễn Văn |
#64
|
||||
|
||||
Tháng ba Tháng ba mùa hạ sớm Bút bi tím làm thơ Sợi buồn nghiêng lấp lánh Trang giấy bỗng thẩn thờ. Tháng ba tṛn giọt nhớ Rơi miền kư ức xưa Một chiều qua lối đó Áo em mờ trong mưa. Tháng ba mùa xuân vọng Vỡ tiếng cười pha lê Tung tăng đàn bướm trắng Ngơ ngác bước ai về. Tháng ba một người khóc Bóng thầy giờ nơi đâu Con đ̣ xưa khuất núi Hun hút ḍng sông sâu. Em về t́m tháng ba Hái màu hoa điệp cũ Con ve sầu c̣n ngủ Chợt thức nhớ mùa xa… (Báo Làm Bạn Với Máy Vi Tính - Khoa Học Phổ Thông số 448, ngày 27.3.2012) Thanh Trắc Nguyễn Văn |
#65
|
||||
|
||||
Giờ học sử Viết tặng cô Văn Thị Hoa Lớp học bỗng lung linh Viên phấn trắng đưa chúng em về những ṭa thành cổ Có lá cờ Đại Việt Có tiếng binh khí chạm nhau Có những vị vua dẫn đầu đoàn quân xông vào chém giặc Vọng tiếng sóng Bạch Đằng Vang bài ca Sát Thát Có tiếng thét vang của những anh hùng bất khuất: “Ta thà làm quỷ nước Nam…” Từng ḍng sử oai hùng Bập bùng dưới ánh đuốc mấy ngàn năm Có cả hoa hồng Cùng những giọt nước mắt Những người con Bách Việt ḿnh rồng vai trần chân đất Ôm tiễn nhau… Người theo mẹ Kẻ theo cha Lũ lượt xuống biển Lên rừng… Bài sử đầu cô dạy có hương vị bánh chưng Có dưa hấu, có trầu cau Có từng hồi trống đồng vọng vang ḍng sông chín cửa Có Thánh Gióng ra quân Có ngựa sắt thần thét phun ra lửa Có mẹ tiễn con đi Có những Ḥn Vọng Phu Ṃn mỏi hóa đá Trông chồng. Trang sử thuở hồng hoang cô lần giở giữa nắng hồng Đất Lĩnh Nam hổ dữ đứng từng bầy Rừng Phong Châu sấu đói nằm từng lũ Ầm ầm tiếng voi gầm Rầm rầm tiếng ngựa hí Ḥ phá núi… Những Sơn Tinh cùng những bàn chân Lạc Việt lội bùn lóp ngóp Những con số đầy bụi thời gian trở ḿnh thức giấc Đứng dậy xếp hàng Cùng cô kể Chuyện ngày xưa… (Báo Tài Hoa Trẻ số 759 ngày 30.3.2012) Thanh Trắc Nguyễn Văn |
#66
|
||||
|
||||
Bài thơ Nửa đời và bốn bi kịch lớn của con người 1. Bi kịch thứ nhất: Bi kịch trong t́nh yêu Nửa đời Nhỏ lệ làm sông Thuyền yêu chèo măi Vẫn không thấy bờ. Với giọng thơ lục bát nhưng Thanh Trắc Nguyễn Văn đă vận dụng lối ngắt nhịp biến 2 câu thơ lục bát 6- 8 thành 2- 4 - 4 - 4 để tạo nên một âm điệu vừa trữ t́nh vừa khoắc khoải bi thương. Yêu như trong bài thơ th́ làm sao giữ ǵn hạnh phúc được? Yêu là phải có nghị lực vươn lên. Tôi nhớ một bài thơ khác cũng của Thanh Trắc Nguyễn Văn, đă có một ư thức và một cách xử lư trong t́nh yêu hoàn toàn khác hẳn: Cầm lên một trái khổ qua Khổ mà kêu khổ đúng là khổ thôi Yêu nhau leo núi vượt đồi Chia bùi xẻ đắng khổ rồi cũng qua! (Trái khổ qua – Thanh Trắc Nguyễn Văn) Bi kịch trong t́nh yêu chính là sự ủy mị, sướt mướt. Nước mắt chỉ làm người ta thương hại chứ không giữ được t́nh yêu. Khoảng những năm 1980 Liên Xô có bộ phim nổi tiếng