NguyetVien


Trở lại   Nguyệt Viên > Vườn Văn Học > Giới Thiệu Tác Phẩm
Nạp lại trang này Điển tích, điển cố

Thông Báo
Hướng dẫn cách đăng kư nick tham gia Nguyệt Viên
Cuộc thi thơ Đường Luật "T́nh yêu 2020""
Lời cảm ơn và h́nh ảnh của chuyến đi "Thương về Miền Trung 2010"

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 02-08-20, 09:55 AM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.804
Thanks: 45.829
Thanked 83.830 Times in 21.719 Posts
Mặc định Điển tích, điển cố

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em

Kiều bán ḿnh chuộc tội cho cha, sắp phải theo Mă Giám Sinh, ĺa gia đ́nh xa quê hương, nghĩ đến mối t́nh thề nguyền cùng Kim Trọng phải dang dở, nàng tha thiết nhắn nhủ em là Thuư Vân, xin thay ḿnh mà kết duyên với Kim Trọng. Có câu:

Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em
(câu 723 đến 726)

"Keo loan" do chữ "loan giao" là một thứ keo chế bằng máu chim loan (phượng máu)

Sách "Hán Vơ ngoại truyện" có chép: đời nhà Hán, triều Hán Vơ Đế (140- 86 trước DL), dây cung đem ra căng bắn thường bị đứt. Bấy giờ miền Tây Hải có đem sang cống một thứ keo chế bằng máu chim loan gọi là loan giao, có tác dụng nối chắc dây lại. Nhờ đó mà bắn được suốt ngày. Vơ Đế mừng lắm, đặt tên thứ keo đó là "Tục huyền giao" tức là keo nối dây cung.

"Hán thư" cũng có chép chuyện.

Vua Vơ Đế truyền phu nhân Câu Pha đánh đàn. Nàng vặn trục so dây, tiếng đàn trỗi lên lảnh lót... Nhưng giữa chừng dây bỗng đứt. Nàng khóc, nói:
- Giữa lúc đàn đương ngon tiếng mà dây đứt ắt điềm gở

Nhà vua an ủi:
- Dây đứt nhưng có thể nối lại được, có ǵ mà gở

Đoạn sai người lấy keo loan chắp lại.

Đời nhà Tống (950- 1275), Đào Cốc vâng lệnh vua đi sứ Giang Nam, gặp một thiếu nữ tên Tần Nhước Lan. Trai tài gái sắc thanh khí lẽ thường. Hai người cảm mến yêu nhau. Nhưng chỉ trong một đêm, rồi v́ sứ mạng khẩn cấp, Đào phải gấp rút trở về triều phục lệnh.

Giữa đường hạnh ngộ, mới gặp gỡ lại chia phôi, một đêm ân ái, t́nh thắm duyên nồng, mối ân t́nh càng chứa chan trong ḷng biết bao niềm cảm xúc, Đào về có làm một bài từ gởi cho người yêu. Trong có câu: "Tỳ bà bất tận tương tư điệu, tri âm thiếu: đăi đắc loan giao tục đoạn huyền, thị hà niên?" (Đàn tỳ bà đă gảy hết khúc tương tư mà tri âm ít có; đợi được keo loan chắp nối dây đàn đứt, biết đến năm nào?)

Tác giả "Truyện Kiều" mượn dây đàn (tơ đàn) đứt v́ mối t́nh đứt (đứt gánh tương tư); và mượn sự chắp dây đàn để nói chắp mối tơ t́nh (Keo loan chắp mối). Nhưng Kiều nhờ cậy em thay ḿnh kết duyên với Kim Trọng, sao lại bảo: "Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa" có vẻ trịnh trọng như thế và hết sức khéo léo. "Lạy rồi sẽ thưa", có thể để người được- hay bị yêu cầu không thể từ chối được điều yêu cầu của ḿnh. Hành động này khiến ta liên tưởng đến hành động của quan Tư đồ Vương Doăn, buộc con gái nuôi là nàng Điêu Thuyền "ngồi lên ghế cho ông lạy", để ông nhờ nàng thực hiện "kế liên hoàn", mưu giết Đổng Trác trong truyện "Tam quốc chí diễn nghĩa" của nhà văn Trung Hoa, La Quán Trung.

Hành động của Vương Doăn là v́ nước nhà.

Hành động của Kiều là v́ t́nh riêng tư.

Tuy hai sự việc khác nhau, nhưng mỗi việc đều có tính cách quan trọng riêng của mỗi việc.

Trao việc cho Vân thay ḿnh để làm vợ Kim Trọng, quả thực một việc khó khăn, Vân có ḷng tự trọng hay mặc cảm v́ Kim Trọng đă yêu Kiều rồi chăng? Và Kim Trọng có bằng ḷng lấy Vân làm vợ- để gọi là thay Kiều chăng? V́ phỏng nếu chàng Kim từ chối v́ lư do nào đó, th́ nỗi tủi thẹn đau đớn của Vân đến mức nào? Ngược lại, chàng Kim bằng ḷng v́ lời căn dặn- coi như một lời trối nhắn của người yêu xưa, v́ t́nh yêu giữa Kim Trọng với Vân, nhất là Kim Trọng đối với Vân sẽ ra sao? Hay là Vân chỉ là một người "vợ hờ", v́ giữa vợ chồng cần có một t́nh yêu chân thực tức là có nghĩa có t́nh.

"Lạy rồi sẽ thưa" là đúng, là khéo.

Giá trị của cái lạy cũng như giá trị của sự việc giao phó.

Mặc dầu qua bút pháp diễn tả của tác giả "Truyện Kiều"- ở bước đầu này- nàng Vân là một gái đẹp "trang trọng khác vời; khuôn trăng đầy đặn; hoa cười ngọc thốt; mây thua nước tóc; tuyết nhường màu da"... nhưng tính t́nh mộc mạc, chơn chất, t́nh cảm khô khan...

