|
|
Thông Báo |
#1
|
|||
|
|||
Những dạng thơ Đường Luật đặc biệt
1. HOẠ VẬN:
Một người làm một bài xướng lên,một người nữa làm bài khác họa lại mà các vần trong bài họa phải theo y như các vần trong bài xướng,c̣n ư nghĩa hoặc phụ theo cho rộng,hoặc trái hẳn lại (phản đề), ví dụ: HỎI Ả BÁN CHIẾU Xướng: Ả ở đâu nay bán chiếu gon Chẳng hay chiếu ấy hết hay c̣n Xuân thu nay độ bao nhiêu tuổi Đă có chồng chưa được mấy con (Nguyễn Trăi) Họa: Tôi ở Tây hồ bán chiế u gon Nỗi chi ông hỏi hết hay c̣n Xuân thu tuổi mới trăng c̣n lẻ Chồng c̣n chưa có, có chi con (Nguyễn Thị Lộ) 2. THỦ NHẤT THANH (nhất đồng): Từ đứng đầu 8 câu đều giống nhau, ví dụ: TÁM MỪNG Mừng đón xuân về, muôn sắc hoa Mừng xuân,xuân mới, mới thêm ra Mừng nghe nhựa sống, như c̣n trẻ Mừng thấy đời tươi, chửa muốn già Mừng khỏe đôi chân, đi đứng vững Mừng tinh cặp mắt ngắm nh́n xa. Mừng nhau tuổi thọ tăng tăng măi Mừng được trường xuân hưởng thái ḥa (Lạc Nam) 3. SONG ĐIỆP: Tất cả 8 câu đều có 2 điệp từ, ví dụ: CHUYỆN ĐỜI Vất vất vơ vơ cũng nực cười Căm căm cúi cúi có hơn ai Nay c̣n chị chị anh anh đó Mai đă ông ông mụ mụ rồi Có có không không,l o hết kiếp Khôn khôn dại dại, chết xong đời Chi bằng láo láo lơ lơ vậy Ngủ ngủ ăn ăn nói chuyện chơi (Nguyễn Thượng Hiền) 4. SONG ĐIỆP ĐỘC VẬN: Tất cả 8 câu đều có 1 từ và chỉ có 1 vần, ví dụ: XUÂN VÀ THƠ Xuân tự ngàn xưa, bạn với Thơ T́nh Xuân là cả vạn lời Thơ Đẹp duyên hoa bút, Xuân ngời sắc Rộn khúc Xuân thiều, nhạc ánh Thơ Xuân vắng, oanh hờn, dầu dáng liễu Xuân về hương tỏa ngát lời Thơ Xuân nương, thi sĩ, đôi người ngọc Dệt mộng ngày Xuân, lộng ư Thơ (Lạc Nam) 5. DĨ ĐỀ VI THỦ: Lấy 8 từ đầu để mở đầu cho 8 câu thơ, ví dụ: GỬI BẠN Nhất sinh tôi bác biết nhau rồi Định đoạt hơn thua phó mặc trời Chúng mải công danh, ky cóp chạy Ta nh́n mây nước nhẹ nhàng trôi Theo quan, ngán bấy câu chè lá Về xă, buồn thay cảnh thịt xôi Lê gậy theo trăng vào quán trọ Ninh trà,nạp thuốc, chuốc nhau chơi 6. DĨ ĐỀ VI VẬN: Lấy đầu đề làm vần, ví dụ: Không - Chồng - Trông - Bông - Lông, ví dụ: Xướng: Bực ǵ bằng gái chực pḥng không Tơ tưởng v́ chưng một tấm chồng Trên gác rồng mây ngao ngán nhẽ Bên trời cá nước ngẩn ngơ trông Mua vui lắm lúc cười cười gượng Giả dại nhiều khi nói nói bông Mới biết có chồng như có cánh Giang sơn gánh vác nhẹ bằng lông (Nguyễn Khuyến) Họa: Phật rằng sắc sắc không không Sắc sắc không không khó chất chồng Ân oán, nhiều người c̣n có ngóng Trải oan, lắm kẻ vẫn chờ trông Thế gian, nhân quả nhanh như bóng Cơi Phật, nhân duyên nhẹ tựa bông Xuân đến hoa xuân tươi đẹp măi Luân hồi ra khỏi, hết bông lông (Cổ Lai Hy) 7. TOÁN THI: Cả bài câu nào cũng có từ chỉ con số, ví dụ: BÓI SỐ Ruột rối ḅng bong, một lá thuyền Ngổn ngang trăm mối vẫn y nguyên