Mat-xcơ-va không tin vào những giọt nước mắt. Nay qua bốn câu thơ đầu của bài thơ Nửa đời nên có thêm một thành ngữ mới: ”T́nh yêu không giữ được từ những giọt nước mắt”. H́nh ảnh và h́nh tượng bài thơ rất đắt: ”Nhỏ lệ làm sông”, ”Thuyền yêu chèo măi/ Vẫn không thấy bờ” gợi đến những h́nh ảnh đă có từ rất lâu trong t́nh yêu: ”biển t́nh”, ”biển ái” nhưng nghiệt ngă hơn rất nhiều. Cái giá phải trả của một người không có ”bản lĩnh” trong t́nh yêu cũng thật đáng thương ”thuyền yêu chèo măi vẫn không thấy bờ”. Thanh Trắc Nguyễn Văn đă khéo léo dùng tu từ và nghệ thuật đúc kết cho người đọc một kinh nghiệm trong t́nh trường mà chắc có lẽ anh đă từng ít nhiều trải nghiệm qua. 2. Bi kịch thứ hai: Bi kịch của những người muốn làm ”nhà thơ” Nửa đời Xếp chữ làm thơ Chữ “t́nh” đi mất Bỏ “khờ” chèo queo. Chưa bao giờ nước ta lại có rất nhiều người làm thơ như hiện nay. Người làm thơ th́ nhiều nhưng những nhà thơ đúng nghĩa th́ lại rất ít. Thơ phải viết ra từ cảm xúc, từ nghệ thuật tinh tế. ”Sáng tác” thơ mà xếp chữ cho ra một bài thơ có vần, có điệu như quay một khối rubik th́ c̣n ǵ là thơ! Đó là ”thợ thơ” th́ đúng hơn! Tôi c̣n nhớ có lần nghe một ”nhà thơ ” tự phong ở một câu lạc bộ thơ nọ, tuổi cũng đă lục tuần, lên hội trường đọc những câu thơ ngô nghê như sau: Sáng nay mùng tám tháng ba Chào mừng đại hội các bà các cô... Nghe thật tức cười nhưng cũng thật giật ḿnh v́ nghe đâu ”nhà thơ” này đă xuất bản được hơn tám tập thơ và hiện đang chuẩn bị xuất bản tập thơ thứ chín! Thế mới hay làm thơ th́ dễ nhưng làm thơ để đi được vào ḷng người th́ khó vô cùng. Cái giá phải trả của những người làm thơ loại này là đến một lúc nào đó họ mới hiểu ra ḿnh đă quá dại dột. Họ làm thơ ”t́nh” nhưng chỉ để người ta xem xong và cười, có người c̣n xấu miệng hơn bảo họ là những kẻ háo danh. Đó chính là chữ ”khờ” của những ”nhà thơ” không có thực tài. Tuy nhiên đây là bi kịch rất dễ thương. Họ ”khờ” v́ sự đam mê nghệ thuật quá đáng của ḿnh. Có thể sự đam mê đó gây phiền nhiễu cho nhiếu người khác nhưng không hề gây ra nguy hại nghiêm trọng cho xă hội. Thanh Trắc Nguyễn Văn đă dùng tu từ nhân cách hóa cho chữ ”t́nh” và chữ ”khờ” để biểu hiện một cách thật sinh động và cũng thật hài hước: Chữ “t́nh” đi mất Bỏ “khờ” chèo queo Nh́n chung Thanh Trắc Nguyễn Văn đă khá thành công khi anh tạo nên một tiếng cười vui nhưng đầy cảm thông cho loại bi kịch đáng yêu này. 3. Bi kịch thứ ba: Bi kịch trong kinh doanh Nửa đời Bán mảnh trăng treo Tháng năm rơi trắng Cái nghèo c̣n mang. Đă là nhà thơ hầu hết ai cũng có chút bệnh ngông! Ở Trung Quốc có nhà thơ Lư Bạch nhảy xuống ḍng sông ôm trăng mà chết. Ở Việt Nam ta th́ có nhà thơ Hàn Mặc Tử cũng đ̣i bán trăng trên