NguyetVien


Trở lại   Nguyệt Viên > Vườn Thơ > Thơ Quán
Nạp lại trang này Thế nào là một bài thơ hay?

Thông Báo
Hướng dẫn cách đăng kư nick tham gia Nguyệt Viên
Cuộc thi thơ Đường Luật "T́nh yêu 2020""
Lời cảm ơn và h́nh ảnh của chuyến đi "Thương về Miền Trung 2010"

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 10-07-10, 10:45 PM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.803
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định Thế nào là một bài thơ hay?

Đôi khi đọc một bài thơ... chúng ta thốt lên...Hay quá!
Vậy thế nào là một bài thơ hay nhỉ?
Trả lời với trích dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to phale For This Useful Post:
LonelyStar (10-07-10), pumanew (08-11-11), Tĩnh Nguyệt (10-07-10)
  #2  
Cũ 10-07-10, 10:51 PM
Avatar của LonelyStar
LonelyStar LonelyStar đang ẩn
Tiểu Đông tà
 
Tham gia ngày: May 2010
Đến từ: Ác Nhân Cốc
Bài gửi: 1.696
Thanks: 2.723
Thanked 3.311 Times in 1.307 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo! tới LonelyStar Gửi tin nhắn qua Skype™ tới LonelyStar
Mặc định

Đúng rùi Tỷ ạ ...
Trả lời với trích dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to LonelyStar For This Useful Post:
phale (10-07-10), pumanew (08-11-11)
  #3  
Cũ 10-07-10, 10:58 PM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.803
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định

Đây là bài thơ hay nhất năm 2006 do Liên Hợp Quốc b́nh chọn. Bài thơ do một chú bé Châu Phi viết:

When I born, I black
When I grow up, I black
When I go in Sun, I black
When I scared, I black
When I sick, I black
And when I die, I still black

And you white fellow
When you born, you pink
When you grow up, you white
When you go in sun, you red
When you cold, you blue
When you scared, you yellow
When you sick, you green
And when you die, you grey
And you calling me colored??



Sinh ra, tôi đă đen
Lớn lên, tôi cũng đen
Ra nắng, tôi đen lánh
Buồn khổ, tôi đen ng̣m
Ốm đau, tôi đen đủi
Chết rồi, vẫn đen thui

Anh bạn da trắng ơi
Sinh ra, anh hồng hào
Lớn lên, anh trắng trẻo
Ra nắng, đỏ như tôm
Trở lạnh, xanh như trời
Buốn khổ, vàng như nghệ
Ốm đau, xanh nhợt như lá chè
Chết rồi, nước da anh xám xịt
Thế mà:"Người da màu", anh gọi tôi??
Trả lời với trích dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to phale For This Useful Post:
CM4Q (08-11-11), Hansy (08-11-11), pumanew (08-11-11), Songlam (16-04-11)
  #4  
Cũ 10-07-10, 11:03 PM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.803
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định

Một trong những bài thơ hay của Xuân Diệu mà Phale thích:

Nguyệt cầm

Trăng nhập vào đây cung nguyệt lạnh
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân

Mây vắng, trời trong, đêm thuỷ tinh
Lung linh bóng sáng bỗng rung ḿnh
V́ nghe nương tử trong câu hát
Đă chết đêm rằm theo nước xanh

Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời
Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi
Long lanh tiếng sỏi vang vang hận:
Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người...

Bốn bề ánh nhạc, biển pha lê
Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề
Sương bạc làm thinh, khuya nín thở
Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê.

Tập Thơ T́nh XUÂN DIỆU.
Trả lời với trích dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to phale For This Useful Post:
CM4Q (08-11-11), pumanew (08-11-11), Songlam (16-04-11)
  #5  
Cũ 10-07-10, 11:11 PM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.803
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định

Bến My Lăng của nhà thơ Yến Lan, một trong Bàn Thành Tứ Hữu của B́nh Định, được xem là bài thơ hay nhất của Ông.

