|
#1
|
||||
|
||||
Mạ ơi...!
Sau ngày ḥa b́nh, mẹ tôi một nách 11 người con để ba tôi yên tâm “học tập”. Ba tôi nguyên là quân nhân bên ngành quân y nên khóa học cũng ngắn. Các anh chị tôi từ chỗ “tay yếu chân mềm” nay cũng bắt đầu làm quen với “nghề vinh quang”. Mẹ tôi hàng ngày đi lại hàng mấy chục cây số, có khi lên tới hàng trăm để buôn thúng bán mẹt, đắp đổi nuôi con. Một người con gái Huế, chồng là quân nhân, chỉ quen với việc thêu thùa đan lát nay phải mang tơi đội nón gánh gồng không phải là chuyện ai cũng làm được. Rồi ba tôi học tập xong. Ba và các anh lớn theo lời kêu gọi đi “khai phá rừng hoang”. Tháng Hai trĩa lúa, tháng Bảy trồng ngô… Cuộc sống trôi đi tuồn tuột… Chúng tôi lớn lên bằng thân đu đủ, bằng củ sắn, củ khoai, bằng những mùa bắp trúng vụ hay củ nứa rừng trái mùa… Mẹ tôi vẫn lặng lẽ bên gia đ́nh để chế biến những “thực phẩm có dinh dưỡng không thua ǵ gạo” thành những bữa ăn kiểu Huế, kiểu Miền Trung hay bất kể kiểu ǵ để có thể nuốt nổi. Cuối mùa lúa, sau khi đóng thuế và nộp về cho Hợp Tác Xă, số thóc c̣n lại thường được chia thành ba phần: làm giống, để ăn và bán đổi. Dù ít hay nhiều, thất mùa hay trúng mùa th́ cũng thế cả. Số tiền bán được sau vụ mùa (có thể là sắn, khoai, bắp hay cà, mướp…) thể nào Mẹ tôi cũng mua cho mỗi đứa một bộ đồ. - Ăn v́ ḿnh, mặc v́ người - Mẹ tôi bảo thế. Quả thật, cho dù nghèo túng, nhưng khi bước ra đường anh chị em chúng tôi luôn được sạch sẽ, tươm tất. Áo quần thời đó được may bằng vải dù Mỹ, bao bột ḿ, hay từ những chất liệu có thể. Những chỗ rách được Mẹ tôi mạng vá bằng những kiểu như làm túi, làm hoa hoặc vá lên bằng những h́nh khối bắt mắt. Chị tôi dạy Đại học ngay từ những năm đầu sau ngày thống nhất. Vậy mà lương phạn cố lắm th́ mới sống đủ. Chỉ những dịp giỗ, chạp hay Tết th́ gởi quà về cho các em. Anh tôi t́nh nguyện đi TNXP với cái hăm hở của một chàng trai trẻ. Năm sau, người ta cáng anh tôi về do sốt rét. Mẹ lại vất vả ngược xuôi lo cháo, lo thuốc để anh hồi tĩnh. Bọn chúng tôi lớn lên, thấy gia cảnh khó khăn đành xin cha mẹ cho nghỉ học để đi làm. Ba Mẹ tôi nhất quyết không chịu. Chỉ trừ một vài anh chị lớn bị dở dang trước ngày giải pḥng, bọn chúng tôi có đói cũng phải lết đến trường. Có những buổi sớm trời đông, mẹ tôi dậy sớm để rang ngô. Tôi làm một túi ngô rang, vừa đi dọc đường vừa ăn để đến lớp. Trường học cách nhà gần 10 cây số, lên cấp III tới gần 20 cây số. Những hôm phải ở lại trường, mẹ tôi nấu cơm và chuẩn bị muối mè để tôi mang theo. Những trưa hè nắng gắt, sợ tôi không đủ sức về, bà thường đi bộ ra đầu làng để đón. Hai mẹ con gặp nhau, bà thường lấy nón che nắng cho tôi và dúi cho tôi cục đường kho. Ngày tôi vào Đại học, bà lo lắng cả đêm không ngủ. Sáng ra, bà quẩy một gánh gà tới 20 con ra chợ. Phiên chợ sớm ai mua cũng bán để tôi kịp xe đi Huế. Cầm 40 ngàn (1988) trong tay, tôi cứ tủi mà rơi lệ măi. Tết