|
#1
|
||||
|
||||
Văn Học Dân Gian
VĂN HỌC DÂN GIAN - Thần Thoại : là những truyện kể dân gian về các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa, phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người. (Nữ Thần Mặt Trăng - Cóc Kiện Trời ..v.v..) - Sử Thi : là những sáng tác tự sự dài bằng văn vần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, kể lại những sự kiện quan trọng đối với toàn thể cộng đồng. Có hai loại sử thi là sử thi thần thoại và sử thi anh hùng (c̣n gọi là anh hùng ca hoặc trường ca anh hùng) (Đam San - Đẻ Đất Đẻ Nước ..v.v..) - Truyền Thuyết : loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng ḱ ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. (Con Rồng Cháu Tiên - Bánh Chưng, Bánh Giầy - Thánh Gióng - Sơn Tinh Thủy Tinh - Sự Tích Hồ Gươm ..v.v..) - Cổ Tích : loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc : Nhân vật bất hạnh (như : người mồ côi, người con riêng, người em út, người có h́nh dạng xấu xí, ...) - Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng ḱ lạ - Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch - Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người). Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công. (Sọ Dừa - Thạch Sanh - Em Bé Thông Minh - Cây Bút Thần - Ông Lăo Đánh Cá Và Con Cá Vàng ..v.v..) - Ngụ ngôn : loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống. (Ếch Ngồi Đáy Giếng - Thầy Bói Xem Voi - Đeo Nhạc Cho Mèo - Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng ..v.v..) - Truyện Cười : loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xă hội (Treo Biển - Đẽo Cày Giữa Ruộng - Lợn Cưới, Áo Mới ..v.v..) - Tục Ngữ : - Câu Đố : - Ca Dao, Dân Ca : - Vè : - ... Nguồn : NV 6 & 10
Lần sửa cuối bởi Hạ Phượng; 17-06-11 lúc 12:09 PM |
The Following 4 Users Say Thank You to Hạ Phượng For This Useful Post: | ||
#2
|
|||
|
|||
SO SÁNH SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA THỂ LOẠI TRUYỀN THUYẾT VÀ CỔ TÍCH TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN
*GIỐNG NHAU:- - thuộc thể loại văn học dân gian - đều có yếu tố tưởng kỳ ảo. *KHÁC NHAU: - -Truyền thuyết kể về các nhân vật, các sự kiện lịch sử.Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật,sự kiện lịch sử đó.Truyền thuyết có cốt lơi của sự thật lịch sử. - Cổ tích kể về cuộc đời bất hạnh của một số kiểu nhân vật quen thuộc(người mồ côi,người dũng sĩ...)qua đó thể hiện niềm tin và ước mơ của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của lẽ phải,của cái thiện đối với cái ác.Cổ tích hoàn toàn hư cấu. NGUỒN:NV6 TẬP 1 Lần sửa cuối bởi hoabeodai; 06-01-12 lúc 12:58 AM |
The Following 5 Users Say Thank You to hoabeodai For This Useful Post: | ||
Hạ Phượng (06-01-12),
hoatigon208410 (06-01-12),
Nhím con (06-01-12),
tinhban_trongtoi93 (19-05-12),
VỀ MIỀN TRUNG (10-01-12)
|
#3
|
|||
|
|||
Những định nghĩa của sgk NV có lẽ quá cứng nhắc, rạch ṛi... biến HS thành các nhà nghiên cứu văn học
Kho tàng cổ tích VN của Nguyễn Đổng Chi sưu tập nhiều truyện mà ko cần phân biệt là cổ tích, truyền thuyết hay ngụ ngôn VD các truyện Sự tích Hồ Gươm, Thánh Gióng, Trầu cau, bánh chưng bánh dày.... đều được sưu tập vào kho tàng cổ tích Mà xét cho cùng th́ nguyên nghĩa của chữ Cổ tích là ǵ? sao lại hạn chế trong phạm vi kể về cuộc đời bất hạnh của một số kiểu nhân vật quen thuộc và xác quyết rằng Cổ tích là hoàn toàn hư cấu. |
The Following 5 Users Say Thank You to Lan Hương For This Useful Post: | ||
hoabeodai (08-01-12),
hoatigon208410 (08-01-12),
Nắng Xuân (11-01-12),
Nhím con (11-01-12),
VỀ MIỀN TRUNG (10-01-12)
|
#4
|
|||
|
|||
Quote:
Bèo cũng đồng cảm với Lan Hương, tuy nhiên những kiến thức truyền đạt cho học sinh dù cứng nhắc nhưng là nền tảng cơ bản cho các em.Nếu bàn về việc học th́ nhiêu khê lắm,nền giáo dục nước nhà với những cải tiến,cải lùi luôn là đề tài sôi nổi trong các buổi họp quốc hội đấy thôi. Và không chỉ riêng học sinh,giáo viên mới là những người chịu nhiều áp lực,nan giải nhất bởi luôn phải sống trong t́nh cảnh"trên đe dưới búa".... |
The Following 4 Users Say Thank You to hoabeodai For This Useful Post: | ||
#5
|
|||
|
|||
SO SÁNH SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA NGỤ NGÔN VÀ TRUYỆN CƯỜI
*GIỐNG NHAU: -Đều có những chi tiết gây cười,t́nh huống kết thúc bất ngờ. *KHÁC NHAU: -Mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ,răn dạy người ta một bài học nào đó trong cuộc sống. -Mục đích của truyện cười là mua vui,phê phán,chế giễu những hiện tượng đáng cười trong xă hội. NGUỒN:NV6 T1 Lần sửa cuối bởi hoabeodai; 10-01-12 lúc 09:16 PM |
The Following 3 Users Say Thank You to hoabeodai For This Useful Post: | ||
|
|