|
|
Thông Báo |
#1
|
|||
|
|||
Bảy căn bệnh của văn trẻ - Bùi Việt Thắng
Trước hết cần ghi nhận, sự đóng góp của văn trẻ (trên lĩnh vực sáng tác thơ, văn xuôi) ít nhiều đă làm cho đời sống văn chương đương đại Việt Nam thêm phần sôi động. Nhưng cũng như bất kỳ hiện tượng nào, văn trẻ đồng thời bộc lộ mặt trái, mặt yếu của nó.
Trong giới phê b́nh văn chương, tôi vẫn được coi là người “khuynh trẻ”, dĩ nhiên, nhưng không v́ thế mà chỉ tụng ca họ một chiều. Trong bài viết này tôi thử đưa ra phân tích “bảy căn bệnh” của văn trẻ hay nói khác là thái độ của họ đối với tiếng mẹ đẻ - tiếng Việt. Bởi v́, phương diện này thể hiện cái cốt cách văn hóa của người cầm bút. Bàn đến vấn đề này tôi muốn nhắc lại ư kiến của nhà thơ Huy Cận khi đánh giá Thơ mới (1932-1945): “Thơ mới tạo ra ngôn từ mới để biểu hiện cảm xúc mới. Tiếng Việt trẻ lại với thơ. Sự đóng góp của Thơ mới về ngôn ngữ là rất lớn. Có thể nói ḍng Thơ mới như “ḍng nước nặng” làm ra năng lượng mới cho mỗi từ, mỗi câu. Tiếng Việt nhờ Nguyễn Du đă đẹp hơn, trong trẻo, mượt mà hơn. Tiếng Việt đến thời Thơ mới đă đổi thịt thay da một lần nữa, cũng bởi v́ các nhà Thơ mới đă yêu tiếng mẹ đẻ một cách tha thiết, ra sức bảo vệ tiếng nói của cha ông bằng những sáng tạo máu thịt của hồn ḿnh” (Nh́n lại một cuộc cách mạng trong thi ca - Sáu mươi năm phong trào Thơ mới. NXB Giáo dục, H. 1993, trang 12). Tất cả chúng ta đều biết khi Thơ mới phát khởi (năm 1932) và lên đến đỉnh cao (1935, 1936) th́ những Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư... c̣n rất trẻ, có thể nói họ thuộc thế hệ “mười tám, đôi mươi” trong thơ. Văn trẻ bây giờ đă đối xử với tiếng mẹ đẻ - tiếng Việt như thế nào? Thứ nhất họ tùy tiện “xẻ thịt” tiếng Việt và tiếng Việt trong tay các “phù thủy chữ” nhiều khi chỉ c̣n là “xác chữ”. Những “xác chữ” tạo nên một kiểu viết vô hồn trong thơ: “Những người đàn ông bền bỉ cạo râu, nhuộm tóc/ Những người đàn bà chăm chỉ xoa kem, đánh phấn/ Người ta ngày càng chăm soi gương” (Vi Thùy Linh: Rêu). Lại có nhà thơ nữ đang “ăn khách” không chỉ “xẻ thịt” tiếng Việt, thậm chí c̣n bóp méo nó khi viết: “Đồng bào của tôi/ đồng bào dị mộng/ lọt sàng ḷng có xuống nia.../ Đồng sàng (mộng sẵn sàng, sợ nia không sẵn” - Phan Huyền Thư: Dị mộng). Lối viết như thế đầy rẫy trong văn trẻ, đặc biệt trong thơ. Nếu làm một cuộc “tổng vệ sinh”, e rằng nhiều bạn đọc sẽ bi quan cho thơ và có người đă gọi đó là “thơ thẩn”. Nhưng căn bệnh thứ hai th́ nặng hơn và có bề khó chữa trị - đó là lối dung tục hóa ngôn từ văn chương. Ai đă đọc tập thơ Dự báo phi thời tiết của “nhóm Ngựa trời” (ở TP HCM) hẳn sẽ xiết bao kinh ngạc và lo sợ đến một ngày những cô gái làm thơ thế hệ 8X sẽ lột trần tất cả chúng ta. Tôi không dám trích dẫn thơ của những người nữ làm thơ này bởi v́ như thế chính ḿnh cũng sẽ trở nên khiếm nhă. Nhưng chỉ cần trích một vài câu “nhẹ nhàng nhất” cũng đủ thấy thơ đang bị vấy bùn: “Những con chuột cống giương mắt đỏ ḷm. Vẫy tay chào đón/ Bông g̣n và thuốc đỏ/ Một bữa nhậu ḍi và nước cống/ Bao tử réo một ngày thịnh soạn” (Linh Bacardi: Loạn động vật). Gần đây nhất là Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu. Một số người thích thú lối viết táo tợn, bất chấp thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Một vài nhà văn, nhà phê b́nh cao giọng tâng bốc người nữ viết văn này như là kẻ thám hiểm, khám phá những vùng miền mới của văn chương Việt Nam vốn lâu nay bằng lặng, buồn tẻ “lành” mà không “mạnh”?! Tác giả Bóng đè th́ ngụy biện rằng viết về tính dục nhưng không nhằm tới đó mà là xây dựng “ẩn dụ nghệ thuật”... Tôi chỉ cần trích ra vài câu trong tập truyện này th́ chắc chắn quư vị độc giả sẽ bị sốc. Căn bệnh thứ ba của văn trẻ là chạy theo h́nh thức thuần túy, cố gắng tân kỳ nhưng rút cuộc là dẫn văn chương vào tắc tị. Đă có một cuộc hội thảo dưới h́nh thức giới thiệu sách - đó là trường hợp Thời hôm nay, khoái cảm và điên rồ hợp lư của Nguyễn Thúy Hằng. Bộ sách gồm 3 cuốn Cửa sổ đập - Cá thể ướt kỳ lạ - Do đó, nó lại đến. Nào là sắp đặt, nào là cắt dán, nào là bậc thang, nào là tiếng Anh, nào là các ngón nghề... Nhưng xem ra chỉ là một “nồi lẩu thập cẩm” làm cho thơ vốn đẹp trong sự giản dị bỗng chốc rối tung rối mù kiểu: “Những con cừu bước lên máy chém/ mỉm cười/ ch́m tận đáy/ đàn bà đè nhau, đè nhau cho sự tan ră của ḿnh/ đi hay ở/ lều phều mặt giường là bọt khí của ta/ đậm và đặc” (Nguyễn Thúy Hằng: Cửa sổ, bọt thinh không). Căn bệnh thứ tư của văn trẻ như Nguyễn Huy Thiệp nhận xét: “Dấu hiệu để người viết văn có thể đi xa được trong nghề chính là trí tưởng tượng phong phú. Trí tưởng tượng giúp người ta bay lên trên thực tế để mà viết. Nhưng xă hội hiện đại có quá nhiều sức ép đè lên vai người viết trẻ (...) thành ra h́nh như trí tưởng tượng của họ bị giảm sút. Gần đây tôi có đọc Vũ điệu thân gầy, cả truyện là một cái hiện thực thô thiển, mà hiện thực thô thiển th́ chẳng có ǵ đáng nói cả. Giới viết trẻ hiện nay cứ đi sâu vào việc mô tả hiện thực mà không bay lên được. Thấy buồn. Văn trẻ rơ ràng thiếu sức bay của trí tưởng tượng v́ thế rất hiếm thấy con người trong mối quan hệ với thiên nhiên. Chỉ thấy điện thoại di động, máy tính xách tay, xe máy, quán cà phê, vũ trường, chỉ thấy rượu bia và khói thuốc... Nặng nề hơn là chỉ thấy nhà kính, những “chuyện t́nh công sở”, những quan hệ tay ba dang dở. Con người bị chặt ĺa khỏi thiên nhiên trong văn trẻ. Căn bệnh thứ năm của văn trẻ là tạo ra một lối viết không phải để cho người Việt Nam đọc, kiểu