NguyetVien


Trở lại   Nguyệt Viên > Vườn Thơ > Thơ Quán
Nạp lại trang này Dạy và học thơ Đường nên chú trọng mạch cảm hứng - cảm xúc

Thông Báo
Hướng dẫn cách đăng ký nick tham gia Nguyệt Viên
Cuộc thi thơ Đường Luật "Tình yêu 2020""
Lời cảm ơn và hình ảnh của chuyến đi "Thương về Miền Trung 2010"

Trả lời
  #1  
Cũ 25-11-11, 02:28 PM
Avatar của Hansy
Hansy Hansy đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gửi: 4.508
Thanks: 454
Thanked 5.204 Times in 3.374 Posts
Mặc định Dạy và học thơ Đường nên chú trọng mạch cảm hứng - cảm xúc

Dạy và học thơ Đường
nên chú trọng
mạch cảm hứng - cảm xúc

Thơ Đường luật từ chỗ là thể thơ vay mượn của Trung Quốc, đã được cha ông ta Việt hóa để thể hiện tâm hồn và bản sắc dân tộc. Trong chương trình phổ thông, thơ Đường giữ vị trí quan trọng trong phần văn học nước ngoài. Đã có nhiều phương pháp tiếp cận, phân tích, bình giảng về thể thơ này, chúng tôi thử tìm một hướng tiếp cận Đường thi từ góc độ mạch cảm hứng - cảm xúc.

Thơ Đường sống đúng nghĩa với hai chữ “trữ tình”. Đọc thơ Đường, tình cảm, cảm xúc trở thành mạch nối vô hình - “mạch kị lộ” - liên hệ, hàn kết các hình ảnh, ý tưởng, tình ý, nhạc điệu… trong bài thơ để rồi “tạo nên sự vận động của ý thơ trên con đường tạo nên cấu tứ”.

Xúc cảm trong thơ Đường khởi nguyên từ sự đồng cảm giữa con người với vũ trụ, để từ đó thể hiện sự phối ngẫu giữa Tình - Sự - Cảnh. “Thơ là tơ lòng” theo qui luật “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. Cảm hứng Đường thi ví như một dòng mạch tuôn lặng lẽ mà cái nhìn hời hợt bên ngoài khó phát hiện. Người xưa đã lấy yếu tố này làm tiêu chuẩn cho thơ: “Thơ lấy ngậm không nhả, nhả không lộ làm chủ” (Thẩm Đức Tiềm). Khi đọc thơ Đường, “một ngọn gió vô tình cũng mang bao thương nhớ” khiến cho cô gái cô đơn cũng chạnh lòng dậy lên “bao cảm xúc đầy nữ tính”(“Xuân tứ” - Lý Bạch). Nhìn chiếc lá vàng rơi mà lòng xao xuyến cảm thu về - “Ngô đồng nhất diệp lạc/ Thiên hạ cộng tri thu”. Chữ “thu” đặt trên chữ “tâm” thành ra chữ “sầu”. Hứa Hồn sầu trong “Tảo thu”. Đỗ Mục sầu “Thu tịch”. Lý Bạch - “Thu tứ” mà sầu. Còn Đỗ Phủ - “Thu hứng” tỏ sầu.

Mạch cảm xúc phổ biến trong thơ Đường bao giờ cũng khai mở từ vật qua tâm để biểu chí. Từ cụ thể đến khái quát, cảnh vì tình tương sinh, đến chí là kết bài. Từ nhan đề, mạch cảm hứng chạy liền hơi xuống câu cuối theo nguyên tắc “nhất khí” (một hơi). Nhưng không dừng lại ở câu cuối (để kết ý) mà tạo ra trường liên tưởng sâu rộng cho ý thơ bằng việc quay lại về đề (mở ý - ý để ngỏ...).

Chính cái tình làm đất sống cho mọi ý thơ. “Hoàng Hạc lâu”(Thôi Hiệu), “một luật thi đệ nhất”(Nghiêm Vũ) là một dẫn chứng. Bài thơ khai tự từ đề - “Hoàng hạc lâu”- nơi bắt đầu của nguồn mạch cảm xúc. Mạch thơ chạy dọc một hơi từ trên xuống qua các câu, kết nối các sự kiện từ cái còn - cái mất, cái hữu - cái vô, quá khứ - hiện tại, lữ khách viễn xứ - quê hương... trộn lẫn vào nhau đọng lại ở chữ “sầu” cuối bài. Chữ “sầu” ấy ví là mặt hồ hiển hiện, là biển cả bao la, nơi kết đọng của tám dòng thơ - “tám nhánh sông sầu”. Cấu trúc một bài Đường thi là khép kín - “ngôn hữu tận” - nhưng nó luôn quan hệ, hô ứng với bên ngoài tạo nên “ý vô cùng”. “Ý vô cùng” có được là nhờ nơi “ngôn tận”. Với “Hoàng Hạc lâu”, ngôn tận chính tại chữ “sầu". Mạch sầu ấy đã ngân vang bao điều từ hai chủ đề triết lý và nhân sinh.

