NguyetVien


Trở lại   Nguyệt Viên > Giao Lưu - Kết Bạn - Làm Quen - Tâm T́nh > Kết Nối Những Tấm Ḷng
Nạp lại trang này Yên lặng soi ḿnh

Thông Báo
Hướng dẫn cách đăng kư nick tham gia Nguyệt Viên
Cuộc thi thơ Đường Luật "T́nh yêu 2020""
Lời cảm ơn và h́nh ảnh của chuyến đi "Thương về Miền Trung 2010"

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 14-10-10, 02:42 PM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.804
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định Yên lặng soi ḿnh

Sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Hân: Sống đẹp trong tuyệt vọng

Một tấm gương có thể khiến bất cứ ai khi đọc cũng phải bật khóc. Đó là bài viết về chân dung Nguyễn Thị Ngọc Hân - nữ sinh ĐH KHXH &NV TP.HCM. Bài báo đă được đăng tải trên tờ Tuổi Trẻ, xin cảm ơn tác giả Lan Phương và xin được giới thiệu cùng độc giả.


Ngọc Hân cười thật tươi trong bữa tiệc mừng thi đậu với bạn bè và gia đ́nh thầy giáo Bùi Ngọc Thạch (Ngọc Hân mặc váy đen, áo trắng, với tay trái đă cắt hai lần do ung thư di căn).

Một ngày đầu năm học 2010. Khi những tân sinh viên rạng rỡ bước vào ngôi Trường đại học KHXH &NV TP.HCM, có một người cha nước mắt lưng tṛng ẵm con gái vào giảng đường.

Người đàn ông ấy tên Nguyễn Nghĩa Hiệp, quê ở Chợ Gạo, Tiền Giang. Ngày nhập học cho sinh viên vừa trúng tuyển kỳ thi đại học 2010-2011, ông khẽ khàng luồn đôi tay thợ hồ chai sần của ḿnh nâng cổ và chân con gái, bế con lên như thuở c̣n ẵm ngửa.

Từ quê, ông bế con trong tư thế đó trên chuyến xe đ̣ đi 100km để đến Sài G̣n, đưa con gái Nguyễn Thị Ngọc Hân vào giảng đường đại học. Nhưng giảng đường trước mắt ông và cả con gái là chốn xa xôi dù có nhiều ước mơ tốt đẹp, khi hai năm về trước cánh tay Ngọc Hân sưng tṛn lên bất thường v́ bị ung thư xương.

Cô nữ sinh giỏi văn


Mẹ của Ngọc Hân đă khóc như thể bà đă gom nước mắt cả đời ḿnh lại, mong hóa giải được căn bệnh trong thân thể con gái ḿnh. Những ngày này, bà ngẩn ngơ trong những buổi sáng ở Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang khi Ngọc Hân bị trả về với kết luận: ung thư giai đoạn cuối. Bà khóc khi những vết đau khơi lại bằng nụ cười của Hân, câu chuyện của thầy cô, lời hỏi han của bạn bè.

Bà nhớ ḿnh đă chạy vào bệnh viện cầu xin bác sĩ: “Hay bác sĩ cắt cánh tay tôi ghép cho con tôi đi!”.

Mọi lời cầu xin rơi vào vô vọng.

Ngọc Hân kể: “Em thích đọc Nam Cao, thích nhất truyện Một bữa no, bà già ăn xong một bữa là chết, đó là một h́nh ảnh có giá trị tố cáo hiện thực xă hội dữ dội”. Cô ngập ngừng, thở gấp gáp một cách yếu ớt.

Từ một tuần nay, Hân không c̣n nằm trên vơng ở nhà để đọc sách và đưa theo nhịp vơng b́nh yên của mẹ nữa. Cơn đau xuất hiện thường trực và xô ngă cô vào những đợt mê sảng đầy ác mộng. Hân gầy nhưng mỉm cười nói: “Em hơi mệt thôi!”. Và cô thiếp đi trong giấc ngủ.

Câu chuyện của Ngọc Hân trở đi trở lại đầy nước mắt trong trí nhớ những người xung quanh. Cô giáo chủ nhiệm Trần Thị Ngọc Tuyết của Hân kể: “Tay Hân sưng lên, cho đến ngày bác sĩ ở thành phố bảo phải cắt chi, em vẫn xin bác sĩ hoăn lại vài ngày để em diễn xong vai trong buổi thi kể chuyện văn học ở trường”.

Những ngày đó Ngọc Hân vẫn ngồi học văn say mê với bạn bè bên gốc vú sữa của trường. Cô vẫn nghe những câu chuyện được cô giáo Thu Thủy dạy chuyên văn kể. Hân giấu giếm cái cườm tay đang sưng to lên và mơ hồ nhiều lo sợ. Hạnh phúc nhỏ bé của những ngày b́nh yên ấy giờ là kỷ niệm trong tấm giấy khen Hân đoạt giải 3 học sinh giỏi văn cấp tỉnh.

