NguyetVien


Trở lại   Nguyệt Viên > Vườn Thơ > Thơ Quán
Nạp lại trang này Về lại bến My Lăng - Tỉnh B́nh Định

Thông Báo
Hướng dẫn cách đăng kư nick tham gia Nguyệt Viên
Cuộc thi thơ Đường Luật "T́nh yêu 2020""
Lời cảm ơn và h́nh ảnh của chuyến đi "Thương về Miền Trung 2010"

Trả lời
  #1  
Cũ 04-11-10, 03:24 PM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.803
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định Về lại bến My Lăng - Tỉnh B́nh Định

Về lại bến My Lăng - Tỉnh B́nh Định

Bến My Lăng trong bài thơ cùng tên nổi tiếng của nhà thơ Yến Lan có thật trong đời thường hay chỉ là h́nh ảnh tưởng tượng trong thi ca? Theo tác giả Côn Giang th́ đó chính là bến đ̣ Trường Thi trên sông Cửa Tiền, B́nh Định, cách nhà của Yến Lan không xa.

Bến My Lăng, nằm không, thuyền đợi khách
Rượu hết rồi, ông lái chẳng buồn câu
Trăng th́ đầy rơi vàng trên mặt sách
Ông lái đ̣ buồn để gió lén mơn râu...

Cách đây hơn bốn mươi năm, lúc đó tôi đến thuê căn nhà nhỏ để trọ học nằm ở phía tây nam thành B́nh Định, tên quen gọi hồi đó là Cửa Tiền. Cửa thành lúc đó vẫn c̣n và cảnh trí chung quanh có vẻ hoang tàn, vắng vẻ lắm. Sở dĩ gọi tên Cửa Tiền có lẽ thuở xưa cửa chính của thành nằm ở mặt này nên gọi như thế. C̣n con sông chảy, trước mặt Cửa Tiền cũng mang tên Cửa Tiền, một phân lưu quan trọng của sông Côn đổ nước ra đầm Thị Nại. Đoạn sông đổ ra đây tương đối rộng, khoảng chừng vài trăm mét, bên kia sông là xă Nhơn Ḥa, bên này sông là đất xă Nhơn Hưng, tất cả đều thuộc huyện An Nhơn, tỉnh B́nh Định.

Hai bên bờ sông là hai hàng tre gai chạy dài tít tắp. Phía sau hàng tre là xóm làng trù mật, ruộng vườn xanh mướt cùng các loại soai mía, soai đậu mượt mà. Con sông Cửa Tiền vào mùa khô chỉ là băi cát trắng xóa, vào giữa trưa hơi nóng từ mặt cát bốc lên hầm hập. Cả ḍng sông thu hẹp lại thành con lạch rộng chừng chục bước chân và chiều sâu chưa quá gối. Vào mùa mưa, nước từ đầu nguồn đổ về, cuồn cuộn ḍng phù sa đục ngầu. Bấy giờ, khách sang sông phải lụy đ̣. Điều tôi muốn nói ra đây là bến đ̣. Vâng, có một bến đ̣ đă đi vào ḍng văn học B́nh Định, và gắn liền với lịch sử. Bến đ̣ tên là Trường Thi, nằm ở phía Cửa Tiền. Bến đ̣ chỉ h́nh thành vào mùa nước lớn, tồn tại từ tháng chín cho đến tháng chạp âm lịch. Sau đó, chuyến đ̣ chuyển nơi khác, neo đậu ở một đoạn sông nào sâu hơn, c̣n lái đ̣ th́ chuyển nghề khác kiếm sống để chờ vào mùa nước lớn năm sau.

Bến đ̣ ngày thường vắng vẻ. Tôi thường ra ngồi ở đây, dưới bóng bụi tre râm mát ngay tại bến. Tôi thường vượt qua con sông vào buổi trưa hè, chạy trên mặt cát nóng bỏng đến cháy cả bàn chân. Kỷ niệm khó quên nhất của tuổi học tṛ là ban đêm, tôi dám bạo gan qua sông giữa màn đêm vắng vẻ để thăm cô bạn gái ở bên kia sông. Sau đó tôi không vượt qua nữa kể từ khi nghe tin cô gái sắp lấy chồng.

C̣n bến đ̣ Trường Thi, tôi vẫn thường ra đó ngồi hóng mát và tắm rửa. Từ nhà trọ ra đây khoảng cách chừng trăm mét, nhưng phải đi qua một đoạn đường xe lửa rồi mới đến bờ sông. Tôi nhớ như in những cây cối mọc ven đường, những mái nhà lá lúp xúp, một đoạn đất trống mà người ta bảo, thuở xưa, nơi đây là trường thi hương của tỉnh B́nh Định, từng là nơi gặp gỡ của các chí sĩ yêu nước bôn ba xuôi ngược. Đến thời Pháp thuộc, trường thi bị bỏ hoang rồi sụp đổ trong thời kỳ chiến tranh. V́ bến đ̣ nằm gần trường thi nên mới gọi là bến Trường Thi.

Sau này, tôi theo học những lớp cao hơn được nghe các bậc thầy giảng dạy, bảo bến My Lăng trong thơ của nhà thơ Yến Lan chính là bến đ̣ Trường Thi trên sông Cửa Tiền. Khi ấy tôi không ngờ chính tôi là người khách quá quen thuộc tại bến My Lăng. Và bến My Lăng trong thơ Yến Lan phải là mùa nước lớn cơ! Mùa nước lớn mới có đ̣ đưa khách sang sông và đêm đêm vang vọng trên sông tiếng gọi đ̣.

Tiếng gọi đ̣, gọi đ̣ như oán trách
Gọi đ̣ thôi run rẩy cả ngàn trăng.
Bến My Lăng c̣n lạnh, Bến My Lăng.

Và, người đưa khách sang sông phải chăng là chính tác giả, nhà thơ Yến Lan?

Ông lăo vẫn say trăng nằm gối sách
Để thuyền hồn rời khỏi Bến My Lăng.

Cửa Tiền và Cửa Đông của thành B́nh Định cách nhau không xa. Nhà của Yến Lan ở Cửa Đông, nay nằm lọt thỏm trong chợ G̣ Chàm, tức chợ B́nh Định.

Sau năm 1975, nhà thơ Yến Lan về ở tại ngôi nhà cũ, ông có thói quen ra ngồi uống trà ở gian nhà dùng làm nơi mua bán hàng nông phẩm của người con, vừa trông nom nhà cửa. Vào khoảng cuối đời, nhà thơ trông có vẻ yếu, tôi có đánh bạo đến thăm nhà thơ hai lần. Tôi có đem chuyện thắc mắc về địa danh bến My Lăng trong thơ ông, th́ ông bảo, bến My Lăng chính là bến đ̣ Trường Thi.

Nhân một chuyến đi thăm bà con, tôi lại về thị trấn B́nh Định, rong ruổi đến bến đ̣ Trường Thi năm xưa. Hơn bốn mươi năm trôi qua, bây giờ cảnh sắc nơi đây đă đổi thay nhiều quá! Nhà cửa chen nhau dày đặc, chạy dài ra bến sông. Bến đ̣, thật ra c̣n đâu nữa! ở đây người ta đă bắc cây cầu bằng tre ngang qua sông nối liền đôi bờ. Tôi bước chân lên cầu mà nghe ḷng thổn thức gợi lại biết bao kỷ niệm cả vui lẫn buồn trên bến Trường Thi, Bến My Lăng...

(St)
Trả lời với trích dẫn
Trả lời

Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của ḿnh

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 01:00 PM

© 2007 - 3.8.7 - BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ bài viết của thành viên.