NguyetVien


Trở lại   Nguyệt Viên > Vườn Thơ > Thơ Quán
Nạp lại trang này Ngày Thơ Việt Nam 2011 : 17/02

Thông Báo
Hướng dẫn cách đăng kư nick tham gia Nguyệt Viên
Cuộc thi thơ Đường Luật "T́nh yêu 2020""
Lời cảm ơn và h́nh ảnh của chuyến đi "Thương về Miền Trung 2010"

Trả lời
  #1  
Cũ 15-02-11, 11:18 AM
Avatar của Hạ Phượng
Hạ Phượng Hạ Phượng đang ẩn
CM Nhị Thập Cửu Trầm
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Đến từ: Sài G̣n
Bài gửi: 469
Thanks: 1.944
Thanked 1.573 Times in 461 Posts
Mặc định Ngày Thơ Việt Nam 2011 : 17/02

NGÀY THƠ VIỆT NAM TẠI TPHCM
“Từ thành phố này Người đă ra đi”

Ngày thơ Việt Nam tại TPHCM năm nay được tổ chức tại Bến Nhà Rồng, nơi mà cách nay đúng 100 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đă bắt đầu con đường bôn ba hải ngoại t́m cách giải phóng dân tộc. Chính v́ thế, Hội Nhà văn (HNV) TPHCM đă chọn câu hát “Từ thành phố này Người đă ra đi” để làm chủ đề chính cho ngày thơ Việt Nam tại TPHCM năm nay.

Như là một thông lệ, mở đầu ngày thơ tại TPHCM luôn là những người trẻ. Năm nay, chương tŕnh ngày thơ dành trọn buổi sáng để giới thiệu những gương mặt nhà thơ, nhà văn trẻ đang sống và làm việc tại TPHCM.

Khác với mọi năm, để tạo không khí giao lưu trao đổi giữa nhà thơ và bạn đọc, các nhà thơ trẻ khi lên tŕnh bày thơ của ḿnh sẽ đi kèm với một nhà thơ đàn anh như Phan Hoàng đi kèm Trương Gia Ḥa, Lưu Trọng Văn b́nh thơ của Lê Thủy Vân...

Sau mỗi bài thơ, các nhà thơ sẽ cùng trao đổi, thảo luận với bạn đọc những vấn đề xung quanh bài thơ. Không chỉ nhận xét thơ, chương tŕnh c̣n tạo nên nét lạ bằng cách cho các nhà thơ sẽ tự giao lưu, nhận xét thơ của nhau như trường hợp hai nhà thơ đồng trang lứa Lê Thiếu Nhơn, Trần Hoàng Nhân hay hai nhà thơ nữa Lê Thị Kim, Song Phạm.

Không chỉ dành riêng cho thơ, chương tŕnh c̣n có những cuộc giao lưu thú vị giữa những người đồng nghiệp trong văn chương như nhà văn Phan Hồn Nhiên và nhà văn Vũ Đ́nh Giang.

Một điểm nhấn khá đặc biệt vào buổi sáng là phần của nhà giáo, nhà phê b́nh văn học Đoàn Lê Giang, người vừa chính thức trở thành hội viên HNV TPHCM. Nhiều năm qua, từ cái ḷ Khoa Văn học-Ngôn ngữ Trường ĐH Khoa học xă hội và Nhân văn (Khoa Ngữ văn Báo chí trước đây), nhiều thế hệ nhà văn, nhà thơ đă xuất hiện.

Không chỉ giao lưu, nhà phê b́nh Đoàn Lê Giang c̣n tổ chức giới thiệu thơ của các sinh viên và giao lưu giữa các nhà thơ, bạn yêu thơ với các bạn sinh viên trẻ đang ôm ấp giấc mộng văn chương.

Buổi chiều được mở đầu với phần lễ hội thơ, các nhà thơ TPHCM giới thiệu những bài thơ mới, thơ hay của ḿnh. Sau phần lễ là đến phần các tiết mục của những CLB thơ văn của các quận - huyện trong TP. Đây là phần mọi năm rất được chú ư do các nhà thơ phong trào rất nhiệt t́nh với các chương tŕnh được đầu tư quy mô, hoành tráng.