Bắt đúng mạch cảm xúc, sẽ dễ dàng hơn cho người dạy, người học trong việc khai phá các tầng nghĩa, các phương diện nội dung tư tưởng và làm rõ giá trị của lớp vỏ hình thức - lĩnh vực “luôn bí ẩn với phần đông” (Goethe). Theo quan điểm của Ingarden, tiếp nhận văn học là một quá trình cụ thể hóa một tác phẩm như nó vốn có, tức là căn cứ vào cấu tạo âm thanh ngôn ngữ như tiếng vang của từ, nghĩa của từ hay ý của đơn vị ngôn ngữ như câu... đồng thời kết hợp với việc giải mã các ẩn ngữ, các biện pháp tu từ. Bàn về cách làm thơ, trong “Thi luật”, Vương Xương Linh viết: “Nếu thi tứ không đến thì phải buông thả tình cảm để hình ảnh tinh thần nảy sinh, tức là có hứng, sau đó soi vào nó thì tứ sẽ đến, đến tức là làm văn, nếu hình ảnh tinh thần không đến thì không được làm”. Vì vậy, cảm hứng là cội rễ của thơ, cảm xúc là nhựa sống lưu chuyển trong nội thể nàng thơ.

Việc học văn, cảm thơ của học sinh phổ thông ngày nay chủ yếu là nắm ý, phân tích ý mà xem nhẹ yếu tố cảm xúc. Giáo viên vạch ý, học sinh nhớ ý để trả bài. Thông qua các bài viết đã có của các học giả, của thầy cô, hoặc những người đi trước... học sinh phần lớn lắp ghép ý tứ, “chế biến” bài của người thành của mình... Việc đó nguyên nhân có thể còn phải kể đến những câu hỏi tìm hiểu bài trong sách giáo khoa, và những câu hỏi gợi ý, yêu cầu trong sách giáo viên. Cho nên, cũng không thể cứ trách giáo viên và học sinh khi có nhiều câu hỏi chỉ tập trung vào việc yêu cầu học sinh tìm ý của câu, đoạn, bài thơ.

Đặc trưng của thơ cổ phương Đông là trọng về gợi, “tả cảnh ngụ tình”. Điều đó xuất phát từ tư duy “cầu tính tổng hợp” “thâm mặc huyền ảo” nghiêng về cảm xúc, cảm giác của người phương Đông. Thưởng thức thơ Đường, để đến được với “hồn thơ”, người đọc phải mở rộng hồn mình phối hòa với tất cả các giác quan, phải trải lòng ra cho mạch thơ tuôn chảy, cho chất thơ lan tỏa. Tiếp cận thơ Đường từ góc độ mạch cảm xúc sẽ có hai cái lợi. Thứ nhất nó giúp cho người dạy khai thác đủ ý, ý thơ đi liền mạch và làm cho giờ dạy đậm chất văn hơn. Cái lợi thứ hai là tạo cho người học sự hứng thú khi học thơ Đường. Học sinh không những nắm bắt được ý thơ cũng như các phương diện hình thức để phục vụ cho việc học tập mà thông qua đó cảm được tiếng nói của thi nhân, tiếng nói của cảm xúc, của con tim, của những tấm lòng tha thiết yêu đời yêu người.

Phân tích hình thức chỉ là bước đầu tiên để đi vào phân tích nội dung - nghệ thuật thơ Đường. Cái “vỏ” hình thức một bài thơ Đường (thể loại, kết cấu, ngôn từ, đặc trưng thẩm mỹ hài hòa thi - nhạc - họa ý vị gợi cảm...) không bị xé lẻ, chỉ đảm bảo được tính liền mạch - “nhất khí” - khi nó dung chứa cái hồn bên trong (mạch cảm hứng - cảm xúc). Có thế, bài thơ mới là một sinh mệnh sống. Và điều này phù hợp với việc dạy học theo phương pháp gợi mở hiện nay...

DẠ NGUYỆT

Lần sửa cuối bởi Hansy; 25-11-11 lúc 02:34 PM
Trả lời với trích dẫn
The Following 6 Users Say Thank You to Hansy For This Useful Post:
CM4Q (26-11-11), hoatigon208410 (25-11-11), kehotro (25-11-11), Nắng Xuân (28-11-11), Nhím con (25-11-11), pumanew (25-11-11)
  #2  
Cũ 25-11-11, 04:37 PM
Avatar của pumanew
pumanew pumanew đang ẩn
Tam Thập Bát Ngộ
 
Tham gia ngày: Apr 2011
Bài gửi: 255
Thanks: 6.515
Thanked 1.397 Times in 259 Posts
Mặc định