Trái tim bé bỏng không gục ngă

Sau khi bị cắt một phần cánh tay trái, Hân trở lại trường. Cô đi học như bao cô gái nhỏ ở quê nghèo với ước mơ sẽ đậu đại học và đi làm nuôi cha mẹ. Cô Tuyết nhớ lại: “Lúc đó thầy cô nào cũng nghĩ Hân phải nghỉ học hẳn chữa bệnh, nhưng em nói với tôi em mất tay trái mà, tay phải em sẽ viết bài. Em vẫn đi học b́nh thường”.

Ngọc Hân đi học trong niềm vui cháy bỏng khi cô giáo dạy văn nói với em: “Sống đẹp trong những ngày c̣n lại em nhé!”. Hân gục lên vai cô khóc lặng lẽ, khi em đưa tay cho cô sờ lên khối u di căn trên vai trái mà em giấu giếm không cho mẹ biết. Đó là lần duy nhất cô gái 17 tuổi tỏ ra yếu đuối v́ căn bệnh tuyệt vọng của ḿnh.

Với cánh tay phải, Hân vẫn miệt mài hàng giờ bên tờ báo tường của lớp, nắn nót từng nét chữ tươi rói màu mực cho ngày lễ 20-11 của lớp trọn vẹn. Những đêm khuya, bà Trần Thị Tư - mẹ Hân - canh cánh trong ḷng khi con gái vẫn ngồi bên bàn viết miệt mài với những bài văn, con toán của năm cuối cấp. Hân ngồi lặng lẽ trên phản, trở ḿnh với từng trang giấy được lật, bài học không bỏ phí một ngày.

Và những khối u cũng không ngừng lớn lên, cho đến ngày bác sĩ yêu cầu cô phải cắt bỏ tiếp một phần nữa của cánh tay trái.

Anh Châu Thành Toàn, một t́nh nguyện viên ở Bệnh viện Chấn thương chỉnh h́nh TP.HCM, nhớ lại: “Lần nào ḿnh tới cũng thấy Hân ngồi trên sân thượng, sách vở trong tay, vừa học bài vừa ghi chép. Mẹ cô bé ấy đưa con đi chữa bệnh phải mang theo một túi sách vở cho bài học mấy ngày tới của con”.

Mười một lần truyền hóa chất với những cơn ói không dứt, sốt mê man, Hân đắp đổi những đau đớn bằng cánh tay phải cầm quyển vở, đọc kỹ từng bài thầy giảng ở lớp mà bạn bè quư mến chép lại cho ḿnh. Hai năm trời đi lên đi xuống TP.HCM - Tiền Giang, Hân ở xa nhà cũng như gần nhà, chưa một ngày quên giải bài tập và học trọn vẹn bài khi đến lớp.

Có lần, buổi chiều truyền hóa chất ở TP.HCM xong, cô nằng nặc xin mẹ tự bắt xe đ̣ về Tiền Giang. Cô tính: “Nếu con về sáng mai là con phải nghỉ thêm một ngày học. Mẹ để con về chiều nay, sáng mai con đi học”. Hân ngất lịm trên những chuyến xe dài 100km, mơ màng sốt khi thầy giáo bế em vào trường từ xe đ̣. Cô giáo bảo em nằm trong pḥng y tế và Hân mỉm cười khi biết ḿnh đă về nhà kịp để đi học.

Cuối năm lớp 12, Hân ở trong nhóm những học sinh có điểm thi tốt nghiệp cao của trường. Cô Ngọc Tuyết cho biết: “Có lúc chúng tôi tính đưa Hân vào diện đặc cách tốt nghiệp. Cả năm học em ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà kia mà. Em kiên quyết không chịu và đ̣i đi thi giống bạn bè. Khó ai ngờ điểm của em cao như thế”.

Ngày thi đại học, cha chở cô đến hội đồng thi. Ngọc Hân cười nheo mắt nhớ lại: “Em leo lên ba tầng lầu là thở quá trời luôn. Ngồi một lúc tỉnh lại mới viết bài thi được. Em mệt quá”. Suốt hai đợt thi đại học, Hân gần như không ăn uống ǵ. Ông Hiệp chỉ có thể đút vài th́a nước cam, vài muỗng cháo để con gái cố giữ sức đến ngày thi cuối cùng.

Và Ngọc Hân, 18 tuổi, đă đậu Đại học Khoa học xă hội và nhân văn TP.HCM trong khi bệnh ung thư xương đang di căn dữ dội trong cơ thể.

Khát khao học


Nguyễn Thị Ngọc Hân sinh năm 1992, học sinh Trường THPT Chợ Gạo, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Nhiều năm liền cô là học sinh giỏi. Đầu năm học lớp 11, Hân bắt đầu phải điều trị ung thư xương ở Bệnh viện Chấn thương chỉnh h́nh TP.HCM. Trong cùng năm, cô đoạt giải 3 học sinh giỏi văn cấp tỉnh.