Bến My Lăng


Bến My Lăng nằm không, thuyền đợi khách,
Rượu hết rồi, ông lái chẳng buông câu.
Trăng th́ đầy rơi vàng trên mặt sách,
Ông lái buồn để gió lén mơn râu.

Ông không muốn run người ra tiếng địch,
Chở măi hồn lên tắm bến trăng cao.
V́ đ́u hiu, đ́u hiu, trời tĩnh mịch,
Trời vơ vàng, trời thiếu những v́ sao.

Trôi quanh thuyền những lá vàng quá lạnh
Tơ vương trời, nhưng chỉ rải trăng trăng.
Chiều ngun ngút dài trôi về nẻo quạnh,
Để đêm buồn vây phủ bến My Lăng.

Nhưng đêm kia đến một chàng kỵ mă,
Nhúng đầy trăng màu áo ngọc lưu ly
Chàng gọi đ̣, gọi đ̣ như hối hả
Sợ trăng vàng rơi khuất lối chưa đi.

Ông lăo vẫn say trăng, đầu gối sách,
Để thuyền hồn bơi khỏi bến My Lăng.
Tiếng gọi đ̣, gọi đ̣ như oán trách
Gọi đ̣ thôi run rẩy cả ngàn trăng.

Bến My Lăng c̣n lạnh, bến My Lăng!
Ông lái buồn đợi khách suốt bao trăng.

Yến Lan
Trả lời với trích dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to phale For This Useful Post:
CM4Q (08-11-11), pumanew (08-11-11), Songlam (16-04-11)
  #6  
Cũ 08-11-11, 07:21 PM
Avatar của Hansy
Hansy Hansy đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gửi: 4.508
Thanks: 454
Thanked 5.204 Times in 3.374 Posts
Mặc định

Quote:
Nguyên văn bởi phale Xem bài viết
Đây là bài thơ hay nhất năm 2006 do Liên Hợp Quốc b́nh chọn. Bài thơ do một chú bé Châu Phi viết:

When I born, I black
When I grow up, I black
When I go in Sun, I black
When I scared, I black
When I sick, I black
And when I die, I still black

And you white fellow
When you born, you pink
When you grow up, you white
When you go in sun, you red
When you cold, you blue
When you scared, you yellow
When you sick, you green
And when you die, you grey
And you calling me colored??



Sinh ra, tôi đă đen
Lớn lên, tôi cũng đen
Ra nắng, tôi đen lánh
Buồn khổ, tôi đen ng̣m
Ốm đau, tôi đen đủi
Chết rồi, vẫn đen thui

Anh bạn da trắng ơi
Sinh ra, anh hồng hào
Lớn lên, anh trắng trẻo
Ra nắng, đỏ như tôm
Trở lạnh, xanh như trời
Buốn khổ, vàng như nghệ
Ốm đau, xanh nhợt như lá chè
Chết rồi, nước da anh xám xịt
Thế mà:"Người da màu", anh gọi tôi??
NGẪM ĐỜI

(Cảm nhận từ bài thơ... không biết nhan đề)

Những màu trắng, đen, xanh, đỏ...
Chỉ là lớp son phấn bên ngoài.
Đâu sánh bằng cái gỗ tốt ở bên trong!
Đường dài mới biết ngựa nào hay
Thức trắng nhiều đêm mới biết đêm nhiều khi dài dễ sợ.

Đời người
Phải khi hoạn nạn
Mới biết bạn nào hiền,
Bạn nào chia sẻ nỗi đau cùng ta...
Chứ khi đang vui vẻ, cười đùa
Ai cũng dễ dàng vỗ ngực tự xưng ḿnh là bạn số dzách cả!

Như đứa bé Châu Phi
Từ thuở lọt ḷng đến khi nhắm mắt
Không bao giờ có chuyện đổi đen thành trắng
Hay bất cứ màu nào.

Chú bé son sắt, thủy chung
Giữ một tấm ḷng đen gịn, mặn ṃi và tươi tắn.
Dù cho ngọt bùi phỉnh nịnh
Cũng không làm cho sự thật nguyên thủy bị đổi thay.