Không có Thơ HAY mà chỉ có thơ được nhiều ngừoi THÍCH mà thôi.
Đánh đàn cũng cần phải có người nghe được- và người nghe phải đồng cảm với nhạc sỹ thì mới hiểu đựoc người nhạc sỹ mượn tiếng nhạc để nói gì!
Tác giả và độc giả cũng vậy: cần phải có đồng cảm với tác giả thì độc giả mới nắm trọn đựoc ý của tác giả muốn đưa cái ý gì vào bài thơ của họ.
Thử hỏi trên thế gian này có đựoc mấy cặp như Bá Nha - Tử Kỳ??? nếu không thì lại được gọi là đàn gảy tai trâu!
Cũng vậy: có bao nhiêu độc giả hiểu đúng ý của Thi Sĩ??? nếu không thì sẽ Ý TẠI NGÔN NGOAI mà mất đi cái Ý THỰC của bài thơ!
Cũng như DẠY và HỌC cũng vậy: người DẠY cũng cần phải phân tích tất cả các ý của bài thơ (Tất cả mọi ý vì là Ý NGÔN TẠI NGOAI) cho học viên biết và cũng không nên ép người học phải đi theo ý của mình - vì chắc gì họ đã đồng cảm được với cảm xúc của tác giả?! Còn người HỌC thì cũng cần biết rằng THƠ do cảm xúc thì thường được người đọc thích nhiều hơn và "làm thơ" thì khác hoàn toàn với "sản xuất" thơ!!!
Trả lời với trích dẫn
The Following 8 Users Say Thank You to pumanew For This Useful Post:
CM4Q (26-11-11), Hansy (25-11-11), hoatigon208410 (25-11-11), kehotro (25-11-11), Nắng Xuân (28-11-11), Nhím con (26-11-11), ntd (25-11-11), phale (26-11-11)
  #3  
Cũ 25-11-11, 07:39 PM
Avatar của Hansy
Hansy Hansy đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gửi: 4.508
Thanks: 454
Thanked 5.204 Times in 3.374 Posts
Mặc định

Quote:
Nguyên văn bởi pumanew Xem bài viết
Không có Thơ HAY mà chỉ có thơ được nhiều ngừoi THÍCH mà thôi.
Đánh đàn cũng cần phải có người nghe được- và người nghe phải đồng cảm với nhạc sỹ thì mới hiểu đựoc người nhạc sỹ mượn tiếng nhạc để nói gì!
Tác giả và độc giả cũng vậy: cần phải có đồng cảm với tác giả thì độc giả mới nắm trọn đựoc ý của tác giả muốn đưa cái ý gì vào bài thơ của họ.
Thử hỏi trên thế gian này có đựoc mấy cặp như Bá Nha - Tử Kỳ??? nếu không thì lại được gọi là đàn gảy tai trâu!
Cũng vậy: có bao nhiêu độc giả hiểu đúng ý của Thi Sĩ??? nếu không thì sẽ Ý TẠI NGÔN NGOAI mà mất đi cái Ý THỰC của bài thơ!
Cũng như DẠY và HỌC cũng vậy: người DẠY cũng cần phải phân tích tất cả các ý của bài thơ (Tất cả mọi ý vì là Ý NGÔN TẠI NGOAI) cho học viên biết và cũng không nên ép người học phải đi theo ý của mình - vì chắc gì họ đã đồng cảm được với cảm xúc của tác giả?! Còn người HỌC thì cũng cần biết rằng THƠ do cảm xúc thì thường được người đọc thích nhiều hơn và "làm thơ" thì khác hoàn toàn với "sản xuất" thơ!!!
Riêng về "Dạy và Học", "truyền thống" dạy dỗ của VN mình là học theo Tàu, áp đặt và áp chế, theo kiểu: THẦY LUÔN LUÔN ĐÚNG, TRÒ LUÔN LUÔN KHÔNG ĐƯỢC CÃI LẠI THẦY.

Lấy thí dụ, thơ của tiền nhân viết sai luật, học trò phát hiện ra, thầy đã không khen thưởng lại còn cấm không được chê thơ của tiền nhân.

Hansy thấy điều này thực vô lý.
Nhân vô thập toàn. Tiền nhân cũng là người, có điều chỉ sinh trước chúng ta mà thôi. Và tiền nhân cũng có khối người thua chúng ta,.Ví dụ không được đi học chữ, hay loại "tiền nhân" trộm cướp, bán nước...
Nếu không được phép phê phán việc làm của tiền nhân thì viết Sử ký để làm gì (Trong văn chương thì là Văn học sử)?

Giả sử nhân loại mà đều sợ sự thật như vậy, sẽ không bao giờ có những phát minh. Đương nhiên sẽ không có tiến bộ.
Về mặt đạo đức, không cho nói đúng sự thật hay che đậy sự thật sai trái, là một hành vi vô đạo đức,

Lần sửa cuối bởi Hansy; 25-11-11 lúc 07:48 PM
Trả lời với trích dẫn
The Following 6 Users Say Thank You to Hansy For This Useful Post:
CM4Q (26-11-11), hoatigon208410 (28-11-11), Nắng Xuân (28-11-11), Nhím con (26-11-11), phale (26-11-11), pumanew (26-11-11)
  #4  
Cũ 26-11-11, 06:51 PM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.805
Thanks: 45.833
Thanked 83.832 Times in 21.719 Posts
Mặc định

Quote:
Nguyên văn bởi Hansy Xem bài viết
Riêng về "Dạy và Học", "truyền thống" dạy dỗ của VN mình là học theo Tàu, áp đặt và áp chế, theo kiểu: THẦY LUÔN LUÔN ĐÚNG, TRÒ LUÔN LUÔN KHÔNG ĐƯỢC CÃI LẠI THẦY.