Năm lớp 12, Hân thi tốt nghiệp với kết quả cao và ngay sau đó đậu Đại học Khoa học xă hội & nhân văn TP.HCM ngành tâm lư học ngay trong thời kỳ căn bệnh di căn. Cuối tháng 9-2010, Hân là một trong 140 tân sinh viên của Tiền Giang, Bến Tre được trao học bổng “Tiếp sức đến trường”.

T́nh trạng sức khỏe hiện tại của Hân rất xấu nhưng không lúc nào cô ngưng nghĩ về chuyện học.

Căn bệnh không khuất phục được tâm hồn


Những ngày gần đây Hân không thể đi lại được. Có lần cô nằm tựa trên ba chiếc gối trong pḥng, bỗng nhiên rút một chiếc gối ra và nói với mẹ: “Mẹ giặt gối để thứ hai con lên kư túc xá nhập học lại nghen!”. Người cha lặng đi trước lời con gái nói. Ước mơ ngồi trong giảng đường đại học của cô luôn cháy bỏng và nó làm tan nát trái tim ông.

Ông Hiệp chạm đôi tay nhọc nhằn vào bàn sách vở của con gái, nói: “Suốt hai năm qua chưa bao giờ con bé khóc. Nó dỗ dành mẹ. Nó dỗ dành bạn bè. Nó an ủi cả thầy cô. Nó chưa bao giờ khóc, ngay cả trong cơn mê sảng nó thét gọi mẹ ơi cứu con với”.

Cạnh bên nụ cười và sự lạc quan của Ngọc Hân với thế giới xung quanh, có rất nhiều người yêu thương cô hiểu rằng: Ngọc Hân đă là học sinh giỏi văn cấp tỉnh, đă đoạt giải nhất “văn hay chữ tốt”, đă vào Đại học Quốc gia... bằng một cánh tay viết chữ đẹp và một tâm hồn mà căn bệnh ung thư không thể hủy hoại được.

Một ngày cách đó không lâu, khi những t́nh nguyện viên ở Bệnh viện Chấn thương chỉnh h́nh hỏi Hân thích ǵ, cô đă bảo ḿnh muốn một kệ sách.

Giờ đây, trong căn nhà nhỏ xíu của gia đ́nh Hân ở Chợ Gạo, Tiền Giang, chiếc kệ sách nằm bên cửa sổ đầy nắng. Hân sắp xếp vào đó những cuốn sách của Nguyễn Bính, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng... Hân đặt trên ngăn cao hơn một chiếc cối xay gió nhỏ, một lọ đựng ngôi sao lấp lánh kỷ niệm.

Kệ sách nằm im và đợi Hân về như ngày đi học thuở nào...

Lan Phương
Báo Tuổi Trẻ
Trả lời với trích dẫn
The Following 8 Users Say Thank You to phale For This Useful Post:
CM4Q (14-10-10), Huyzozo (14-10-10), LAO HAC (14-03-11), mimosa (14-10-10), Mr.Hải (14-10-10), Như Diệu Linh (14-10-10), Nothing (14-10-10), Sa Thạch (14-10-10)
  #2  
Cũ 17-01-11, 08:31 AM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.804
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định

“Tôi sẽ chạy không ngừng nghỉ”

TT - Một cậu bé 9 tuổi, bị khuyết tật nhưng tràn trề nghị lực sống và khả năng đối mặt với nghịch cảnh.


Vận động viên “nhí” Cody “làm duyên” trước một cuộc thi chạy địa phương - Ảnh: Barcroft Media

Sinh thiếu tháng và kư ức về thuở ấu thơ chỉ là những tháng ngày liên tiếp nhập viện để thực hiện hàng chục cuộc phẫu thuật đầy đau đớn, đôi chân cũng sớm bị cưa cụt... những tưởng Cody McCasland sẽ lớn lên đầy mặc cảm. Nhưng những điều cậu bé này đă làm khiến nhiều người phải sửng sốt, bất ngờ.

Tuổi thơ không may mắn

Cody cất tiếng khóc chào đời với một căn bệnh hiếm gặp trong người có tên Sacral Agenesis (bệnh ngăn chặn xương cột sống phát triển b́nh thường - PV). Do sinh thiếu tháng cộng với căn bệnh trên, Cody phải đối mặt với cuộc phẫu thuật đầu tiên khi em vừa tṛn 15 ngày tuổi.

Trong hai năm kế tiếp, Cody được giữ ở bệnh viện để thực hiện tiếp một loạt ca mổ điều trị về thận, trật khớp hông, dạ dày, mật, hen suyễn và các chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Khi Cody được hơn một tuổi, cả gia đ́nh lại đứng trước một quyết định vô cùng khó khăn. Do Cody không có xương chày, khuỷu chân... các bác sĩ ở một bệnh viện thuộc bang Texas (Mỹ) đề nghị cha mẹ Cody cho phép họ cưa hai chân em càng sớm càng tốt để việc sử dụng chân giả sau này thuận tiện hơn. “Chúng tôi đành nuốt nước mắt, gật đầu bế con lên bàn mổ mà trong ḷng ngổn ngang trăm mối”, bà Tina Mc Casland - mẹ Cody, rưng rưng nhớ lại.