Ôi, hay quá là hay!!!

HANSY
Trả lời với trích dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to Hansy For This Useful Post:
CM4Q (08-11-11), Nhím con (11-11-11), phale (08-11-11), pumanew (08-11-11)
  #7  
Cũ 09-11-11, 12:28 AM
Avatar của Hansy
Hansy Hansy đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gửi: 4.508
Thanks: 454
Thanked 5.204 Times in 3.374 Posts
Mặc định Tính cách Âm học của 2 thanh HỎI/NGĂ

TÍNH CÁCH ÂM HỌC
CỦA HAI THANH HỎI/NGĂ

Học giả Hồ Hữu Tường


*****


HAI LOẠI THANH

1. Tiếng Việt là tiếng có nhiều thanh, hơn cả tiếng Tàụ Những thanh này chia làm hai loại: loại thanh thuần và loại thanh biến.

2. Thanh thuần là những thanh có một tính cách đơn thuần, và giữ măi tính cách ấy từ đầu đến cuối:
 Những tiếng luôn luôn giọng ngang nhau, mà ta thường viết không dấu
 Những tiếng luôn luôn giọng cất cao lên, mà ta có thể viết không dấu hoặc phải viết với dấu sắc
 Những tiếng luôn luôn giọng kéo dài xuống, mà ta phải viết với dấu huyền
 Những tiếng giọng rớt xuống rồi dừng liền, mà ta phải viết dấu nặng
Ở khắp cơi Việt Nam, ai cũng nói được và tất nhiên, viết đúng bốn thanh thuần này

3. Những thanh biến không giữ măi một tính cách. Khi phát tiếng ra th́, ban đầu theo tính cách này, rồi biến liền sang tính cách khác:
 Hoặc mới phát ra, giọng đưa lên, rồi biến thành đưa xuống: ấy là những tiếng phải đánh dấu hỏi
 Hoặc mới phát ra, giọng cho xuống rồi biến thành đưa lên: ấy là những tiếng phải đánh dấu ngă
Những người từ Thanh Hoá trở ra, đều phân biệt được như vậỵ Bởi v́, khi nói, họ để luồng hơi ra lâu, có thời giờ mà biến thanh rơ ràng được. Những người từ Nghệ, Tịnh trở vào, đều nói không được. Bởi v́, khi nói, họ cho luồng hơi qua mau quá,không có thời giờ mà biến thanh cho kịp.

4. Tuy người đàng ngoài nói đúng hỏi, ngă, song không phải ở địa phương nào cũng nói y như nhaụ
Ví dụ như nói dấu hỏị Có nơi th́ nói phần đưa giọng lên nhiều, phần đưa giọng lên nhiều, phần đưa giọng xuống ít. Có nơi th́ trái lại, đưa giọng lên ít, đưa giọng xuống nhiềụ V́ vậy mà mỗi vùng có giọng đặc biệt của ḿnh. Nhưng dầu thế nào, vẫn theo đúng tuần tự lên xuống.
C̣n như nói dấu ngă, th́ cũng vậỵ Có nơi đưa giọng xuống nhiều, giọng lên ít. Có nơi đưa giọng xuống ít, giọng lên nhiềụ Bởi thế mà mỗi vùng có đặc biệt của ḿnh. Nhưng dầu thế nào vẫn nói đúng theo tuần tự xuống lên.
Nói tóm lại, bất cứ giọng địa phương nào, hỏi ấy là lên rồi xuống và ngă ấy là xuống rồi lên. Dựa vào thời gian làm thứ nguyên để lộ cách biến chuyển của hai thanh ấy thế nào, chúng ta thấy hai thanh ấy biến theo hai chiều nghịch nhau luôn.