Lấy thí dụ, thơ của tiền nhân viết sai luật, học trò phát hiện ra, thầy đã không khen thưởng lại còn cấm không được chê thơ của tiền nhân.

Hansy thấy điều này thực vô lý.
Nhân vô thập toàn. Tiền nhân cũng là người, có điều chỉ sinh trước chúng ta mà thôi. Và tiền nhân cũng có khối người thua chúng ta,.Ví dụ không được đi học chữ, hay loại "tiền nhân" trộm cướp, bán nước...
Nếu không được phép phê phán việc làm của tiền nhân thì viết Sử ký để làm gì (Trong văn chương thì là Văn học sử)?

Giả sử nhân loại mà đều sợ sự thật như vậy, sẽ không bao giờ có những phát minh. Đương nhiên sẽ không có tiến bộ.
Về mặt đạo đức, không cho nói đúng sự thật hay che đậy sự thật sai trái, là một hành vi vô đạo đức,
Không chỉ riêng học trò mới tập tễnh đi học, mà với cả những người sinh hoạt lâu năm với thơ, vẫn còn tư tưởng "Thơ tiền nhân" tuyệt đối đúng, nên có lần giới thiệu "bát bệnh" của Đường Luật, có người đã khẳng định "Bát bệnh" đó sai, vì nếu "bát bệnh" đúng thì không lẽ thơ BHTQ - bài "Qua đèo Ngang" - một bài thơ được giảng dạy trong trường học lại phạm nhiều bệnh thế sao?. Kiểu "Đồng hồ Tây có bao giờ sai đâu" trong 'Chị Dậu" Pl học ngày xưa...
Trả lời với trích dẫn
The Following 5 Users Say Thank You to phale For This Useful Post:
CM4Q (26-11-11), Hansy (26-11-11), hoatigon208410 (28-11-11), Nắng Xuân (28-11-11), pumanew (26-11-11)
  #5  
Cũ 28-11-11, 03:03 AM
Avatar của Hansy
Hansy Hansy đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gửi: 4.508
Thanks: 454
Thanked 5.204 Times in 3.374 Posts
Mặc định

Quote:
Nguyên văn bởi phale Xem bài viết
Không chỉ riêng học trò mới tập tễnh đi học, mà với cả những người sinh hoạt lâu năm với thơ, vẫn còn tư tưởng "Thơ tiền nhân" tuyệt đối đúng, nên có lần giới thiệu "bát bệnh" của Đường Luật, có người đã khẳng định "Bát bệnh" đó sai, vì nếu "bát bệnh" đúng thì không lẽ thơ BHTQ - bài "Qua đèo Ngang" - một bài thơ được giảng dạy trong trường học lại phạm nhiều bệnh thế sao?. Kiểu "Đồng hồ Tây có bao giờ sai đâu" trong 'Chị Dậu" Pl học ngày xưa...
Chúng ta phải học tập theo cách dạy và học của các nước có nền giáo dục tiên tiến hàng đầu thế giới như MỸ chẳng hạn.

Học sinh ở các nước đó học giống như chơi mà lại đạt hiệu quả học tập cao. Rất bình đẳng trong tranh luận - cả tranh luận với thầy giáo. Trọng tư duy và hiệu quả, hầu như rất ít bóng dáng của từ chương...

Tính tự do và dân chủ thể hiện ngay trong môi trường giáo dục khiến trí tưởng tượng được chắp cánh và bay bổng. Đó là tiền đề cho những phát kiến, phát minh... mở đường cho ngôi vị bác học. Tính thực tế và thực dụng giúp định hướng giáo dục đi sát với thực tế cuộc sống, giúp cho kiến thức nhà trường và thực tế xã hội, cũng như yêu cầu công việc không chênh lệch nhau mấy... Chính những điểm cơ bản này giúp cho nước Mỹ đứng hàng đầu thế giới về số lượng giải Nobel đạt được - mà lại đạt áp đảo so với nước về nhì.

Học là quá trình thâu lượm, dung nạp kiến thức để mở mang trí tuệ của mình.
Đó mới chính là mục đích trước, trên và cao quý nhất của giáo dục.
Không phải người xưa đã từng bào (Đại ý là): Dùng sự học(để mà) mưu cầu danh lợi là mục đích thấp hèn nhất, hay sao!!!