Dẫu vậy hai tháng sau ngày phẫu thuật, Cody đă khiến mọi người ngạc nhiên khi nhanh chóng đứng vững trên đôi chân giả ngay trong ngày đầu được lắp thử.

Trái tim của mẹ Cody một lần nữa lại nghẹn ngào: “Tôi c̣n nhớ như in h́nh ảnh đẹp tuyệt vời đó. Cody đứng rất vững trên đôi chân giả của ḿnh như thể đă đợi cơ hội này từ rất lâu”.


Gương mặt Cody rạng ngời hạnh phúc bên xấp “tài sản vô giá” - huy chương từ các cuộc thi thể thao của ḿnh - Ảnh: Barcroft Media

Người truyền cảm hứng sống mănh liệt

Tuy nhanh chóng đứng được trên đôi chân giả nhưng Cody cũng trải qua một thời gian khá dài, đầy khó khăn và đau đớn để có thể thuần phục đôi chân ấy hoạt động theo ư ḿnh.

Ít lâu sau Cody đă nhanh chóng xin phép gia đ́nh cho tham gia các cuộc thi chạy, đi bộ... cùng những người bạn đồng trang lứa.

“Cody rất tự hào khi có tới 20 bộ chân giả, mỗi bộ giúp tham gia một môn thể thao khác nhau. Hiện giờ cháu rất hăng hái, vô tư đi thi và lúc nào cũng tràn ngập sự lạc quan dẫu phải tranh tài cùng chúng bạn hoàn toàn khỏe mạnh. Sau rất nhiều lần thua cuộc, bộ sưu tập huy chương của Cody giờ đă lên con số hàng chục”, mẹ Cody tự hào chia sẻ.

Không dừng lại ở bộ môn đi bộ và chạy, Cody c̣n tham gia nhiều hoạt động thể thao khác như bơi lội, đá banh và chơi khúc côn cầu... “Tôi mong ḿnh sẽ đoạt được huy chương vàng ở Paralympic (Thế vận hội dành cho người khuyết tật) và hi vọng sẽ trở thành một bác sĩ tốt trong tương lai”, Cody bộc bạch trong một cuộc phỏng vấn gần đây.

Không chỉ biết nuôi dưỡng niềm tin và sự lạc quan cho riêng ḿnh, Cody c̣n đem điều ấy sẻ chia cho nhiều số phận không may mắn khác.

Cody từng tham gia nhiều buổi gặp mặt, giao lưu với những trẻ em và cả cựu chiến binh khuyết tật như ḿnh... và hầu hết mọi người đều cho biết cảm thấy yêu đời, phấn chấn hơn khi được tiếp xúc, tṛ chuyện với cậu bạn 9 tuổi. Một số cựu chiến binh từ Afghanistan và Iraq trở về cũng bầu chọn Cody là người truyền cảm hứng sống mănh liệt nhất cho họ, giúp con đường tái ḥa nhập cuộc sống đời thường của họ trở nên dễ dàng hơn.

“Chúng tôi luôn nhận được rất nhiều thư đề nghị gặp mặt, tṛ chuyện trực tiếp cùng Cody từ khắp mọi nơi và em rất hạnh phúc về điều đó”, gia đ́nh Cody tâm sự.

Không chỉ dừng lại ở việc học văn hóa, hoạt động thể thao và đi giao lưu..., Cody c̣n dành thời gian gây quỹ và tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện khác. Hiện Cody đă quyên góp được số tiền 95.000 USD cho Bệnh viện nhi Texas Scottish Rite (nơi từng thực hiện phẫu thuật và cung cấp chân giả miễn phí cho Cody thuở bé), bên cạnh đó là 4.000 USD cho Quỹ Challenge Athletes (dùng ủng hộ các vận động viên khuyết tật).

Tuy vậy, khi nói về bản thân, Cody chỉ miêu tả rất đơn giản: “Tôi là một vận động viên chỉ biết chạy và chạy không ngừng nghỉ. Tôi sẽ cố gắng để không thua cuộc trong bất kỳ cuộc chơi nào”.

CÔNG NHẬT (Theo Dailymail, Warnerbros)
Trả lời với trích dẫn
The Following 6 Users Say Thank You to phale For This Useful Post:
CM4Q (17-01-11), Hạ Phượng (12-03-11), hoatigon208410 (12-03-11), LAO HAC (14-03-11), Nhím con (17-01-11), tra sua (12-03-11)
  #3  
Cũ 12-03-11, 05:20 PM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.804
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định Trần Hồng Giang

Trần Hồng Giang: Muốn sống có ích


Có lẽ, anh là một người tật nguyền khó khăn nhất trong chuyện cầm bút viết, và cũng là một người đă vượt qua bao dốc đứng để thành người sống có ích. Anh là Trần Hồng Giang, một người tật nguyền khát sống và mong muốn khẳng định ḿnh, hiện đang sống và viết ở xă Nghĩa Hùng, Nghĩa Hưng, Nam Định.