Năm nay sẽ có 15 CLB thơ tham gia biểu diễn hứa hẹn một chương tŕnh sôi động đa dạng.

Với một chương tŕnh mang tính mở, nhấn mạnh sự giao lưu, trao đổi, lại được tổ chức tại một địa điểm mang đậm tính chất lịch sử, chương tŕnh ngày thơ Việt Nam năm nay hứa hẹn sẽ hấp dẫn hơn, thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn thơ TP, trở thành một sự kiện văn hóa lớn của TP những ngày đầu xuân

TƯỜNG VY

Nguồn : SGGP

Lần sửa cuối bởi Hạ Phượng; 15-02-11 lúc 11:37 AM
Trả lời với trích dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to Hạ Phượng For This Useful Post:
CM4Q (15-02-11), hoatigon208410 (15-02-11), Nhím con (16-02-11), Nothing (15-02-11)
  #2  
Cũ 15-02-11, 11:20 AM
Avatar của Hạ Phượng
Hạ Phượng Hạ Phượng đang ẩn
CM Nhị Thập Cửu Trầm
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Đến từ: Sài G̣n
Bài gửi: 469
Thanks: 1.944
Thanked 1.573 Times in 461 Posts
Mặc định

NHÀ THƠ MANG ĐẾN HỘI THƠ

Sau nhiều lần thay đổi địa điểm, năm nay Ngày Hội thơ TP. Hồ Chí Minh được tổ chức ở Bến Nhà Rồng, nơi cách đây đúng 100 năm, người thanh niên Nguyễn Tất Thành rời bến xuất dương trên con tàu Latouche-Tréville.

Những năm trước, ngày hội thơ từng diễn ra ở Thảo cầm viên, công viên Bách Tùng Diệp, Nhà Văn hóa Lao Động, Lăng Ông và Nhà hát Thành phố... Mỗi nơi có ưu thế và nhược điểm riêng: nơi có không gian thoáng đăng th́ thơ bị tan loăng, nơi có không gian ấm cúng th́ thơ lại quá nghiêm trang. Hy vọng năm nay Nàng thơ được thụ hưởng nguyên chất không khí Sài G̣n, dưới thuyền trên bến và mở rộng tầm mắt chứ không bị chắn giữa những bức tường.

Ngày thơ Việt Nam 2011 tại TP.HCM sẽ được tổ chức ở Bến Nhà Rồng lịch sử

Cùng với lễ hội chính thức, Ngày thơ cần thu hút nhiều hoạt động ở các câu lạc bộ, các trường học, có thể cả các nhóm bạn thơ ở những quán cà phê. Mấy năm gần đây, vào dịp này, chùa Lá và một số văn nghệ sĩ phối hợp tổ chức triển lăm thơ, đọc thơ, nhà thơ giao lưu với bạn đọc trong không khí rất thân mật, gần gũi. Thật là thú vị khi cầm trên tay những tập thơ xuất bản hai, ba thập niên trước, được treo trang trọng như những quả lành trên các cội mai vàng ngay trong khuôn viên thiền viện Vạn Hạnh.

H́nh như có một sự hưởng ứng thầm lặng khi mà những tháng cuối năm, các nhà thơ nỗ lực chuẩn bị ấn hành tác phẩm cho kịp ra mắt trước Ngày Hội thơ. Làm sao không sung sướng khi đến lễ hội, mang theo một tập thơ mới kư tặng bạn bè hay trưng bày trên kệ sách.

Có lẽ không thể nào kể hết những nhà thơ có diễm phúc đó, năm nay, chỉ riêng ở TP.HCM, niềm vui được nhân lên với những tác giả cùng hội ngộ trong một tập thơ. C̣n thơm mùi mực mới là tập Giêng xanh của sáu nhà thơ xứ Huế: Tôn Nữ Hỷ Khương, Trần Hữu Lục, Tôn Nữ Thu Thủy, Cao Quảng Văn, Hồ Đắc Thiếu Anh và Trương Nam Hương. Ngay trước Tết âm lịch, bốn thi nhân họ Nguyễn gốc Quảng Nam định cư ở thành phố này cùng góp thơ chung trong một tuyển tập trang nhă: Nguyễn Tam Phù Sa, Nguyễn Vân Thiên, Nguyễn Hữu Thụy và Nguyễn Lương Hiệu. Hơn nửa năm trước, một sưu tập thơ khác, khá dày dặn và hiện đại, gồm 30 tác giả, đă ra mắt dưới nhan đề Bông và Giấy.