Lần sửa cuối bởi Hansy; 28-11-11 lúc 03:11 AM
Trả lời với trích dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to Hansy For This Useful Post:
hoatigon208410 (28-11-11), Nắng Xuân (28-11-11), phale (28-11-11), pumanew (28-11-11)
  #6  
Cũ 28-11-11, 06:14 AM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.805
Thanks: 45.833
Thanked 83.832 Times in 21.719 Posts
Mặc định

Quả là lối giáo dục phương Tây rất đáng cho chúng ta làm theo. Họ dạy trẻ con tự tin và sáng tạo từ rất sớm theo phương pháp "không có câu trả lời nào sai. Chỉ cần trả lời là được" và trẻ em thoải mái bày tỏ ý kiến, không sợ ai cười cả...
Trả lời với trích dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to phale For This Useful Post:
Hansy (28-11-11), hoatigon208410 (28-11-11), Nắng Xuân (28-11-11), pumanew (28-11-11)
  #7  
Cũ 28-11-11, 08:18 AM
Avatar của pumanew
pumanew pumanew đang ẩn
Tam Thập Bát Ngộ
 
Tham gia ngày: Apr 2011
Bài gửi: 255
Thanks: 6.515
Thanked 1.397 Times in 259 Posts
Mặc định

Vì đây là vấn đề "Dạy và học thơ Đường (luật!!!?)" nên có lẽ bạn Hansy và mọi người nghĩ hơi sai về nó.
Thơ Đường luật bản thân nó chỉ KHÁC các thể thơ khác ở cái chữ luật mà thôi: Ngoài cảm xúc của bài thơ ra còn cần thiết phải tuân thủ theo LUẬT nữa. Bởi vậy một bài thơ sẽ chỉ được gọi là thơ Đường luật khi và chỉ khi nó đúng theo các luật của nó; nếu sai thì thơ đó không phải là thơ Đường luật. Luật này là do người xưa đề ra sắn rồi chứ không phải đến nay mới phát triển ra nó - kể cả các biến thể (cách chơi: Thủ nhất thanh, Thuận Nghịch độc.....) của nó - thì các cụ chúng ta cũng đã làm từ lâu rồi nên không đến lượt chúng ta phải sáng tạo ra nó. Lấy ví dụ đơn giản nhất là Nguyễn Du cũng đã từng làm thơ theo thể Đường luật: bài Độc Tiểu Thanh ký. Chính vì vậy nên người DẠY mới bắt buộc người HỌC phải học thuộc để mà ứng dụng nó khi làm một bài thơ THẤT NGÔN BÁT CÚ ĐƯỜNG LUẬT. Cho nên việc ở đây là người DẠY và người HỌC phải tuân thủ mọi quy tắc về nó: bất di bất dịch, không thể có cái gọi là sáng tạo gì ở đây hết cả. Vì sáng tạo đồng nghĩa với việc khác luật ==> không phải là thơ ĐƯỜNG luật.

Vì đây là thơ Đường luật: làm theo luật của các cụ ngày xưa nên luật này là luật tĩnh (luật chết) nên chỉ có thể nói rằng phương pháp DẠY và HỌC như thế nào để người DẠY truyền cho người HỌC một cách đơn giản nhưng hoàn chỉnh nhất (dễ nghe, dễ hiểu) và người HỌC học làm sao để hiểu và nhớ dai nhất mà thôi. Chứ không thể dạy hoặc học được cảm xúc để làm thơ được - có chăng chỉ là truyền CẢM HỨNG làm thơ mà thôi!

Còn nếu nói rộng ra: DẠY và HỌC nói chung thì người DẠY cần có cái TÂM của người THẦY để truyền kiến thức cho người HỌC và người HỌC phải quyết tâm HỌC để ghi nhớ lại kiến thức đó nhằm áp dụng và sáng tạo hay phát triển nó vào cuộc đời của mình sau này.
Trả lời với trích dẫn
The Following 5 Users Say Thank You to pumanew For This Useful Post:
CM4Q (28-11-11), Hansy (28-11-11), hoatigon208410 (28-11-11), Nắng Xuân (28-11-11), phale (28-11-11)
  #8  
Cũ 28-11-11, 08:25 PM
Avatar của Hansy
Hansy Hansy đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gửi: 4.508
Thanks: 454
Thanked 5.204 Times in 3.374 Posts
Mặc định