Muốn sống có ích

Trần Hồng Giang ước mơ được thi thoảng ra Hà Nội, nhưng khó khăn thay. Khoảng cách từ nhà anh đến chốn đô thành này không mấy xa với một người b́nh thường, với người tật nguyền như Giang th́ đó là cả một vấn đề. Vậy nên, dù muốn th́ anh chỉ được một vài lần trong đời chớp nhoáng thấy được bộ mặt của đô thị rồi quay về, nơi tổ ấm của anh ở xóm nghèo xa xôi.

Có một lần tôi hỏi: "Ao ước của anh là ǵ?". Giang nói: "Ao ước của ḿnh là rút ngắn khoảng cách". Khoảng cách đó là từ cá nhân anh, nằm liệt trên chiếc giường gỗ xoan với cuộc sống bề bộn ngoài kia.

Giờ đây, chỗ anh nằm, có sách báo, có những tác phẩm của bạn bè và các nhà văn gửi tặng, có mạng Internet để anh có thể thường xuyên cập nhật thông tin, mở rộng các mối quan hệ. Nhưng điều đó là chưa đủ đối với một con người. Bởi khi một con người chẳng thể đứng lên đi bằng đôi chân, th́ nỗi khát khao của anh ta là được tự do đi lại, giao lưu với đời.

Trần Hồng Giang giống như bao người tàn tật khác, ước mơ giản dị của anh là lành lặn, khỏe mạnh và có thể làm việc được b́nh thường như mọi người! Bởi đă hơn một phần tư thế kỷ rồi, anh phải nằm liệt trên giường bệnh. Giang tâm sự: "Tôi muốn được sống có ích cho cuộc đời này. Bởi v́, những người như tôi rất sợ vô nghĩa, bị người khác coi là đồ bỏ đi"!

Vâng, anh đă không cam tâm đầu hàng số phận nghiệt ngă, bằng nghị lực phi thường, Giang đă tự vượt lên bằng cách kiên tŕ học tập và sáng tác văn học, có những thành công ban đầu. Người ta nói rằng thành công lớn nhất với mỗi con người chính là tự vượt lên chính ḿnh.

Với những người khỏe mạnh b́nh thường mà sự vượt lên cuộc sống khó khăn khó một, th́ với những người tàn tật như Giang khó khăn hơn gấp bội. Gần ba mươi năm nằm trên giường bệnh, nhưng anh vẫn gắng chống lại đau đớn, bệnh tật và nỗi ám ảnh tật nguyền để tự ḿnh vượt lên số phận nghiệt ngă.

Giang đă tự học bằng tất cả những cách thức, trong điều kiện có thể. Ngoài học qua đài phát thanh, tivi, Giang c̣n học qua sách báo. Xung quanh chiếc giường Giang nằm có cả đống sách các loại. Anh không chỉ tự học để có thể hoàn thiện chương tŕnh học phổ thông, mà c̣n tự học tiếng Anh và vi tính.

Bây giờ, ngoài sáng tác thơ văn, anh c̣n cộng tác cho một số tờ báo ở mảng dịch thuật. Trần Hồng Giang đă được kết nạp vào Hội Văn học Nghệ thuật Nam Định. Với sự giúp đỡ của bạn bè, Giang đă có máy tính từ lâu, đó là phương tiện để anh giao lưu với bè bạn, với đời khi nằm trên giường.

Trời sinh một kiếp

Trần Hồng Giang sinh năm 1974 tại xă Nghĩa Hùng, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, lớn lên trong một gia đ́nh có sáu anh chị em, mẹ làm ruộng, cha là giáo viên trường làng.

Thuở nhỏ Giang thông minh và hiếu động. Năm lên năm tuổi, một tai họa bất ngờ đă ập xuống cuộc đời cậu bé. Tai nạn đă dẫn tới một chấn thương nặng vào đốt sống cổ, làm thân thể của Giang vĩnh viễn bại liệt.

Thương con, cha mẹ Giang đă bán đi tất cả những thứ ǵ có thể bán được, rồi vay mượn thêm tiền của anh em, họ hàng bà con, làng xóm cố đưa cậu bé đi chạy chữa ở rất nhiều bệnh viện gần xa... Nhưng v́ vết thương quá hiểm, các bác sĩ đành chịu bó tay. Và từ đó đến nay, đă hơn một phần tư thế kỷ Trần Hồng Giang phải nằm liệt trên giường bệnh.

Cũng đă có lần phẫn chí, Giang định chết đi cho khỏi đau đớn, khỏi thành người tàn phế. Nhưng với sự động viên của gia đ́nh, anh đă vuốt nước mắt: "Trời sinh ra ta cái kiếp người, nhưng hành hạ khổ sở. Ngẫm ra vẫn c̣n nhiều người khổ như ta mà họ vẫn sống, huống hồ ta lại chết". Quyết tâm đó đă cho Giang yên tâm mà sống giữa đời với t́nh thương bao la của cha mẹ già.