Tuy nhiên về mặt tâm lư, Kiều là một người thông minh nhất là ở địa vị một người chị tất Kiều không thể lợi dụng tính t́nh mộc mạc của em, để thực hiện một việc làm có tính cách quan trọng thuộc về t́nh cảm, có ư nghĩa cho suốt cả cuộc đời của một người con gái.

Tác giả cho Kiều "lạy" là tuyệt.

Nhưng rồi tại sao lại "chắp mối tơ thừa mặc em"?

"Chắp mối tơ" tức là tơ t́nh bị đứt chắp lại. Tơ t́nh của ḿnh đứt lẽ ra tự ḿnh chắp, nay ḿnh không chắp được nên gọi là tơ thừa thế mà bảo người khác chắp giúp. Thực sự "thừa" có phải là "thừa thăi" là dư, khiến người đọc khó hiểu hay cho là không được nhă... Ngược lại với ư nghĩa "lạy" rồi sẽ thưa? Hợp lư, hợp t́nh hay không, tưởng một vấn đề c̣n bàn.

(THEO ĐIỂN TÍCH TRUYỆN KIỀU - NXB Đồng Tháp)
Trả lời với trích dẫn
The Following 6 Users Say Thank You to phale For This Useful Post:
Cá chuồn (02-08-20), CM4Q (22-08-20), Hạ Phượng (10-08-20), hoatigon208410 (02-08-20), nguyenxuan (02-08-20), Vũ Trường (02-08-20)
  #2  
Cũ 02-08-20, 10:06 AM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.804
Thanks: 45.829
Thanked 83.830 Times in 21.719 Posts
Mặc định

Duyên nợ ba sinh

"Ba sinh" do chữ "Tam sinh" nghĩa là ba kiếp luân chuyển: kiếp này sang kiếp khác. Duyên nợ ba sinh là duyên nợ từ ba kiếp với nhau. Ư nói duyên nợ phải làm vợ chồng với nhau do số kiếp tiền định.
Trong bài thơ "Khóc ông phủ Vĩnh Tường" của Hồ Xuân Hương có câu:
Trăm năm ông phủ Vĩnh Tường ôi,
Cái nợ ba sinh đă trả rồi!

Trong "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du cũng có câu:
Ví chăng duyên nợ ba sinh,
Th́ chi đem giống khuynh thành trêu ngươi.

Sách "Truyền đăng lục" và sách "Quần ngọc chú" có chép:

Xưa có chàng Tỉnh Lang, một hôm đến chùa Nam Huệ tự, nằm chơi, bỗng ngủ quên, chiêm bao thấy ḿnh đi chơi non Bồng. Tỉnh Lang nh́n thấy một nhà sư ngồi niệm kinh, trước mặt có một cây nhang đương cháy. Tỉnh Lang thấy lạ, hỏi. Nhà sư đáp:

- Khi trước có một người đi cúng chùa, thắp cây nhang này, khấn nguyện. Nhang hăy c̣n cháy mà người ấy đă sinh ba kiếp rồi. Kiếp đầu nhà Đường, đời vua Huyền Tông, làm quan Phủ sứ ở đất Kiến Nam. Kiếp thứ hai cũng đời Đường, đời vua Hiến Tông, làm quan đất Tây Thục. Kiếp thứ ba, sinh ra tên Tỉnh Lang.

Tỉnh Lang nghe đến tên ḿnh bỗng giựt ḿnh tỉnh dậy, nhưng ḷng nửa tin nửa ngờ.

Lại có một điển tích khác.

Đời nhà Đường (618-907), có nhà sư tên Viên Trạch, một hôm cùng bạn là Lư Nguyên Thiện đi chơi. Gặp một mụ đàn bà gánh nước, Viên Trạch nói:

- Người đàn bàn này đă có mang ba năm đợi tôi vào làm con. Nay đă gặp đây, không thể nào trốn được. Hẹn ba ngày nữa, bạn đến, ta lấy nụ cười làm tin. Mười ba năm sau, ta lại sẽ gặp nhau tại chùa Thiên Trúc ở Hàng Châu, vào đêm Trung Thu trăng sáng.
Chiều đó, sư Viên Trạch mất.

Người đàn bà nọ sinh con trai. Ba hôm sau, Lư đến thăm. Quả nhiên đứa bé thấy Lư th́ cười, đúng như lời hẹn. Mười ba năm sau, Lư đến chùa Thiên Trúc ở Hàng Châu, thấy một cậu chăn trâu hát rằng:
Tam sinh thạch thượng cựu tinh hồn,
Thưởng nguyệt ngâm phong bất yếu luân,
Tàm qui t́nh nhân viễn tương phỏng
Thử thân tuy dị, tính thường đồng.

Nghĩa:
Là tinh hồn cũ đă ba sinh,
Trăng gió làm chi để bận ḿnh.
Thẹn với người quen xa viếng hỏi,
Thân này tuy khác, tính nguyên lành.

"Ba sinh" có nghĩa là số kiếp tiền định. "Nợ ba sinh" là nợ số kiếp tiền định, duyên số với nhau từ kiếp trước.
Trả lời với trích dẫn
The Following 6 Users Say Thank You to phale For This Useful Post:
Cá chuồn (02-08-20), CM4Q (22-08-20), Hạ Phượng (10-08-20), hoatigon208410 (02-08-20), Thập Cửu Yêu (02-08-20), Vũ Trường (02-08-20)
Trả lời


Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của ḿnh

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 05:47 PM

© 2007 - 3.8.7 - BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ bài viết của thành viên.