trời! Nhiều người khác cũng thế, họ kinh doanh rất nhiều thứ và nhiều người trong số đó đă phải cam chịu thất bại, chẳng hạn như những người ”kinh doanh thơ”. Trong một bài thơ trào lộng nhà thơ Tản Đà cũng đă từng kể chuyện ông gánh ”đống thơ ế” lên bán chợ trời! Ở đây Thanh Trắc Nguyễn Văn dùng tu từ ẩn dụ ”mảnh trăng treo” để nói lên những cái ǵ rất đẹp và rất nghệ thuật. Nhưng cái đẹp, cái nghệ thuật ấy chưa chắc đă kiếm ra tiền! Kết quả là ǵ? Là hơn ”nửa đời” người kinh doanh, đầu tư nhưng trắng tay vẫn hoàn trắng tay! Họ hoàn toàn hiểu những điều ǵ họ đă và đang làm nhưng chưa chắc họ đă nhận được sự đồng cảm của những người thân. Có những người luôn bị vợ hoặc con cái ch́ chiết là ”vô dụng” hoặc nặng nề hơn ”là đồ ăn hại” ! Câu thơ thật phũ phàng: Tháng năm rơi trắng Không sinh được lợi lại c̣n bị mất thời gian:”tháng năm rơi”. Càng đọc, càng ngẫm nghĩ lại càng thêm chua xót. Thật đúng là ”Cơm áo không áo không đùa với khách thơ” (Thơ Xuân Diệu). 4. Bi kịch thứ tư: Bi kịch cho những người đi t́m hạnh phúc Nửa đời Nhặt giấc mơ hoang Một đêm vấp nhớ Bàng hoàng t́m em. Nhân vật trong bài thơ h́nh như yêu rất nhiều. Anh ta luôn mơ đến những mối t́nh cao và xa đối với những nàng hoa hậu chân dài. Những chuyện t́nh đó thật phù phiếm và không thực. Thanh Trắc Nguyễn Văn đă dùng h́nh ảnh rất sinh động để diễn tả : Nhặt giấc mơ hoang Vâng đúng vậy, loại t́nh yêu đơn phương chỉ một chiều, không cân xứng kiểu như Trương Chi yêu Mỵ Nương th́ quả thật đúng là một loại bi hài kịch xă hội. Đó là những ”giấc mơ hoang tưởng” không thực tế. Thanh Trắc Nguyễn Văn đă dùng một từ rất ”đắc” đó là ”vấp”! "Vấp” chỉ xảy ra khi người ta không chú ư và giúp con người thật sự được ”bừng tỉnh”! Đă vậy, ở đây c̣n lại là ”vấp” vào nỗi ”nhớ”. Thật rất mới và rất lạ! Nhờ ”vấp” mà nhân vật trữ t́nh trong bài thơ chợt ”nhớ” đến một người con gái vẫn c̣n yêu thương ḿnh thật ḷng. Nhân vật vội vă ”bàng hoàng” đi ”t́m em”. Nhưng dù sao cũng đă hơn ”nửa đời” người rồi, không biết ”người ấy” đă mất hay vẫn c̣n trên dương thế? Nếu vẫn c̣n liệu người ấy có c̣n chờ đợi hay đă sang thuyền khác mất rồi? Than ôi! Hùng Thanh ------------------------------------------------------------------ Nửa đời Nửa đời Nhỏ lệ làm sông Thuyền yêu chèo măi Vẫn không thấy bờ. Nửa đời Xếp chữ làm thơ Chữ “t́nh” đi mất Bỏ “khờ” chèo queo. Nửa đời Bán mảnh trăng treo Tháng năm rơi trắng Cái nghèo c̣n mang. Nửa đời Nhặt giấc mơ hoang Một đêm vấp nhớ Bàng hoàng t́m em. (Báo Văn Nghệ Trẻ 14.12.2008) Thanh Trắc Nguyễn Văn (Bài thơ và bài b́nh thơ đă được chọn đăng trên trang web văn học Lục Bát ngày 6.4.2012) Nguồn: http://lucbat.com/index.php?tab=news&id=9790 |
#67
|
||||
|
||||