Người đi ngh́n dặm c̣n thêm nhớ Kẻ ở muôn năm vẫn lẻ duyên Mớ hoảng, có kêu thời cũng hăo Ức thầm, dẫu khóc chỉ thêm huyền Vạn người, ai kẻ chung tâm sự Hăy triệu giùm tôi chú đỗ quyên (Bùi Tiến) 8. LIÊN HOÀN: Thể thơ có nhiều đoạn, câu cuối của đoạn trên được chuyển thành câu đầu của đoạn dưới, ví dụ: THI LẤY ĐƯỢC Anh Phán nhà ta biết cóc ǵ Kỳ thi Tham biện cũng ra thi Nhất th́ anh đỗ,nh́ anh trượt Chẳng đậu khoa này, khoa khác đi Chẳng đậu khoa này, khoa khác đi Nam nhi chi chí, há lo ǵ Một, hai, ba, bốn, năm năm trượt Nhẵn mặt quan trường, chẳng thẹn chi Nhẵn mặt quan trường,chẳng thẹn chi Trượt thi, thi trượt,vẫn gan ĺ (Tú Mỡ) 9. LIÊN HOÀN THUẬN NGHỊCH VẬN: Thể thơ như trên, nhưng bài thứ 2 sắp xếp ngược vần lại với bài thứ nhất, ví dụ: XEM NÚI NON BỘ Non nhân,nước trí, điểu muông hiền Núi giả mà in dáng tự nhiên Một vũng xinh xinh ,vươn một ngọn Hai cầu nho nhỏ, vắt hai triền Thuyền ngư lướt suối dong miền tục Cánh hạc trườn mây bổng cơi tiên Đối cảnh tâm tư dường nhẹ nhơm Lâng lâng chẳng bợn chút ưu phiền Lâng lâng chẳng bợn chút ưu phiền Bàn đá say cờ đôi lăo tiên Lă vọng buông câu vờn sóng nước Phật đài mở lối lượn ven triền Sơn thanh thủy tú, hồn u nhă Sắc lộng hương lừng khí hạo nhiên Phong cảnh tạo h́nh như giới thiệu Chủ nhân đây cũng bậc nhân hiền (Lạc Nam) 10. Ô THƯỚC KIỀU: Thể thơ liên hoàn như trên,nhưng lấy 2 từ cuối,hoặc nhắc lại 2, 3 từ nào đó ở câu cuối của bài trên để mở đầu cho câu 1 của bài dưới, ví dụ: CHỐNG TÔN THỌ TƯỜNG Lung lay ḷng sắt đă mang nhơ Chẳng xét phận ḿnh khéo nói vơ Người trí mang lo danh chẳng chói Đứa ngu luống sợ tuổi không chờ Bài ḥa đă sẵn in tay thợ Cuộc đánh hơn thua giống nước cờ Chưa trả thù nhà,đền nợ nước Dám đâu mắt lấp với tai ngơ Tai ngơ sao đặng lúc tan tành Luống biết trách người, chẳng trách ḿnh Đến thế c̣n khoe đàng đạo nghĩa Như vầy cũng gọi kẻ trâm anh Biển khơi vụng tính dung thuyền nhỏ Chuông nặng to gan buộc chỉ mành Thân có,ắt danh tua phải có Khuyên người ái trọng cái thân danh Thân danh chẳng kể, thật thằng hoang Đốt sáp nên tro lụy chẳng màng Hai cửa trâm anh xô sấp ngửa Một nhà danh giá xóa tan hoang Con buôn khấp khởi chưa từng ngọc Người khó xăng xăng mới gặp vàng Thương kẻ đ̣ng văn nên phải nhắc Dễ đâu ta dám tiếng khoe khoang (Phan Văn Trị) 11. TẬP DANH a. Mỗi câu có danh từ gắn với đề tài, ví dụ: MỪNG ÔNG LĂO HÀNG THỊT THƯỢNG THỌ Nay tiết mừng ông mới Bảy mươi, Cổ hy (1) chưa dễ mấy lăm người. Răng long nhưng hăy c̣n tinh mắt Đầu bạc nhưng mà chửa tắc tai Bè bạn bày vai kèo (2) chén Lư (3) Cháu con dưới gối múa sân Lai (4) Xưa nay vẫn giữ ḷng chân thực chữ đức giả xương máu để đời (Nguyễn Khuyến) Chú thích (1) Do câu "nhân sinh thất thập cổ lai hy" (2) Rót rượu mời người