như: “Sau khi ông Q cúp máy, tôi đứng ngẩn ra một lúc, cố sắp xếp lại nội dung và kết quả cuộc nói chuyện vừa rồi trong đầu, rồi càng nghĩ càng thấy mặt và cổ nóng lên, được một lát th́ cảm thấy máu chảy rần rật trong huyết quản, tôi tức đến muốn vung chân đá vào bức vách ngoài nhà vệ sinh mà tôi đứng cạnh, nhận ra có mấy người hút thuốc xung quanh lại thôi, không hiểu sao từ khi rời Thượng Hải, cái thói thường hủ nữ không thèm biết đến mọi người xung quanh nh́n ḿnh như thế nào dường như bay biến đi đâu mất, cứ như thế nó đă ở lại luôn Thượng Hải không cùng đi về với tôi vậy”. (Vũ Phương Nghi: Chuyện lan man đầu thế kỷ). Có người nhận xét đó là lối viết của lớp người quen dùng máy tính xách tay, hoặc “buôn cháo điện thoại”, lê thê, tốn thời gian, tốn tiền. Căn bệnh thứ sáu của văn trẻ “làm dáng” trong văn chương với lối viết uốn éo, kiểu cách mà hậu quả là rối rắm làm triệt tiêu sự trong sáng của tiếng Việt: “Có lẽ bản chất của vấn đề là mâu thuẫn giữa mong muốn ổn định và mong muốn phá vỡ sự tŕ trệ đầy hiểm họa của ổn định hời hợt. Là cả ham muốn hành động theo bản chất. Cả ham muốn làm cho độc giả trở nên thông minh hơn để hiểu nhau và cùng người viết thúc đẩy nhu cầu sáng tạo trong nhau. Không để lăng phí, lăng quên khi chưa từng nhớ những đỉnh cao đă có. Đời sống và sáng tạo chỉ là sự liên hệ chung chung" (Nguyễn Thế Hoàng Linh: Chuyện của thiên tài). Đây là văn tiểu thuyết của Nguyễn Thế Hoàng Linh - lối văn đượm chất triết lư mà có người đề cao là triết học. Thật ra đó không phải là ngôn từ tiểu thuyết mà là ngôn từ của người thích “lư sự”. Căn bệnh thứ bảy của văn trẻ là sự lạm dụng khẩu ngữ: “Khẩu ngữ là ngôn ngữ nói thông thường, dùng trong cuộc sống hàng ngày, có đặc điểm phong cách đối lập với phong cách viết” (Từ điển tiếng Việt - Trung tâm Từ điển ngôn ngữ. H.1992). Các cây bút trẻ ưa chuộng đưa khẩu ngữ vào thay thế văn viết trong tác phẩm - h́nh tượng này là phổ biến và như là một thứ “mốt”. Những người viết trẻ cho đó là một cách làm cho văn chương gần gũi với đời sống: “Bà cụ có anh con trai giống y chang tôi” (Tiến Đạt: Vào đời). Những từ “y chang” , “hết sảy”, “bét nhè”, “ráo trọi”, “dễ thương”... rất hay nếu nó là khẩu ngữ nhưng chắc chắn là không hay nếu là văn viết. Sinh ra nhà văn là để làm cho ngôn ngữ trong sáng, hàm súc, giàu có chứ không phải để làm nghèo nàn nó. Bảy căn bệnh của văn trẻ mà chúng tôi vừa “bắt mạch” trên đă làm phương hại không ít đến giá trị của tác phẩm văn chương. Tôi c̣n nhớ rơ một truyện ngắn của một tác giả nước ngoài, nhan đề Gia sư. Nội dung có thể tóm tắt như sau: Một thanh niên làm gia sư cho một gia đ́nh, ở đó người vợ rất trẻ và xinh c̣n ông chồng th́ già. Gia sư trẻ dạy dỗ đứa con gia đ́nh môn