5. Vậy, muốn nói được rơ ràng hỏi, ngă, tất phải theo cho đủ hai điều kiện này
 Nói cho luồng hơi ra vừa lâu, đủ thời giờ để ta chuyển thanh
 Phải chuyển thanh đúng theo mỗi loại: gặp hỏi trước cho lên, rồi mới xuống; gặp ngă trước cho xuống, rồi mới cất lên
Nếu theo đúng như trên, th́ nói, đọc hỏi ngă sẽ không c̣n khó khăn ǵ cả

HAI BỰC BỔNG, TRẦM

6. Sáu thanh trước có thể sắp vào hai bực bổng, trầm tuỳ theo sự phát âm cao hay thấp
 Bực bổng gồm những tiếng không phải đánh dấu, hoặc phải đánh dấu sắc, dấu hỏị
 Bực trầm gồm những tiếng phải đánh dấu nặng, dấu huyền, dấu ngă. Trong h́nh vẽ, ta ghi bằng những lằn ở dưới lằn phẳng.
Vậy về mặt tương đối, hỏi và ngă khác nhau, v́ thuộc vào hai bực khác nhaụ Hỏi thuộc về loại bổng. Ngă thuộc về loại trầm

7. Vậy ta dựa vào độ cao thấp của mỗi tiếng làm thứ nguyên để ghi hai thanh hỏi, ngă, chúng ta thấy rằng hai thanh ấy ở vào hai vị trí đối nhaụ
Hỏi là thanh cao, ở vào bực bổng
Ngă là thanh thấp, ở vào bực trầm
Ở nhiều địa phương, có ngườinói hay kéo dàị Họ nói hỏi, mà kéo xuống nhiều quá, nghe như xuống đến bực trầm. Hoặc họ nói ngă, mà kéo lên nhiều quá, nghe như vượt lên bực bổng. Tuy vậy, phần căn bản vẫn ở đúng vị trí của nó.

8. Hai phương diện nhận xét, hoặc do theo cách biến chuyển của mỗi thanh, hoặc do theo bực cao thấp, có thể nào tương phản nhau chăng?
Không
Thanh hỏi ở vào bực bổng và là một thanh biến. Đă cất giọng lên rồi mà phải biến, nếu c̣n càng cất cao lên nữa, th́ là thanh sắc, nên phải hạ giọng xuống mới ra một giọng khác hơn là sắc.
Thanh ngă ở vào bực trầm và là một thanh biến. Đă rớt giọng xuống rồi, mà phải biến, nếu c̣n càng cho rớt nữa, th́ lại là thanh nặng; nên phải cất giọng lên lại mới ra một giọng khác hơn là nặng.
Vậy ở vào bực trầm mà biến đi, th́ phải theo tuần tự xuống lên

9. Xét hai hiện tượng tên, ta thấy rằng cách biến của mỗi thanh tùy theo vị trí của thanh nàỵ Vậy có thể lấy vị trí của thanh mà làm cái định nghĩa đầy đủ của nó.
Thanh hỏi là một thanh biến ở vào bực bổng
Thanh ngă là một thanh biến ở vào bực trầm

LÀM SAO BIẾT ĐƯỢC
TIẾNG NÀO HỎI TIẾNG NÀO NGĂ

Phương Pháp Tự Nhiên

16. Khi ta biết cách nói rồi, muốn có thể phân biệt tiếng nào hỏi, tiếng nào ngă, th́ nên theo phương pháp tự nhiên hơn hết, là học
Phương pháp này đă đem lại những công hiệu rơ ràng. Nhiều người ngoại quốc, tuy nói tiếng Việt rất khó khăn, song đă chịu khó học cẩn thận rồi, th́ nói, viết rất đúng hỏi ngă. Nhiều người đàng trong, chịu khó học, cũng nói được viết đúng như người đàng ngoàị
Mà bằng chứng đích xác hơn hết là, cả một cơi Bắc Việt, ai cũng nói đúng nhờ học từ thuở bé ở nơi chung quanh ḿnh.