đầu tiên tôi về thăm mẹ, tự nhiên thấy bà già và yếu hẳn đi. V́ các anh chị có gia đ́nh và ra ở riêng nên ba mẹ rất quan tâm lo lắng cho tôi. Thèm ǵ đều được cho ăn nấy. Hôm trước ngày tôi ra lại Huế, tôi cầm đôi bàn tay mẹ thô ráp và gầy g̣. - Tay Mạ làm răng rứa ? Tôi hỏi nhỏ. - Mạ hái đào. H́nh như da Mạ không hợp với mủ đào. Quả thật tôi đă khóc. Bài thơ Những Quả Đào T́nh Mẹ mà tôi đă đăng bắt nguồn từ chuyện này. - Ra nớ ráng học cho giỏi rồi về nuôi Mạ - Mẹ tôi dặn. - Dạ - tôi đáp trong nước mắt. Tôi ra trường sau bao nhiêu khó nhọc và hy sinh của cha mẹ, của anh chị và người thân. Bởi thế, bao nhiêu chỗ làm tôi đều không dám nhận nếu không nói là từ chối. Tôi muốn làm việc ở gần nhà để c̣n tới lui giúp đỡ cha mẹ. Cái kịch bản của các anh chị tôi lại lặp lại trên đời tôi. Lương tháng 370.000 đồng, chưa mua nổi một chỉ vàng. Rồi lo sắm áo quần, xe cộ. Sau lại tính chuyện gia nương, nhà cửa. Mẹ tôi lại vận động các anh chị giúp đở thêm buổi đầu tôi lập nghiệp. Một buổi chiều đang trên bục giảng, một người quen chạy xe thẳng vào trường và chạy vào đến trước pḥng học. - Thủy ! Về mau kẻo không kịp ! Tôi quáng quàng theo anh ta, chẳng kịp báo với Ban Giám hiệu, về thẳng bệnh viện. Mẹ tôi, tóc tai rũ rượi đang nằm đó. Miệng mũi toàn bọt và máu. Bác Sĩ bảo mẹ tôi do lao tâm, lao lực mà ủ bệnh. Nay lục phủ ngũ tạng vỡ ra nên xuất huyết ra ngoài. Tôi điện thoại cho tất cả anh chị em xa gần. Tất cả tựu tề đông đủ. Chị tôi tận dụng tối đa các mối quan hệ xă hội nhưng tất cả đă muộn. Chúng tôi ngậm ngùi nh́n mẹ chiến đấu từng giờ từng ngày với tử thần. Sau 3 tháng 10 kể từ ngày đổ bệnh, mẹ đă vĩnh viễn ra đi. Hôm đó, 11 anh chị em chúng tôi, người nói giọng Bắc, người nói giọng Nam, giọng Trung đều ̣a lên: - MẠ ƠI ! Hôm nay, lại một ngày nhân loại tôn vinh người Mẹ, ḷng tôi lại quặn đau Than ôi! Mây che núi hổ mịt mờ Chữ vô thường ngán cuộc phù sinh Cồn bể dâu thay đổi đổi thay Cơ huyền diệu ghê thay ṿng tạo hóa Nên xui khiến âm dương đôi ngă. Bổng đâu gió cả, phút bẻ cành mai Hoa ĺa cây rụng cánh tơi bời Én ĺa tổ kêu xuân ṿ vơ Tưởng hồn trường thọ, D́u dắt cháu con, khuyên nhủ nên người. Ai ngờ trăng lặn sao dời Hồn đă biến về nơi Tây Trúc. Từ đây c̣n ai chăm sóc, ngơ cúc tường đào Từ nay quạnh bóng ra vào, cơi nam cành bắc Ngày chầy sáu khắc Đêm vắng năm canh Tưởng phất phơ thoáng hiện ngoài mành Nh́n thấp thoáng bóng h́nh trên khói. Hiên mai bóng dọi, vào ngẫn ra ngơ Hết đợi thôi chờ, nắng hồng giá lạnh. Ai hay số mệnh Đành phải biệt ly (Trích Khóc Mẹ - VMT) |
#2
|
||||
|
||||
Tôi viết bài thơ t́nh mẹ
Xót xa, khắc khoải câu từ Lang thang trên miền lữ thứ Chùng ḷng nhớ điệu hát ru Cho đời bao áng thơ hay Về mẹ lệ cay trên mắt Quư sao tấm ḷng thành thật Thơ nào sánh được ḷng con Tôi từ mất mẹ ngu ngơ Muốn đem ḷng lên con chữ Nhưng rồi bao lần nghẹn ứ Bởi "chưa qua những nẻo đường" |
|
|