khác uống (3) Chén rượu của Lư Bạch, nhà thơ uống rượu nổi tiếng (4) Lăo Lai,người nước Sở đời Xuân Thu, tuổi đă ngoài 70 c̣n cha mẹ, giả cách khóc như trẻ con để làm cho cha mẹ vui b. Mỗi câu thơ có 1 từ chỉ bộ phận trong thân thể con người, ví dụ: HỌC TH̉ Dài lưng tốn vải lại ăn no Nghĩ ngán cho thân phận học tṛ Thù nước,thù vua, ngay mặt chịu Công sưu, công ích, cắm đầu lo Vẫn giương mắt ếch mà ra quáng C̣n ngậm lông mèo (1) chả sợ ho Nói đến chuyện đời tai điếc đặc Rung đùi, chỉ nghĩ "tám đùi" (2) to (Nh́ Mỹ) Chú thích (1) Ngậm lông mèo: ngậm bút chữ nho (2) Tám đùi: văn xưa gọi là "bát cổ" dịch là tám vế, vế đồng nghĩa với đùi. 12. TÍNH DANH: Câu nào cũng có từ chỉ nhân danh hay địa danh Giống như Điển Thi, câu nào cũng dẫn 1 điển ở bên Tàu. Xưa kia các cụ đồ nho chuộng lắm v́ như thế các cụ mới chịu cho là có học, rộng kiến thức, ví dụ: LỖI THỀ Vùi oan bạc mệnh sóng Tiền Đường (1) Ngọn đuốc Chiêm Thành (2) rở nhớ thương. Chắp cánh đẹp ǵ câu Thất Tịch (3) Ôm cầm say măi gái Tầm Dương (4) Lỗi thề Chung Tử (5) sầu tri kỷ Hoen mái Tây hiên (6) lệ đoạn trường Hồ Hán (7) ngậm ngùi mây cách biệt Ngân Hà (8) mưa gió nẻo cầu sương. (Toại Khang) Chú thích (1) Kiều trầm ḿnh ở sông Tiền Đường (2 Công chúa Huyền Trân phải sang lấy vua Chiêm Thành (3) Đường Minh Hoàng - Dương Quư Phi đêm 7 tháng 7 âm lịch thề cùng nhau "sống làm vợ chồng chết là chim liền cánh cây liền cành" (4) Bạch Cư Dị, văn hào đời Đường, đêm đậu thuyền ở sông Tầm làm bài Tỳ Bà Hành cho ca nữ hát (5) Chung Tử Kỳ - Bá Nha là 2 bạn tri âm.Bá Nha gảy đàn, Tử Kỳ biết Bá Nha nghĩ ǵ.Tử Kỳ chết, Bá Nha đập đàn đi, không gảy nữa. (6) Trương Quân Thụy-Thôi Oanh Oanh t́nh tự dưới mái Tây hiên (7) Chiêu Quân nhà Hán sang cống Hồ (8) Ngưu Lang - Chức nữ đứng 2 bên sông Ngân Hà nhớ nhau khóc thành mưa ngâu trong tháng 7 Âm lịch 13. SẮC THÁI: Câu nào cũng có từ chỉ màu sắc, ví dụ: CHIỀU NỔI MÀU THU Trời thu bóng ác rực mầu vang Trườn trượt vào lưng dặng núi vàng Cánh nhạn chiều tà sương lót trắng Cḥm mây mưa nhạt khói mờ lam Lầu thu thoát nắng nâng rèm tía Vườn vắng c̣n đây nở đóa vàng Nếu chẳng vương t́m hoa súng tím Th́ đâu được ngắm nguyệt da cam (Toại Khang) 14. THỦ VĨ NGÂM: Câu đầu và câu cuối giống nhau, ví dụ: KHOE LƯỜI Anh em chớ bảo ta lười Làm việc cho hay phải thức thời Xuân hăy c̣n chơi cho phỉ chí Hạ mà cất nhắc tất nhoài hơi Thu sang cảm nguyệt c̣n ngâm vịnh Đông lại hầm chăn tạm nghỉ ngơi Chờ đến xuân sang ta sẽ liệu Anh em chớ bảo ta lười (Tú Mỡ) 15. TRIỆT HẠ Từ cuối của mỗi câu thơ để bỏ lửng làm cho câu thơ chưa trọn nghĩa,khiến người đọc phải nghĩ ra, ví dụ: GÁI HỒNG NHAN Thấy gái hồng nha bỗng chốc mà . . . Hơi thăm cô ấy chửa hay đà . . . H́nh dung yểu điệu in như thể . . . Diện mạo phương phi ngó tưởng là . . . Ăn mặc ra tuồng người ở chốn . . . Nói năng phải lẽ giống con nhà . . . Ước ǵ ta được mà ta để . . . Ta để đem về để nữa ta . . . (Nguyễn Quư Tân) 16. YẾT HẬU Các câu trên đủ từ cả, riêng câu cuối cùng chỉ có 1 từ, ví dụ: CHA CON ĐÁNH CỜ Ánh nắng vừa nghiêng ngọn trúc già Cha con vui vẻ bày cờ ra Đồng xanh gió mát trà thơm ngát Ha! Không - Một! Xưa nay ai chả lầm Ván này...Thôi! Hết! Chốt xuyên tâm Lâng lâng quư tử ngâm thơ luật R...ầ...m! Trước ngơ chỏng chơ tướng sĩ bồ Ngoài sân cao thủ khóc nhi nhô - Nín ngay! sắp lại cho tao gỡ! - Dzô! Nắng đă khuất dần phía núi xa Cơm canh lên khói đợi trong nhà Dưới thềm xe ngựa c̣n rầm rộ - Chà! (Trường Văn Nguyễn Phước Thắng) 17. ÁP CÚ Từ cuối của câu trước trở thành từ đầu của câu sau, ví dụ: CHỪA RƯỢU Những lúc say sưa, cũng muốn chừa Muốn chừa, nhưng tỉnh lại hay ưa Hay ưa nên nỗi không chừa được Chừa được, nhưng mà cũng chẳng chừa (Nguyễn Khuyến) 18. VĨ TAM THANH Là thể thơ trong đó ba từ cuối trong mỗi câu có cùng cách phát âm, ví dụ: NGẪU HỨNG Ta nghe gà gáy tẻ tè te Bóng ác vừa lên hé hẻ hè Cây một chồi cao von vót vót Hoa năm sắc nở lỏe ḷe loe Chim t́nh bè lứa kia ḱa kỉa Ong nghĩa vua tôi nhé nhẻ nhè Danh lợi mặc người ti tí tỉ Ngủ trưa chửa dậy khỏe kḥe khoe (Vô Danh) 19. LƯỠNG ĐẦU XÀ NGHỊCH Là thể thơ trong đó hai chữ cuối câu là cách nói lái của hai chữ đầu câu hay ngược lại, ví dụ: CAI MÔ CÔ MAI Cai mô chả thấy hỡ cô Mai Hồi bút hôm qua, nay hút bồi Niếu đổ tường che vang nổ điếu Thôi liên, cù cứa, hẹn Thiên Lôi Vái sơ ông Địa cho vơ sái Ngồi ráp bàn tiên lại ngáp rồi Tánh thích đi t́m bao tích thánh Đồi thanh, cảnh phật cũng đành thôi (Chu Hà) 20. THUẬN NGHỊCH ĐỘC Là thể thơ khi đọc xuôi hay đọc ngược đều có ư nghĩa và hợp vận, ví dụ: Đọc xuôi: Xa cách quê làng lại ghé thăm Xác xơ vàng úa cỏ nghiêng nằm Nhà hiên mái dột B́m giăng kín Ngỏ trước thềm loang Dậu phủ dăm Tha thướt bóng Dừa hàng nối thẳng Ngă nghiêng cành Trúc dăy liền tâm Tà chiều quyện khói mờ thôn xóm Xa vọng khoan ḥ ai hát ngâm … Đọc ngược: Ngâm hát ai ḥ khoan vọng xa Xóm thôn mờ khói quyện chiều tà Tâm liền dăy Trúc cành nghiêng ngă Thẳng nối hàng Dừa bóng thươ’t tha Dăm phủ Dậu loang thềm trước ngỏ Ki’n giăng B́m dột mái hiên nhà Nằm nghiêng cỏ úa vàng xơ xác Thăm ghé lại làng quê cách xa … (Trường Tương Tư) Sau đó bỏ hai chữ đầu mỗi câu đọc xuôi và bỏ hai chữ cuối mỗi câu đọc ngược sẽ trở thành thơ Ngũ ngôn bát cú . Nếu tiếp tục bỏ bớt 1 hoặc 2 chữ đầu hoặc cuối nữa, sẽ có những bài Tứ ngôn bát cú hoặc Tam ngôn bát cú... Nói tóm lại, một bài thơ làm theo thể Thuận nghịch, nếu được chọn từ một cách khéo léo, sẽ đọc thành 8 bài Bát cú. Đó là điểm độc đáo của dạng Thuận nghịch. 