Trần Hồng Giang và một người chị gái

Ông Trần Hồng Sâm, bố của Giang năm nay đă hơn 70 tuổi, nguyên là bộ đội trong kháng chiến chống Mỹ, là thương binh nặng, bị sức ép của bom và mất một tay. Vợ yếu, con đau, thường xuyên đi bệnh viện, tiền thuốc nhiều hơn tiền cơm, cuộc sống gia đ́nh quá khó khăn, nên vào năm 1981, dù đang làm Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Nghĩa Hùng, lại chưa đến tuổi nghỉ hưu, ông Sâm đă xin về mất sức sớm, để có điều kiện và thời gian chăm sóc đứa con tật nguyền và người vợ lắm bệnh tật.

Ông Sâm đă động viên con: "Con thương bố, thương mẹ th́ phải sống tốt. Phải ngẩng cao đầu. Trời cho làm người đă là một ân huệ, con đừng khinh ghét bản thân". Giang xin vâng, nuốt nước mắt vào trong và bắt đầu thực hiện những công việc ḿnh nghĩ là cần.

Anh tự học văn hóa, hoàn thành chương tŕnh giáo dục phổ thông. Lại tự học ngoại ngữ qua chương tŕnh tivi và băng cassette để có tŕnh độ tiếng Anh tương đương với bằng C.

Tôi đă biết rất nhiều người tàn tật viết chữ, mỗi người một kiểu. Có người viết bằng cách kẹp bút vào kẽ chân như thầy giáo Nguyễn Ngọc Kư; ở Thái B́nh có nhà văn Trần Văn Thước phải bó chân ḿnh vào nẹp sắt để đứng viết và nhà thơ Đỗ Trọng Khơi th́ nằm ngửa hoặc nằm nghiêng mà viết; ở Quảng Ngăi, nhà thơ Nguyễn Ngọc Hưng viết nửa nằm nửa ngồi. Người viết cực nhọc nhất là Trần Hồng Giang.

Anh phải nằm nghiêng, t́ bút vào má và khi viết th́ cái đầu cũng phải chuyển động theo nét chữ. Rất nhiều người lo ngại cho con mắt của anh, v́ khi viết như vậy, mắt anh chỉ cách mặt giấy vài centimet, rất có hại. Nhưng biết làm sao được, anh vẫn phải làm v́ không có cách nào hơn. Bao năm nay, những con chữ nhọc nhằn của Giang vẫn hiện lên trang giấy. Chúng không chỉ thấm đẫm những giọt mồ hôi, mà c̣n có cả nỗi đau của một người tật nguyền.

Say mê t́m đọc sách văn học, Giang bắt đầu tập sáng tác văn học. Nhiều bài thơ và truyện ngắn của anh đă được các báo và tạp chí như: Thanh niên, Tuổi trẻ, Tài Hoa Trẻ, Mực tím, Áo trắng, Tạp chí Văn nhân v.v giới thiệu.

Năm 2003, tập thơ đầu tay "Nỗi nhớ mùa hè" của Trần Hồng Giang đă được Hội Văn học nghệ thuật Nam Định ấn hành, trong đó có rất nhiều bài thơ cảm động. Giang cũng đă từng có những phút giây cô đơn và mềm yếu ḷng ḿnh, những điều đó được chép trong thơ, như tiếng thổn thức của một cơi ḷng.

Trong bài thơ "Nghe nhạc Trịnh - Chợt nhận ra tôi!", Giang viết: "Bao tháng ngày đắm ch́m trong tuyệt vọng/ Thả linh hồn như một cánh diều rơi/ Tôi nào biết có con đường xa tắp/ Và không hay nắng vẫn rọi bên trời". Nhưng rồi lại tự an ủi ḿnh: "Đừng tuyệt vọng! Tôi ơi, đừng tuyệt vọng/ Nắng vàng phai như một nỗi đời riêng... / Nghe câu hát tôi ngỡ ngàng chợt hiểu/ Đâu chỉ riêng ḿnh mới là nắng phai nghiêng!".

"Nếu tôi không tật nguyền..."

Lời nói ẩn ư của anh, biết đâu là sự khẳng định rằng: nếu anh không tật nguyền th́ biết đâu, sẽ là người thành đạt. Ai cũng hiểu, nếu lành lặn b́nh thường, với tư chất thông minh vốn có như cha mẹ và anh em trong nhà, học xong phổ thông Giang sẽ không khó khăn ǵ khi thi vào một trường đại học ngành văn, hay báo chí để trang bị cho ḿnh những kiến thức cần thiết.

Rồi anh sẽ in dấu chân ḿnh lên khắp mọi miền đất nước, để viết thật nhiều những trang văn, những bài thơ mà ḿnh tâm đắc nhất. Ai dám chắc anh không thể trở thành một nhà văn nổi tiếng. Giờ th́ những điều ấy chỉ là mơ ước. Và anh vẫn cố gắng để sống, để viết, và để tiếp tục ước mơ.