toán và ngoại ngữ. Bà mẹ trẻ đem ḷng yêu thầy giáo và rất chủ động. Lần đầu chàng trốn tránh nhưng lần thứ hai (sau khi chàng cứu đứa trẻ thoát chết một tai nạn) khi bà mẹ trẻ chủ động th́ thầy giáo không né tránh nữa. Họ là của nhau. Câu kết truyện chỉ có sáu chữ “Bóng đêm lung linh hạnh phúc” - sáu chữ mà gói gọn câu chuyện, mà gợi mở liên tưởng sâu xa và thú vị. Xin hiến quư vị độc giả câu chuyện này cũng là cách kết thúc bài viết của tôi. (Nguồn: An Ninh Thủ Đô) |
The Following 7 Users Say Thank You to phale For This Useful Post: | ||
CM4Q (01-03-11),
Hạ Phượng (02-03-11),
hoatigon208410 (08-03-11),
kehotro (01-03-11),
ngd_m (01-03-11),
Tường Thụy (02-03-11),
Vịt Anh (01-03-11)
|
#2
|
||||
|
||||
Mấy vấn đề này là đề tài tranh căi nảy lửa trên các mạng xă hội bấy lâu.Chia thành hai phe,không bên nào chịu nhún.Một bên th́ cho rằng lối viết cũ ông cha ta đă viết chán rồi,sắp đi vào ngơ cụt rồi,đ̣i hỏi phải có sự đổi mới.Một bên th́ như tác giả đă viết đó,gọi cách viết mới là bệnh.
Không biết tương lai của văn học như thế nào,hơi sợ là thơ,văn sau này một số tác phẩm phải đề thêm ḍng: Dành cho 18+ |
The Following 4 Users Say Thank You to Vịt Anh For This Useful Post: | ||
#3
|
|||
|
|||
PL chỉ thấy nhiều bài thơ "đương đại" giống "tương đại". Kiểu như tâm thần. Cực ghét.
Chỉ thấy nực cười là nhiều người nhào vô khen lấy khen để, kiểu như nếu không khen sợ ḿnh thành lạc hậu... Thơ hay, theo PL như bông hoa đẹp... nh́n mát mắt, đọc êm tai... tâm can lay động ... Lần sửa cuối bởi phale; 01-03-11 lúc 01:47 PM |
The Following 4 Users Say Thank You to phale For This Useful Post: | ||
#4
|
|||
|
|||
Ḿnh nghĩ đổi mới là cần thiết. Nhưng đổi mới như thế nào? Có người dẫn ra một bài thơ lục bát viết theo kiểu truyền thống (câu trên 6 câu dưới 8). Tiếp theo, cũng bài ấy, bác ta đem chặt mỗi câu thành 3,4 khúc, thậm chí 1 ḍng chỉ có 1 chữ rồi khen: chặt ra như vậy, bài thơ hay hơn. Rồi bác kết luận: như thế gọi là thơ cách tân. Nếu cách tân mà chỉ có thế th́ ... lạy hồn. Ḿnh không phản đối đổi mới. Nhưng đổi mới phải thuyết phục được độc giả, chứ không phải cứ làm khác đi gọi là đổi mới. Ḿnh đă nghiên cứu thử thơ của một vài nhà thơ cách tân. Khi đọc thơ của những nhà này, ḿnh không hiểu lắm và rất hoang mang: hay là ḿnh dốt quá. Nhưng đến khi đọc những bài thơ cũng của nhà ấy viết theo thể thơ truyền thống (thơ này th́ ḿnh đánh giá được) th́ không thể gọi là thơ. Ḿnh chợt có ư nghĩ xấu: hay nhà này không làm được thơ nên mới đi làm kiểu thơ đánh đố bạn đọc. Lần sửa cuối bởi Tường Thụy; 02-03-11 lúc 05:36 PM |
The Following User Says Thank You to Tường Thụy For This Useful Post: | ||
hoatigon208410 (08-03-11)
|
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|