Nếu kể những tập thơ in riêng và tính trọn năm Canh Dần, th́ danh mục sách mà các nhà thơ TP.HCM mang đến Hội thơ có thể lên đến 50 tập. Làm sao để Ngày thơ là dịp giới thiệu cho bạn đọc được biết đến những thành tựu đó? Một quầy sách bán giá “hữu nghị” để các nhà thơ kư gửi có lẽ là việc nên làm. Ngày thơ năm ngoái, ở Nhà hát Thành phố, chỉ thấy những lá phướn treo thơ xưa cao ngất trên lầu, ngước mỏi cổ vẫn không đọc rơ chữ, c̣n các tập thơ hôm nay th́ không thấy một bóng dáng ǵ bên trong và ngoài hội trường.

Ngày thơ là một cách ghi dấu của thơ trong đời sống. Mỗi năm chỉ có một ngày, cả người làm thơ lẫn người đọc thơ đều muốn có một cái ǵ đọng lại trong tâm trí. Ai cũng biết đây là việc khó, v́ vậy mà mọi người trông đợi vào ban tổ chức mới được thành lập với nhiều sáng kiến để tôn vinh thể loại văn học vi diệu này.

Ngày cuối năm Canh Dần, giới văn nghệ thành phố vĩnh biệt một nhà thơ đích thực ẩn ḿnh bên trong một học giả: Nguyễn Tôn Nhan. Là người lặng lẽ, nếu c̣n sống, chắc ông sẽ không xuất hiện ở Hội thơ. Nhưng những câu thơ ông để lại xứng đáng để bạn bè ông mang đến Ngày thơ và chia sẻ với mọi người:

Tôi nằm nghe cây chuyển nhựa non
Bóng thiên thâu một mảnh trăng c̣m
Tôi nhớ vô cùng con dế gáy
Tóc người gầy dăy dụa bay điên.

(Nguyễn Tôn Nhan,
Gửi cho cơi im lặng).
Huỳnh Như Phương

Nguồn : PNO
Signature: Lặng nh́n mai nở trước sân
Đời ta c̣n lại mấy lần đón xuân?

Lần sửa cuối bởi Hạ Phượng; 15-02-11 lúc 11:37 AM
Trả lời với trích dẫn
The Following 5 Users Say Thank You to Hạ Phượng For This Useful Post:
CM4Q (15-02-11), hoatigon208410 (15-02-11), Nhím con (16-02-11), Nothing (15-02-11), phale (15-02-11)
  #3  
Cũ 15-02-11, 11:30 AM
Avatar của Hạ Phượng
Hạ Phượng Hạ Phượng đang ẩn
CM Nhị Thập Cửu Trầm
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Đến từ: Sài G̣n
Bài gửi: 469
Thanks: 1.944
Thanked 1.573 Times in 461 Posts
Mặc định

RƯỚC ĐẤT VÀ NƯỚC TRONG LỄ HỘI THƠ

TT - Đất được lấy từ vườn nhà Bác Hồ ở làng Sen (xă Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An), nước lấy từ suối Lênin ở khu di tích Pác Bó (xă Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng) sẽ được rước về sân thơ Văn Miếu trong Ngày thơ Việt Nam vào rằm tháng giêng. Đó là thông tin vừa được công bố trong buổi họp báo Ngày thơ Việt Nam lần 9 sáng 11-2 tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (Nguyễn Đ́nh Chiểu, Hà Nội).

Ngày thơ năm nay sẽ khai mạc vào 8g30 ngày 17-2 (15 tháng giêng) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), mang chủ đề “Đất nước, mùa xuân” với điểm nhấn là kỷ niệm 100 năm ngày Bác Hồ ra đi t́m đường cứu nước. Trả lời thắc mắc về chủ đề thơ năm nay, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều khẳng định: chủ đề này khá phổ biến trong các chương tŕnh nghệ thuật, nhưng đối với thơ luôn có đặc thù riêng, hi vọng sẽ xuất hiện nhiều sáng tác mới mẻ, ấn tượng...