Quote:
Nguyên văn bởi pumanew Xem bài viết
Vì đây là vấn đề "Dạy và học thơ Đường (luật!!!?)" nên có lẽ bạn Hansy và mọi người nghĩ hơi sai về nó.
Thơ Đường luật bản thân nó chỉ KHÁC các thể thơ khác ở cái chữ luật mà thôi: Ngoài cảm xúc của bài thơ ra còn cần thiết phải tuân thủ theo LUẬT nữa. Bởi vậy một bài thơ sẽ chỉ được gọi là thơ Đường luật khi và chỉ khi nó đúng theo các luật của nó; nếu sai thì thơ đó không phải là thơ Đường luật. Luật này là do người xưa đề ra sắn rồi chứ không phải đến nay mới phát triển ra nó - kể cả các biến thể (cách chơi: Thủ nhất thanh, Thuận Nghịch độc.....) của nó - thì các cụ chúng ta cũng đã làm từ lâu rồi nên không đến lượt chúng ta phải sáng tạo ra nó. Lấy ví dụ đơn giản nhất là Nguyễn Du cũng đã từng làm thơ theo thể Đường luật: bài Độc Tiểu Thanh ký. Chính vì vậy nên người DẠY mới bắt buộc người HỌC phải học thuộc để mà ứng dụng nó khi làm một bài thơ THẤT NGÔN BÁT CÚ ĐƯỜNG LUẬT. Cho nên việc ở đây là người DẠY và người HỌC phải tuân thủ mọi quy tắc về nó: bất di bất dịch, không thể có cái gọi là sáng tạo gì ở đây hết cả. Vì sáng tạo đồng nghĩa với việc khác luật ==> không phải là thơ ĐƯỜNG luật.

Vì đây là thơ Đường luật: làm theo luật của các cụ ngày xưa nên luật này là luật tĩnh (luật chết) nên chỉ có thể nói rằng phương pháp DẠY và HỌC như thế nào để người DẠY truyền cho người HỌC một cách đơn giản nhưng hoàn chỉnh nhất (dễ nghe, dễ hiểu) và người HỌC học làm sao để hiểu và nhớ dai nhất mà thôi. Chứ không thể dạy hoặc học được cảm xúc để làm thơ được - có chăng chỉ là truyền CẢM HỨNG làm thơ mà thôi!

Còn nếu nói rộng ra: DẠY và HỌC nói chung thì người DẠY cần có cái TÂM của người THẦY để truyền kiến thức cho người HỌC và người HỌC phải quyết tâm HỌC để ghi nhớ lại kiến thức đó nhằm áp dụng và sáng tạo hay phát triển nó vào cuộc đời của mình sau này.
1.
Hansy cũng như những người đang bàn luận không phải sai mà chỉ là mở rộng vấn đề đang bàn. Cụ thể là bàn về việc Dạy và Học ở xứ ta.

2.
Thơ nào cũng có luật, không cứ gì thơ Đường luật.
Thành ra, chuyện làm thơ phải làm theo luật thì ngay với người không biết làm thơ cũng hiểu rất rõ. Thiển nghĩ chúng ta không cần mất thời gian bàn cái chuyện đương nhiên đó.

3.
Như trên đã nói, người biết làm thơ thì đương nhiên hiểu rõ luật thơ (Nhưng giữ đúng luật được bao nhiêu phần trăm thì còn tùy khả năng và trình độ thơ của người ấy).

Nhưng làm thơ đúng luật và làm thơ hay là 2 khái niệm khác nhau.

Một bài thơ rất đúng luật chưa chắc đã hay. Bởi đơn giản, một bài thơ hay được tổng hợp từ rất nhiều yếu tố "nhất": Trình độ học vấn, kinh nghiệm bản thân, năng khiếu, sự đồng cảm, xúc cảm, ngoại cảnh... trong đó, yếu tố đúng luật - tức kỹ thuật làm thơ - chỉ giữ một góc rất nhỏ bé làm nên cái thành công của một bài thơ.

Nếu chỉ giở sách ra đọc cho học trò chép các luật thơ, rồi kiểm tra, theo dõi xem học trò viết thơ có đúng luật không thì nói thật, chả cần thầy dạy làm thơ. Bởi dạy và học như thế thì chả có một tí tính chất sư phạm gì cả.

Và quả, nếu làm thơ Đường luật mà chỉ cần làm đúng luật thôi thì bài viết Chủ đề của Topic này thật là vô ích.

Lần sửa cuối bởi Hansy; 28-11-11 lúc 08:30 PM
Trả lời với trích dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to Hansy For This Useful Post:
hoatigon208410 (29-11-11), pumanew (28-11-11)
  #9  
Cũ 28-11-11, 10:09 PM
Avatar của pumanew
pumanew pumanew đang ẩn
Tam Thập Bát Ngộ
 
Tham gia ngày: Apr 2011
Bài gửi: 255
Thanks: 6.515
Thanked 1.397 Times in 259 Posts
Mặc định

Quote:
Nguyên văn bởi Hansy Xem bài viết
1.
Hansy cũng như những người đang bàn luận không phải sai mà chỉ là mở rộng vấn đề đang bàn. Cụ thể là bàn về việc Dạy và Học ở xứ ta.

2.
Thơ nào cũng có luật, không cứ gì thơ Đường luật.
Thành ra, chuyện làm thơ phải làm theo luật thì ngay với người không biết làm thơ cũng hiểu rất rõ. Thiển nghĩ chúng ta không cần mất thời gian bàn cái chuyện đương nhiên đó.