17. Cái may của người đàng ngoài, là sự học này là một cái học thường xuyên, trong mỗi lúc nghe nói, trong mỗi lúc nói, mà người học thấy cực nhọc hay để tí công cố gắng nàọ Chung quanh ḿnh, cha, mẹ, anh, chị, bè, bạn, lối xốm, thảy là người thầy sẵn sàng dạy ḿnh, và lại những ngựi thầy dạy đúng phương pháp tự nhiên. Kết quả là lên năm, lên sáu tuổi, đứa bé đă học xong rồi, đến trường khỏi phải trở lại vấn đề
Cái rủi của người đàng trong là không có trường học tự nhiên ấỵ Ngay nhà trường chính quy cũng vẫn là một lớp học thiếu sót về vấn đề nàỵ Thầy giáo nào có công, cũng chỉ dfạy cho học tṛ đánh dấu đúng, khi viết. Chúng tôi chưa hề gặp một thầy giáo nào ở đàng trong đă dạy học tṛ nói thanh ngă, thanh hỏi bao giờ. Và cũng chớ nên trách họ, v́ chính họ c̣n chưa nói được thay!

18. Vậy cần phải học, tuy trong những điều kiện khắt khe hơn, nhưng phải cố t́m tạo ra một hoàn cảnh gần như tự nhiên, và dơi theo một phương pháp tự nhiên.
Hoàn cảnh ấy, là một nhóm người biết cố gắng nói đúng, viết đúng hỏi, ngă. Phương pháp ấy, là nên học thuộc ḷng, không khác nào trẻ con mới học nói phải thuộc tiếng mới, không khác nào người ngoại quốc học nói phải học thuộc tiếng lạ
Trong khi nói chuyện, nếu phải dừng trước một tiếng để suy nghĩ nên nói thanh nào, th́ làm sao cho lời được suôn, lại c̣n nói chi đến việc trổ tài hùng biện? Trong khi viết, nếu phải dừng mỗi lúc để suy nghĩ nên đánh dấu nào, th́ làm sao chép kịp lời của người, hay ghi cho kịp nguồn hứng của ḿnh?

19. Học phải chọn sách. Học về hỏi, ngă, không có ǵ qua từ điển, tự điển, tự vị Những người có tiếng là viết đúng chính tả, như Phan Khôi, Phan Văn Hùm, thường thú nhận rằng không có dụng cụ nào hơn là tự điển để tra cứu, mỗi lần trí nhớ của họ hơi lờ mờ
Ngày nay, những từ điển, lấy tiếng Việt làm nền để cắt nghĩa và điển chế tiếng Việt, thật là khó t́m. Một vài quyển hăy c̣n lưu hành, nhưng lại rất cẩu thả về vấn đề chính tả.

20. Học trong tự điển là một việc rất mau chán. V́ vậy mà cần có một lối học mau lẹ, lại có nhiều kết quả.
Lối học thực tiễn này dựa vào những nhận xét sau đây:
 Trong tiếng Việt, tiếng thanh hỏi nhiều hơn tiếng thanh ngă. Vậy ta học trước hết những tiếng thanh ngă, ắt ít tốn công hơn. C̣n tất cả những tiếng nào thừa lại, là to cho thanh hỏị Dựa theo sự nhận xét này, chúng tôi trích đăng ở phần phụ lục một bảng kể những tiếng thanh ngă để cho tiện việc học thuộc ḷng.
 Trí nhớ muốn được chắc chắn, cần nên vận dụng tất cả các cơ quan, tai nghe, mắt nh́n, tay viết. Phần lỗ tai đă được chú trọng rồị C̣n nên cho quen mắt, bằng cách đọc kỹ và nhiều những sách đánh dấu đúng, những bản viết tay đánh dấu đúng. Và nhất là tập đánh dấu cho quen mắt, quan tay như người đàng ngoài, dấu hỏi rơ ràng vẽ h́nh kéo xuống, sau khi đă ṿng tṛn, dấu ngă rơ ràng kéo lên, sau khi đă ṿng tṛn. Tay, mắt, tai hiệp nahu làm cho phần máy móc của trí nhớ được vận dụng đầy đủ, th́ sự nhớ càng chắc.
 Rồi cũng phải làm cho phần thông minh của trí nhớ làm việc, để tập luyện và để củng cố những điều đă học được với một cách máy móc. Vậy cần phải suy nghĩ, để t́m cái lư của sự việc (nghĩa là cái lẽ v́ sao phải đánh dấu ngă) và những liên quan của các việc. Đây là một công cuộc đ̣i lắm hiểu biết. Vậy xin xét ở chương saụ