Theo ban tổ chức, Ngày thơ Việt Nam lần 9 sẽ hướng tới lễ hội hóa về mặt tổ chức và sân khấu hóa về mặt nội dung. Thay v́ chỉ có sân thơ truyền thống và sân thơ trẻ như năm ngoái, ngày thơ năm nay sẽ mở rộng với sân thơ truyền thống, sân thơ hiện đại, sân thơ thiếu nhi và sân thơ dành cho các câu lạc bộ thơ. Sân thơ trẻ - sân thơ được trông đợi nhiều nhất trong Ngày thơ Việt Nam hằng năm - sẽ thay bằng sân thơ hiện đại mang chủ đề “Blog xuân 2011”. Nhà văn Vơ Thị Xuân Hà (trưởng ban tổ chức sân thơ hiện đại) lư giải: đổi sang sân thơ hiện đại sẽ mở rộng biên độ cho thơ, thu hút nhiều tác giả và tác phẩm mới.

* Ngoài các hoạt động tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Ngày thơ Việt Nam c̣n được tổ chức tại TP.HCM và Nghệ An - những địa danh gắn liền với cuộc đời Bác Hồ. Ngày thơ Việt Nam tại TP.HCM bắt đầu từ 8g30 ngày 17-2 tại Bến Nhà Rồng trong khuôn viên Bảo tàng Hồ Chí Minh với chủ đề “Từ thành phố này Người đă ra đi”. Sau lễ khai mạc với phần thượng cờ thơ, đánh trống khai hội, nghệ sĩ Vân Khanh sẽ diễn đọc bài thơ Nam quốc sơn hà của Lư Thường Kiệt và nghệ sĩ Hồng Vân diễn ngâm bài Nguyên tiêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Với tinh thần tập trung cho lực lượng sáng tác trẻ thành phố, ngày thơ lần này dành phần lớn nội dung buổi sáng cho sân thơ trẻ. Tại đây sẽ có chương tŕnh giới thiệu các nhà thơ vừa được kết nạp vào Hội Nhà văn TP.HCM và giao lưu với các tác phẩm “nóng hổi” của họ. Công chúng yêu thơ sẽ c̣n gặp gỡ, giao lưu với nhiều nhà thơ của thành phố, thầy tṛ khoa văn học và ngôn ngữ Trường đại học KHXH&NV.

Buổi chiều tại Bến Nhà Rồng là sân thơ của các câu lạc bộ thơ trong khắp thành phố do nhà báo Huỳnh Dũng Nhân và hai nhà thơ Bùi Thanh Tuấn, Trần Mai Hường điều khiển. Đây sẽ là sân chơi của 11 câu lạc bộ thơ các quận, cùng các câu lạc bộ thơ của Cung văn hóa Lao động, Nhà văn hóa Thanh niên, Đại học KHXH&NV và Đại học Sài G̣n. Năm nay ngày thơ không tổ chức ban đêm, chương tŕnh kết thúc lúc 18g.

Tại buổi họp báo, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cũng cho biết Hội Nhà văn dự định tổ chức một festival thơ Đông Nam Á nhân Ngày thơ Việt Nam lần 10 năm 2012 - kỷ niệm 10 năm ra đời Ngày thơ Việt Nam. Theo đó, hội sẽ mời các nhà thơ đến từ các nước Đông Nam Á tham gia đọc thơ, tŕnh diễn thơ, hội thảo về thơ...

HÀ HƯƠNG - LAM ĐIỀN


Nguồn : TTO
Signature: Lặng nh́n mai nở trước sân
Đời ta c̣n lại mấy lần đón xuân?

Lần sửa cuối bởi Hạ Phượng; 15-02-11 lúc 11:38 AM
Trả lời với trích dẫn
The Following 5 Users Say Thank You to Hạ Phượng For This Useful Post:
CM4Q (15-02-11), hoatigon208410 (15-02-11), NguHoai (18-02-11), Nhím con (16-02-11), Vịt Anh (15-02-11)
Trả lời

Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của ḿnh

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 06:36 AM

© 2007 - 3.8.7 - BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ bài viết của thành viên.