3.
Như trên đã nói, người biết làm thơ thì đương nhiên hiểu rõ luật thơ (Nhưng giữ đúng luật được bao nhiêu phần trăm thì còn tùy khả năng và trình độ thơ của người ấy).

Nhưng làm thơ đúng luật và làm thơ hay là 2 khái niệm khác nhau.

Một bài thơ rất đúng luật chưa chắc đã hay. Bởi đơn giản, một bài thơ hay được tổng hợp từ rất nhiều yếu tố "nhất": Trình độ học vấn, kinh nghiệm bản thân, năng khiếu, sự đồng cảm, xúc cảm, ngoại cảnh... trong đó, yếu tố đúng luật - tức kỹ thuật làm thơ - chỉ giữ một góc rất nhỏ bé làm nên cái thành công của một bài thơ.

Nếu chỉ giở sách ra đọc cho học trò chép các luật thơ, rồi kiểm tra, theo dõi xem học trò viết thơ có đúng luật không thì nói thật, chả cần thầy dạy làm thơ. Bởi dạy và học như thế thì chả có một tí tính chất sư phạm gì cả.

Và quả, nếu làm thơ Đường luật mà chỉ cần làm đúng luật thôi thì bài viết Chủ đề của Topic này thật là vô ích.
Pu lại nghĩ rằng: Thơ là cảm xúc, cảm hứng mà ra nên không ai có thể dạy được cái cảm xúc cảm hứng được mà chỉ có thể dạy cách làm thơ cho đúng luật được mà thôi. Làm thơ mà không có cảm hứng cảm xúc thì theo Pu: Pu sẽ gọi đó là sản xuất thơ! Tuy nhiên: đây cũng chỉ là quan điểm riêng của Pu mà thôi!
Đành rằng có thể một bài thơ rất đúng luật chưa chắc đã hay, nhưng bài thơ đã hay rồi mà lại còn đúng luật nữa thì mới là tuyệt vời và trên cả tuyệt vời. Pu học LUẬT để cố gắng đạt được điều đó nhưng mà vì biết mình không thể làm hay được nên mới phải cố gắng làm cho đúng luật, kẻo khi người khác đọc họ lại cười cho thối mũi. Tuy nhiên: quan điểm của Pu là không có thơ hay mà chỉ có thơ được nhiều người đọc và họ thích mà thôi và đó cũng chỉ là quan điểm riêng của Pu!
Dòng màu đỏ: Có thể thơ TỰ DO thì chẳng cần gì luật cả!
1) Đúng là Pu sai thật rồi! Thành thật xin lỗi Hansy nhé vì Pu chưa hiểu hết ý của Hansy nên mới nói là sai. Bởi vì khi đọc cái tiêu đề topic là "Dạy và học thơ Đường nên chú trọng mạch cảm hứng - cảm xúc" thì Pu chỉ nghĩ là topic này là chỉ bàn về dạy và học thơ Đường chứ không nghĩ là tiêu đề là nói vậy thôi; chứ sự thực là Hansy muốn nói về vấn đề rộng lớn hơn, vĩ mô hơn. Một lần nữa thành thực xin lỗi Hansy! Chúc vui!
Trả lời với trích dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to pumanew For This Useful Post:
Hansy (29-11-11), hoatigon208410 (29-11-11)
  #10  
Cũ 29-11-11, 03:17 AM
Avatar của Hansy
Hansy Hansy đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gửi: 4.508
Thanks: 454
Thanked 5.204 Times in 3.374 Posts
Mặc định