Thơ anh nhắc đến nhiều kỷ niệm tuổi thơ, đến bạn bè, người thân, quê hương đồng nội. Nhưng nhiều nhất có lẽ là cảm nhận tất cả những khía cạnh của cuộc sống đang diễn ra quanh ḿnh và khát khao hạnh phúc b́nh dị. Anh tưởng tượng ra một thế giới mà ở đó, ḿnh lành lặn và những giao tiếp với cuộc đời thật rộng mở. Ở một bài thơ khác, Giang đă viết với niềm cảm thông sâu sắc với đời:
"Xin đừng thương xót cho tôi
Đời đẹp lắm bao nhiêu ước vọng
Tôi vui sướng v́ tôi đang được sống
Giữa yêu thương của cuộc sống con người

Xin đừng đau đớn thay tôi
Nào ích chi những lời oán thán
Thôi ta cứ đổ thừa cho số phận
Dù có than van cũng chẳng thấu được trời

Xin đừng than khóc cho tôi
Xin nước mắt chảy về nơi cần khóc
Những kẻ trốn đời, những người cô độc
Chắc họ sẽ cần thứ đó hơn tôi"
Xin chúc những vần thơ của Trần Hồng Giang măi là niềm giao cảm với đời. Chúc anh mạnh khỏe để sáng tác hay hơn, sống có ích hơn nữa

Diên Khánh
CANDonline

P/s: Cảm ơn 4 đă giới thiệu người bạn này...

Lần sửa cuối bởi phale; 12-03-11 lúc 05:31 PM
Trả lời với trích dẫn
The Following 6 Users Say Thank You to phale For This Useful Post:
CM4Q (12-03-11), Hạ Phượng (12-03-11), hoatigon208410 (12-03-11), LAO HAC (14-03-11), tra sua (12-03-11), Cheal (12-03-11)
  #4  
Cũ 12-03-11, 09:19 PM
Avatar của CM4Q
CM4Q CM4Q đang ẩn
CM Tứ Quái
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Đến từ: Xứ lạnh
Bài gửi: 6.162
Thanks: 24.350
Thanked 20.871 Times in 6.081 Posts
Mặc định



Cám ơn PL đă đưa h́nh ảnh và bài viết về THG để chia sẻ với diễn đàn nhà ḿnh

C̣n đây là cuộc gặp THG ngày 11/8/2010

Lần đầu tiên 4 đọc được những ǵ viết về THG , 4 đă khóc khóc v́ thương , v́ cảm phục với 1 người như thế .Và THG là tấm gương để cho 4 nh́n vào những khi 4 cảm thấy chán nản và muốn ngă . 4 nghĩ ḿnh c̣n may mắn hơn biết bao nhiêu người sao lại không vui vẻ mà sống ... thế là 4 lại vượt qua . THG dù khuyết tật nhưng thật sự rất giỏi , thế cho nên lúc đầu 4 cũng có chút tự ti nên chẳng dám làm quen , cứ âm thầm đọc những ǵ THG viết . Rồi th́ cái duyên đưa tới THG vào Blogviet nơi mà 4 đang chơi , 4 ḷ ḍ sang HX thăm hỏi cảm nhận mỗi khi có bài mới và thành quư mến nhau và sau đó trao đổi qua YM