Phương Pháp Bác Học

21. Phương pháp bác học này đ̣i hỏi nhiều hiểu biết về ngữ âm học, để áp dụng những định luật sự biến di của âm thanh, và về từ nguyên học, để t́m ṭi gốc rễ của mỗi tiếng.
Ngữ âm học và từ nguyên học là hai khoa rất khó. Ở Âu Mỹ, vào trường đại học, người ta mới khởi sự cho học các khoa này, c̣n từ bực trung học trở xuống, chỉ nói cho biết thoáng qua thôị Mà khi đă học xong rồi, phải có óc t́m ṭi, khiến suy diễn mới tự ḿnh khảo cứu thêm được. V́ vậy mà phương pháp bác học được nhắc đến sau đây không phải để cho ai cũng dùng được.

22. Đối với tiếng Việt, hai định luật sau đây của ngữ âm học giúp cho chúng ta rọi nhiều tia sáng và vấn đề hỏi ngă:
 Những âm thanh thường có xu hướng có gần tính chất với những âm thanh đi cặp với ḿnh. Ấy là luật thuận thinh âm
 Những âm thanh thường biến chuyển ra những âm, thanh có gần tính chất với ḿnh.
Ở đây không phải là để khảo cứu về ngữ âm học, nên xin phép không dừng lâu nơi hai luật này, mà chỉ áp dụng chúng nó vào vấn đề hỏi ngă mà thôi.

23. Do theo sự khảo cứu ở phần thứ nhất, ta thấy rằng thanh hỏi ở vào bực nhất, ta thấy rằng thanh hỏi ở vào bực bổng. Vậy luật thuận thinh âm mách cho ta biết rằng nó thường đi cặp với những thanh hỏi, ngang, và sắc là những thanh gần tính chất với nó. Ví dụ như:
 Hỏi đi cặp với hỏi: bẩn thỉu, mỏng mảnh
 Hỏi đi cặp với ngang: thẩn thơ, mơn mởn
 Hỏi đi cặp với sắc: khỏe khoắn, lấp lửng
C̣n thanh ngă ở vào bực trầm, gần với những thanh huyền, nặng. Vậy luật thuận thinh âm mách cho ta biết rằng nó thường đi cặp với những thanh ngă, huyền,nặng là những thanh có gần tính chất với nó. Ví dụ như:
 Ngă đi cặp với ngă: băi hăi, lẽo đẽo
 Ngă đi cặp với huyền: băo bùng, hiền ngơ
 Ngă đi cặp với nặng: nhăo nhẹt, chậm răi

24. Nếu đảo ngược tính cách trên, chúng ta có thể nêu được cái thông lệ thực tiễn để t́m tiếng nào có thanh ngă (luật Nguyễn Đ́nh)
Tiếng có thanh ngă là những tiếng đi cặp với tiếng thanh ngă, nặng hay huyền

25. Tuy nhiên, thông lệ này có rất nhiều ngoại lệ Trong bảng phụ lục sau đây, chúng tôi đánh dấu sao ( + ) những tiếp cặp nào ở ngoài lệ nàỵ Độc giả sẽ thấy rằng số ấy không phải là ít, và phương pháp bác học, tuy đ̣i hỏi rất nhiều hiểu biết và suy nghĩ, vẫn không bằng phương pháp tự nhiên

26. Khoa từ nguyên học, áp dụng vào tiếng Việt, cho ta biết rằng những tiếng họ hàng, hoặc biến chuyển ra, thường có những thanh gần với thanh cội rễ.
Như ba thanh ngang, sắc, hỏi biến chuyển qua lại với nhau. Ví dụ: chưạ..chửa; miếng...miểng; cảnh...kiếng; chẳng...chăng; thể...thế
C̣n ba thanh huyền, nặng, ngă, biến chuyển qua lại với nhaụ Ví dụ: rồị..rỗi, chậm...chẫm; cữụ..cậu; lỡ ... lợ; cũng....cùng.