21. NGŨ ĐỘ THANH Đường luật Ngũ độ thanh là một dạng thơ được kết hợp nhạc tính của thời kỳ Nhạc phủ (Nhạc phủ nguyên là tên gọi cơ quan âm nhạc do Hán Vũ Đế (ở ngôi: 141 tr. CN – 87) lập nên và phong cho Lư Diên Niên chức Hiệp luật đô úy, để làm nhiệm vụ thu thập ca dao và thơ để phổ nhạc. Bài nào được chọn th́ gọi là "nhạc phủ khúc", hoặc "thơ nhạc phủ", sau gọi vắn tắt là "nhạc phủ") với thi luật thời Đường. Dạng thơ này là cách sắp xếp các thanh làm sao cho nó hài ḥa và có âm bổng trầm khác nhau. Khi làm thơ Ngũ độ thanh phải vận dụng từ ngữ để sắp xếp làm sao mỗi câu thất ngôn có đủ 5 thanh dấu. Mỗi câu thơ thất ngôn có 4 thanh Bằng, 3 thanh Trắc hoặc 4 thanh Trắc, 3 thanh Bằng, trong đó: Câu thất ngôn có 4 thanh Bằng, 3 thanh Trắc th́: + 2 thanh Bằng có cùng dấu (thanh Không hoặc thanh Huyền) không được đứng liền kề nhau; + 3 thanh Trắc th́ tùy nghi mà sắp xếp Sắc – Hỏi – Ngă – Nặng sao cho phù hợp với câu thơ. Câu thất ngôn có 4 thanh Trắc, 3 thanh Bằng th́: + 4 thanh Trắc phải đầy đủ 4 thanh dấu Sắc – Hỏi – Ngă – Nặng; + 3 thanh Bằng th́ 2 thanh có cùng dấu (thanh Không hoặc thanh Huyền) không được đứng liền kề nhau. Theo những quy định trên có thể rút ra kết luận vể thơ Đường luật Ngũ độ thanh: 1. Chỉ dùng chính luật (chỉ theo lối phân minh, không theo lối bất luận); 2. Trong mỗi câu phải chứa ít nhất 5 dấu thanh; 3. Câu có 4 thanh Trắc phải dùng đủ các dấu thanh Sắc - Nặng - Hỏi - Ngă (không được lặp lại dấu); 4. Hai thanh Bằng cùng dấu (thanh Không và thanh Huyền) không được đứng liền kề nhau Ngoài ra, một số tài liệu c̣n dẫn thêm ra quy định sau (chưa kiểm chứng): 1. Các thanh Bằng ở tiếng thứ 2 và 4 không cùng dấu (thanh Không hoặc thanh Huyền) với tiếng thú 7; 2. Các thanh Bằng ở tiếng thứ 2 và 4 không cùng vần với tiếng thú 7. * Ưu điểm và hạn chế của Thơ Đường luật Ngũ độ thanh: - Tránh được các lỗi bệnh. Tuy nhiên, chỉ tránh được một số lỗi bệnh như: phong yêu, hạc tất, tiểu vận, đại vận, điệp thanh..., những lỗi bệnh khác vẫn có thể mắc phải. - Câu thơ có âm điệu du dương trầm bồng. Điều này c̣n tuỳ thuộc vào cách sắp xếp câu chữ, tuy trong câu có đủ 5 dấu thanh nhưng để cho được hay c̣n phụ thuộc vào trật tự sắp xếp, đặc biệt là cách sử dụng bộ vần. - Nếu không khéo sử dụng, câu thơ sẽ bị tối nghĩa do phải dùng từ ngữ đúng thanh độ mà bỏ đi từ ngữ hay, lột tả chính xác nội dung cần thể hiện. (St) Lần sửa cuối bởi phale; 10-04-21 lúc 02:59 PM |
The Following 7 Users Say Thank You to phale For This Useful Post: | ||
Bùi Thúy Mùi (10-04-21),
Cá chuồn (11-04-21),
CM4Q (10-04-21),
Hà Lam Thủy (30-06-21),
nguyenxuan (14-04-21),
Thành Phạm (11-04-21),
Trần Thành (17-05-21)
|
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|