Lúc nào trong ḷng 4 cũng muốn gặp THG , Trước đó HG sống ở quê nhưng bố mẹ đă già không ai chăm nên đầu năm 2010 HG phải vào SG sống với 1 người chị gái ở huyện BC . Hứa với HG sẽ gặp cho dù HG ở Bắc Nam ǵ th́ 4 cũng ṃ tới . Hè rồi kín mít kết chương chương tŕnh thế nên không thể ghé thăm Giang sớm được . Ngày 11/8 ( chính là ngày NV làm tiệc chia tay 4 chiều tối hôm đó ) Sáng chưa tới 7 giờ nhảy lên xe Bus ra SG , không có địa chỉ chỉ với số phone của Giang . Gọi điện cho Giang hỏi xe nào th́ đi tới được , HG nói số xe ( giờ quên mất là số mấy ) Giang bảo Chị cứ lên khi nào tới Quách Điêu th́ xin xuống" trạm bông giấy " Trời ạ... ngồi hơn 1 tiếng măi không tới , HG cũng sốt ruột phone liền mấy cú v́ sợ lên nhầm xe , luôn miệng hỏi ..."Chị tới đâu rồi ???" Híc ... 4 trả lời "Chẳng biết nữa ... nhưng chị xin xuống trạm bông giấy như HG nói rồi mà sao măi chưa thấy ...." 4 cũng nóng ruột ... hỏi NV soát vé th́ họ cứ khinh khỉnh trả lời cộc lốc... "chưa ...c̣n xa " Cũng may có 1 Chị ẵm 1 em nhỏ vội nói ... " Tôi cũng xuống đó , có ǵ theo tôi ..." Phù... .Tới trạm cứ thắc mắc chẳng biết sao gọi là "Trạm bông giấy ???" .Khi vào gặp HG mới giải thích là mé bên kia đường có 1 bụi bông giây to . Khu đất đó là khu dân mới nhập cư làm CN cho các KCN quanh đó , họ đi xe Bus hay xuống đó , nên gọi riết thành ra tài xế và NV soát vé quen luôn ( TRỜI ) .Xuống trạm đă hơn 9 giờ sáng , lớ ngớ chẳng thấy ai ... chũng chẳng biết đi ngă nào . Móc phone gọi , HG bảo chị đứng đó đừng đi lung lung nhá , em ra ngay . 4 cũng chẳng biết HG ra bằng cách nào , nhà gần ko ??? Cứ nghĩ HG ra bằng xe lăn ... cố nghĩ và ố nhủ ...không khóc nhá... Trong khi đợi LH gọi bảo là đang ở đâu có ǵ chiều LH đón đi OFF đang 888 chẳng để ư Chị HG đứng chờ . Phone xong quay lại ... Chị HG hỏi , phải em là TQ không ??? HG bảo chị ra đưa em vào nhà ( Chị HG trông rất là hiền lành ) , vừa gặp mà 4 chẳng có chút xa lạ nào cứ luyên thuyên với chị . Thật t́nh chẳng thể h́nh dung ra HG tướng tá ra sao , vào nhà HG nằm trên giường đón 4 với nụ cười thật tươi . Ôm Giang mà cay cay sống mũi nói chẳng được . 2 chị em 888 đủ chuyện chuyện đời chuyện net , vừa 888 vừa coi Giang làm việc . CV của Giang khá nhiều , Giang phụ quản lư mấy web , làm thơ dịch sách , soạn sửa chương tŕnh văn bản .Nói chung việc làm của HG cũng gần đủ cho HG tự nuôi ḿnh . Thấy HG gơ phím mà thương bằng mu bàn tay , và 1 cái đũa ngậm ở miệng nếu khi cần dùng ...

Đây là h́nh THG đang làm việc trên máy tính do 4 chụp lén ... Chứ HG cũng ngại lên h́nh .4 bảo ... Ngại ǵ chứ Em c̣n hơn Chị gấp ngàn lần và hơn rất nhiều người lành lặn có địa vị trong XH này



Nhờ chị gái của THG chụp cho 2 chị em , măi mới được 3 tấm mà h́nh cứ nḥe nhoẹt







Từ lúc đến nhà HG th́ trời xám xịt , mưa như trút nước , h́nh như ông Trời cũng muốn giữ chân 4 ở lại với HG thêm 1 chút . Hai chị Em Giang cứ mời ở lại dùng cơm , nh́n trời th́ cũng định gật nhưng tính giờ về và cái hẹn với mọi người nữa th́ đành từ chối . Đang nói chuyện LH bảo bữa nay nghỉ sớm , có ǵ LH ghé chở về khỏi đi Bus mà lâu . Lăo bảo ... gần lắm , vậy mà hơn 1 tiếng Lăo chửa tới , sốt cả ruột Phone cho Lăo , Lăo bảo sắp tới ... ai dè Lăo chạy tuốt luốt lạc luôn . Phải gọi mấy lần cho HG và Chị gái chỉ đường . Vẫn không thấy mà trời th́ lại muốn mưa ... Chị gái HG chở 4 ra đầu đường chờ ...lại phone ...lại ngóng ... Cuối cùng Hạc nhà ta cũng bay ...tới . Mừng hết lớn , lại vào nhà để chào HG ... vẫn chẳng muốn về đâu nhưng chẳng c̣n thời gian nữa nên thôi hẹn HG và Chị vào lần sau . Vừa chạy tí xíu th́ mưa ... Aó mưa trùm kín chả biết Hạc cắp 4 đi đâu nữa , thôi th́ ...phó mạng cho Hạc hehehe.... Bữa đó Hạc trả nợ , lư ra là 2 tô bún riêu Hạc nợ trước khi 4 về VN , nhưng bữa đó lấy "bánh đa cua " trả đỡ ... ( vẫn c̣n thiếu ... 1 tô ) Măm xong chạy về cái xe LH c̣n nhơng nhẽo híc... ḅ về tới nhà đă 3 giờ chiều . Hạc bay dźa tổ ...4 nghỉ 1 chút . 5 giờ chiều Hạc lại cắp đi off với mọi người đi tới khuya . Bữa đó về ...Mẹ giận Mẹ bảo "Chân mày có cánh hay sao mà chẳng khi nào thấy ở nhà )
Signature:
" When one door closes, another opens "

Lần sửa cuối bởi CM4Q; 12-03-11 lúc 10:14 PM Lư do: sửa lỗi ct
Trả lời với trích dẫn
The Following 5 Users Say Thank You to CM4Q For This Useful Post:
Hạ Phượng (12-03-11), hoatigon208410 (12-03-11), Nhím con (15-03-11), phale (15-03-11), Trúc Huỳnh (25-08-11)
Trả lời


Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của ḿnh

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 12:21 AM

© 2007 - 3.8.7 - BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ bài viết của thành viên.