Quote:
Nguyên văn bởi pumanew Xem bài viết
Pu lại nghĩ rằng: Thơ là cảm xúc, cảm hứng mà ra nên không ai có thể dạy được cái cảm xúc cảm hứng được mà chỉ có thể dạy cách làm thơ cho đúng luật được mà thôi. Làm thơ mà không có cảm hứng cảm xúc thì theo Pu: Pu sẽ gọi đó là sản xuất thơ! Tuy nhiên: đây cũng chỉ là quan điểm riêng của Pu mà thôi!
Đành rằng có thể một bài thơ rất đúng luật chưa chắc đã hay, nhưng bài thơ đã hay rồi mà lại còn đúng luật nữa thì mới là tuyệt vời và trên cả tuyệt vời. Pu học LUẬT để cố gắng đạt được điều đó nhưng mà vì biết mình không thể làm hay được nên mới phải cố gắng làm cho đúng luật, kẻo khi người khác đọc họ lại cười cho thối mũi. Tuy nhiên: quan điểm của Pu là không có thơ hay mà chỉ có thơ được nhiều người đọc và họ thích mà thôi và đó cũng chỉ là quan điểm riêng của Pu!
Dòng màu đỏ: Có thể thơ TỰ DO thì chẳng cần gì luật cả!
1) Đúng là Pu sai thật rồi! Thành thật xin lỗi Hansy nhé vì Pu chưa hiểu hết ý của Hansy nên mới nói là sai. Bởi vì khi đọc cái tiêu đề topic là "Dạy và học thơ Đường nên chú trọng mạch cảm hứng - cảm xúc" thì Pu chỉ nghĩ là topic này là chỉ bàn về dạy và học thơ Đường chứ không nghĩ là tiêu đề là nói vậy thôi; chứ sự thực là Hansy muốn nói về vấn đề rộng lớn hơn, vĩ mô hơn. Một lần nữa thành thực xin lỗi Hansy! Chúc vui!
Chào bạn pumanew
1.
Chúng ta chẳng ai có lỗi hay phải cả. Bạn không cần thiết quá trịnh trọng như thế trong những trường hợp như thế này.
Mục đích của thảo luận, tranh luận là làm sáng tỏ vấn đề mà có thể mỗi một trong những người tham gia vẫn còn một góc khuất nào đó chưa được soi rọi. Vấn đề của con người - mà khi được nhiều người quan tâm - thường là lớn. Vì vậy, cái sở học nhỏ bé của ta có thể khiếm khuyết khi nhận định, bày tỏ. Chuyện đó là thường tình.
Nhờ thảo luận, tranh luận mà những góc tối trong ta được bừng sáng. Đương nhiên hiểu biết của ta nhờ vậy mà được tròn đầy hơn
Hansy rất thích tham gia phân tích, mổ xẻ vấn đề mình chưa hiểu thấu đáo, với mục đích làm đầy kiến thức của mình.
Trong tranh luận, chúng ta bảo vệ quan điểm của mình là điều đúng đắn. Nhưng bảo vệ đến mức cố chấp, bất chấp cả sự thực hiển nhiên hay hợp lý mà chính thâm tâm mình cũng thấy là như thế thì quả không nên.
Trong tranh luận học thuật, chỉ có chân lý là thắng.
Không một ai trong cuộc tranh luận đó thắng hay bại cả mà là win - win.

2.
Vâng.
Việc bạn nói thơ từ cảm xúc, cảm hứng mà ra thì không ai cãi được vì đó là chân lý tự nghìn xưa cho đến ngàn sau. Hansy tán thành với bạn về nhận xét này.

3.
Riêng khái niệm "sản xuất thơ" thì Hansy không hiểu lắm.
Thơ làm ra cốt để giải tỏa những cảm thức dồn nén trong hồn. Mục đích làm thơ vì vậy rất đơn giản: Làm thơ là làm cho ta.
Còn nếu có đăng lên đâu đó là nhu cầu giao lưu giữa những người yêu thơ. Bởi cuộc sống cần có sự đồng điệu, chia sẻ. Cái đó gọi là tình người.

Hansy không hề nghĩ trên đời này có khái niệm sản xuất thơ. Bởi viết thơ không có hồn thì viết ra với mục đích gì?
Có thể thơ Hansy hay ai đó không hay, nhưng không hay vì trình độ thơ chỉ đến ngang đó, chứ không phải là sản xuất thơ.

Còn thấy người ta làm thơ nhiều hơn mình mà gọi đó là sản xuất thơ thì quả là hài hước.
Bởi như Xuân Diệu làm hàng trăm bài thơ mà thơ vẫn hay. Nhưng có người cả đời chỉ làm có vài bài thơ nhưng thơ vẫn dở ẹc.

4.
Hansy nói luật là nói cái đa số trong kỹ thuật làm thơ. Đời mà bạn, đâu có cái gì tuyệt đối.
Có chăng là Hansy thiếu thòng thêm câu :" Ngoại trừ thơ tự do".

Tuy nhiên, thơ tự do vẫn có cái luật của nó. Có điều, cái luật này chưa định hình vì loại hình thơ này còn khá non trẻ đó thôi. Vẫn có một số bài viết về luật của thơ tự do, tuy nhiên vẫn chưa được số đông đồng thuận.
Bạn tìm hiểu về Nguyễn Vỹ và Tao đàn Bạch Nga sẽ thấy một số bài viết về vấn đề này.

5.
Bạn nói đúng: Ai cũng phải bắt đầu làm thơ bằng việc làm đúng luật.
Chuyện này Hansy nói rồi. Và Hansy cũng nói lại ý của người rất xưa thôi.

Hansy thì không sợ sai luật khi tập làm thơ. Ai mới học, mới tập như bạn và Hansy mà không sai hả bạn?
Ngay thi hào Nguyễn Khuyến nức tiếng kim cổ về thơ Đường luật vẫn hạ vần "xanh yờn":


Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu
Nước biếc trông như tầm khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào

..................................................
(Thu vịnh - Nguyễn Khuyến)

Cuối cùng, thảo luận, tranh luận đề mở mang trí tuệ thì Hansy tham gia, còn vì nó mà sỉnh mặt với nhau thì Hansy nhận thua cũng được.

Lần sửa cuối bởi Hansy; 29-11-11 lúc 03:22 AM
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to Hansy For This Useful Post:
pumanew (29-11-11)
Trả lời

Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của mình

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 09:18 PM

© 2007 - 3.8.7 - BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ bài viết của thành viên.

Loading...