Hoa mua Ngày xưa hai đứa chiều chiều Rủ nhau chơi hái thật nhiều hoa mua Hoa mua em bán tôi mua Tiền là lá rụng cuối mùa vàng bay Rồi tôi kết lá thành dây Kết hoa vào lá, kết ngày vào đêm Kết thành hoa cưới trao em Ṿng hoa tím mái tóc mềm bến sông Cô dâu cười ửng má hồng Dắt tay chú rể chạy rong khắp làng… Sao giờ mây trắng sang ngang Hoa mua nở tím rụng sang tay người Thuyền c̣n một bóng trôi xuôi T́nh c̣n một đám lá rơi giữa ḍng Mẹ buồn đám cưới em đông Xe hơi chín chiếc, qua sông chín đ̣… Ngược thuyền về với tuổi thơ Bến sông vẫn tím đôi bờ hoa mua "Hoa mua ai bán mà mua" Để tôi vớt lá t́m mùa thu xa? (Báo Làm Bạn Với Máy Vi Tính - Khoa Học Phổ Thông số 452, ngày 24.4.2012) Thanh Trắc Nguyễn Văn |
#68
|
||||
|
||||
Chiều trên sông Hàn Em xa rời bến sông Hàn Nắng chao chát đổ, gió ràn rạt bay Lắt lay một mảnh trăng gầy Câu yêu gởi lại với ngày rụng rơi. Bời bời đêm rủ lơi lơi Thuyền nghiêng nghiêng nổi, mây rời rời trôi Sợi buồn, tóc rụng ngang môi Giọt buồn, sao rụng ngang trời mưa sa. Bến xưa, bướm cũ, vườn cà... Cung đàn đứt nhịp theo tà áo bay Em đi sương lạnh hương đầy Ta về yêu măi những ngày yêu em. (Tuần báo Văn Nghệ tp.HCM số 210, ngày 12 tháng 7 năm 2012) Thanh Trắc Nguyễn Văn |
#69
|
||||
|
||||
Đêm Huế Có tiếng gọi như là của gió Ta nh́n lên: bàng bạc tiếng chuông Tiếng chuông rơi ta c̣n mảnh vỡ Sông Hương buồn rơi mảnh trăng suông. Có tiếng gọi như là của lá Ta nh́n lên: tim tím trời thu Thu chợt đến như ta vừa đến Phố trở ḿnh lằng lặng ưu tư. Có tiếng gọi như là của khói Ta nh́n lên: biêng biếc sương đầy Xa đất nước, xa mùa thu ấy Nhớ chưa cầm đă rụng trên tay. Có tiếng gọi như là của Huế Ta t́m em vời vợi mong chờ! Người viễn xứ mang buồn xa xứ Để bây giờ bật khóc trong mơ. (Tạp chí ChưYangSin tháng 5 năm 2012 ) Thanh Trắc Nguyễn Văn |
#70
|
||||
|
||||
Về lại Ba Tri Ba Tri có mộ cụ Đồ Có câu ḥ vọng bến bờ Hàm Luông Có ca dao gởi cánh chuồn Chuồn chuồn bay mất nhưng buồn không bay! Ngập ngừng chân bước tỉnh say Lá quên hay nhớ rơi đầy nẻo xưa? Nhà em vẫn chiếc cầu dừa Vẫn vườn trái ngọt nắng đùa lung linh. “Trúc xinh trúc mọc đầu đ́nh” Em xinh áo lụa khăn t́nh vắt vai... Bến Tre ai thả tóc dài Để mây với gió thương hoài ngàn năm? Ta về phía biển xa xăm Ngựa ô khớp bạc gọi thầm trong mơ Em giờ đă thắm duyên tơ Câu Trương Chi hát thôi chờ kiếp sau... T́m đâu má mận hồng đào Lời sầu riêng ngọt gọi chào hôm mai Ngậm ngùi tóc ngắn thôi bay Mù u trái rụng từ ngày nào em? (Báo Làm Bạn Với Máy Vi Tính - Khoa Học Phổ Thông số 454, ngày 8.5.2012) Thanh Trắc Nguyễn Văn ---------------------------------------------------------- Ba Tri: thuộc tỉnh Bến Tre có mộ cụ Đồ Chiểu |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|