27. Nếu đảo ngược tính cách này, chúng ta có thể nêu được cái thông lệ thực tiễn để t́m tiếng nào có thanh ngă
Tiếng có thanh ngă là những tiếng do tiếng thanh ngă, nặng, huyền biến chuyển ra

28. Ngoài ra c̣n những tiếng Hán Việt mà cách phát thanh theo những định luật phiền tạp, và sự áp dụng các định luật ấy chưa chắc ǵ đơn giản hơn là theo phương pháp tự nhiên là học ngay cho thuộc ḷng. Lại các định luật này có rất nhiều ngoại lệ, mà nhớ cho được và cho đủ, cũng cần phải học thuộc ḷng. Vậy th́, làm thế nào, vẫn khó t́m một phương pháp, duy lư dễ dàng, cho vừa tầm thực dụng của b́nh dân
Tốt hơn là dùng phương pháp tự nhiên, đă dễ dàng, c̣n đem lại nhiều thành tích tốt đẹp

29. Tuy vậy, những định luật kể trên vẫn có giá trị là những kim chỉ nam cho những nhà khảo cứu, để t́m ṭi chính tả và điển chế tiếng Việt. Giá trị của nó là giá trị của một phương pháp bác học, và chỉ có giá trị ấy trong địa hạt của khảo cứụ Cố đem ra ngoài địa hạt ấy và biên thành những thông lệ thực tiễn, chưa ắt là hạp với kinh nghiệm của khoa sư phạm.
Trái lại, nếu ta đă dùng phương pháp tự nhiên mà học thuộc ḷng rồi, lại áp dụng thêm phương pháp bác học để khảo chính và củng cố trong trí nhớ những điều đă học được, th́ là một việc thêm haỵ

30. Đặc sắc của khoa học không phải là dừng nơi một phát kiến nào, mà ở nơi sự t́m ṭi và phát kiếm thêm măị Vấn đề hỏi ngă không phải ở trọn trong luật Nguyễn Đ́nh và luật tứ thinh
Đứng vào một sở cậy khác, rọi một nhấn quang khác, chắc chắn sẽ t́m thấy việc khác có thể giúp cho ta hiểu rơ thêm vấn đề.
Như có người (Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Tuân, Thế Lữ...và chúng tôi) nghĩ rằng tiếng Việt Nam là một tiếng "nhạc ư" (nghĩa là dùng âm thanh cao, thấp, dài, ngắn mà diễn ư), khác hơn tiếng Tàu là một tiếng "hội ư" (nghĩa là dùng nét vẽ mà tượng ư). Thế th́, hỏi hay ngă, tất phải có quan hệ với ư của tiếng dùng. Nhắc đến giả thuyết này, chúng tôi chỉ có ư mách rằng có thể khảo cứu và suy luận thêm về vấn đề hỏi ngă, chớ chưa định ư lập một cái luật nào mớị

31. Độc giả nên nghiên cứu bằng thuật dùng thẻ (fiche). Thẻ ấy là những mảnh giấy rời nhỏ. Trên mỗi thẻ, ta nêu to một tiếng dấu ngă, kế đến những điều ǵ mà ta cần chép để nhớ (nghĩa tiếng, gốc tiếng, luật về ngữ âm học) và những nhận xét hay giả thuyết riêng của tạ Khi có đủ bộ rồi, ta chịu khó quy nạp những nhận xét, biết đâu ta chẳng t́m được cái ǵ hay đẹp về vấn đề?

Học giả Hồ Hữu Tuờng

Lần sửa cuối bởi Hansy; 09-11-11 lúc 03:08 AM
Trả lời với trích dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to Hansy For This Useful Post:
Cá chuồn (09-11-11), CM4Q (09-11-11), hoatigon208410 (09-11-11), pumanew (09-11-11)
Trả lời


Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của ḿnh

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 06:31 PM

© 2007 - 3.8.7 - BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ bài viết của thành viên.